Quyền tài sản không phải là tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #262030 17/05/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Quyền tài sản không phải là tài sản

     

    Điều 163 Bộ luật Dân sự quy định Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Tuy nhiên, việc khẳng định quyền tài sản là tài sản đây là quy định mang tính gượng ép, không đúng với bản chất của nó và trái với thực tiễn.

    Bởi lẽ, chỉ khi quyền tài sản đó được thực hiện và chuyển giao từ phía bên kia cho người có quyền thì nó mới trở thành tài sản, còn nếu bên kia không chuyển giao thì nó chưa phải là tài sản. Quyền tài sản chỉ là tài sản trong trường hợp quyền đó được thực hiện hoàn tất.

    Ví dụ: A nợ B 1 triệu đồng, thì B có quyền tài sản đối với 1 triệu đồng đó nhưng không phải là tài sản. Lúc đầu B cho A mượn 1 triệu đồng, đó chính là tài sản nhưng một khi tài sản đó ra đi thì trong tay B không còn tài sản mà đổi lại là quyền tài sản. B được đòi lại số tiền đó, A buộc phải trả. Tuy nhiên, cho đến chừng nào A chưa trả 1 triệu đồng thì B vẫn chưa có 1 triệu đồng tài sản.  Và thậm chí nhiều khi A không thể trả lại cho B thì tài sản đó một ra đi không trở về; khi đó B đã mất tài sản nhưng vẫn còn quyền tài sản.

    Vì vậy, tài sản và quyền tài sản là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau, không thể đồng nhất hay bao gồm, sự hiện diện của cái này sẽ làm biến mất cái kia và ngược lại. Nên hiểu tài sản là cái mà chủ thể có được đang hiện hữu quyền chiếm hữu còn quyền tài sản là cái mà chủ thể có được không có quyền chiếm hữu.

     
    36077 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    MayDuong (07/09/2018) phantantai2012 (17/05/2013) longquochan (17/05/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #262047   17/05/2013

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Chào anh phamthanhhuu

    Theo em hiểu thì sự khác nhau duy nhất giữa tài sản và quyền tài sản trong bài phân tích của anh ở trên đây chỉ là quyền chiếm hữu.

    Đối với tài sản thông thường tồn tại dưới dạng hữu hình thì đương nhiên chủ sở hữu có đủ 3 quyền năng sử dụng,định đoạt và chiếm hữu.

    Đối với các loại tài sản vô hình như quyền sở hữu trí tuệ thì nó là một dạng ''tài sản'' vô hình,không tồn tại dưới dạng vật chất mà ta có thể nhìn thất được,sờ được,tuy nhiên nó vẫn có giá trị về cả mặt tinh thần và vật chất,vẫn có thể giao dịch được,chủ thể vẫn có đầy đủ 2 quyền năng là sử dụng và định đoạt với loại tài sản này,chỉ riêng quyền chiếm hữu là không có.Vậy nếu không quy định nó là tài sản thì có phải là đương nhiên không công nhận công sức tạo ra giá trị của một ''sáng chế'' nào đó và do đó chắc chắn không thể bảo quyền quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể sáng tạo ra nó.

    Ngoài ra em có 1 ví dụ

    A đi học bằng xe máy và gửi xe ở trong bãi gửi xe ở trong trường và bằng chứng của hợp đồng gửi xe là cái ''vé xe''.Như vậy trong TH này A không còn chiếm hữu chiếc xe này nữa,chỉ còn giấy tờ xe và chiếc vé xe.Như vậy trong TH này xe của A không phải là 1 loại tài sản của A.?

    Em cũng có một câu hỏi muốn tham khảo ý kiến của mọi người.

    Em có đọc một số tài liệu thì họ cho rằng ''giấy chứng nhận quyền sử dụng đất'' không phải là tài sản.

    Theo em thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đât là tài sản vì nó tồn tại dưới một dạng vật chất hữu hình,đồng thời chủ sở hữu cũng có 3 quyền năng đó là quyền sở hữu,chiếm hữu và định đoạt.Nếu như không công nhận giấy chứng nhận quyến sử dụng đất là tài sản thì đương nhiên không công nhận các quyền năng trên đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Một câu hỏi nữa được đặt ra là nếu như không coi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một loại tài sản thì giả sử khi có tranh chấp về đòi lại giấy chứng nhận quyền sử đất thì giải quyết thế nào?.

     

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #262057   17/05/2013

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4693)
    Số điểm: 35030
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1180 lần


    Theo em thì trong trường hợp gửi chiếc xe máy thì em vẫn còn quyền chiếm hữu, vì em có thể lấy nó bất cứ lúc nào mà. Với lại tài sản vô hình cũng có đủ ba quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt, và ai có nó là đang chiếm hữu nó.

    Theo Ăng-Ghen thì Chiếm hữu là trung tâm của sở hữu (ông cho rằng chiếm hữu không nằm trong sở hữu) vì vậy nếu ko có chiếm hữu thì sẽ không tồn tại sở hữu (sử dụng và định đoạt). Vì vậy bất kỳ tài sản gì cũng tồn tài khái niệm chiếm hữu.

     
    Báo quản trị |  
  • #262124   17/05/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Quyền tài sản không phải là tài sản :-O.

