Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Đức Long - luatsuduclong

21 Trang «<567891011>»
  • Xem thêm     

    09/08/2013, 11:01:44 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Không có gì đâu bạn ạ.

  • Xem thêm     

    08/08/2013, 03:25:11 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu bạn muốn kết hôn lần thứ hai, để được đăng ký kết hôn tại UBND xã của bạn hoặc xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để đăng ký kết hôn tại UBND xã khác thì bạn có thể cung cấp cho UBND xã của bạn Quyết định công nhận thuận tình ly hôn với người chồng thứ nhất (nếu UBND xã của bạn yêu cầu).

    Thân!

  • Xem thêm     

    08/08/2013, 03:08:59 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo thông tin bạn cung cấp, có phải bạn muốn hướng dẫn việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án?

    Theo Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 quy định về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

    "Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:

    1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;

    2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:

    a) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;

    b) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng".

    Như vậy, trong trường hợp tranh chấp mà bà A hoặc bà B có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết, trường hợp tranh chấp mà bà A hoặc bà B không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 thì do UBND cấp huyện giải quyết.

    Theo khoản 1, khoản 2, khoản 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 quy định về Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá  nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất như sau:

    "1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

    a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;

    c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;

    d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

    đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;

    e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

    2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

    5. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật".

    Thân!

  • Xem thêm     

    07/08/2013, 05:15:06 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

    1. Đơn tố cáo;

    2. Giấy đăng ký xe;

    3. Giấy cho mượn xe và các giấy tờ khác (nếu có).

    Bạn chuẩn bị các giấy tờ trên rồi đến Cơ quan cảnh sát điều tra Công an cấp quận, huyện nơi cho mượn xe để trình báo sự việc.

    Thân!

     

  • Xem thêm     

    07/08/2013, 05:04:12 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bạn không phải gửi Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận của các đương sự cho UBND xã đâu.

    Thân!

  • Xem thêm     

    07/08/2013, 04:59:30 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo Điều 37 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên như sau:

    "1. Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

    a) Kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra;

    b) Đề ra yêu cầu điều tra;

    c) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;

    d) Kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam;

    đ) Tham gia phiên toà; đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát liên quan đến việc giải quyết vụ án; hỏi, đưa ra chứng cứ và thực hiện việc luận tội; phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án, tranh luận với những người tham gia tố tụng tại phiên toà;

    e) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án, của những người tham gia tố tụng và kiểm sát các bản án, quyết định của Toà án;

    g) Kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Toà án;

    h) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát.

    2. Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát về những hành vi và quyết định của mình".

    Theo khoản 2 Điều 51 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định về Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:

    "2. Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:

    a) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

    b) Được thông báo về kết quả điều tra;

    c) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;

    d) Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường;

    đ) Tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

    e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường cũng như về hình phạt đối với bị cáo.

    3. Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Điều 105 của Bộ luật này thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên toà.

    4. Người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; nếu từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự.

    5. Trong trường hợp người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có những quyền quy định tại Điều này".

    Như vậy, theo viện dẫn trên thì Viện kiểm sát không có trách nhiệm giao Bản cáo trạng cho người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại. Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại không có quyền được nhận Bản cáo trạng từ Viện kiểm sát.

    Thân!

  • Xem thêm     

    07/08/2013, 01:52:10 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trong trường hợp bạn thấy hiện trạng sử dụng đất thực tế và trong bản đồ có sự sai lệch về hình thể, kích thước, diện tích giữa gia đình bạn và nhà hàng xóm, quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì bạn có thể yêu cầu nhà hàng xóm trả lại phần diện tích đất còn thiếu cho bạn. Để tránh xảy ra tranh chấp, hai bên có thể thỏa thuận để đi đến thống nhất và yêu cầu UBND cấp xã chỉnh lý lại hồ sơ địa chính .

    Thân!

  • Xem thêm     

    07/08/2013, 01:37:50 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo điểm a khoản 2 Điều 64 Bộ Luật hình sự năm 1999, được sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về Đương nhiên được xoá án tích

    "2. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

    a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo".

    Như vậy, đối với trường hợp bị phạt cải tạo không giam giữ, trong thời hạn 01 năm kể từ khi anh của bạn chấp hành xong bản án mà anh của bạn không phạm tội mới thì được xóa án tích. Nếu đã được xóa án tích thì anh của bạn có thể được làm hộ chiếu đi nước ngoài.

    Thân!

  • Xem thêm     

    07/08/2013, 01:16:38 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Ban phải thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh.

    Văn bản pháp luật quy định về vấn đề này gồm: Luật Doanh nghiệp năm 2005, Nghị định 43/2010/NĐ-CP.

    Thân!

  • Xem thêm     

    07/08/2013, 12:25:58 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và thành lập công ty có 100% vốn góp trong nước có sự khác biệt nhau.

