Một con hai cha, cha nào phải cấp dưỡng?

Chủ đề   RSS   
  • #77065 04/01/2011

    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Một con hai cha, cha nào phải cấp dưỡng?

    A và B là anh em sinh đôi cùng trứng(giống nhau như đúc), một hôm nọ sau khi đi chơi vũ trường (lúc này đã khuya rồi) thì có cô bạn gái về nhà cùng, sẳn trong lúc có men rượi cô gái đã ngủ chung với hai anh chàng này, sau đó thì cô ta có thai và sinh ra một cậu bé giống hai anh chàng này như đúc.

    Cô gái đến gặp hai chàng để yêu cầu cấp dưỡng cho cháu bé nhưng cả hai anh chàng đều không đồng ý vì bảo không biết đó có phải là con của ai cả...

    Không yêu cầu được cô tiến hàng đi xét nghiệm ADN để xác định con này là của ai?? nhưng kết quả cho thấy thì đến 99% thì cả hai chàng đều có thể là cha của đứa bé, thế là cô gái vô vọng...nếu các bạn là luật sư và cô bạn này thuê các bạn bảo vệ quyền lợi của mình thì các bạn sẻ làm gì để bảo vệ quyền lợi của cô ấy??
    Cập nhật bởi khacduy25 ngày 05/01/2011 11:28:17 AM

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    15450 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #77071   04/01/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Cái này theo mình thì đứa con hạnh phúc nhất.
    Vừa có đến hai người bố vừa được hai bố cấp dưỡng ....
    Thế này thì lo gì nữa nhỉ???
     
    Báo quản trị |  
  • #77076   04/01/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Chào bạn! bạn có cao kiến gì không? nếu"Cái này theo mình thì đứa con hạnh phúc nhất.

    Vừa có đến hai người bố vừa được hai bố cấp dưỡng ....

    Thế này thì lo gì nữa nhỉ???" thì mình thấy bạn bó tay rồi?

    Các bạn cho thêm ý kiến nhé!


    Thân!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #77144   04/01/2011

    tinhvan259
    tinhvan259

    Male
    Mầm

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2010
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 885
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4 lần


    Theo mình nghĩ nó là đứa con bất hạnh nhất thì có. Một đứa con theo huyết thống thì chỉ có một người cha. Cha phải cấp dưỡng cho con trong trường hợp này là đúng quy định pháp luật theo Điều 50 luật hôn nhân gia đình. Nhưng vì không xác định được ai là cha nên về mặt pháp lý trong hai người không ai có nghĩa vụ phải cấp dưỡng.
     
    Báo quản trị |  
  • #77188   05/01/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Chào bạn!

    Như vậy làm sao hợp lý hả bạn, đứa bé thật tội nghiệp nếu theo bạn nghĩ!


    Thân!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #77901   08/01/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Đây là 1 tình huống có khả năng xảy ra trong thực tế, tuy nhiên thì chưa có văn bản luật nào quy định cả. Từ trước đến nay chỉ có trường hợp là con không tìm được cha nào để cấp dưỡng còn trường hợp này thì khá hi hữu.

    Nếu có trường hợp này xảy ra thì như những quy định của pháp luật hiện nay chưa có thể bắt buộc cha nào cấp dưỡng được cả mà đành phải phụ thuộc vào sự tự nguyện của 2 anh em nhà kia thôi.

    Pháp luật chỉ điều chỉnh được 1 phần nào nó các quan hệ của xã hội mà thôi chứ không thể điều chỉnh được tất cả các quan hệ xã hội được đành phải để các quy phạm đạo đức quy phạm tôn giáo...điều chỉnh vậy!

    thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #77907   08/01/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào các bạn!

    Trong tình huống này, cái quan trọng nhất là việc chứng minh ai là Cha của đứa bé.

    Việc chứng minh này có thể dựa vào công nghệ phân tích ADN, người có nghĩa vụ yêu cầu và chịu toàn bộ chi phí cho việc chứng minh chính là người mẹ (có thể gồm một số người khác có liên quan-Mục 5, Nghị quyết 02/2000).

