Tư Vấn Của Luật Sư: Nguyễn Thị Hướng - Ls.Nguyenthihuong

6 Trang «<23456>
  • Xem thêm     

    22/10/2013, 08:57:55 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào chị,

    Đối với bất động sản mà vợ chồng chị đang đứng tên, khi ly hôn, nếu không có tranh chấp với những người khác thì hai bên có thể thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết. Về nguyên tắc khi chia tài sản chung vợ chồng thì chia đôi nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của các bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này.

    Đối với con chung của hai vợ chồng thì thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết. Vì tôi không biết được tuổi của cháu bé nên chia ra các trường hợp sau:

    - Dưới 3 tuổi: Về nguyên tắc là giao cho mẹ nuôi;

    - Đủ 9 tuổi trở lên: Xem xét nguyện vọng của cháu bé về việc muốn ở với ai.

    - Từ 3 tuổi đến dưới 9 tuổi: Tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để quyết định việc giao quyền nuôi con cho bố hay mẹ.

    Nếu chị cần tư vấn cụ thể hơn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    21/10/2013, 02:06:10 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Để được kết hôn với nhau pháp luật quy định hai bên nam nữ phải đảm bảo được các điều kiện kết hôn và không thuộc trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại Điều 9, 10 Luật Hôn nhân và gia đì;nh:

    - Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên;

    - Hai bên tự nguyện, không bên nào ép buộc bên nào;

    - Không thuộc trường hợp cấm kết hôn.

    Nếu hai bạn thỏa mãn điều kiện trên có thể đi đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã nơi một trong hai bên cư trú.

    Trong trường hợp hai bạn cư trú ở hai địa phương khác nhau thì khi đăng ký kết hôn phải có các giấy tờ sau:

    - Tờ khai đăng ký kết hôn;

    - CMTND của hai bên nam nữ;

    - Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

    Về thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì Người có nhu cầu chỉ cần nộp tờ khai đề nghị cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại UBND cấp xã nơi cư trú của người đó, trong thời hạn quy định thì UBND cấp xã sẽ cấp cho người yêu cầu. Do đó, nếu bạn trai bạn hoặc bạn đề nghị cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của mình thì chắc chắn sẽ được cấp.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    17/10/2013, 02:27:45 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vì tôi chưa biết bố bạn và vợ cũ đã ly hôn hay chưa nên tôi chia làm hai trường hợp sau:

    1. Đã ly hôn: Bố bạn và mẹ bạn sống chung nhưng không có kết hôn, trường hợp của bố mẹ bạn được nhà nước khuyến khích đăng ký kết hôn trước năm 2001, tuy nhiên, theo như thông tin bạn cung cấp thì bố mẹ bạn đã không đăng ký kết hôn, do đó, việc sống chung của bố mẹ bạn không được coi là hôn nhân thực tế, nên khối tài sản bố mẹ bạn cùng đứng tên là khối tài sản chung chứ không phải là tài sản chung vợ chồng. Việc chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật trong trường hợp không để lại di chúc như sau:

    - Nếu bố bạn chết: Mẹ bạn không có quyền thừa kế mà chỉ có quyền hưởng phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mình trong khối tài sản chung. Những người thừa kế là các con của bố bạn bao gồm các bạn và con với người vợ trước.

    - Nếu mẹ bạn chết: Bố bạn không có quyền thừa kế mà chỉ có quyền hưởng phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mình trong khối tài sản chung. Hai bạn có quyền thừa kế di sản của mẹ bạn. Còn 3 người con riêng của bố bạn mà cùng sống với bố mẹ bạn, được bố mẹ bạn chăm sóc, nuôi dưỡng như con đẻ thì cũng được thừa kế tài sản của mẹ bạn, còn nếu không chung sống, không được mẹ bạn chăm sóc, nuôi dưỡng thì không được thừa kế.