    1. Đối với thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

    Theo Điều 50 Luật Đầu tư năm 2005 quy định về Thủ tục đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế như sau:

    "1. Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.

    3. Nhà đầu tư trong nước có dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế thì thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của Luật này".

    2. Đối với thành lập công ty có 100% vốn góp trong nước thì bạn chỉ phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Theo Điều 20 Nghị định 43/2010/NĐ-CP quy định về Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh như sau:

    "1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

    2. Dự thảo Điều lệ công ty. Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Các thành viên, cổ đông sáng lập phải cùng nhau chịu trách nhiệm về sự phù hợp pháp luật của điều lệ công ty;

    3. Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập phải có:

    a) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân;

    b) Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này của người đại diện theo uỷ quyền và quyết định uỷ quyền tương ứng đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là pháp nhân.

    4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền  đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;

    5. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của một hoặc một số cá nhân đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề".

    Thân!

  • Xem thêm     

    07/08/2013, 12:00:55 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo khoản 1 Điều 50 Luật Đầu tư năm 2005 quy định về Thủ tục đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế như sau:

    "Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh".

    Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vì vậy, doanh nghiệp không phải thực hiện thêm thủ tục đăng ký doanh nghiệp để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Thân!

  • Xem thêm     

    07/08/2013, 11:46:13 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Toà án phân công ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự.

    Quyết định công nhận sự thoả thuận về ly hôn của vợ chồng bạn đã có hiệu lực pháp luật, quan hệ hôn nhân giữa bạn chồng cũ của bạn đã chấm dứt. Không có thủ tục sau khi ly hôn, đương sự phải gửi Bản án hoặc Quyết định về ly hôn đến UBND xã.

    Thân!

  • Xem thêm     

    07/08/2013, 11:27:56 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trường hợp thửa đất có nguồn gốc được hình thành từ việc nhà nước giao cho hộ gia đình bạn thì quyền sử dụng đất thuộc hộ gia đình bạn và cha bạn là đại diện hộ gia đình có tên trên GCNQSDĐ.

    Trường hợp thửa đất có nguồn gốc được hình thành từ việc cha mẹ bạn nhận chuyển nhượng, được thừa kế, được tặng cho thì quyền sử dụng đất thuộc về cha mẹ bạn. Việc ghi tên người sử dụng đất là "hộ ông ..." trên GCNQSDĐ là không phù hợp. Để được cấp GCNQSDĐ riêng cho cha mẹ bạn thì cha mẹ bạn phải tiến hành thủ tục đính chính GCNQSDĐ.

    Sau khi được đính chính GCNQSDĐ thì cha mẹ bạn có toàn quyền cho tặng hoặc để lại di sản cho 01 trong số 06 người con là người thừa kế quyền sử dụng đất của cha mẹ bạn mà không cần phải có sự đồng ý hoặc ký tên của 05 người con còn lại.

    Thân!

  • Xem thêm     

    06/08/2013, 12:25:08 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo Điều 250 Bộ Luật hình sự năm 1999, được sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau:

    "Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm".

    Như vậy, trong trường hợp những chiếc laptop là tài sản do người khác phạm tội mà có, bạn với vai trò là người giao hàng và bạn không biết điều này thì bạn sẽ không phạm tội "tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có". Điều quan trọng là bạn phải chứng minh được việc ngay tình của mình trước cơ quan tiến hành tố tụng.

    Thân!

  • Xem thêm     

    06/08/2013, 11:12:41 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ; giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng và tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa.

    Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự được quy định như sau:

    Trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định sau đây:

    a) Đưa vụ án ra xét xử ;

    b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

    c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

    Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá mười lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.

    Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn ba mươi ngày.

    Đối với vụ án được trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười lăm ngày sau khi nhận lại hồ sơ, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

    Thân!

  • Xem thêm     

    02/08/2013, 09:22:05 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo khoản 1 Điều 138 Bộ Luật hình sự năm 1999, được sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về Tội trộm cắp tài sản như sau: "Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới nhai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm".

    Bạn có hành vi trộm cắp tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ Luật hình sự thuộc trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng có khung hình phạt từ "phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm". Như vậy, trường hợp Tòa án áp dụng hình phạt tù đối với bạn với mức phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của bạn và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.

    Tham gia hiến máu nhân đạo 02 lần không phải là tình tiết giảm nhẹ hình phạt. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

    1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

    "a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

    b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

    c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

    d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;  

    đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái  pháp luật của người bị hại hoặc  người khác gây ra;

    e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

    g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

    h)  Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

    i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

    k) Phạm tội do lạc hậu;

    l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

    m) Người phạm tội là người già;

    n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

    o) Người phạm tội tự thú;

    p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

    q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

    r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

    s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác".

