Ly hôn và quyền thăm con sau khi ly hôn của người cha (Mỹ)

Chủ đề   RSS   
  • #90067 23/03/2011

    LC1783

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/03/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ly hôn và quyền thăm con sau khi ly hôn của người cha (Mỹ)

    Xin vui lòng tư vấn giúp trường hợp sau đây: 

    Người Mỹ (đàn ông) kết hôn với người Việt Nam (phụ nữ) tại Mỹ, không kết hôn tại VN.  Hai người đã có thời gian sinh sống tại Mỹ sau hôn nhân.  Khoảng thời gian là 7 năm tại Mỹ.  Sau đó, cả 2 về VN sống tiếp khoảng 7 năm nữa.  Hai người có 1 con gái duy nhất đã được 2 tuổi vào tháng 1 năm 2011. 

    Hai người đã có những xích mích từ cách đây 7 năm nhưng vẫn cố gắng sống cùng nhau.  Mâu thuẫn cao hơn sau khi con gái được sinh ra.  Nay người chồng muốn ly thân, nhưng người vợ gây khó khăn, không cho phép chồng ly thân.  Cụ thể, cô ta dùng đứa con để đe dọa chồng, nếu chồng nhất quyết đòi ly thân thì sẽ không cho chồng được phép gặp con.  Cô ta cũng dọa chồng là luật VN sẽ bảo hộ quyền nuôi con 100% cho người mẹ.

    Khả năng tài chính: người chồng có mức lương hàng tháng gấp 4 lần người vợ.

    Về phía người chồng: anh ta không yêu cầu quyền nuôi con 100% vì hiểu rằng con nhỏ nên ở gần mẹ.  Anh ta cũng chấp nhận chu cấp 100% mức sống của con và 1/2 chi phí của người mẹ, toàn bộ tương đương với 2/3 mức lương của người chồng.  Người mẹ chỉ cần chi trả những chi phí tối thiểu của cá nhân mình.  Người bố chỉ yêu cầu được gặp con vào các buổi sáng, thậm chí không cần yêu cầu vào tận nhà của người vợ nếu điều đó làm phiền người vợ, chỉ cần đứng trước cửa chơi cùng con trước khi con đi học, và ít nhất 5 tiếng/ngày đi chơi cùng con vào các ngày cuối tuần.

    Vậy, trong trường hợp này, việc ly hôn của 2 người sẽ được tòa án nào quyết định?  Vì lý do 2 người sống tại Việt Nam, luật Việt Nam có ủng hộ người chồng với yêu cầu của anh ta không?  Hay toàn bộ việc cho phép gặp con sẽ do người vợ quyết định?

    Xin chân thành cảm ơn.
    Cập nhật bởi LC1783 ngày 23/03/2011 02:15:01 PM
     
    8441 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #90231   23/03/2011

    LS_PhamDinhHung
    LS_PhamDinhHung
    Top 75
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/01/2011
    Tổng số bài viết (839)
    Số điểm: 4933
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần



    Chào Bạn,

    Trường hợp của bạn được xem là quan hệ dân dân sự có yếu tố nước ngòai theo Luật DS Việt Nam.

    Điều 758. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài 

    Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

               Điều 759 Luật DS Việt Nam cũng quy định:

    Điều 759. Áp dụng pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế

    1. #c00000;">Các quy định của pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

    2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

    3. Trong trường hợp Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật của nước đó được áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Trường hợp của bạn hỏi khá phức tạp cần nghiên cứu thêm về tư pháp quốc tế, các điều ước quốc tế và các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Mỹ và Việt Nam nếu có, mới có thể trả lời chính xác. Mời bạn đến Công ty chúng tôi để được trao đổi và tư vấn cụ thể.

    Thân ái

    Luật sư Phạm Đình Hưng Saigon Asia Law

    www.saigon-asialaw.com

    VP: 40/21 Bau cat 2, F 14 Quan Tan Binh, TP HCM

    Đoàn LS TP HCM

    MB.0903759409

     
    Báo quản trị |  
  • #93770   07/04/2011

    LC1783
    LC1783

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/03/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin cảm ơn lời tư vấn của luật sư.  

    Thưa luật sư, theo như luật quy định, kể cả sau khi ly hôn, con dưới 3 tuổi do người mẹ nuôi, người cha vẫn có quyền đến thăm con và không có ai được phép ngăn cản.  Tuy nhiên, mẹ cháu bé có nói rõ rằng chị ta sẽ làm mọi cách để anh ta không gặp được con mình.  Chị ta sẽ sử dụng cả biện pháp mua chuộc quan tòa cũng như công an để ngăn không cho anh ấy gặp con.  Vậy trong trường hợp này, anh ta nên làm gì?