    2. Nếu chưa ly hôn: Hôn nhân của bố bạn và vợ trước về mặt pháp lý vẫn được công nhận là quan hệ vợ, chồng. Việc chia di sản thừa kế theo pháp luật được chia như sau (Cả hai trường hợp dưới đây bố bạn và mẹ bạn không được thừa kế tài sản của nhau):

    - Bố bạn chết: Những người thừa kế: Vợ cũ, các con riêng với vợ cũ, các bạn.

    - Mẹ bạn chết: Các bạn là người thừa kế phần di sản của mẹ bạn để lại.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    17/10/2013, 02:10:03 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào em,

    Vậy em cần hỏi rõ với mẹ em xem có Giấy tờ gì không, vì như em nói phía tòa án đã hỏi ý kiến của em khi em học lớp 8, như vậy, chắc chắn đã có sự thông báo giữa bố mẹ em và tòa án.

    Theo chị đánh giá thì việc thay đổi người trực tiếp nuôi con khi em học lớp 8 đã có thông báo tới tòa án và cơ quan thi hành án. Vậy, lần thay đổi này em và mẹ em có thể viết đơn gửi lên Tòa án (đã giải quyết việc ly hôn của bố mẹ em trước kia) và cơ quan thi hành án để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con lần nữa.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    17/10/2013, 11:25:59 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào anh,

    Nếu anh muốn xác định cháu bé đó có phải là con anh hay không thì biện pháp hiệu quả nhất là xét nghiệm ADN. Pháp luật không bắt buộc anh phải làm như vậy. Tuy nhiên, nếu có tranh chấp và đưa ra cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì biện pháp xét nghiệm ADN cũng được áp dụng, bên nào đưa ra yêu cầu thì bên đó phải thanh toán chi phí.

    Trong trường hợp có người gây rối, phá phách đám cưới của anh thì tùy mức độ nghiêm trọng của hành vi và hậu quả của hành vi có thể vi phạm vào điều 245 Bộ luật Hình sự về gây rối trật tự công cộng:

    "1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;

    b) Có tổ chức;

    c) Gây cản trở giao thông hoặc gây đình trệ hoạt động giao thông công cộng;

    d) Xúi giục người khác gây rối;

    đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

    e) Tái phạm nguy hiểm".

    Trân trọng!

     

  • Xem thêm     

    17/10/2013, 10:57:09 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào em,

    Vậy em cần cung cấp cho chị thông tin về việc lúc em học lớp 8 bố mẹ em thỏa thuận như thế nào, thể hiện bằng văn bản hay chỉ thỏa thuận miệng, có thông báo cho cơ quan thi hành án hay không? Như vậy chị mới có thể trả lời cho em một cách rõ ràng.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    16/10/2013, 09:03:57 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Theo nội dung bạn cung cấp thì anh rể bạn đang chung sống với người con gái khác và vẫn chưa ly hôn với chị của bạn, như vậy anh ta đã vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình.

    Việc ly hôn khi con dưới 12 tháng tuổi là hạn chế quyền đơn phương ly hôn của người chồng, không hạn chế đối với người vợ nên nếu chị của bạn muốn có thể đơn phương ly hôn và yêu cầu người chồng cấp dưỡng cho con.

    Việc người anh rể của bạn đang sống chung với người phụ nữ khác như vợ chồng có dấu hiệu vi phạm quy định tại Điều 147 Bộ luật hình sự năm 1999

    "Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác ... gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lphatj hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm".

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    15/10/2013, 11:41:12 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thông tin bạn cung cấp còn thiếu một số thông tin nên tôi chưa thể đưa ra ý kiến tư vấn một cách chính xác, bạn cần cung cấp thêm một số thông tin sau đây để tôi có đủ căn cứ để đưa ra ý kiến tư vấn chính xác cho bạn:

    1. Người vợ trước của bố bạn còn sống hay đã chết.

    2. Bố mẹ bạn sống cùng nhau từ năm nào?

    3. Bố bạn có mấy người con riêng? bao nhiêu tuổi?

    Trân trọng!

