Tư Vấn Của Luật Sư: LS Nguyễn Lượng - lsnguyenluong

6 Trang «<23456>
  • Xem thêm     

    23/03/2015, 09:00:37 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Vấn đề này dành cho dân luật, bạn là người kinh doanh không cần hiểu sâu làm gì.

  • Xem thêm     

    23/03/2015, 08:24:44 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Hồ sơ chuyển đổi gồm:

    1. Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp;

    2. Quyết định và bản sao Biên bản họp của đại hội đồng cổ đông về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

    3. Điều lệ công ty chuyển đổi;

    4. Bản sao hợp lệ CMND (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực đối với cá nhân; Bản sao Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận ĐKKD/ĐKDN đối với tổ chức; kèm theo bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng của tổ chức.

    4. Danh sách người đại diện theo uỷ quyền (nếu mô hình tổ chức Công ty có Hội đồng thành viên);  

    6. Hợp đồng chuyển nhượng vốn và giấy tờ xác nhận hoàn tất chuyển nhượng vốn góp;

    7. Giấy đề nghị chuyển đổi doanh nghiệp

    8. Các giấy tờ khác nếu có đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện:

    - Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định).

    Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

     

  • Xem thêm     

    20/03/2015, 11:13:42 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Trước hết bạn cần thành lập công ty có đăng ký ngành nghề kinh doanh Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng - mã ngành 1104 (chi tiết Sản xuất nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai - mã 11041).

    Sau đó bạn đến Sở y tế tỉnh/thành phố để làm thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Tại đó người ta cũng sẽ hướng dẫn các yêu cầu về nhà xưởng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để có thể đủ tiêu chuẩn sản xuất.

    Nước uống đóng bình hiện nay quá thông dụng và quá rẻ nữa, bạn cần có nhà xưởng đủ rộng rãi, sạch sẽ để làm nơi sản xuất, thau rửa bình, đóng bình, chứa sản phẩm, công nhân đủ số lượng, nguồn nước máy hoặc nước giếng khoan đảm bảo, dây chuyền lọc nước đáp ứng yêu cầu... là được.

     

     

  • Xem thêm     

    19/03/2015, 01:19:49 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Tư vấn du học là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đây là những điều kiện để bạn chuẩn bị:

    - người đứng đầu tổ chức dịch vụ tư vấn du học và nhân viên trực tiếp tư vấn du học phải có trình độ đại học trở lên, thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học do Bộ GD&ĐT cấp. 

    - Có trụ sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn du học; Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm giải quyết các trường hợp rủi ro; có tiền ký quỹ tối thiểu 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) tại ngân hàng thương mại;

    Tổ chức dịch vụ tư vấn du học chỉ được phép hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn du học từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học.

  • Xem thêm     

    19/03/2015, 08:36:03 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    1. Mã ngành 4610: Đại lý, môi giới, đấu giá (chi tiết Đấu giá: 46103);

    Thẩm định giá tài sản: Luật giá số 11/2012/QH13 và Nghị định  89/2013/NĐ-CP về thẩm định giá.

    2. Thẩm định giá và định giá là một.

  • Xem thêm     

    17/03/2015, 11:17:24 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Nếu bạn muốn đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ cá thể thì bạn đến UBND quận/huyện để làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

    Bạn sản xuất dấm ăn và nếu bạn muốn đóng chai để mang ra thị trường tiêu thụ thì bạn cần làm thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tại Sở y tế tỉnh/thành phố.

  • Xem thêm     

    17/03/2015, 11:11:14 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Khi tổ chức cuộc họp Hội đồng thành viên thì thư ký cuộc họp sẽ ghi biên bản. Sau đó các thành viên tham gia cuộc họp phải ký đầy đủ vào biên bản đó và đóng dấu công ty, nếu ai không ký thì phải ghi rõ lý do .

    Trên thực tế nếu chỉ có vài thành viên tham gia cuộc họp công ty thì có thể in ra mấy biên bản, các thành viên ký đầy đủ và đóng dấu công ty vào các biên bản đó và sử dụng vào nhiều mục đích.

