Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

25 Trang «<2122232425>
  • Xem thêm     

    04/11/2017, 10:45:34 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Căn cứ vào Điều 73, Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì "Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chổ ở. Không ai tự ý vào chổ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép" 
    Căn cứ vào Điều 124 Bộ luật Hình sự. Tội xâm phạm chỗ ở của công dân 
    1. Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. 
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: 
    a) Có tổ chức; 
    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; 
    c) Gây hậu quả nghiêm trọng. 
    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm. 
    Còn về việc bạn hỏi trường hợp khi chồng cũ của cô bạn thường xuyên vào nhà cô đòi ngủ với con qua đêm nhưng cô không đồng và có lần đánh cô bạn. Như vậy cô bạn có thể làm đơn tố cáo hoặc tố giác hành vi này với cơ quan công an để xử lý theo đúng pháp luật.

  • Xem thêm     

    29/10/2017, 09:59:00 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

     

    Bạn đã kháng cáo đối với vụ án của mình, để được hưởng án treo thì tại Điều 60 Bộ luật hình sự: “Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm”. Tuy nhiên, điều luật không quy định các điều kiện cụ thể để áp dụng biện pháp án treo đối với người phạm tội.

     

     

    Tại Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn, chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

     

     

    a) Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì.

     

     

    Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo.
    b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng.

     

     

    c) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên.
    d) Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm”.

    Như vậy, bạn là người phạm tội (tội ít nghiêm trọng) và ì vẫn có thể được hưởng án treo nếu có đủ điều kiện nói trên, tuy nhiên, tòa án chỉ cho bạn hưởng án treo khi thời gian đã bị tạm giam ngắn hơn thời hạn phạt tù.

     

     

    Trên đây là nội dung trả lời của tôi cho vấn đề bạn đang thắc mắc. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại 19006280 để được tư vấn cụ thể hơn.

     

  • Xem thêm     

    29/10/2017, 09:20:54 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Tại Điều 122 Bộ luật Tố tụng Hình sự có quy định về việc giải quyết các yêu cầu của người tham gia tố tụng như sau:

    Khi người tham gia tố tụng có yêu cầu về những vấn đề liên quan đến vụ án thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong phạm vi trách nhiệm của mình, giải quyết yêu cầu của họ và báo cho họ biết kết quả. Trong trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát phải trả lời và nêu rõ lý do.

    Nếu Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát không trả lời hoặc không có động thái gì thì bạn có quyền khiếu nại. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Trên đây là nội dung trả lời của tôi cho vấn đề bạn đang vướng mắc. Nếu có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại theo số 19006280 để được luật sư tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    29/10/2017, 09:12:34 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn, tôi tư vấn như sau:

    Theo quy định tại Điều 14 của Luật nghĩa vụ quân sự 2015 có hiệu lực ngày 1/1/2016 thì người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.

    Còn theo quy định tại Khoản 2, Điều 41, những đối tượng sau được miễn gọi nhập ngũ:

    a) Con của liệt sĩ, thương binh hạng một.

    b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ.

    c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

    d) Người làm công tác cơ yếu không phải quân nhân, công an nhân dân.

    đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

    Cũng theo quy định tại Khoản 1, của điều này, những trường hợp sau được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự:

    a) Công dân chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.

     b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

    c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.

    d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân.

    đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.

    e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

    g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

    Như vậy, bạn là con trai út trong gia đình, chỉ có 1 người chị và đã cưới chồng ở nước ngoài, Ba bạn đã mất, còn mẹ hiện nay 58tuổi không thuộc các trường hợp miễn hoặc tạm hoãn ở trên nên bạn không thuộc đối tượng miễn hoặc tạm hoãn nghĩa vụ quân sự

    Trên đây là nội dung trả lời của tôi cho vấn đề bạn đang thắc mắc. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại 19006280 để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    25/10/2017, 10:31:55 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn đang thắc mắc, tôi tư vấn như sau

    Căn cứ theo Bộ luật hình sự, tuổi chịu trách nhiệm hình sự  (TNHS) là từ 14 trở lên. Người dưới 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm về hành vi mà họ gây ra.

