Cám ơn
hanoithu66, tình huống chị đưa ra thật hay nên tôi rất muốn đóng góp vài ý kiến cá nhân.
1. Về việc nội dung trên có phù hợp với Luật lao động và pháp luật VN hay không ??
Theo quy định tại điều 29 Luật LĐ, được cụ thể hóa tại Thông tư 21/2003/TT-BLDTBXH thì nội dung của bản cam kết (C.S) này không nằm trong phạm vi của hợp đồng lao động. Những nội dung trong C.S không nói về "công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động". Do đó đây là một dạng của giao dịch dân sự giữa công ty và người lao động.
Theo điều 122 của bộ luật dân sự "Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện
Theo tôi thấy thì những điều kiện trên đều được tuân thủ, do đó giao dịch dân sự này là giao dịch có hiệu lực.
Kết luận : Nội dung của C.S phù hợp với pháp luật hiện hành.
2. Đưa khoản B của bản cam kết vào hợp đồng lao động hay không ??
Theo tôi nghĩ là không. Theo quy định của luật lao động thì hợp đồng lao động hết hiệu lực khi người lao động không còn làm việc tại công ty nữa, như vậy nếu C.S là phụ lục của hợp đồng lao động thì C.S cũng hết hiệu lực theo. Do đó người lao động đương nhiên không còn bị giới hạn bởi nội dung ràng buộc này nữa.
Do vậy hai bên nên ký C.S như là một thỏa thuận dân sự độc lập với hợp đồng lao động. Phần A có hiệu lực khi người lao động còn làm việc tại công ty, phần B chỉ có hiệu lực sau khi người lao động đã rời khỏi công ty.
Rất mong được mọi người vào bàn bạc.