Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

65 Trang «<59606162636465>
  • Xem thêm     

    11/12/2011, 09:03:28 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Với thông tin như vậy thì bạn đã có thể khởi kiện để đòi nợ rồi. Tuy nhiên, để chắc chắn được Tòa án chấp nhận yêu cầu của bạn thì bạn cũng cần thu thập thêm thông tin, tài liệu chứng cứ để chứng minh là có việc mua bán và nợ tiền, làm rõ là việc gửi hàng trở lại để bán hộ chứ không phải là trả lại hàng do không đảm bảo chất lượng. Bạn có thể làm đơn khởi kiện đòi nợ và gửi các chứng cứ kèm theo đến Tòa án nơi người đó cư trú để được giải quyết.
             Thực tế, người ta thường dùng nhiều "biện pháp" khác nhau để đòi nợ..., trong đó, khởi kiện dân sự chỉ là "đường cùng". Vụ việc của bạn chứng cứ yếu, số tiền ít, người nợ tiền không cùng địa phương... nếu bạn khởi kiện dân sự thì thời gian, công sức, chi phí để thực hiện công việc không đáng để bạn theo kiện nên tốt nhất bạn nên yêu cầu công an xem xét xem có dấu hiệu tội phạm hay không hoặc nhờ "người quen" đến gặp Bé để đòi nợ thì sẽ nhanh gon, hiệu quả hơn.
  • Xem thêm     

    09/12/2011, 01:05:05 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Bạn có thể khởi kiện một vụ án dân sự để đòi nợ số tiền đó. Tuy nhiên, bạn phải chuẩn bị chứng cứ về việc giao dịch đó là hợp pháp và bạn không có lỗi trong việc thực hiện hợp đồng thì Tòa án mới chấp nhận yêu cầu của bạn. Bạn cũng cần làm rõ việc gửi lại hàng để bạn bán là trả lại hàng hay đơn thuần là gửi, việc đó có liên quan đến hợp đồng trước không.
  • Xem thêm     

    09/12/2011, 12:54:47 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Bạn không thể thực hiện được yêu cầu đó. Nếu có căn cứ xác định lô đất đó là của người phải thi hành án thì bạn có thể yêu cầu cơ quan thi hành án tiến hành thủ tục kê biên, phát mại lô đất đó để đảm bảo việc thi hành án.
  • Xem thêm     

    09/12/2011, 12:50:38 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn Jang_Long!

    Điều 2 Thông tư liên tịch số175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT của Bộ quốc phòng va Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực kể từ ngày 30/10/2011 quy định như sau:

    "1. Đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ:

    a) Công dân có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ và học viên là hạ sĩ quan, binh sĩ đang học tập tại các trường quân đội, trường ngoài quân đội theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng.

    b) Công dân đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức giáo dục chính quy tập trung gồm:

    - Trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học;

    - Trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề;

    - Các đại học, trường cao đẳng, trường đại học;

    - Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và tương đương;

    - Các trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam.

    c) Học viên đang học tập trung theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở hoặc cấp trung học phổ thông tại các cơ sở giáo dục.

    d) Công dân đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo mười hai tháng trở lên.

    2. Công dân nêu tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khoá đào tạo tập trung đầu tiên, trường hợp tiếp tục học tập ở các khoá khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ.

    - Thời gian một khóa đào tạo tập trung được tính từ ngày nhà trường quy định có mặt nhập học (ghi trong giấy báo nhập học) đến khi tốt nghiệp khoá học.

    - Một khoá học chỉ thực hiện ở một trình độ đào tạo, trường hợp đào tạo liên thông phải liên tục không gián đoạn.".