    Trong trường hợp này, cậu bé kia có dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản. Tuy nhiên do chưa đủ 14 tuổi nên không bị truy cứu TNHS về hành vi đã thực hiện mà bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

    Với trường hợp này, những người bị hai có quyền yêu cầu cậu bé và gia đình cậu bé đó phải bồi thường thiệt hại. Cụ thể như sau:

    • Về chủ thể bồi thường:

    Theo Bộ luật dân sự (BLDS) và Nghị quyết quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân thì do cậu bé dưới 14 tuổi và là bị đơn dân sự nên cha mẹ của người này phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại (nếu cha mẹ vẫn còn sống). Trường hợp tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà cậu bé đó có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.

    • Về giá trị thiệt hại phải bồi thường:

    Thiệt hại mà bố mẹ cậu bé phải bồi thường cho người bị hại được tính theo quy định. Theo đó các bên thoả thuận các thiệt hại vật chất do trộm cắp. Nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường do cơ quan có thẩm quyền quyết định. 

    Như vậy, theo các quy định này thì người bị hại có thể thực hiện các công việc như sau để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình:

    - Một là, theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) thì trong vòng không quá 2 tháng kể từ ngày nhận được đơn tố cáo của công dân, cơ quan cảnh sát điều tra (CQCSĐT) phải có trả lời bằng văn bản về việc có dấu hiệu của tội phạm hay không. Nếu từ khi gửi đơn tố cáo đã quá thời hạn trên mà CQCSĐT vẫn chưa đưa ra kết luận thì người bị hại có quyền khiếu nại về việc chậm trễ giải quyết tố cáo theo quy định tại BLTTHS về khiếu nại trong tố tụng hình sự.

    - Hai là, theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính thì thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 1 năm kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm. Như vậy, từ khi xảy ra vụ việc đến nay đã gần 1 năm nếu cậu bé đó chưa được áp dụng biện pháp này thì những người bị hại cần có đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng với người gây ra sự việc.

    - Ba là, đối với các yêu cầu về bồi thường thiệt hại: Song song với việc thực hiện các công việc trên, người bị hại có quyền gặp gỡ, trao đổi với gia đình cậu bé kia về việc bồi thường thiệt hại.

    Trong trường hợp hai gia đình không thương lượng được thì người bị hại có quyền gửi đơn khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền để yêu cầu gia đình cậu bé kia bồi thường thiệt hại. Ngoài ra,  những người bị hại cần lưu ý thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm kể từ ngày xảy ra hành vi xâm hại tình dục.

    Trên đây là nội dung trả lời của tôi cho vấn đề bạn đang vướng mắc. Nếu có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại theo số 19006280 để được luật sư tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    25/10/2017, 03:58:48 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn, tôi tư vấn như sau:

    Như bạn cung cấp, mẹ bạn có vay nợ người khác và chủ nợ đòi xiết nợ lấy chiếc xe của bạn, nếu việc xiết nợ mà không có sự đồng ý của bạn thì người xiết nợ có hành vi vi phạm pháp luật là cưỡng đoạt tài sản của bạn được quy định tại điều 135 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19/06/2009 thì tội Cưỡng đoạt tài sản được quy định:

    1.  Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    đ) Gây hậu quả nghiêm trọng;

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm;

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm;

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

     5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

    Đe doạ sẽ dùng vũ lực là việc sử dụng lời nói hoặc hành động làm cho người bị đe doạ sợ nếu không giao tài sản cho người phạm tội thì sẽ bị đánh đập tra khảo, bị đau đớn về thể xác. Ngoài ra còn có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần là những thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng ngoài việc đe doạ sẽ dùng vũ lực và thủ đoạn này đã uy hiếp tinh thần của người có tài sản hoặc của người có trách nhiệm về tài sản.

     Tuy những người con của chủ nợ đòi nợ  bắt bạn trả tiền nhưng thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ nên chúng tôi không nắm được khi đòi nợ những người đó có lời nói, hành động  nào gây áp lực cho bên vay buộc họ trả tiền hay không.  Do đó, chúng tôi không thể cho bạn một câu trả lời chính xác về việc bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối về tội Cưỡng đoạt tài sản hay không. Việc xác minh, làm rõ sự thật khách quan của vụ án thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra. Nếu những người giúp bạn đòi nợ có một trong những hành vi chúng tôi nêu trên đây thì bản thân họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cưỡng đoạt tài sản.

    Về nguyên tắc, việc mẹ bạn nợ tiền các chủ nợ là quan hệ dân sự, các chủ nợ chỉ có quyền khởi kiện ra toà án hoặc dùng các biện pháp dân sự khác để đòi tiền mẹ bạn.