    Trong trường hợp như bạn nói thì "Công nghệ trong trường hợp này cũng không thể phân biệt được-điều này là rất hiếm hoi", có đến 99% kết luận là cả hai cha của đứa trẻ. Vậy chắc chăn 1 trong 2 là cha của đứa trẻ (có thể có thêm nhiều căn cứ), trong trường hợp này, theo tôi ý kiến như hanghell là phù hợp nhất. Để đảm bảo quyền lợi cho đứa trẻ và người mẹ thì Tòa án sẽ yêu cầu cả hai sẽ cấp dưỡng với mức tiền hợp lý (vì khoa học cũng không phân biệt được, vậy rủi ro sẽ chia đều cho cả hai).

    Nếu 1 trong 2 người không chấp nhận việc làm bố và không chịu cấp dưỡng thì họ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết (có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ, và nếu làm giám định Ghen lại thì người nào yêu cầu giám định thì người đó phải chịu phí). Vì trường hợp này "quá hi hữu" nên Luật chưa thể dự liệu được, vì vậy cần có những "ngoại lệ" nhằm đưa ra những quyết định phù hợp nhất.

    Nếu tình huống này có trong thực tế, với tư cách là Luật sư khi tư vấn, tôi sẽ không chọn con đường là giám định ghen, vì nó quá tốn kém (các bạn thử tính số tiền bỏ ra để giám định ghen với tổng số tiền cấp dưỡng cho đứa trẻ). Toi cũng xin lưu ý thêm, người nào yêu cầu giám định ghen (làm căn cứ) thì người đó phải chịu chi phí.

    Trân trọng!
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 09/01/2011 05:26:41 PM

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #77938   09/01/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Chào anh nkkhuy!
     như anh nói "theo tôi ý kiến như hanghell là phù hợp nhất. Để đảm bảo quyền lợi cho đứa trẻ và người mẹ thì Tòa án sẽ yêu cầu cả hai sẽ cấp dưỡng với mức tiền hợp lý "
     Điều này em không đồng ý, bởi vì nếu như trong hai người đàn ông đó, có một không làm chuyện đó, mà giá như họ không chứng minh được họ không có lỗi thì khác nào"người khác ăn mình đổ vỏ"sao?
      Như vậy không được công bằng cho lắm nhỉ?
      Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #77951   09/01/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào bạn Khacduy25!
    Trong những trường hợp như thế này, pháp luật thường có hướng giải quyết nhằm bảo vệ cho đứa trẻ và người mẹ (một cách nhanh chóng và hợp lý), vậy việc đứa trẻ được bồi thường là điều phải được đáp ứng, trong tình huống mà bạn đưa ra thì chắc chắn 1 trong 2 sẽ là cha đứa trẻ, tuy nhiên lại không thể phân biệt được (ngay cả áp dụng việc giám định ghen), vì vậy 1 trong 2 sẽ phải chịu rủi ro dưới quyết định của Tòa án (nếu giám định ghen đang là phương pháp hiện đại nhất và là cách cuối cùng tốt nhất để có thể xác định). Trong trường hợp này pháp luật không điều chỉnh cụ thể nên đây là hướng giải quyết phù hợp nhất.
    Cũng cần phải nói thêm, dân sự có nhiều điểm khác với lĩnh vực hình sự, trong tình huống trên mà nhìn dưới góc độ hình sự thì nếu không chứng minh được ai là "cha cụ thể" thì sẽ không có "tội", còn về vấn đề dân sự thì thường sẽ bảo vệ cho bên yếu thế hơn (thường là quyền và lợi ích của người bị hại).
    Bạn khacduy thân mến, vậy nếu bạn là Tòa án, bạn sẽ xử lý sao trong trường hợp này?
    Trân trọng!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #77982   09/01/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Chào anh nkkhuy!
     Cảm ơn ý kiến của anh!
     Tiếc rằng em chưa phải là Thẩm phán Tòa án!
     Nhưng không thể nào một con mà có hai cha cấp dưỡng được, nhưng nếu như bắt một người cấp dưỡng mà người đó không phải là cha của đứa trẻ thì không công bằng! " khác nào một người ăn một người bỏ vỏ"
      Theo ý kiến của các ban thì sao?
      Trân trọng!
     

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #78002   09/01/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    @ anh Khắc Huy

    Trong tình huống trên em đồng ý với anh là việc người yêu cầu giám định ADN do người yêu cầu chịu chi phí nhưng sau đó  nếu chứng minh được thì người kia phải chịu.