     

  • Xem thêm     

    03/10/2013, 08:50:51 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn, trên cơ sở yêu cầu của bạn tôi trả lời như sau:

    Việc khai nhận di sản thừa kế phải có mặt của các đồng thừa kế, nếu bên nào vắng mặt thì phải có giấy ủy quyền có công chứng.

    Đối với di chúc của bố bạn, di chúc được lập trong tình trạng tinh thần minh mẫn, sáng suốt, không bị ép buộc, và có 2 người làm chứng, ký tên, xác nhận (2 người làm chứng là những người không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến tài sản là di sản thừa kế) thì có hiệu lực pháp luật mà không cần công chứng.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    20/08/2013, 03:48:11 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn, 

    Trường hợp con trên 3 tuổi mà chưa đủ 9 tuổi thì khi ly hôn, bố, mẹ thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết và tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện của các bên đối với việc chăm sóc, giáo dục con cái, đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của người con con để quyết định.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    16/08/2013, 09:45:12 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình tại Điều 92 thì: 

    Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác."

    Như vậy, theo quy định tại điều khoản trên, vợ, chồng bạn có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định trên cơ sở đảm bảo quyền lợ về mọi mặt của con.

    Và về nguyên tắc, con dưới 3 tuổi thì người mẹ trực tiếp nuôi (nếu không có thỏa thuận khác).

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    16/08/2013, 09:29:13 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Đối với trường hợp của em bạn thì pháp luật quy định rất cụ thể về việc quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con sau ly hôn:

    "Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác."

    Theo nội dung điều luật trên thì bố, mẹ có quyền thỏa thuận việc nuôi con, trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    16/08/2013, 09:25:09 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Trên cơ sở thông tin bạn cung cấp tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Theo quy định của pháp luật thì việc cấp lại bản chính giấy khai sinh căn cứ vào hồ sơ hộ tịch. Anh bạn sinh năm 1989, hồ sơ hộ tịch thể hiện rõ điều đó nên Giấy khai sinh bản chính được cấp lại thể hiện ngày sinh như hồ sơ hộ tịch là năm 1989.

    Sổ hộ khẩu là công cụ quản lý nhân khẩu, việc có sai sót trong sổ hộ khẩu thì cần phải đính chính, sửa đổi các thông tin sai sót. Anh bạn có thể đến cơ quan công an cấp huyện để thực hiện việc sửa đổi liên quan đến sổ hộ khẩu.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    16/08/2013, 09:18:02 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Dạ chào bác, 

    Với thông tin bác cung cấp tôi xin trả lời như sau:

    - Về việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: Đối với Sỹ quan quan đội thì thủ trưởng đơn vị nơi sỹ quan đó công tác có quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho Sỹ quan có yêu cầu cấp;

    - Về việc lựa chọn nơi đăng ký kết hôn: Hai bên Nam nữ đều có nơi đăng ký thường trú thì có quyền lựa chọn nơi đăng ký kết hôn tại UBND xã phường mà một trong hai bên thường trú để đăng ký kết hôn.

    Hai bên nam, nữ được kết hôn nếu đảm bảo các điều kiện về việc kết hôn theo quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình: 

    "Điều 9. Điều kiện kết hôn

    Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

    1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;

    2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;

    3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật này."

    Việc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ có thể phạm vào tội cản trở hôn nhân tự nguyện quy định tại Điều 146 Bộ luật Hình sự: 

    "Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không igam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm."

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    16/08/2013, 08:29:22 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Trên cơ sở thông tin bạn cung cấp tôi trả lời bạn như sau: 

    Theo quy định tại Điều 34, 36, 37 Luật Hôn nhân và gia đình về Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ thì cả cha và mẹ đều có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định cụ thể nào trực tiếp giải quyết vấn đề tranh chấp nuôi con ngooài giá thú, tuy nhiên, căn cứ vào Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 thì có thể áp dụng quy định tại Điều 92 về Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn trong trường hợp có tranh chấp quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn: 

    "1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác."