    Trên đây là nội dung trả lời của tôi cho vấn đề ông đang vướng mắc. Nếu có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại theo số 1900 6280 để được luật sư tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    24/10/2017, 10:14:49 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Về tội đánh bạc, cho dù người chơi bằng tiền mặt hay bằng các tài sản có giá trị để thắng thua vật chất. Đánh bạc bằng tiền mặt hay vật chất có giá trị dưới mức 5.000.000 VNĐ sẽ  bị phạt theo quy định hành chính. Khái niệm đánh bạc là hình thức chơi bài với kết quả được thua bằng tiền hay lợi ích khác trên cơ sở một kết quả của những trò chơi bài mà nhà nước cấm. Các hình thức đánh bài ăn tiền hay vật chất đều cơ bản bị cấm tại Việt Nam, những người chơi bạc sẽ phạm tội chơi bạc hoặc vi phạm hành chính 
    Theo quy định của Bộ luật Hình sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) về Tội đánh bạc và Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ, việc đánh bạc có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau (như: xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế...) và người chơi có thể được, thua bằng tiền hoặc hiện vật.

    Nếu việc được, thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ 5 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng người chơi đã bị kết án về tội Đánh bạc hoặc Tội tổ chức đánh bạc hoặc Gá bạc, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Đánh bạc theo khoản 1 Điều 248 Bộ luật Hình sự. Pháp luật không quy định mức tối thiểu của việc được, thua phải từ bao nhiêu trở lên mới bị xử phạt hành chính nên về nguyên tắc, nếu đánh bạc mà được, thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị dưới 5 triệu đồng và không thuộc một trong các trường hợp nói trên thì đều bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc trái phép. Theo điểm a khoản 2 Điều 26 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, hành vi này bị xử phạt hành chính từ 1 đến 2 triệu đồng.

    Với các quy định cụ thể như đã trích dẫn bên trên, có thể khẳng định việc chơi bạc dưới mọi hình thức đều vi phạm pháp luật, việc chơi bài để giải trí hoặc thắng thua 1 bát bún cũng sẽ bị quy vào tội đánh bạc, nếu tài sản thắng thua trên dưới 5 triệu đồng sẽ được quy ở các mức phạt hành chính hay phạt theo luật hình sự. Với những quy định rất rõ. Vì vậy, chúng ta tránh xa cờ bạc dưới mọi hình thức để không vi phạm pháp luật. Trên đây là nội dung trả lời của tôi cho vấn đề ông đang vướng mắc. Nếu có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    24/10/2017, 11:34:41 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Trong trường hợp của này , bạn và một người bạn của bạn đã đưa liên tục để giúp đỡ tới thời điểm hiện tại hơn 300.000.000đ mà không có giấy tờ hay bằng chứng gì chứng minh đã giao tiền. Trong suốt thời gian đó, người ở nước ngoài vẫn kêu không có giấy tờ và gọi điện vay mượn nhiều lần và hứa khi về được sẽ trả hết.

    Trong trường hợp của bạn, việc bạn cho vay không đủ căn cứ để chứng minh cho giao dịch vay tiền đó của bạn đã diễn ra, bạn cho người bạn kia vay tiền mà không xác lập hợp đồng vay tiền, cũng không có một giấy tờ nào liên quan để chứng minh việc cho vay của bạn và người kia đã diễn ra trên thực tế, do đó bạn không đủ căn cứ để xác lập nghĩa vụ dân sự của người bạn kia đối với bạn. Do đó bạn không thể tiến hành khởi kiện dân sự đòi lại tài sản.

    Đối với việc tiến hành tố cáo đối với hành vi lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, khi tố cáo người tố cáo cần đưa ra các chứng cứ cho việc tố cáo của mình là đúng sự thật. do vậy, trường hợp của bạn, nếu bạn không có bất kì chứng cứ nào làm căn cứ cho việc tố cáo của mình thì bạn sẽ không thể tiến hành tố cáo đối với hành vi vay tiền của người bạn đó được. Tuy nhiên bạn cứ thử bằng cách tố cáo để cơ quan điều tra vào cuộc để bảo vệ quyền lợi của mình xem thế nào. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    24/10/2017, 11:10:54 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

     “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

     a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

     b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

     c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

     đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

     e) Có tổ chức;

     g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

     h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

     i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    Trong trường hợp của bạn là người chưa thành niên phạm tội (dùng hung khí nguy hiểm là dao để chém người) thì pháp luật có quy định tại Chương 10 bộ luật hình sự về người chưa thành niên phạm tội như sau:

     - Người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của pháp luật.