    2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ  trong bản án:

    “- Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, người mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sỹ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước:

    - Bị cáo là thương binh hoặc có người thân thích như vợ, chồng, cha, mẹ, con (con đẻ hoặc con nuôi), anh, chị, em ruột là liệt sỹ;

    - Bị cáo là người tàn tật do bị tai nạn trong lao động hoặc trong công tác, có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên;

    - Người bị hại cũng có lỗi;

    - Thiệt hại do lỗi của người thứ ba;

    - Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo;

    - Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khoẻ của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản;

    - Phạm tội trong trường hợp vì phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu.

    Ngoài ra, khi xét xử, tuỳ từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà còn có  thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.”

    Thân!

  • Xem thêm     

    31/07/2013, 03:30:49 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    1. Thủ tục Đăng ký thay đổi vốn điều lệ như sau:

    Trường hợp công ty giảm vốn điều lệ, công ty gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký. Nội dung Thông báo gồm:

    a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp và mã số thuế);

    b) Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 24 Nghị định 43/2010/NĐ-CP hoặc số quyết định thành lập, mã số doanh nghiệp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

    c) Tỷ lệ phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được tổ chức quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều 67 của Luật Doanh nghiệp;

    d) Vốn điều lệ đã đăng ký và vốn điều lệ dự định thay đổi; thời điểm và hình thức tăng giảm vốn;

    đ) Họ, tên, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 24 Nghị định 43/2010/NĐ-CP, địa chỉ thường trú và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty và Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.

    Kèm theo thông báo phải có quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc thay đổi vốn điều lệ của công ty. Quyết định, biên bản họp Hội đồng thành viên phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.

    Đối với trường hợp giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn, kèm theo thông báo phải có thêm báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ. Đối với công ty có phần vốn sở hữu nước ngoài chiếm trên 50%, báo cáo tài chính phải được xác nhận của kiểm toán độc lập.

    Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký tăng, giảm vốn cho công ty.

    2. Công ty giảm vốn điều lệ sẽ không bị phạt.

    3. Thời gian giải quyết thủ tục hành chính: 05 ngày làm việc (không tính ngày nhận kết quả).

    Thân!

  • Xem thêm     

    25/07/2013, 10:02:10 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo thông tin bạn cung cấp, Luật sư tư vấn như sau:

    Trường hợp bố mẹ bạn mất không để lại di chúc định đoạt thửa đất cho người thừa kế hoặc có để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp thì di sản thuộc về những người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ Luật Dân sự năm 2005 về Người thừa kế theo pháp luật (Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết).

    Chị bạn đã không thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế, không được sự đồng ý của các đồng thừa kế mà tự đăng ký chuyển quyền sử dụng đất sang tên mình là trái pháp luật.

    Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế, đồng thời yêu cầu Tòa án kiến nghị UBND cấp huyện nơi có đất hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chị ấy.

    Thân!

  • Xem thêm     

    25/07/2013, 09:37:59 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    chào bạn!

    Theo Điều 275 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề như sau:

    "1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

    Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

    2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

    3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù".

    Như vậy, trường hợp xét thấy hộ phía sau mở đường ra ngõ đi chung được coi là thuận tiện và hợp lý nhất thì hộ phía sau có quyền yêu cầu những chủ sở hữu ngõ đi chung dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng, những người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Gia đình bạn không có quyền yêu cầu vì gia đình bạn đã có lối đi khác.

    Hộ phía sau được dành lối đi có nghĩa vụ phải đền bù cho chủ sở hữu ngõ đi chung (nếu không có thoả thuận khác). Trong trường hợp những chủ sở hữu ngõ đi chung không dành cho hộ phía sau một lối đi ra đến đường công cộng thì hộ phía sau có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án buộc những chủ sở hữu ngõ đi chung phải dành cho mình một lối đi.

    Thân!

  • Xem thêm     

    24/07/2013, 06:44:58 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    1. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 127 Luật Đất đai năm 2003  quy định về Trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:

    "Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng".

    Vì vậy, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng, trường hợp bạn và cô bạn thỏa thuận miệng về quyền sử dụng đất liên quan đến lối đi chung thì không phù hợp với quy định của pháp luật nên không có hiệu lực.

    2. Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 275 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề như sau:

    "1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

    Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

    2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định".

    Như vậy, trong trường hợp thửa đất 2 không có lối đi ra đến đường công cộng thì chủ thửa đất 2 có quyền yêu cầu bạn dành cho họ một lối đi ra đến đường công cộng, bạn có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu của họ, bạn có thể lấy lại lối đi bên trái và mở lối đi bên phải miễn là vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho thửa đất 2 có lối đi.

    3. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp buộc chủ thửa đất 2 phải đền bù cho bạn (nếu không thoả thuận được).

    Thân!

21 Trang «<567891011>»