hoangyen8880 viết:
Các ls cho em hỏi em và bạn gái em sống với nhau vì không được Gd cho phép lên không làm được giấy đkkh bây giờ bạn gái em đang có bầu. Điều em muốn hỏi ở đây là khi sanh đứa bé ra nếu bọn em chia tay em có quyền được nuôi đứa bé hay không. Nếu bọn em làm được đăng ký nhưng bạn em lại muốn khai sinh cho con vào hộ khẩu nhà mình có được không ? CÁC LS CHO E HỎI 2 ĐIỀU TRÊN em xin chân thành cảm ơn
Chào bạn!
Luật sư Nguyễn Huy Long xin được tư vấn như sau:
Theo quy định tại điểm c Mục 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình thì, kể từ ngày 1/1/2001 trở đi, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 để giải quyết như sau:
- Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn.
- Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thoả thuận của các bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.
Như vậy, trường hợp này sẽ giải quyết về quyền nuôi con như trong trường hợp ly hôn. Điều 92, Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: “Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác”
Như vậy, nếu mẹ đứa trẻ muốn nuôi con thì trước hết, bạn sẽ có rất ít khả năng được nuôi con.
Còn với câu hỏi thứ hai thì chúng tôi khẳng định là được bạn ạ!
Thân gửi!
Công ty Luật Minh Long và Cộng sự
Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:
- Tư vấn doanh nghiệp
- Tư vấn sở hữu trí tuệ
- Tư vấn đầu tư
Website: www.nllaw.vn
Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 02432 060 333
Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227
Email: namlonglaw@gmail.com