Chào các bạn!
Cái tình huống này thì ai cũng đã nắm rõ rồi, tuy không cụ thể được là ai, nhưng chắc chắn là 1 trong 2 người đàn ông (vì kết quả giám định là 99%). Nếu không có kết quả giám định này mà chỉ căn cứ vào số người "quan hệ", thì đương nhiên không đủ cơ sở để buộc việc thực hiện cấp dưỡng.
Các bạn nên chú ý cho rằng Tòa án sẽ luôn có xu hướng bảo vệ cho người bị hại mà đặc biệt là phụ nữ và con dưới 3 tuổi...
Đây là một trường hợp không quy định trong luật (máy móc đã đúng khi xác định đến 99%-bình thường chỉ 60 đến 70%), vậy không lý do gì mà có sự tranh cãi hay kéo dài thời gian xử lý tạo bất lợi cho đứa trẻ, vì công nghệ cũng có phần hạn chế, nên việc không phân biệt được là ai thì cả hai phải chịu rủi ro. Nếu ai không đồng ý với cách xử lý của Tòa án thì có nghĩa vụ phải chứng minh (chứng minh cái 99% giống kia là như thế nào, tại sao lại có chuyện giống đến 99%).
Đó là cách nhìn từ phía Tpaf án, còn nếu với vai trò là Luật sư thì tùy khi bạn bảo vệ quyền lợi cho ai.
Bạn khacduy cứ nêu tình huống, những cái không quy định rõ ràng trong luật, rồi cứ muốn tìm những gì có trong luật để làm căn cứ áp dụng...thì làm sao có được.
Kiến thức thực tế của các bạn còn thiếu nhiều, nếu có điều kiện các bạn cứ bỏ thời gian để tham gia các phiên Tòa, các bạn sẽ phần nào hiểu được cách xử lý của Tòa.
Cũng lưu ý thêm: những gì không có trong Luật khi áp dụng đòi căn cứ thì chẳng bao giờ có thể tìm ra được, cái quan trọng là cách xử lý như thế nào cho hợp lý. Hãy giữ vai trò của một chủ thể nhất định, rồi từ đó có cách xử lý phù hợp nhất, việc phản bác ý kiến của người khác bởi những điều không quy định trong Luật thì không khó.
Tôi thấy chúng ta nên dừng thảo luận về vấn đề này ở đây được rồi, với cách suy nghĩ của các bạn thì Tòa án sẽ không bao giờ xử được.
Trân trọng!
Cập nhật bởi khacduy25 ngày 21/01/2011 10:12:49 AM
nguyenhuylaw@gmail.com
Phone: 0906.597.179