     

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #262139   17/05/2013

    phantantai2012
    phantantai2012
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2013
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1177
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 110 lần


    Chào bạn Phamthanhhuu !

        Ban cho ví dụ minh họa như trên có đoạn viết "Lúc đầu B cho A mượn 1 triệu đồng, đó chính là tài sản nhưng một khi tài sản đó ra đi thì trong tay B không còn tài sản mà đổi lại là quyền tài sản." Tôi chưa hiểu lắm, bạn có thể giải thích thêm cho rỏ được không ?

        Theo tôi biết, Người có tài sản thì có quyền sở hửu về tài sản của mình. Tài sản bị người khác chiếm giữ trái phép, không trả thì không phải là không còn tài sản, mà chỉ chưa nhận lại được thôi(vì quyền sở hửu vẫn thuộc về người có tài sản). Quyền sở hửu chỉ bị chấm dứt theo quy định tại điều 171 của bộ Luật Dân Sự. Như vậy số tiền 1 triệu đồng đó vẫn thuộc về ông B dù ông A chưa trả.

          Nếu ông B giao cho ông A mượn chiếc xe gắn máy, dù ông B đòi và ông A chưa chịu trả, nếu ông A chạy xe gây tai nạn thì ông B phải bồi thường cho các nạn nhân vì là chủ sở hửu chiếc xe; Ông B Không thể nói chiếc xe đó không còn là tài sản của mình, mình chỉ còn quyền tài sản thôi được.

          Ông B có quyền khởi kiện "đòi tài sản" là 1 triệu đồng, Tòa sẽ buộc ông A phải trả ông B 1 triêu đồng. Nếu ông B khởi kiện chỉ đòi "quyền tài sản" (nếu tòa chấp nhận thụ lý) thì tòa sẽ tuyên : Ông B có quyền đối với 1 triêu đồng đã đưa cho ông A mượn (ai không công nhận điều đó là sai), nhưng không yêu cầu ông A phải trả tiền cho ông B (vì ông B không đòi ông A trả).

     

    HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !

     
    Báo quản trị |  
  • #464663   15/08/2017

    Quan điểm của bạn liệu có mâu thuẫn vói quy định tại khoản 1 điều 105 BLDS 2015 hay không, mạc dù bài viết nghe có vẻ họp lý

     

     
    Báo quản trị |  
  • #481922   12/01/2018

    jack_ery
    jack_ery

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2016
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    "Quyền tài sản" được hiểu là quyền năng của một người, mà quyền năng đó có thể trị giá được bằng tiền. Trong ví dụ của bạn, quyền tài sản ở đây có thể được hiểu là quyền đòi nợ, do đó, nếu coi là tài sản thì bạn có thể chuyển giao, dùng hoặc không dùng quyền này. Nếu không coi là tài sản, thì có nghĩa nó chỉ đơn thuần là 1 quyền, tức chỉ có thể sử dụng hoặc không sử dụng.

    Còn đoạn: "Bởi lẽ, chỉ khi quyền tài sản đó được thực hiện và chuyển giao từ phía bên kia cho người có quyền thì nó mới trở thành tài sản, còn nếu bên kia không chuyển giao thì nó chưa phải là tài sản. " Mình không hiểu lắm, tại sao khi chưa chuyển giao, quyền này không thể là một tài sản, quyền này vẫn thuộc quyền chi phối của mình cơ mà. Đoạn: "Và thậm chí nhiều khi A không thể trả lại cho B thì tài sản đó một ra đi không trở lại; khi đó B đã mất tài sản nhưng vẫn còn quyền tài sản." đúng là B đã mất tài sản là tiền, nhưng vẫn còn quyền đòi nợ, và hai việc này hai loại tài sản này độc lập với nhau. Mà ở đây không phải "mượn" mà đúng ra là "vay", và vì vậy luôn số tiền kia luôn mất, dù có đòi được hay không. :))

    Hinh như bạn có một chút nhầm lẫn về tài sản vật chất, và tài sản vô hình. Quyền tài sản là một loại tài sản vô hình, và vì vậy cho dù không chiếm giữ, nhưng chủ sở hữu vẫn có thể chi phối được tài sản.

     

    Cập nhật bởi jack_ery ngày 12/01/2018 06:41:41 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #487653   21/03/2018

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


     
    Điều 115. Quyền tài sản
     
    Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
     
     
    Điều 20. Quyền tài sản
     
    1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
     
    a) Làm tác phẩm phái sinh;
     
    b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
     
    c) Sao chép tác phẩm;
     
    d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
     
    đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
     
    e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
     
    2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.
     
    3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
     
    Như vậy, quyền tác giả không phải là tài sản hiện hình nhưng vẫn có quyền tài sản như những tài sản hiện hữu khác. Thậm chí quyền tác giả còn được để lại thừa kế khi tác giả chết đi. theo quy định sau:
     
    Điều 40. Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế
     
    Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này.
     
    Báo quản trị |  
  • #501614   07/09/2018

    Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

    Còn tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”. Bộ luật Dân sự 2015 còn bổ sung Điều 108 để giải thích rõ khái niệm “tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Quy định:

    “1. Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.

    2. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:

    a) Tài sản chưa hình thành;

    b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch”.

    Cập nhật bởi MayDuong ngày 07/09/2018 09:35:59 CH
     
    Báo quản trị |