    Cụ thể hơn, khi người mẹ tìm mọi cách để ngăn cản người cha đến thăm con, người cha có thể làm được gì?  

    Trong luật VN chỉ có quy định về tội bắt cóc để chiếm đoạt tài sản chứ không quy định việc bắt cóc con.  Vậy nên trường hợp này đương nhiên người cha không thể kiện người mẹ về việc bắt cóc con được.  Tuy nhiên, hành vi của người mẹ trong việc ngăn cản con gặp cha mình là vi phạm nghiêm trọng quyền được nhận sự chăm sóc của cả cha lẫn mẹ của đứa trẻ.  Vậy trường hợp này có thể được xử lý thế nào?

    Xin cảm ơn luật sư một lần nữa.
     
    Báo quản trị |  
  • #94999   14/04/2011

    luatsuanthai
    luatsuanthai
    Top 200
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2011
    Tổng số bài viết (417)
    Số điểm: 2575
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 103 lần


    Quyền thăm nom con sau khi ly hôn

    Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

    Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

    Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.

    CÔNG TY LUẬT TNHH MINH THƯ - CEO: Luật sư NGUYỄN ĐẮC THỰC

    Hotline: 0972.805588 - 0975.205588 - 0996.025588

    Website: http://luatsu.pro.vn Email: luatsuthuc@hotmail.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #95009   14/04/2011

    LC1783
    LC1783

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/03/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin cảm ơn trích dẫn của luật sư.  Tuy nhiên tôi đã đọc những đoạn trích đó từ trước và những đoạn trích đó không trả lời các câu hỏi của tôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #95149   15/04/2011

    luatsuanthai
    luatsuanthai
    Top 200
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2011
    Tổng số bài viết (417)
    Số điểm: 2575
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 103 lần


    Cha mẹ đều có quyền/nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dạy con (kể cả sau khi ly hôn). Do đó nếu người cha chứng minh được mẹ có tình cản trở việc thực hiện quyền của người cha cũng như cản trở chăm sóc con cái của người cha dẫn đến việc không đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con (quyền được thương yêu, chăm sóc). Do vậy người cha vẫn có thể làm đơn yêu cầu được thay đổi người trự tiếp nuôi con. Nếu người cha không muốn thực hiện quyền được nuôi con thì bó tay luôn.

    CÔNG TY LUẬT TNHH MINH THƯ - CEO: Luật sư NGUYỄN ĐẮC THỰC

    Hotline: 0972.805588 - 0975.205588 - 0996.025588

    Website: http://luatsu.pro.vn Email: luatsuthuc@hotmail.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #95189   15/04/2011

    LC1783
    LC1783

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/03/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin cảm ơn tư vấn của luật sư. 

    Tuy nhiên, luật sư nói:"Do đó nếu người cha chứng minh được mẹ có tình cản trở việc thực hiện quyền của người cha cũng như cản trở chăm sóc con cái của người cha dẫn đến việc không đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con (quyền được thương yêu, chăm sóc)."  Việc dẫn đến việc không đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con (quyền được thương yêu, chăm sóc) là do sự suy luận của người biện hộ cho người cha hay là quy định theo pháp luật?  Vì nếu biện hộ đó là điều tất yếu khi người mẹ ngăn chở người cha được thăm nom, chăm sóc con mình theo quyết định của tòa án thì điều đó là khả thi.  Còn nếu đó là một quy định về mặt luật pháp thì lại phải quy định rõ thế nào là "dẫn đến việc không đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con (quyền được thương yêu, chăm sóc)"  Có đúng không ạ?

    Người cha chắc chắn muốn thực hiện quyền được nuôi con.  Có điều anh ta biết rõ luật pháp VN luôn nghiêng về phía người mẹ.  Trừ khi người mẹ lạm dụng, hoặc bị bệnh tâm thần (theo nghĩa là phải có chứng nhận của bác sĩ với các triệu chứng rõ ràng), còn nếu không thì con chắc chắn là do mẹ nuôi.  Đặc biệt là khi người cha là người nước ngoài còn mẹ là người Việt Nam.  Chính vì thế người cha rất lo rằng thậm chí quyền thăm nuôi con của anh ta cũng sẽ bị hạn chế.
     
    Báo quản trị |