    Theo nội dung điều khoản trên thì hai người có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi nếu các bên không có thỏa thuận khác.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    26/07/2013, 09:09:19 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Theo thông tin bạn cung cấp tôi tư vấn cho bạn như sau: 

    Cha mẹ bạn mất không để lại di chúc, nếu có di sản thừa kế thì sẽ chia theo pháp luật.

    Điều 676 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về hàng thừa kế theo pháp luật như sau: 

    "Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

    Như vậy, trong trường hợp mà bạn nêu thì các bạn (con) và ông, bà (ông bà nội ngoại của bạn nếu còn sống) là những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Việc cậu bạn nắm giữ tài sản của ba mẹ bạn phải được sự đồng ý của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất đồng ý.

    Bạn cần có chứng cứ chứng minh cậu của bạn đang nắm giữ di sản thừa kế mà ba mẹ bạn để lại, sau đó yêu cầu cậu của bạn trao trả các tài sản là di sản thừa kế nêu trên.

    Trong trường hợp cậu của bạn không chịu trao trả thì bạn có thể gửi đơn lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    23/07/2013, 10:33:46 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào chị,

    Với nội dung câu hỏi và thông tin chị cung cấp tôi trả lời như sau:

    Bộ luật hình sự hiện hành của Việt Nam không có quy định nào là tội "Cướp con". Hai bên cãi vã, tranh chấp việc chăm sóc, nuôi dưỡng con dẫn đến hành vi lôi kéo, giằng khiến con bị đau thì hai bên phải tự giải quyết với nhau. 

    Khi giải quyết việc ly hôn, hai bên có quyền thỏa thuận về việc ly hôn, nuôi dưỡng, chăm sóc con cái, phân chia tài sản. Trong trường hợp không tự thỏa thuận được có quyền yêu cầu tòa án giải quyết.

    Trên cơ sở yêu cầu của các đương sự tòa án sẽ giải quyết vụ việc. Vì chị không cung cấp thông tin cụ thể về độ tuổi của con nên tôi đưa ra một số trường hợp sau: 

    Theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình thì: 

    "Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác."

    Về việc hạn chế quyền thăm nuôi thì Luật hôn nhân gia đình quy định như sau: 

    "Điều 94. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn

    Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

    Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."

    Về việc đơn phương ly hôn, thì pháp luật quy định hạn chế quyền đơn phương ly hôn của người chồng trong các trường hợp: Vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. 

    Nếu chị muốn đơn phương ly hôn thì chị có quyền, không bị hạn chế.

    Luật sư khi tham gia có vai trò hỗ trợ chị trong suốt quá trình giải quyết vụ việc giúp vụ việc được thực hiện một cách chính xác, tham vấn cho chị những vấn đề về pháp lý liên quan... 

    Như vậy, khi nhờ luật sư thì vụ việc của chị sẽ được hỗ trợ về mặt pháp lý. Nếu chị muốn nhờ luật sư thì chị có thể liên hệ trực tiếp với luật sư chị muốn nhờ để được tư vấn và báo phí.

    Trân trọng!

     

     

  • Xem thêm     

    19/07/2013, 09:43:08 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Với nội dung thông tin bạn cung cấp thì rất khó để có thể tư vấn một cách cụ thể cho bạn. 

    Bà của bạn để lại "tờ di chúc" cho ba của bạn: Nội dung tờ di chúc đó như thế nào? để lại tài sản cho những ai? Phân chia di sản như thế nào? bạn chưa nói rõ.

    Bạn có nói đến Giấy tờ thỏa thuận thân tộc có xác nhận của chính quyền địa phương: Nội dung thỏa thuận là gì? 

    Phải căn cứ vào nội dung của những giấy tờ đó mới có thể tư vấn cho bạn cụ thể được. 

    Nếu ba bạn muốn để lại di chúc cho các con thì có thể để lại di chúc định đoạt phần tài sản thuộc quyền sở hữu  của mình cho các con.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    16/07/2013, 08:57:00 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào chị,

    Nghị định 24/2013/NĐ-CP về hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài thì thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài được quy định như sau: 

    ĐĂNG KÝ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

    "1.   Hồ sơ đăng ký kết hôn

    -         Tờ khai đăng Tờ khai theo mẫu TRISONLAW (Kèm theo Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch).