    - Khi quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội phải tuân thủ theo Điều 74 Bộ luật hình sự, cụ thể như sau:

    "1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;
    2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định".

     - Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    22/10/2017, 09:47:18 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Theo thông tin bạn cung cấp thì người bạn của bạn có hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc lừa đảo là hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người rồi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ bốn triệu đồng trở lên thì mới phạm vào tội này, nếu dưới bốn triệu đồng thì phải hội đủ các điều kiện khác của điều luật như gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới phạm vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    Như vậy bạn có tố cáo người này vì tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, hoặc lừa đảo tại công an điều tra. Khi tố cáo bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin, chứng cứ  để tiện cho việc điều tra, xử lý. Trong một số trường hợp, viện kiểm sát cũng có thể tiếp nhận đơn tố  cáo của bạn nhưng sau đó sẽ chuyển sang công an để điều tra, xác minh.

    Trường hợp vụ việc của bạn  mà cơ quan điều tra xác định không có dấu hiệu hình sự mà mang nhiều dấu hiệu của vụ tranh chấp thì bạn có thể làm đơn khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền để được giải quyết tranh chấp. Trên đây là nội dung trả lời của tôi cho vấn đề bạn đang thắc mắc. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    22/10/2017, 09:29:46 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn, tôi tư vấn như sau:

    Tại điều 103 Bộ Luật Hình sự, các dấu hiệu cơ bản của tội đe dọa giết người là người phạm tội phải có hành vi làm cho người bị đe dọa lo sợ. Hành vi này được thể hiện dưới dạng hành động như lời nói, cử chỉ, cách nhìn, mài dao, lấy súng, lên đạn … với mục đích đe dọa. Hành vi đe dọa phải làm cho người bị đe dọa thực sự tin là mình có thể bị giết. Tuy nhiên, yếu tố này là khó xác định. Thông thường, hành vi đe dọa thường được cố ý để lộ cho người bị hại biết hoặc người khác nhìn thấy và nói lại cho người bị hại biết.

    Người đe dọa bạn có những lời nói đi quá giới hạn, chuẩn bị hung khí, hành hung bạn, đang thực hiện và khả năng sẽ thực hiện việc giết người thì có thể bị truy tố về tội giết người ở giai đoạn chuẩn bị hoặc phạm tội chưa đạt.

    Trường hợp của bạn nên trực tiếp đến công an điều tra để tố cáo; trường hợp biết chính xác địa chỉ của kẻ đe dọa thì phải cung cấp cho công an nơi kẻ đe dọa hành hung mình nơi sinh sống. Khi tố cáo bị đe dọa,  bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin, chứng cứ  để tiện cho việc điều tra, xử lý. Trong một số trường hợp, viện kiểm sát cũng có thể tiếp nhận đơn tố  cáo của bạn nhưng sau đó sẽ chuyển sang công an để điều tra, xác minh. Trên thực tế, nhiều người đã bị  xét xử vì có những hành vi đe dọa giết người khác. Những trường hợp này thường bị xử với những mức án rất nghiêm khắc.

    Trên đây là nội dung trả lời của tôi cho vấn đề bạn đang thắc mắc. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    20/10/2017, 08:53:57 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Những trường hợp công an được phép bắt người bao gồm:

    - Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

    - Bắt người trong trường hợp khẩn cấp

    - Bắt người phạm tội quả tang

    - Bắt người phạm tội đang bị truy nã

    Cụ thể: bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị tòa án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

    Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là bắt người khi người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc sau khi thực hiện tội phạm người đó bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

    Bắt người phạm tội quả tang là bắt người khi người đó đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt;

    Bắt người phạm tội đang bị truy nã là bắt người phạm tội đang lẩn trốn nếu đã có lệnh truy nã của cơ quan điều tra.

    Với người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, người dân cũng có quyền bắt người. Khi bắt, người dân có quyền tước vũ khí, hung khí, giải ngay người bị bắt đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc uỷ ban nhân dân nơi gần nhất.