    Anh nói nếu là anh tư vấn với vai trò là luật sư thì anh "không chọn con đường là giám định ghen, vì nó quá tốn kém"

    Nếu chưa giám định thì có ai biết là khả năng giống nhau là bao nhiêu % mà không đi giám định? Trong tình huống trên không có con đường khác để chứng minh vì thế đó là cách duy nhất.

    Và như vậy nếu không chứng minh được ai là cha của đứa bé thì Tòa án không thể nào buộc cả hai cùng cấp dưỡng được vì không có căn cứ pháp lý, và mọi chuyện chỉ có thể chờ vào "lòng" của hai người kia thôi.

    Trong quy định của luật hiện nay không có khái niệm liên đới cấp dưỡng và điều đó là hợp lý vì chắc chắn chỉ có 1 trong 2 người đó là cha của đứa trẻ thôi không thể có chuyện của cả 2 người (cái này y học chứng minh được ). Nhưng nếu ta không chứng minh được ai là cha của đứa trẻ thì sẻ không có cơ sở để yêu cầu 2 người kia cấp dưỡng.

    Vì thế dù có muốn bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ kia và đứa con chúng ta cũng không thể làm được.

    Thân@
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 09/01/2011 05:44:34 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #78016   09/01/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào bạn!

    Cảm ơn vì những ý kiến đóng góp của các bạn.

    "Trong tình huống trên em đồng ý với anh là việc người yêu cầu giám định ADN do người yêu cầu chịu chi phí nhưng sau đó  nếu chứng minh được thì #ff0000;">người kia phải chịu."

    Xin lưu ý với các bạn rằng, việc yêu cầu giám định ghen chỉ riêng người yêu cầu mới phải chịu toàn bộ chi phí (Mục 5, nghị quyết 02/200).

    Hiện nay việc yêu cầu chi phí giám định ghen là khá cao, vậy nếu chỉ để dành tiền nuôi dưỡng cho con mà phải bỏ ra số lượng tiền lớn như vậy để giám định, làm căn cứ cho việc chứng minh, liệu có xứng đáng (vì khoản tiền chênh lệch giữa 18 năm cấp dưỡng (khoang 500 nghìn/tháng) so với số tiền bỏ ra làm giám định là khá lớn).

    Tôi cũng xin lưu ý thêm, vấn đề này, Luật không hướng dẫn (vì khoa học công nghệ cũng không thể can thiệp), vậy nếu theo tính nhân đạo của Pháp luật, thì sẽ thể hiện như thế nào, rõ ràng là không thể để đứa trẻ chịu thiệt thòi, tuy khoa học không chứng minh được việc ai là cha của đứa trẻ, việc giới hạn về phạm vi cha đứa trẻ thì khoa học đã xác minh được.

    Đương nhiên ai cũng hiểu việc một đứa trẻ không thể có hai cha, điều này là phản khoa học, nhưng vì tính nhân đạo, ưu tiên quyền lợi của đứa trẻ thì một trong hai người phải chịu rủi ro. Nếu như án hình sự thì tôi không nói điều này mà cần phải làm rõ.

    Ngượi mẹ đã mất một khoản tiền lớn cho việc giám định ghen, vậy giờ đứa con vẫn không thể được cấp dưỡng sao (đã xác định chắc chắn cả hai đều có thể là cha đứa trẻ-99%).

    Thực tiễn không đòi hỏi cách xử lý cứng nhắc như vậy, nhất là ở lĩnh vực dân sự.

    Trân trọng!
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 09/01/2011 09:18:00 PM

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #78022   09/01/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Thân chào anh Khắc Huy.

    Theo quy định tại điều 138 Bộ luật tố tụng dân sự, trong trường hợp bạn và nguyên đơn không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp tiền chi phí giám định được xác định như sau:

    Người yêu cầu trưng cầu giám định phải nộp tiền chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là không có căn cứ;

    Người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định phải nộp tiền chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người yêu cầu trưng cầu giám định là có căn cứ.

