với câu hỏi của bạn, Công ty Luật LTD Kingdom xin tư vấn như sau:
Nhận thấy, theo quy định của pháp luật, việc ông bà bạn có di chúc bằng miệng để lại toàn bộ mảnh đất cho ba bạn không được coi là căn cứ xác định có quyền sử dụng hợp pháp đối với mảnh đất này.
Do vậy, Khi ông bà bạn mất, để lại di chúc không hợp pháp thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật, có nghĩa là giá trị quyền sử dụng toàn bộ mảnh đất (bao gồm cả nửa mảnh đất bố mẹ bạn đã có sổ đỏ và nửa mảnh đất mà cậu bạn đã bán cho công ty may) sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm bố bạn và các anh chị e của bố bạn, trong đó, người cậu của bạn cũng thuộc diện thừa kế.
Quyền sử dụng toàn bộ mảnh đất này là tài sản chung của bố bạn và các anh chị em của bố bạn nên các giao dịch liên quan đến nửa mảnh đất mà cậu bạn bán cho công ty phải được sự đồng ý của tất cả người thuộc diện thừa kế. Trong khi đó, giao dịch này bố bạn không biết còn các cô cậu khác của bạn thì bị khống chế đồng ý. Căn cứ theo Điều 122 Bộ luật dân sự 2005
‘’ Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện”.
Điều 127 Bộ luật dân sự 2005:
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu.
Như vậy, hợp đồng dân sự này sẽ vô hiệu.
Trong trường hợp này, để có thể lấy lại mảnh đất thì ba bạn có thể tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của Luật đất đai 2013
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có mảnh đất