    Theo Khoản 2, 3 Điều 80 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2003, những trường hợp sau, công an phải có lệnh bắt mới được phép bắt người:

    - Bắt bị can, bị cáo

    - Bắt người trong trường hợp khẩn cấp

    Việc bắt người không được thực hiện vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

    Về trường hợp bạn hỏi, bạn đang học lớp 9, là người chưa thành niên, nên việc bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên, người tiến hành tố tụng có thể bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên trong những trường hợp sau đây:

    - Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ do pháp luật quy định nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

    - Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ do pháp luật quy định nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

    - Cơ quan ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phải thông báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp của họ biết ngay sau khi bắt, tạm giữ, tạm giam. Việc bắt người chưa thành niên chỉ được thực hiện vào ban ngày, trừ trường hợp không thể trì hoãn mới được thực hiện vào ban đêm. Khi bắt người chưa thành niên cần sự có mặt của cha, mẹ hoặc người đỡ đầu, người nuôi dưỡng họ.

    Trên đây là nội dung trả lời của tôi cho câu hỏi của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    19/10/2017, 09:18:19 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Đầu tiên, có thể thấy với trường hợp của bạn có thể thấy người bán hàng qua mạng kia đã có hành vi chiếm đoạt tài sản khi bạn đã chuyển khoản, người này có được số tiền mà bạn chuyển đến và không gửi hàng cho bạn.

    Như vậy, có thể thấy người bán hàng trên mạng kia đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và bạn có thể làm đơn trình báo đến cơ quan Công an để được giải quyết. Và người này có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo số tiền đã chiếm đoạt được từ bạn. Do bạn không nói rõ, số tiền mà bạn chuyển cho người kia là bao nhiêu nên chúng tôi chia thành hai trường hợp cụ thể như sau;

    + Nếu số tiền chiếm đoạt chưa đủ 2 triệu đồng và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 139 Bộ luật Hình sự thì người có hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, cụ thể như sau:

    “Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Trộm cắp tài sản;

    b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

    c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

    d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

    + Nếu số tiền chiếm đoạt đủ 2 triệu đồng hoặc chưa đủ nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 139 Bộ luật Hình sự thì người có hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm Hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Tuy nhiên, để truy tìm thông tin kẻ lừa đảo đôi khi rất khó khăn bởi kẻ lừa đảo ngày càng có những thủ đoạn tinh vi hơn, biết dấu thông tin để tránh chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong trường hợp cụ thể của bạn, nếu suy luận thì có thể thấy chủ tài khoản là đồng phạm với những kẻ lừa đảo bằng hình thức bán hàng qua mạng.

    Nhưng để chứng minh điều này đôi khi không dễ dàng,  vì thế khi giao dịch điện tử , người tiêu dùng nên cẩn thận. Nên chọn những địa chỉ bán hàng có uy tín và thông tin rõ ràng; có thể thỏa thuận giá cả qua mạng và xem hàng thực tế trước khi trả tiền hoặc có thể yêu cầu nhận hàng mới trả tiền để, nói cách khác là đừng "nắm đằng chuôi", tránh rủi ro “tiền mất tật mang”.

    Trên đây là tư vấn của tôi cho vấn đề bạn hỏi, nếu còn thắc mắc hoặc chưa hiểu thì bạn hãy liên lạc qua điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    18/10/2017, 05:59:48 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Hành vi đánh người gây thương tích là hành vi vi phạm pháp luật, tùy vào tính chất mức độ của hành vi đánh người, tỷ lệ thương tích của người bị hại thì người gây ra thương tích sẽ phải chịu trách nhiệm.

    Còn việc bạn ôm cho người khác đánh có thể nói đó là hành vi vi phạm pháp luật. việc ôm cho người khác đánh chỉ là hình thức đồng phạm hay có cấu thành yếu tố có tổ chức thì còn phải xem thêm các yếu tố như: trước khi đi đánh thì bạn và người đánh có bàn bạc với nhau không? có phân công, sắp đặt vai trò từng người không? Nếu có sự cấu kết chặt chẽ thông qua sự bàn bạc và phân công, sắp đặt vai trò từng người thì sẽ thuộc yếu tố có tổ chức và sẽ vẫn đủ yếu tố cấu thành tội  cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo quy định tại Điều 104 BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung dù tỷ lệ thương tật chưa đến 11%. Còn nếu không có sự cấu kết chặt chẽ thì sẽ không có yếu tố tổ chức nên sẽ chỉ cấu thành tội phạm nếu tỷ lệ thương tật của C >=11%.