    Còn về vấn đề trên chắc có lẽ mỗi người mỗi quan điểm khác nhau và cũng chưa thể thống nhất, em tôn trọng quan điểm của anh và mọi người nên em sẻ không tranh luận phần đó. Khi nào có án thực tế thì sẻ có hướng giải quyết!

    thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #78030   09/01/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào Quyetquyen945!
    Bạn đang có một nhầm lẫn.Trước khi vẫn dụng  Điều 138 BLTTDS thì bạn nên tìm hiểu kĩ ĐIều 135 BLTTDS để tìm hiểu như thế nào là chi phí giám định, và ở đây cũng xin lưu ý với bạn luôn, chi phí giám định được quy định tại Điều 135 khác với chi phí giám định gen được quy định cụ thể tại điểm b mục 5 Nghị Quyết 02/2000 ngày 23/12/2000.
    Bạn thử tìm hiểu lại xem nào, nếu khó khăn thì tôi sẽ giải thích cho bạn!
    Thân chào!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #78045   09/01/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Cảm ơn anh Huy đã chỉnh lại cho em.. ở đây em áp dụng điều 38 BLTTDS  là không chính xác

    Em vẫn biết theo quy định tại điểm b mục 5 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HDTP có quy định

    b. Theo quy định tại khoản 2 Điều 63 và Điều 64, khi có người yêu cầu Toà án xác định một người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ; do đó về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gien.#ff0000;"> Người có yêu cầu giám định gien phải nộp lệ phí giám định gien#ff0000;">.

    Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc người yêu cầu phải chịu chi phí giám định đó trong mọi trường hợp!

    Người yêu cầu chỉ phải chịu khi họ không chứng minh được người kia là cha của đứa bé, điều này dễ hiểu.

    Ngược lại nếu sau khi giám định mà chứng minh được người kia là cha của đứa bé thì người cha(người kia-người thua kiện) phải nộp chi phí.

    Còn điều này quy định tại văn bản nào thì chắc nhờ anh Huy tìm giùm em với chứ em tìm cả đêm mà chưa tìm thấy, tuy nhiên em vẫn khẳng định là chi phí giám định sẽ được quy định như trên.

    Thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #78060   10/01/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Chào anh nkkhuy!
     Theo quy định tại BLTTDS 2005:

     "

    Ðiều 135. Tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định

     

    1. Tiền tạm ứng chi phí giám định là số tiền tổ chức, cá nhân được Tòa án trưng cầu giám định tạm tính để tiến hành việc giám định theo quyết định của Tòa án.

     

    2. Chi phí giám định là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho công việc giám định và do tổ chức, cá nhân thực hiện việc giám định tính căn cứ vào quy định của pháp luật.

     

    Ðiều 138. Nghĩa vụ nộp tiền chi phí giám định

     

    Trong trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp tiền chi phí giám định được xác định như sau:

     

    1. Người yêu cầu trưng cầu giám định phải nộp tiền chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là không có căn cứ;

     

    2. Người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định phải nộp tiền chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người yêu cầu trưng cầu giám định là có căn cứ."

    5. Xác định cha, mẹ, con (Điều 63, Điều 64)

    b. Theo quy định tại khoản 2 Điều 63 và Điều 64, khi có người yêu cầu Toà án xác định một người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ; do đó về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gien. Người có yêu cầu giám định gien phải nộp lệ phí giám định gien.!.

     Theo đề bài ra ta thấy

    "Không yêu cầu được cô tiến hàng đi xét nghiệm ADN để xác định con này là của ai?? nhưng kết quả cho thấy thì đến 99% thì cả hai chàng đều có thể là cha của đứa bé, thế là cô gái vô vọng."

      Trong trường hợp này nếu như không xác định được ai là cha của đứa trẻ thì tất nhiên là người phụ nữ này phải chịu trách nhiệm rồi.

     Nếu như xác định được một trong hai người kia là cha dứa bé, thì tất nhiên người cha đó phải chịu chi phí giám định khi bên khác yêu cầu giám định.

     Thân!

    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 10/01/2011 10:13:50 AM

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #78072   10/01/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người,

    Theo đề bài thì hai anh em đó không say khi "hành sự" vậy chắc chắn là có một anh biết chắc mình là cha của đứa bé.