             Như vậy, UBND trả lời bạn như vậy là đúng. Bạn đã được hoãn một lần do vậy theo quy định tại Khoản 2, Điều 2, Thông tư liên tịch số175/2011/TTLT-BQP-BGDĐTthì bạn không được hoãn thêm một lần nữa.
  • Xem thêm     

    09/12/2011, 11:56:28 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Không có gì. Chào bạn!
  • Xem thêm     

    08/12/2011, 11:44:08 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn của bạn phanthanhhai1988!
  • Xem thêm     

    08/12/2011, 11:42:45 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    Điều 2 Thông tư liên tịch số175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT của Bộ quốc phòng va Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 13/9/2011 và có hiệu lực kể từ ngày 30/10/2011 quy định như sau:

    "1. Đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ:

    a) Công dân có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ và học viên là hạ sĩ quan, binh sĩ đang học tập tại các trường quân đội, trường ngoài quân đội theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng.

    b) Công dân đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức giáo dục chính quy tập trung gồm:

    - Trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học;

    - Trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề;

    - Các đại học, trường cao đẳng, trường đại học;

    - Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và tương đương;

    - Các trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam.

    c) Học viên đang học tập trung theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở hoặc cấp trung học phổ thông tại các cơ sở giáo dục.

    d) Công dân đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo mười hai tháng trở lên.

    2. Công dân nêu tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khoá đào tạo tập trung đầu tiên, trường hợp tiếp tục học tập ở các khoá khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ.

    - Thời gian một khóa đào tạo tập trung được tính từ ngày nhà trường quy định có mặt nhập học (ghi trong giấy báo nhập học) đến khi tốt nghiệp khoá học.

    - Một khoá học chỉ thực hiện ở một trình độ đào tạo, trường hợp đào tạo liên thông phải liên tục không gián đoạn.

    3. Những công dân sau đây không thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:

    a) Theo học các loại hình đào tạo khác ngoài quy định tại khoản 2 Điều này;

    b) Đang học nhưng bị buộc thôi học;

    c) Tự bỏ học hoặc ngừng học tập một thời gian liên tục từ sáu tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;

    d) Hết thời hạn học tập tại trường một khoá học;

    đ) Chỉ ghi danh, đóng học phí nhưng thực tế không học tại trường;

    4. Hàng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ. Công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ nếu tình nguyện thì có thể được tuyển chọn, gọi nhập ngũ:".
              Như vậy, nếu bạn học tập ở theo hệ chính quy, đào tạo tập trung tại một trong các trường "trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề" thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thì mới có thể được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự trong thời bình theo quy định tại Điều 29 Luật Nghĩa vụ quân sự. Còn nếu bạn học nghề ở một trung tâm đào tạo nghề không phải là học chính quy tập trung thì bạn cũng không được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.
             Khoản 2, Điều 2 nêu trên đã quy định: "Công dân nêu tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khoá đào tạo tập trung đầu tiên, trường hợp tiếp tục học tập ở các khoá khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ" do vậy nếu bạn học tiếp một khóa khác thì cũng sẽ không được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự một lần nữa.
             Việc bạn ký giấy làm bảo vệ gác cổng cho Ủy ban là thỏa thuận theo luật dân sự hoặc luật lao động chứ không phải điều chỉnh bởi luật nghĩa vụ quân sự. Do vậy, bạn có tiếp tục thực hiện thỏa thuận đó không do hai bên thống nhất chứ không ảnh hưởng đến việc bạn được  tạm hoãn hay không được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.
  • Xem thêm     

    08/12/2011, 10:50:28 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Nếu người bán xe cho bạn không phải là chủ sở hữu chiếc xe đó, cũng không phải là người được chủ xe ủy quyền định đoạt thì giao dịch giữa bạn với người chủ "hờ" đó không có giá trị pháp lý. Do vậy, bạn không có đủ căn cứ pháp lý để lấy lại chiếc xe đó. Chiếc xe đó chỉ có thể được trả lại cho chủ sở hữu thực sự hoặc xử lý theo quy định pháp luật.
  • Xem thêm     

    07/12/2011, 11:28:54 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Không có gì. Chào bạn!
  • Xem thêm     

    07/12/2011, 01:11:28 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư trả lời câu hỏi của ban như sau:
    1. Trước tiên gia đình bạn nên cứu chữa cho người nhà, yêu cầu giám định thương tật, đồng thời trình báo toàn bộ sự việc với công an để được giải quyết;
    2. Người gây tai nại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gây ra cho người nhà bạn;
    3. Nếu có dấu hiệu hình sự thì người gây tai nại sẽ bị khởi tố theo quy định tại Điều 202 BLHS, cụ thể như sau:

    "Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

    1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hạinghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

    b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

    c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

    đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

             Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của HĐTPTAND tối cao hướng dẫn cụ thể như sau:

          "Về các tình tiết "gây thiệt hại nghiêm trọng", "gây hậu quả rất nghiêm trọng", "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự

    4.1. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự:

    a. Làm chết một người;

    b. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tận từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

    e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.