    Căn cứ điều 104 Bộ luật Hình sự năm 1999 có quy định thì: " Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các tình tiết tăng nặng tại khoản 1 điều 104 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

    Trường hợp, người gây ra thương tích không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền tứ 500.000đồng đến 1.000.000 đồng theo điểm a, khoản 2, điều 7 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 quy định về xử phạt vi phạm hành chính
    trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp về vấn đề bạn hỏi. Nếu còn vướng mắc bạn có thể lien hệ qua điện thoại để luật sư tư vấn.

  • Xem thêm     

    13/10/2017, 08:32:44 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Bạn phải hiểu rằng Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại. Tương xứng không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ. Việc chống trả và dùng ná thun bắn nại nạn nhân là ông S có thể coi là hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Nếu bạn chỉ có hành vi khống chế để nạn nhân không thể tiếp tục thực hiện hành vi xâm phạm sức khỏe của bạn và em bạn thì đây là hành vi phòng vệ chính đáng và bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm. Nhưng bạn đã có hành vi dùng ná thun bắn trả không tương xứng thì hành vi này hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc để làm sáng tỏ vấn đề của mình thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hon nhé.

  • Xem thêm     

    11/10/2017, 10:43:16 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Điều 104 Bộ luật Hình sự có quy địn Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

    “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    Theo quy định của pháp luật, về cơ bản, thì hành vi cố ý gây thương tích sẽ bị khởi tố hình sự theo khoản 1 điều 104 BLHS nếu mức độ thương tích từ 11% đến 30%. Tuy nhiên, khi thực hiện hành vi gây thương tích mà có một trong các các điều kiện được quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 điều 104 BLHS thì dù mức độ thương tích dưới 11% vẫn có thể bị khởi tố hình sự.

    Trong trường hợp của bạn và em bạn đã dùng ná thun bắn về phía ông S để gây thương tích cho nạn nhân. Theo quy định của pháp luật thì noá thun có thể được coi là “hung khí nguy hiểm”, cụ thể: Mục 2 phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/04/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định:

    2.2. "Phương tiện nguy hiểm" là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.

    a. Về công cụ, dụng cụ

    Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn...

    b. Về vật mà người phạm tội chế tạo ra

    Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ...

    c. Về vật có sẵn trong tự nhiên

    Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt...

    Mục 3 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định:

    3. Về một số tình tiết quy định tại khoản 1 Điều 104 của BLHS

    3.1. Tình tiết "dùng hung khí nguy hiểm" quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của BLHS

    "Dùng hung khí nguy hiểm" quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của BLHS là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

    Căn cứ theo các quy định của pháp luật, trong trường hợp bạn và em trai bạn dùng ná thun bắn ông S để gây thương tích cho nạn nhân thì dù thương tích dưới 11%, nhưng nếu người bị hại có đơn yêu cầu thì Cơ quan công an có đủ căn cứ để khởi tố và xử lý hình sự đối với bạn và em trai bạn.

  • Xem thêm     

    11/10/2017, 03:11:20 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Số điện thoại của tôi nằm ở cuối bài tư vấn trong phần chữ ký đó, bạn phải chịu khó tìm chứ

  • Xem thêm     

    10/10/2017, 10:13:33 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Theo những thông tin bạn cung cấp, hành vi xông vào nhà đánh người có nhiều dấu hiệu cho thấy phạm tội  xâm phạm chỗ ở của công dân tại Điều 124 Bộ luật hình sự và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo quy định tại điều Điều 104 Bộ luật hình sự 1999.

    “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:.

    ………….”

    Như vậy, tùy vào hậu quả (tỉ lệ thương tích, phương tiện thực hiện hành vi,ý chí, mục đích ...) mà các đối tượng trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 khi có đầy đủ dấu hiệu tội phạm. Hoặc xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 2 điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, an toàn xã hội là: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

    Ngoài ra, dùng dao chém người đánh mình có thể là hành vi hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định tại Điều 106 Bộ luật Hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng(nếu có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên)

