Quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

Chủ đề   RSS   
  • #526090 22/08/2019

    conganh2491

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:22/08/2019
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

    Vợ tôi làm việc theo hợp đồng chờ thi công chức tại phòng LĐTBXH huyện. Tháng 6 năm 2016 vợ tôi thi rớt công chức và sau đó đến tháng 2/2017 nghỉ thai sản, trong thời gian chưa kết thúc nghỉ thai sản (6 tháng) thì vợ tôi mang bầu và tiếp tục nghỉ để chăm con và dưỡng thai đến tháng 4/2018 vợ tôi sinh bé thứ 2 đến nay được gần 14 tháng.

    Trong thời gian nghỉ thai sản từ 2/2017 đến nay vợ tôi chỉ được thông báo bằng miệng là đã cắt hợp đồng, tuy nhiên việc cắt hợp đồng này không được phòng Nội vụ thông báo trước và cũng không có quyết định chấm dứt hợp đồng từ đó đến nay (Vợ tôi đã nghỉ việc nhưng không có thông báo chấm dứt hợp đồng và quyết định chấm dứt hợp đồng), UBND vi phạm Luật lao động còn vợ tôi trong khoảng thời gian nghỉ thai sản được thông báo nghỉ việc bằng miệng nên đã không đi làm. Vậy trường hợp này có đúng khong? Vợ tôi nên làm như thế nào. Xin cảm ơn.

     
    1654 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn conganh2491 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #526113   22/08/2019

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Trường hợp của anh có hai vấn đề:

     

    + Thứ nhất: Vợ anh nghỉ ở nhà dưỡng thai không đi làm thì có chỉ định của bác sĩ không? Vì theo quy định tại Điều 157 Bộ Luật lao động 2012 thì "Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng", do đó, vợ anh có thai nhưng cũng phải đi làm sau khi hết thời hạn nghỉ thai sản (trừ trường hợp bác sĩ chỉ định nghỉ ở nhà vì sức khỏe yếu).

     

    + Thứ hai: Nếu vợ anh không đi làm lại thì có thể quy vào việc nghỉ không có lý do chính đáng, theo đó, nếu quá 5 ngày thì đơn vị phải thông báo (bằng văn bản hoặc email) để yêu cầu vợ anh đi làm lại, nếu vợ anh không đi làm lại thì đơn vị có thể ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do người lao động đơn phương. Việc chỉ thông báo miệng về việc chấm dứt của đơn vị là sai.

     

    Việc cho người lao động nghỉ không đúng quy trình có nghĩa là chưa có quyết định chấm dứt hợp đồng lao động chính thức, vợ anh có thể làm đơn khiếu nại gửi Chủ tịch UBND cấp huyện để được giải quyết.

     
    Báo quản trị |