    4.2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là "gây hậu quả rất nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm đ khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự:

    a. Làm chết hai người;

    b. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.

    4.3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 202 Bộ luật hình sự:

    a. Làm chết ba người trở lên;

    b. Làm chết hai người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    c. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.2 mục 4 này;

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của những người này trên 200%.

    e. Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba hoặc bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây thiệt hại về tài sản được hướng dẫn tại điểm e tiểu mục 4.2 mục 4 này;

    g. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên."
              Theo thông tin bạn nêu thì người gây tai nại rất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 202 BLHS và phải bồi thường cho nạn nhân theo quy định pháp luật (tiền cứu chữa, phục hồi sức khỏe, thu nhập bị mất, giảm sút...).
  • Xem thêm     

    07/12/2011, 12:21:22 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Cảm ơn BachThanhDC! Chào bạn vietducls!
    Thông tư liên tịch số121/2007/TTLT-BQP-BGDĐT được thay thế bởi Thông tư liên tịch số175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT của Bộ quốc phòng va Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 13/9/2011 và có hiệu lực kể từ ngày 30/10/2011.

    Điều 2 Thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT quy định như sau:

    "1. Đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ:

    a) Công dân có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ và học viên là hạ sĩ quan, binh sĩ đang học tập tại các trường quân đội, trường ngoài quân đội theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng.

    b) Công dân đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức giáo dục chính quy tập trung gồm:

    - Trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học;

    - Trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề;

    - Các đại học, trường cao đẳng, trường đại học;

    - Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và tương đương;

    - Các trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam.

    c) Học viên đang học tập trung theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở hoặc cấp trung học phổ thông tại các cơ sở giáo dục.

    d) Công dân đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo mười hai tháng trở lên.

    2. Công dân nêu tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khoá đào tạo tập trung đầu tiên, trường hợp tiếp tục học tập ở các khoá khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ.

    - Thời gian một khóa đào tạo tập trung được tính từ ngày nhà trường quy định có mặt nhập học (ghi trong giấy báo nhập học) đến khi tốt nghiệp khoá học.

    - Một khoá học chỉ thực hiện ở một trình độ đào tạo, trường hợp đào tạo liên thông phải liên tục không gián đoạn.

    3. Những công dân sau đây không thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:

    a) Theo học các loại hình đào tạo khác ngoài quy định tại khoản 2 Điều này;

    b) Đang học nhưng bị buộc thôi học;

    c) Tự bỏ học hoặc ngừng học tập một thời gian liên tục từ sáu tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;

    d) Hết thời hạn học tập tại trường một khoá học;

    đ) Chỉ ghi danh, đóng học phí nhưng thực tế không học tại trường;

    4. Hàng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ. Công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ nếu tình nguyện thì có thể được tuyển chọn, gọi nhập ngũ:".
              Trường hợp của bạn có thể được cấp bằng chính quy nhưng không phải là hình thức đào tạo TẬP TRUNG nên không thuộc diện được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định pháp luật. Hình thức học Tại chức, Liên thông, Văn bằng hai, từ xa... không phải là học tập trung.
  • Xem thêm     

    06/12/2011, 09:55:46 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    - Nếu bạn ở khác tỉnh với chủ xe cũ thì bạn không thể giữ biển số cũ, bạn buộc phải đăng ký và xin cấp lại biển số mới theo địa phương bạn.
    - Nếu bạn chưa thực hiện thủ tục mua bán, sang tên thì về mặt pháp lý chiếc xe đó vẫn thuộc quyền sở hữu của chủ cũ. Do vậy, có quan công an có thể giữ xe và yêu cầu chủ sở hữu xe đến làm việc (để xác định nguồn gốc có phải là xe gian hay không).
  • Xem thêm     

    06/12/2011, 09:52:07 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Điều 11, Nghị định số số 110/2004/NĐ-CP ngày 08-4-2004 của Chính phú về công tác văn thư quy định bản sao văn bản như sau:

    "1. Các hình thức bản sao được quy định tại Nghị định này gồm bản sao y bản chính, bản trích sao và bản sao lục.