    Như vậy. hành vi mà bạn nêu đã xâm phạm rất nhiều quy định được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự các tội xâm phạm gia cư bất hợp pháp, cố ý gây thương tích, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đàng, tuỳ theo mức độ có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự. Trong trường hợp bạn còn thắc mắc hoặc vấn đề gì chưa hiểu thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được  tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    20/09/2017, 04:42:13 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Anh trai bạn bị một nhóm thanh niên rượt đuổi sau khi xảy ra xô xát. Sau đó có một xe đuổi kịp và đe dọa anh trai bạn phải dừng xe, do hoảng sợ anh bạn đã bị tại nạn giao thông và tử vong. Vậy, căn cứ vào các tình tiết vụ việc, hậu quả của việc rượt đuổi đã khiến anh trai bạn tử vong. Có thể tố cáo nhóm người rượt đuổi anh bạn về tội giết người, thực hiện hành vi một cách gián tiếp. Theo căn cứ tại điểm n khoản 1 điều 93 về tội giết người:

     

    1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình

    n) Có tính chất côn đồ;

    Mặc dù nguyên nhân cái chết là do tai nạn, và nhóm thanh niên này không có mục tiêu là giết anh bạn. Tuy nhiên, hành vi rượt đuổi, cầm gậy đe dọa đó đã kiến anh trai bạn hoảng sợ và là nguyên nhân gián tiếp gây ra cái chết cho anh bạn. Anh trai bạn chỉ có một mình, còn nhóm thanh niên có đông người và có đem theo gậy để doạ đánh anh bạn, nên việc bỏ chạy là điều tất yếu. Nếu như không có sự rượt đuổi, anh trai bạn sẽ không bị tai nạn giao thông. Về lý luận, nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp đều phải chịu trách nhiệm hình sự. Việc nhóm thanh niên đã dùng cây gậy rượt đuổi anh bạn, không ai dám chắc và cũng không có tình tiết nào xác định nếu đuổi anh trai bạn thì nhóm thanh niên chỉ để hỏi anh bạn rồi mới đánh chẳng hạn! Việc nhóm thanh niên kia đuổi đánh phải coi là nguyên nhân làm cho anh bạn bị tai nạn chứ không còn là điều kiện nữa. Vì điều kiện khi có những yếu tố khách quan và chủ quan thì điều kiện sẽ trở thành nguyên nhân gây ra hậu quả.

    Vậy nên, bạn và gia đình có thể làm đơn tố cáo hoặc tố giác để khởi tố nhóm thanh niên kia về Tội giết người. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc nhờ luật sư giúp đỡ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được trợ giúp cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    13/09/2017, 12:53:52 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Theo như thông tin bạn trình bày, bạn bị một anh công an tạt vào đầu, đạp vào bụng, rất nhiều, khiến bạn ói và ngất, phải chở đi cấp cứu tại bệnh viện Dung Quất. Và hiện nay, bạn đang muốn viết đơn khởi kiện hành vi đó. Ở đây, với hành vi đánh người của công an, bạn sẽ không phải viết đơn khởi kiện mà bạn sẽ làm đơn tố cáo hoặc tố giác lên cơ quan Công an cấp trên trực tiếp về hành vi đánh người của công an.

     

     

    Nhưng ở đây, bạn chưa nêu rõ hành vi của công an đối với bạn có gây ra thương tích hay hậu quả gì không ?

    Như vậy, trong trường hợp này việc công an tạt vào đầu, đạp vào bụng bạn là hoàn toàn “sai”. Công an không có quyền được làm như vậy, việc làm đó đã vi phạm pháp luật. Nhưng ở đây, chúng ta cần xét đến hậu quả xảy ra:

    Trường hợp 1: Nếu như hành vi của công an xã không gây ra ảnh hưởng quá lớn tới sức khỏe của bạn, thì trong trường này bạn có thể làm đơn tố cáo lên cơ quan Công an cấp trên trực tiếp về hành vi đánh người của công an xã. Công an xã có thể bị xử phạt hành chính, bị khiển trách hoặc sẽ bị kỷ luật.

    Trường hợp 2: Nếu như hành vi của công an xã mà gây ra thương tích cho bạn thì căn cứ vào mức độ thương tích và kết quả giám định thương tật, có thể công an xã sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

    "1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

    4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”

    Như vậy, nếu như hành vi của công an gây ra thương tích cho bạn thì sẽ căn cứ vào kết quả giám định tỷ lệ thương tật để truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này. Mức hình phạt sẽ căn cứ vào mức độ thương tật theo như quy định trên.

    Như vậy, với trường hợp của bạn thì bạn sẽ phải làm đơn tố cáo hoặc tố giác chứ không phải đơn khởi kiện. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, bạn có thể gọi điện để được luật sư hỗ trợ.

25 Trang «<2122232425>