    Nếu có nhiều thành viên thì thường chỉ lập 01 biên bản cuộc họp và các thành viên ký đầy đủ, đóng dấu công ty. Sau đó sao y bản chính biên bản đó thành nhiều bản để dùng trong các việc khác nhau. Ngay trong hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp gửi Sở kế hoạch đầu tư cũng chỉ yêu cầu bản sao biên bản cuộc họp.

  • Xem thêm     

    17/03/2015, 09:02:46 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    1. Các cổ đông phải có nghĩa vụ góp đủ số vốn đã cam kết theo quy định tại khoản 1 Điều 80 Luật doanh nghiệp 2005 về nghĩa vụ của cổ đông phổ thông: "Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty".

    2. Do ông Hiển, bà Quyên chưa góp vốn đúng thời hạn nên đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác theo quy định tại khoản 5 Điều 23 Nghị định 102/2010/NĐ-CP : "Trường hợp có cổ đông không thanh toán đủ số cổ phần đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì thực hiện theo quy định sau đây:

    a) Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;

    b) Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được quyền chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;

    c) Trường hợp cổ đông không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua, số cổ phần còn lại được xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cuối cùng cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đăng ký mua; đồng thời, công ty phải đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập theo quy định tại khoản 6 Điều này".

    Công ty cổ phần bắt buộc phải có ít nhất 3 cổ đông sáng lập nên ông Phong không thể đứng độc lập trong công ty cổ phần được. Vì vậy để công ty cổ phần tồn tại thì ông Phong phải tìm thêm 2 cổ đông nữa. Trường hợp không thể tìm được 2 cổ đông mới thì ông Phong có thể làm thủ tục chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên.

  • Xem thêm     

    16/03/2015, 08:23:58 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Khi một người góp vốn vào công ty thì sẽ có phiếu thu tiền của công ty, vào sổ kế toán, đồng thời công ty cấp cổ phiếu cho họ nếu là công ty cổ phần (còn công ty TNHH thì cấp giấy chứng nhận góp vốn). Vì vậy, căn cứ vào 3 điều trên bạn sẽ biết được những người kia có góp vốn thực tế vào công ty hay không.

  • Xem thêm     

    14/03/2015, 10:40:49 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Bạn nêu: " Vốn điều lệ 10 tỷ đồng", "Trên giấy tờ hiện nay là do một tay tôi làm và tôi đang để tôi 62,5%; anh trai tôi 12%, còn lại 24% tôi đang để bố tôi đứng tên" - về mặt nguyên tắc 3 cổ đông sáng lập trên phải góp đủ số vốn đã cam kết theo quy định tại khoản 1 Điều  80 Luật doanh nghiệp 2005 về nghĩa vụ của cổ đông phổ thông: "Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty" và công ty sẽ lập sổ đăng ký cổ đông đồng thời cấp cổ phiếu cho 3 cổ đông sáng lập trên.

    Nhưng có lẽ công ty của bạn đang tập trung kinh doanh mà chưa lập sổ đăng ký cổ đông, cấp cổ phiếu cho các cổ đông theo quy định.

    Tôi nghĩ đã đến lúc bạn cần làm đúng, ai góp vốn (phải được thể hiện bằng phiếu thu tiền của công ty và sổ kế toán của công ty) thì có cổ phần và được cấp cổ phiếu, ai không góp vốn thì không có cổ phần hoặc nếu bạn cho họ cổ phần thì bạn phải cấp cổ phiếu cho họ (coi như họ đã góp vốn vào công ty).

    Do công ty của bạn thành lập năm 2008 nên đến nay (sau 3 năm kể từ ngày thành lập) cổ phần phổ thông của 3 cổ đông sáng lập đã được tự do chuyển nhượng nên bạn hoàn toàn có thể cơ cấu lại tỷ lệ cổ phần của các thành viên hoặc đưa thêm thành viên mới vào công ty cho phù hợp với ý định của mình. Nếu bạn định cơ cấu lại tỷ lệ cổ phần và thay đổi cổ đông thì cần tiến hành tổ chức cuộc họp công ty, lập biên bản, ban hành quyết định, ra thông báo gửi Phòng Đăng ký kinh doanh Sở KHĐT về việc thay đổi tỷ lệ cổ phần và thay đổi cổ đông.

    Sau khi được cấp giấy đăng ký kinh doanh mới, công ty lập sổ đăng ký cổ đông và cấp cổ phiếu cho các cổ đông theo quy định.

  • Xem thêm     

    13/03/2015, 01:23:48 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Có lẽ ngôn ngữ rườm rà của bài báo trên làm bạn khó hiểu.

    Bạn đọc lại câu: "Còn nếu cố tình lấn sân, ông chủ sẽ phạm tội kinh doanh trái phép. Nhưng từ 1/7/2015, câu chuyện này sẽ thay đổi" - đại ý trước 1/7/2015 nếu kinh doanh nghành nghề gì thì phải đăng ký, nếu không sẽ phạm tội kinh doanh trái phép, nhưng từ ngày 1/7/2015 thì được phép kinh doanh tất cả những ngành nghề pháp luật không cấm.

    Hôm nay là ngày 13/3/2015, chưa đến ngày 1/7/2015 nên kinh doanh nghành nghề gì thì phải đăng ký.

  • Xem thêm     

    12/03/2015, 04:40:22 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Đối với các thành viên không góp vốn như đã cam kết vào Công ty TNHH thì bạn thực hiện như sau: 

    Thông báo bằng văn bản cho các thành viên đó 01 lần cuối cùng yêu cầu góp vốn đã cam kết vào một ngày xác định. Nếu đến ngày đó các thành viên đó không đến góp vốn thì các thành viên còn lại tổ chức cuộc họp và lập biên bản về việc không góp vốn của các thành viên đó.

    Sau đó Công ty thực hiện thủ tục thay đổi thành viên Công ty theo quy địnhh tại khoản 4 Điều 42 Nghị định 43/2010/NĐ-CP:

    "Trường hợp đăng ký thay đổi thành viên do có thành viên không thực hiện cam kết góp vốn theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật Doanh nghiệp, công ty gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký. Nội dung Thông báo gồm:

    a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp và mã số thuế);

    b) Tên, địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức hoặc họ, tên, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 24 Nghị định này, quốc tịch, phần vốn góp của thành viên không thực hiện cam kết góp vốn và của người nhận góp bù;

    c) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.

    Kèm theo Thông báo phải có: quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên về việc thay đổi thành viên do không thực hiện cam kết góp vốn, danh sách các thành viên còn lại của công ty. Quyết định, biên bản họp của Hội đồng thành viên phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.

    Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký thay đổi thành viên cho công ty."

    Khoản 1 Điều 21 Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT về việc thay đổi thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên do có thành viên không thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần vốn đã cam kết góp thực hiện như sau:

    "1. Sau thời hạn cam kết góp vốn lần cuối, thành viên chưa góp vốn vào công ty đương nhiên không còn là thành viên của công ty và không có quyền chuyển nhượng quyền góp vốn đó cho người khác theo quy định tại Khoản 4 Điều 18 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP"

    Khoản 4, 5 Điều 18 Nghị định 102/2010/NĐ-CP quy định:

    ""4. Sau thời hạn cam kết góp lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp vốn đã cam kết góp, thành viên chưa góp vốn vào công ty theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty và không có quyền chuyển nhượng quyền góp vốn đó cho người khác; số vốn chưa góp được xử lý theo quy định tại khoản 5 Điều này.

    5. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn lần cuối, số vốn chưa góp đủ được xử lý theo thứ tự ưu tiên như sau:

    a) Các thành viên còn lại nhận góp một phần hoặc toàn bộ số vốn chưa góp theo tỷ lệ số vốn đã góp vào công ty;

    b) Một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chưa góp;

    c) Huy động thêm người khác góp đủ số vốn chưa góp. "

  • Xem thêm     

    11/03/2015, 02:11:01 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Để bạn dễ hiểu thì: "giấy chứng nhận phần vốn góp" dùng trong Công ty TNHH, tương đương với nó là "cổ phiếu" trong Công ty cổ phần. Vì vậy, khi cổ đông nào góp đủ vốn đã cam kết thì công ty cấp cổ phiếu cho họ (cổ phiếu hiểu đơn giản là một giấy xác nhận của công ty về việc một ai đó đã góp bao nhiêu tiền, tương đương với bao nhiêu cổ phần của công ty).

    (Hiện nay một số công ty cổ phần mới thành lập hay có xu hướng là đăng ký vốn điều lệ bằng với số vốn góp của các cổ đông sáng lập, ví dụ các cổ đông sáng lập đăng ký góp tổng cộng 1 tỷ thì đăng ký vốn điều lệ là 1 tỷ, thay vì họ đăng ký vốn điều lệ là 5 tỷ và cam kết mua 20% cổ phần tức là tương đương 1 tỷ).

  • Xem thêm     

    11/03/2015, 10:12:42 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực từ ngày 01/7/2015 nên trước 01/7/2015 mà Công ty muốn sản xuất đồ gỗ trang trí nội thất và quảng cáo thì phải đăng ký bổ sung ngành nghề theo quy định.

  • Xem thêm     

    10/03/2015, 02:46:02 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 84 Luật doanh nghiệp 2005: "Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh" do đó các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán, và cũng chỉ có như vậy thì Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch đầu tư tỉnh mới cấp giấy đăng ký doanh nghiệp.

  • Xem thêm     

    10/03/2015, 01:19:08 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Đối với hàng quần áo do cửa hàng tự may và hàng mỹ phẩm do cửa hàng tự sản xuất thì bạn phải xuất trình:

    - Giấy đăng ký kinh doanh (trường hợp của bạn là đăng ký hộ kinh doanh) có đăng ký ngành nghề may mặc quần áo, sản xuất mỹ phẩm,

    - Hóa đơn đầu vào như hóa đơn mua vải vóc để may quần áo, nguyên liệu để sản xuất mỹ phẩm,

    - Đối với sản xuất mỹ phẩm thì phải có giấy phép công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm...

  • Xem thêm     

    09/03/2015, 09:38:17 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Nếu bạn không phải là dân luật thì việc thực hiện sáp nhập 2 công ty không phải dễ dàng. Vì vậy, nếu Công ty B có thể làm thủ tục giải thể doanh nghiệp (đóng cửa hoàn toàn như bạn nói) sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc sáp nhập 2 công ty.

  • Xem thêm     

    09/03/2015, 09:32:28 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Đây là thủ tục cấp giấy phép thành lập và hoạt động Qũy tín dụng nhân dân cơ sở để bạn tham khảo:

    - Trình tự thực hiện: 
    + Bước 1: Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở gửi hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố; 
    + Bước 2: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố nghiên cứu, thẩm tra các điều kiện theo quy định; 
    + Bước 3: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố ra quyết định kèm theo Giấy phép thành lập và hoạt động cho quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố phải có văn bản giải thích lý do.
    - Cách thức thực hiện 
    + Qua Bưu điện
    + Trụ sở cơ quan hành chính
    - Thành phần hồ sơ:
    + Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Quyết định số 24/2006/QĐ-NHNN); 
    + Biên bản Hội nghị thành lập Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở; 
    + Dự thảo Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân đã được Hội nghị thành lập nhất trí thông qua; 
    + Phương án hoạt động 3 năm đầu. Phương án phải thể hiện được sự cần thiết thành lập Quỹ tín dụng nhân dân, nội dung, kế hoạch hoạt động 3 năm đầu, hiệu quả các hoạt động kinh doanh, dịch vụ đối với xã hội; 
    + Danh sách, lý lịch, các văn bằng (bản sao có công chứng) chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn của thành viên sáng lập, thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc); 
    + Mức vốn góp, phương án góp vốn, danh sách thành viên góp vốn và bản cam kết góp vốn của các thành viên; 
    + Văn bản đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn được Uỷ ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh chấp thuận về việc thành lập đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở; văn bản chấp thuận của Uỷ ban Nhân dân cấp xã về nơi đặt trụ sở của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
     - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
    - Thời hạn giải quyết: 90 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ 
    - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: 
    + Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
    + Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố.
    + Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố.
    + Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
    - Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức                                                                     
    - Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép
    - Phí, lệ phí:  200.000 VNĐ
    - Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động 
    - Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: 
    + Có nhu cầu hoạt động ngân hàng trên địa bàn xin hoạt động; được sự chấp thuận của chính quyền địa phương về việc thành lập Quỹ tín dụng nhân dân;
    + Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định của Chính phủ;
    + Thành viên sáng lập là tổ chức, cá nhân có uy tín, có vốn góp tối thiểu bằng 5% vốn pháp định nhưng không vượt quá mức góp vốn tối đa của một thành viên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
    + Người quản trị điều hành có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ tiêu chuân về đạo đức, trình độ chuyên môn và các tiêu chuẩn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định của pháp luật có liên quan;
    + Có Điều lệ tổ chức và hoạt động phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật hợp tác xã và các quy định của pháp luật có liên quan;
    + Có phương án hoạt động khả thi.
    - Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính 
    1. Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân. Ngày hiệu lực  28/8/2001
    2. Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân. Ngày hiệu lực  17/06/2005
    3. Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng. Ngày hiệu lực 18/12/2006.
    4. Quyết định số 24/2006/QĐ-NHNN ngày 06/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Ban hành Quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân; mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và phòng giao dịch, điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập Quỹ tín dụng nhân dân; thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Ngày hiệu lực  07/7/2006.
    5. Quyết định số 26/2008/QĐ-NHNN ngày 09/9/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân; mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và phòng giao dịch, điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập Quỹ tín dụng nhân dân; thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 24/2006/QĐ-NHNN ngày 06/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ngày hiệu lực 10/10/2008.

  • Xem thêm     

    06/03/2015, 08:51:14 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Để pháp nhân tồn tại thì bắt buộc phải có người đai diện theo pháp luật mới thay cho người đại diện theo pháp luật cũ, đồng thời phải đảm bảo đủ số lượng 03 cổ đông trong công ty. Sau khi đã tìm đủ những người như thế thì Công ty làm thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật và thay đổi cổ đông.

  • Xem thêm     

    06/03/2015, 08:48:09 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Đúng như bạn nêu hiện tại pháp luật không có quy định ủy quyền cho người thứ 4, mà chỉ có ủy quyền tối đa cho người thứ 3 theo quy định tại Điều 583 Bộ luật dân sự 2005 về Ủy quyền lại: "Bên được ủy quyền chỉ được ủy quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên ủy quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

    Hình thức hợp đồng ủy quyền lại cũng phải phù hợp với hình thức hợp đồng ủy quyền ban đầu.

    Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu".

    Mặc dù không có quy định cấm ủy quyền cho người thứ 4 nhưng việc ủy quyền của Giám đốc điện lực huyện cho Phó giám đốc điện lực huyện không được sự đồng ý của Giám đốc Công ty điện lực tỉnh và Tổng giám đốc công ty điện lực miền trung nên việc ủy quyền của Giám đốc điện lực huyện cho Phó giám đốc điện lực huyện là không hợp pháp.

    Nếu những hợp đồng mà Phó giám đốc điện lực đã ký là quan trọng, không vi phạm pháp luật về mặt nội dung thì Giám đốc Công ty điện lực tỉnh và Tổng giám đốc Công ty điện lực miền trung cần có văn bản chấp thuận những hợp đồng mà Phó giám đốc điện lực huyện đã ký theo hướng dẫn tại Nghị quyết 04/20013/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Nếu những hợp đồng Phó giám đốc huyện đã ký có vi phạm pháp luật về mặt nội dung hoặc không cần thiết thì ra văn bản không chấp nhận những hợp đồng đã ký đó do vi phạm về mặt thẩm quyền

6 Trang «<23456>