    2. Thể thức bản sao được quy định như sau:

    Hình thức sao: sao y bản chính hoặc trích sao, hoặc sao lục; tên cơ quan, tổ chức sao văn bản; số, ký hiệu bản sao; địa danh và ngày, tháng, năm sao; chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản; nơi nhận.

    3. Bản sao y bản chính, bản trích sao và bản sao lục được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định này có giá trị pháp lý như bản chính.

    4. Bản sao chụp cả dấu và chữ ký của văn bản không được thực hiện theo đúng thể thức quy định tại khoản 2 của Điều này, chỉ có giá trị thông tin, tham khảo."

              Như vậy, pháp luật quy định bản sao có giá trị như bản chính và thay có thể thay thế bản chính. Khi bản chính còn hiệu lực thì bản sao vẫn còn hiệu lực. Không có văn bản pháp luật nào quy định thời hạn có hiệu lực của bản sao y. Theo quy định của pháp luật thì bản sao cũng có giá trị chứng minh và được coi là chứng cứ (bất kể bản sao y đó được sao tại thời điểm nào). Tuy nhiên, thực tế có một số cơ quan do nhận thức pháp luật yếu kém nên đã ban hành những quy định nội bộ trái luật như không nhận bản sao mà bắt phải nộp bản chính thì mới thực hiện thủ tục, hoặc bản sao phải trong thời hạn 6 tháng mới chấp nhận! Đó là những quy định máy móc và gây phiền hà cho người dân.
              Bạn cứ xuất trình bản sao xem cán bộ có thẩm quyền giải thích ra sao? Nếu họ cho rằng bản sao đó không còn hiệu lực thì bạn yêu cầu họ chỉ ra căn cứ pháp lý (có thể là quy định nội bộ do thủ trưởng cơ quan đó tự đặt ra ?!).
  • Xem thêm     

    06/12/2011, 12:38:23 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Thông tư liên tịch số 121/2007/TTLT-BQP-BGDĐT, ngày 07 tháng 08 năm 2007 của Bộ quốc phòng và bộ giáo dục và đào tạo HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 38/2007/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 3 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TẠM HOÃN GỌI NHẬP NGŨ VÀ MIỄN GỌI NHẬP NGŨ THỜI BÌNH ĐỐI VỚI CÔNG DÂN NAM TRONG ĐỘ TUỔI GỌI NHẬP NGŨ quy định như sau:

    Những công dân nam sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:

    a) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự hiện hành hoặc đang học tập tại các trường quân đội và các trường ngoài quân đội theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng.

    b) Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật giáo dục năm 2005 theo hình thức giáo dục chính quy, bao gồm:

    - Trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học;

    - Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng nghề, trường trung học nghề;

    - Trường cao đẳng, đại học.

    c) Học sinh, sinh viên đang học tại các nhà trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh đạo Việt Nam hoặc học sinh, sinh viên được đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo mười hai tháng trở lên.

    d) Học sinh, sinh viên nêu tại điểm b và điểm c khoản 1 mục II Thông tư này chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khóa đào tạo tập trung đầu tiên, nếu tiếp tục học tập ở các khóa khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ.

    đ) Hàng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 mục II Thông tư này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.

    2. Những học sinh, sinh viên sau đây không thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:

    a) Theo học các loại hình đào tạo khác ngoài quy định tại điểm b khoản 1 mục II Thông tư này;

    b) Đang học nhưng do vi phạm kỷ luật đã bị đuổi học, buộc thôi học;

    c) Tự bỏ học hoặc ngừng học tập một thời gian liên tục từ 12 tháng trở lên;

    d) Hết thời hạn học tập tại trường một khóa học;

    đ) Chỉ ghi danh, đóng học phí nhưng thực tế không học tại trường.”.

            Như vậy, bạn đang học tại chức thì không thuộc diện được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật.
  • Xem thêm     

    05/12/2011, 10:58:43 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Gia đình bạn có thể thỏa thuận với Ngân hàng về biện pháp xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ (Ngân hàng được phép phát mại tài sản để thu hồi nợ nếu gia đình bạn đồng ý chứ không được thu hồi nhà của gia đình bạn). Nếu đã thỏa thuận thì phải tôn trọng thỏa thuận giữa các bên. Nếu không thỏa thuận được thì một trong các bên có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết. Sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì người được thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án phát mại tài sản thế chấp để thanh toán khoản nợ tín dụng đó. Giá trị tài sản đảm bảo sẽ được xác định cụ thể tại thời điểm thi hành án (nếu thừa thì gia đình bạn được nhận lại).
           Do vậy, nếu Ngân hàng không tôn trọng thỏa thuận với gia đình bạn thì gia đình bạn có thể khởi kiện tranh chấp hợp đồng tín dụng, bảo lãnh để Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật.
  • Xem thêm     

    05/12/2011, 10:16:10 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Nguyên tắc hình thành các giấy tờ tùy thân như sau: Giấy khai sinh -> Hộ khẩu -> Chứng minh thư nhân dân....
            Do vậy, nếu đúng luật thì mọi giấy tờ của bạn phải sửa cho đúng nội dung ghi trong giấy khai sinh gốc. Tuy nhiên, Hộ khẩu và CMND thì sửa không khó nhưng những bằng cấp, giấy tờ tùy thân khác thì không dễ sửa. Nên nếu có thể "linh động" để sửa cho đúng với "học bạ" là cách tốt nhất. Việc này bạn phải tuân theo sự hướng dẫn của các "chuyên gia" là công an và cán bộ hộ tịch, hộ khẩu.
  • Xem thêm     

    04/12/2011, 09:21:46 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Không có gì. Chào bạn. Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    04/12/2011, 08:36:30 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                   Tôi rất hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của bạn. Theo luật thì bạn không thuộc trường hợp được hoãn nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, nếu hoàn cảnh của bạn thực sự "éo le", "vợ dại con thơ" thì có thể làm đơn trình bày rõ hoàn cảnh và nguyện vọng để Hội đồng nghĩa vụ quân sự xem xét ,"linh động" cho hoãn đến sang năm... Nếu quân số đã đảm bảo chỉ tiêu cho việc tuyển quân thì những trường hợp khó khăn "ngoài luật" như của bạn cũng sẽ được "hoãn" theo nguyện vọng. Còn nếu bạn cố "cãi lý" thì không có lý gì đâu. Chúc bạn may mắn!
  • Xem thêm     

    04/12/2011, 08:29:20 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Nếu bạn trốn tránh nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt hành chính (một số địa phương còn áp dụng bổ sung hình thức cải tạo lao động công ích tại địa phương). Nếu bạn vi phạm quy định về việc kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự thì theo điều 8 nghị định số 151/2003/NĐ-CP (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng), bạn bị xử phạt như sau:

    1. Phạt tiền từ 100.000-300.000 đồng đối với hành vi vắng mặt khi có giấy gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.


    2. Phạt tiền từ 300.000-500.000 đồng đối với hành vi gian dối hoặc mua chuộc nhân viên y tế để làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.


    3. Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm khoản 1 và 2 điều này còn buộc phải chấp hành các quy định về kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của hội đồng nghĩa vụ quân sự.


    Nếu bạn vi phạm quy định về nhập ngũ thì theo điều 8 nghị định số 151/2003/NĐ-CP, bạn bị xử phạt như sau:


    1. Phạt tiền từ 300.000-500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm quy định đã ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.


    2. Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn buộc phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ theo quy định của pháp luật.


              Nếu bạn đã bị xử lý hành chính mà vẫn cố tình vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 259 BLHS, cụ thể như sau:

    Điều 259. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự

    1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
      a) Tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của mình;
      b) Phạm tội trong thời chiến;
      c) Lôi kéo người khác phạm tội.

  • Xem thêm     

    04/12/2011, 07:24:42 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
               Gia đình bạn có hai vợ chồng và một con nhỏ 6 tháng tuổi. Vợ bạn cũng có khả năng lao động và có thể mang lại thu nhập nuôi sống gia đình (?) do vậy bạn không phải là "lao động duy nhất" trong gia đình nên không thuộc diện được hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Điều 29 Luật nghĩa vụ quân sự.
65 Trang «<59606162636465>