    -         Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc Tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ;

    -         Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng; Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;

    ·        Giấy Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó;

    ·        Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc đã ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;

    ·        Đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì còn phải có giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

    ·        Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì phải có giấy do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước đó;

    ·        Đối với người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    -         Xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

    -         Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);

    -         Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau);

    -         Ngoài giấy tờ nêu trên, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp giấy tờ tương ứng sau đây:

    -         Căn cứ tình hình cụ thể, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định bổ sung giấy xác nhận của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài về việc công dân Việt Nam đã được tư vấn, hỗ trợ về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đăng ký kết hôn nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

    2.   Thẩm quyền 

    -         Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài; trường hợp công dân Việt Nam không có hoặc chưa có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký việc kết hôn;

    -         Trường hợp người nước ngoài có yêu cầu đăng ký kết hôn với nhau tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của một trong hai bên, thực hiện đăng ký kết hôn; nếu cả hai bên không đăng ký thường trú tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của một trong hai bên, thực hiện đăng ký kết hôn.

    -         Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái với pháp luật của nước sở tại; trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài kết hôn với nhau thì Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký việc kết hôn, nếu có yêu cầu.

    3.  Lễ đăng ký kết hôn tại Việt Nam (Điều 11 Nghị định số 24/2013/NĐ-CP)

    -         Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn, Sở Tư pháp thực hiện tổ chức lễ đăng ký kết hôn;

    -         Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở Sở Tư pháp. Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ. Đại diện Sở Tư pháp chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên cho biết ý định lần cuối về sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn và trao cho mỗi bên vợ, chồng 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

    -         Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn theo nghi thức quy định tại Khoản 2 Điều này. Việc cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn từ sổ đăng ký kết hôn do Sở Tư pháp thực hiện theo yêu cầu của vợ, chồng.

    -         Trường hợp có lý do chính đáng mà hai bên nam, nữ yêu cầu gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn quy định tại Khoản 1 Điều này thì được gia hạn ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn, nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết thời hạn này mà hai bên nam, nữ không đến tổ chức lễ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Giấy chứng nhận kết hôn được lưu trong hồ sơ.

    Trường hợp hai bên vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.

    4. Từ chối đăng ký kết hôn

    -         Một hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam;

    -         Bên kết hôn là công dân nước ngoài không đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước mà người đó là công dân hoặc thường trú đối với người không quốc tịch;

    -         Việc kết hôn không do nam, nữ tự nguyện quyết định;

    -         Có sự lừa dối, cưỡng ép kết hôn;

    -         Một hoặc cả hai bên kết hôn là người đang có vợ, đang có chồng;

    -         Một hoặc cả hai bên kết hôn là người mất năng lực hành vi dân sự;

    -         Các bên kết hôn là những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời;

    -         Các bên kết hôn đang hoặc đã từng là cha, mẹ nuôi và con nuôi, bố chồng và con dâu, mẹ vợ và con rể, bố dượng và con riêng của vợ, mẹ kế và con riêng của chồng;

    -         Các bên kết hôn cùng giới tính (nam kết hôn với nam, nữ kết hôn với nữ).

    -         Việc đăng ký kết hôn cũng bị từ chối, nếu kết quả phỏng vấn, thẩm tra, xác minh cho thấy việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời; kết hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác."

    Tôi gửi chị thủ tục đăng ký kết hôn được nêu trên, chúc chị sớm giải quyết được các vướng mắc.

    Trân trọng!

     

  • Xem thêm     

    16/07/2013, 08:46:24 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Theo quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về quản lý hộ tịch thì thủ tục xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như sau: 

    UBND cấp xã nơi cư trú của người có yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. 

    Các giấy tờ về cư trú của bạn có sổ KT3, các giấy tờ khác đã mất thì bạn có thể sử dụng sổ KT3 để xin làm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

    Trân trọng!

     

6 Trang «<23456>