    Thấy mọi người thảo luận đều đi theo hướng tìm chứng cứ buộc tội bằng các nghiệp vụ "pháp lý" mà đối với trường hợp này là "bó tay". Vậy sao không áp dụng biện pháp tâm lý, sử dụng chuyên gia tâm lý tách riêng hai người ra để nói chuyện, thuyết phục.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #78079   10/01/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Không hẳn như vậy đâu anh Unjustice ạ, mà trong tình huống trên cả 2 anh đều quan hệ với cô gái này. Việc ai quan hệ trước hay sau chưa đủ để nói lên điều gì cả. Nên chúng ta không thể áp dụng biện pháp tâm lý, sử dụng chuyên gia tâm lý tách riêng hai người ra để nói chuyện, thuyết phục được.

    Thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #78099   10/01/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào QuyetQuyen!

    Trong nhiều trường hợp việc chủ thể phải chịu các loai phí giám định, án phí...thì bên có "lỗi", hay gọi nôm na là "thua kiện" thường phải chịu. Tuy nhiên, tôi xin khẳng định với bạn rằng, không những việc giám định gen làm căn cứ chứng minh trong các vụ án dân sự mà ngay cả trong các vụ án hình sự thì Tòa án không hề can thiệp trong chuyện này,Tòa án chỉ cần quan tâm đến kết quả của tờ giám định.  Có nhiều cách để tìm căn cứ chứng minh, và việc giám gen là một trong những cách làm đó, Tòa án không can thiệp việc này, cũng thông tin thêm cho bạn, hiện nay ở Việt nam chỉ có hai cơ quan được xem là uy tín nhất trong việc thực hiện giám định gen là trung tâm giám định thuộc bộ y tế, và trung tâm của "Quân đôi"-không nhớ tên chính xác nữa, đã có nhiều vụ án mà người bị hại phải đi giám định gen đến lần thứ 3,4, và việc thực hiện giám định còn phải nhờ cả các tổ chức nước ngoài thực hiện...(nếu có thời gian bạn có thể đọc thêm về vụ án "vườn điều", bạn sẽ thấy được nhiều hạn chế trong việc giám định gen tại Việt Nam...)

    Vui vẻ nhé!
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 10/01/2011 11:02:53 AM

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #78107   10/01/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào quyetquyen,

    Tại anh diễn đạt không rõ nên em đã hiểu nhầm ý anh. Ở đây do không say nên hai anh đó biết chắc là một trong hai người chắc chắn là cha của đứa bé nên việc tách từng anh ra để nói chuyện là để thuyết phục các anh ấy tự nguyện đóng góp, nếu đúng thì không có gì để nói, còn không đúng thì dù sao đó cũng là cháu mình . Và đứa bé sẽ nhận được sự đóng góp tự nguyện từ cả hai người chứ không phải để xác định cha cho đứa trẻ đâu.

    Chứ thật sự thì đến các anh đó cũng còn không biết mình có phải là cha của đứa bé không nữa mà .

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #78110   10/01/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Chào các anh!
     Như vậy trong trường hợp này ta phân tích như sau:
     
     Thứ nhất, cả hai người đàn ông kia không say
     Thứ hai, cả hai người đàn ông cùng "hành sự'(trước hoặc sau)
     Thứ ba, chỉ một người đàn ông"hành sự"

     Ta có thể loại bỏ trường hợp hai, vì là anh em, chẳng lẽ cùng "hành sự" với một người phụ nữ cùng giường,  như vậy khó có thể xảy ra. Bởi vì lòng tự trọng của anh em ruột..

      Trường hợp thứ ba, người đàn ông này chờ anh(em) mình ngủ đi sẽ lén "hành sự".
     
      Tôi có thể đưa ra cách này tuy khó thực hiện vì anh hưởng đến  danh dự, lòng tư trọng...nhưng có thể xác định được đó là:
       Cho phép hai người đàn ông kia lần lượt "hành sự" lại. Ở đây người phụ nữ kia có thể nhận biết được cách hành động, hay cảm giác khác lạ lúc "hành sự" mà hai người đàn ông kia đã làm.
      Nếu người nào "hành sự" mà người phụ nữ kia giống như "đêm ấy" thì quả thật không thể chối tội (trong thực tế, qua sách báo thì "khoản ấy"(sinh lý) của mỗi người đàn ông là khác nhau, và cách thức hành động cũng không mấy ai giống nhau...

      Như vậy người phụ nữ kia sẽ tìm ra chứng cứ
     
     Trên đây là vài quan điểm tôi!
      Trân trong!
     chúc mọi người vui vẻ!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |