Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

65 Trang «<62636465>
  • Xem thêm     

    01/11/2011, 10:18:03 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư trả lời bạn như sau:
                1. Tội cho vay nặng lãi chỉ áp dụng với đối tượng chuyên sống bằng NGHỀ bóc lột người khác bằng việc cho vay nặng lãi. Mức vay phải lớn bằng từ 10 lần lãi suất cao nhất mà Nhà nước quy định trở lên thì mới được gọi là nặng lãi.
           Cụ thể như sau:

    "Điều 163. Tội cho vay lãi nặng

    1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lêntính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

    2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.".

                 
    Tóm lại phải đủ cả hai điều kiện là lãi suất cao từ 10 lẫn lãi suất cao nhất mà Nhà nước trở lên và chuyên sống bằng "nghề" cho vay nặng lãi mới cấu thành Tội cho vay nặng lãi theo quy định tại Điều 163 BLHS. Như vậy, bạn hoàn có thể yên tâm bởi việc cho vay nợ của bạn không cấu thành tội phạm nên không thể bị xử lý hình sự.
                  2. Bạn có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau, miễn là thu thập được chứng cứ về việc giao tiền là bạn có cơ hội đòi lại.
    Chúc bạn thành công!





  • Xem thêm     

    01/11/2011, 02:48:39 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    1.                      Đối với khoản tiền đặt hàng: Khoản tiền này bạn giao cho người ta nhưng không có giấy tờ gì nên sẽ khó đòi. Bạn cần thu thập thêm các tài liêu, chứng cứ về việc người đó cầm tiền của bạn nhưng chưa giao hàng (Giấy xác nhận, băng đĩa ghi âm, ghi hình, Email…) thì mới có căn cứ để pháp luật giải quyết.

    2.                      Đối với khoản tiền vay hộ: Pháp luật không quy định hợp đồng vay tài sản phải có công chứng, chứng thực mới hợp pháp. Do vậy chỉ cần giấy vay tiền viết tay là hợp pháp rồi. Bạn xem lại thời hạn trả tiền mà hai bên thỏa thuận là khi nào? Họ đã vi phạm hợp đồng vay chưa?

    3.                      Việc đòi nợ có rất nhiều cách, nhiều biện pháp: Bạn có thể nhờ pháp luật giải quyết (công an, Tòa án) hoặc có thể ủy quyền cho người khác đòi nợ. Nếu trong vụ việc của bạn có dấu hiệu của tội lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì bạn nên nhờ công an giải quyết.

    Chúc bạn thành công!

  • Xem thêm     

    31/10/2011, 10:45:55 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    Điều 122  BLHS quy định Tội vu khốngnhư sau:

    "1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    c) Đối với nhiều người;

    d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

    đ) Đối với người thi hành công vụ;

    e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

             Như vậy, người ta không mua nhà đất của bạn mà lại bịa ra là có mua, không giao tiền cho bạn mà bịa là có giao tiền cho bạn... để loan tin nhằm xúc phạm danh dự của bạn hoặc tố cáo bạn với cơ quan có thẩm quyền thì mới phạm tội vu khống. Còn trong trường hợp này có việc mua bán thực, bạn là người đứng tên nhà đất, thủ tục kéo dài nên người ta khiếu kiện là có căn cứ. Còn việc đúng sai thế nào thì sau này Tòa án sẽ phân định. Do vậy bạn cần xem lại nội dung sự việc và đối chiếu với Điều 122 BLHS xem có nên tố giác hành vi của họ hay không.

            Nếu hành vi của họ gây thiệt hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của bạn thì bạn có quyền khởi kiện một vụ án dân sự, yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định tại chương XXI BLDS. Tòa án nơi người mua đất cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại của bạn. Tuy nhiên, để Tòa án chấp nhận yêu cầu của bạn thì bạn phải có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại do hành vi của người mua đất trực tiếp gây ra thì Tòa án mới chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bạn.


  • Xem thêm     

    30/10/2011, 09:06:37 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
    1. Trách nhiệm hình sự:

    Điều 284 BLHS quy định Tội giả mạo trong công tác như sau:

    "1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

    a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;

    b) Làm, cấp giấy tờ giả;

    c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;

    c) Phạm tội nhiều lần;

    d) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

    5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.".

             Như vậy, với hành vi giả mạo chữ ký của bạn, Phó hiệu trưởng đó có thể phạm tội giả mạo trong công tác theo quy định tại Điều 284 BLHS. Tuy nhiên, để cấu thành tội đó thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm chứng minh mục đích "vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác" khi thực hiện động tác giả mạo chữ ký của bạn (Ví dụ khai thêm lớp để được hưởng thêm chế độ của Nhà nước và BGH chia nhau hoặc để tăng thành tích cá nhân và BGH...).
            Bạn có thể gửi đơn trình báo đến Công an huyện trình bày toàn bộ nội dung sự việc để công an xem xét. Nếu thấy có dấu hiệu tội phạm thì công an huyện sẽ khởi tố vụ án và xử lý theo quy định của pháp luật.
           2. Trách nhiệm dân sự:
    Bạn có thể khởi kiện một vụ án dân sự để yêu cầu người đó bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại theo quy định tại Điều 611 BLDS. Tuy nhiên, để chứng minh được thiệt hại của bạn trong trường hợp này là rất khó.
           Bạn có thể gửi đơn khởi kiện tới TAND cấp huyện nơi người giả mạo chữ ký của bạn cư trú để yêu cầu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại. Trong đơn phải trình bày rõ nội dung, thống kê các thiệt hại, mức yêu cầu bồi thường thiệt hại và xuất trình kèm theo các chứng cứ để Tòa án xem xét. Bạn có thể tham khảo mẫu đơn khởi kiện sau đây:

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    --------o0o-------

    ………………., ngày …….tháng ……năm 2011

     

    ĐƠN KHỞI KIỆN

    (Về việc…………………………………………………………………………)

     

    Kính gửi: TOÀ ÁN NHÂN DÂN……………

     

    I. Nguyên đơn

    Ông (bà):…………………., sinh năm…….

    CMND số:………….., do Công an ………..cấp ngày ………..

    Trú tại:…………………………………………………….

    II. Bị đơn

    Ông, (bà) ……………..

    CMND số:………….., do Công an ………..cấp ngày ………..

    Trú tại:…………………………………………………….

    III. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là

    -  ông, (bà) ……………..

    CMND số:………….., do Công an ………..cấp ngày ………..

    Trú tại:…………………………………………………….

    -  ông, (bà) ……………..

    CMND số:………….., do Công an ………..cấp ngày ………..

    Trú tại:…………………………………………………….

     

    Để Tòa án có căn cứ để giải quyết, tôi xin trình bày cụ thể nội dung sự việc như sau:

    …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

    Yêu cầu khởi kiện:

    1………………………………………………………………………………

    2……………………………………………………………..

    Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Quý Toà. Tôi xin chân thành cảm ơn!

     

    Tài liệu giửi kèm theo đơn:

    Người khởi kiện

    - …….

     

     

     

     

     

     

    ………………………………………


  • Xem thêm     

    29/10/2011, 11:12:42 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Luật sư Đặng Văn Cường đã trả lời câu hỏi này
  • Xem thêm     

    29/10/2011, 10:53:57 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:
              1. Luật tố tụng hành chính mới (hiệu lực 01/7/2011) có nhiều điểm mới so với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính trước đây, trong đó:
    - Người khởi kiện không cần thực hiện thủ tục "tiền tố tụng" là khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính đó;
    - Tất cả các quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai quy định tại khoản 2, Điều 6 Luật đất đai đều thuộc đối tượng khởi kiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính (trong đó có cả quyết định giải quyết tranh chấp).

    - Đã được giải quyết khiếu nại lần hai nhưng không đồng ý với kết quả đó thì các bên vẫn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết bằng một vụ án hành chính.

                2. Thủ tục khởi kiện vụ án hành chính được quy định tại chương VIII luật tố tụng hành chính.
    Bạn có thể tham khảo một số quy định sau đây:
     
    Điều 28. Những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

    1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.

    2. Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

    3. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.

    4. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

    Điều 29. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

    Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án cấp huyện) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:

    1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó;

    2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đối với công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó;

    3. Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.

    Điều 30. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

    1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án cấp tỉnh) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:

    a) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính;

    b) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan thuộc một trong các cơ quan nhà nước quy định tại điểm a khoản này và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong các cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính;

    c) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó;

    d) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án. Trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam, thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh;

    đ) Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án;

    e) Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án;

    g) Trong trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết khiếu kiện thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện.

    2. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành quy định tại Điều này.

           Điều 103. Quyền khởi kiện vụ án hành chính

    1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.

    2. Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợpkhông đồng ý với quyết định đó.

    3. Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với cách giải quyết khiếu nại.

    Điều 104. Thời hiệu khởi kiện

    1. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cá nhân, cơ quan, tổ chức được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

    2. Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như sau:

    a) 01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

    b) 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

    c) Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.

    3. Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện.

    4. Các quy định của Bộ luật dân sự về cách xác định thời hạn, thời hiệu cũng được áp dụng trong tố tụng hành chính.

    5. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành quy định tại Điều này.

    Điều 105. Đơn khởi kiện

    1. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

    a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

    b) Tòa án được yêu cầu giải quyết vụ án hành chính;

    c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện;

    d) Nội dung quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, nội dung giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri hoặc tóm tắt diễn biến của hành vi hành chính;

    đ) Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có);

    e) Các yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết;

    g) Cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

    2. Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì đơn khởi kiện do người đại diện theo pháp luật của những người này ký tên hoặc điểm chỉ. Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.

    Điều 106. Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án

    1. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

    a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;

    b) Gửi qua bưu điện.

    2. Ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

    Điều 107. Nhận và xem xét đơn khởi kiện

    1. Tòa án nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn, cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự.

    2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

    3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo để thực hiện một trong các thủ tục sau đây:

    a) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết;

    b) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

    c) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 109 của Luật này.

  • Xem thêm     

    28/10/2011, 12:31:11 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Luật sư đã trả lời
  • Xem thêm     

    26/10/2011, 11:29:36 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời câu hỏi của bạn như sau:

     

    Điều 13 Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định Thẩm quyền đăng ký khai sinh như sau:

    "1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp xã), nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.

    2. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.

    3. Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó."

              Do vậy, nếu bạn đã đăng ký kết hôn và hộ khẩu khác huyện với chồng thì con bạn sinh ra sẽ được đăng ký khai sinh tại UBND cấp xã nơi có hộ khẩu của bạn. Nếu bạn muốn cháu bé đăng ký khai sinh tại nơi thường trú của chồng bạn thì bạn phải thực hiện thủ tục chuyển hộ khẩu của bạn về nơi đó trước khi sinh.

  • Xem thêm     

    25/10/2011, 10:00:33 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
           1. Điều 401 BLDS quy định: Hình thức của hợp đồng dân sự có thể thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc hành vi cụ thể. Trong trường hợp pháp luật quy định hợp đồng bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản và có công chứng, chứng thực hoặc phải xin phép thì phải tuân theo quy định đó.
           Hợp đồng vay tài sản là một trong các loại hợp đồng dân sự thông dụng được quy định tại Mục 4 của BLDS. Theo đó hợp đồng vay tài sản không bắt buộc phải có công chứng, chứng thực, không bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản... (Điều 471). Do vậy, hợp đồng của bạn chỉ cần viết tay là có hiệu lực pháp luật rồi. Bạn có thể xuất trình hợp đồng đó để cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
           2. Nếu bạn muốn xử lý theo pháp luật hình sự thì công an nơi bạn giao tiền sẽ giải quyết. Nếu bạn muốn khởi kiện một vụ án dân sự thì Tòa án nơi người vay cư trú là nơi có thẩm quyền giải quyết.
           3. Bạn muốn mời Luật sư tư vấn theo vụ việc hoặc tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho vụ việc trên thì nên liên hệ trực tiếp với Luật sư để trao đổi về chi phí và thủ tục thực hiện công việc. Chi phí và thù lao Luật sư phụ thuộc vào yêu cầu của bạn và mức độ tham gia của Luật sư đối với mỗi công việc cụ thể. Do vậy, cần có Luật sư tư vấn hoặc tham gia vào vụ việc của bạn thì bạn hãy liên hệ trực tiếp với Ls để được trợ giúp.
  • Xem thêm     

    25/10/2011, 07:19:47 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
           Bạn nên trình báo toàn bộ sự việc đó cho công an huyện để xem xét giải quyết. Nếu người đó vay tiền của bạn rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt số tiền đó thì có thể họ phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS. Bạn cứ trình bày toàn bộ sự việc với công an để được giải quyết nhé, chúc bạn sớm lấy được số tiền đó. Nếu cần tư vấn thêm hãy liên lạc với Luật sư để được giải đáp.
  • Xem thêm     

    25/10/2011, 06:32:35 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời câu hỏi của bạn như sau:
           Hành vi của người vay tiền có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại khoản 1, Điều 140 BLHS (thông qua giao dịch vay mượn rồi bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản).
          Do vậy, để đòi lại số tiền đó bạn làm đơn trình báo hoặc đơn tố giác tội phạm gửi đến công an cấp quận, huyện nơi có thỏa thuận vay tiền ghi trong giấy vay (Hà Nội). Cơ quan công an sẽ xem xét và truy tìm thủ phạm để xử lý trước pháp luật, trả lại tài sản cho bạn.
          Trong đơn bạn nên trình bày rõ nội dung sự việc: Xảy ra khi nào, ở đâu, số tiền bao nhiêu, quan hệ giữa hai bên thế nào...), yêu cầu của bạn, thông tin về nhân thân, địa chỉ gia đình của người đó (VIỆC GÌ - CỚ BỞI LÀM SAO - BAO GIỜ TRÔNG THẤY - KHI NÀO MỚI THÔI). Hi vọng bạn sẽ sớm tìm lại được tài sản.
  • Xem thêm     

    23/10/2011, 11:39:26 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
               Hành vi của người mượn xe đi cầm cố có dấu hiệu của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 BLHS hoặc tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 BLHS. Hành vi của người mang xe đi cầm cố thể hiện thái độ bất chấp pháp luật còn thái độ của gia đình như vậy là thiếu trách nhiệm với con cái.
               Do vậy, nếu gia đình họ và người đó kiên quyết không trả xe hoặc bồi thường thiệt hại thì chủ xe có thể báo công an để lấy lại xe và xử lý người đó trước pháp luật. Trong trường hợp này, người nhận cầm cố xe cũng có thể  phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo quy định tại Điều 250 BLHS.
  • Xem thêm     

    20/10/2011, 09:03:05 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời tình huống của gia đình Hongtran85 như sau:
    1. Trước hết kiểm tra lại giấy tờ xem mục đích vay ghi là gì? Việc sử dụng tiền của mẹ bạn có đúng mục đích không?
    - Nếu mẹ bạn sử dụng tiền vay đúng mục đích nhưng do làm ăn nhất thời thua lỗ nên chưa có khả năng hoàn trả thì mẹ bạn không phạm tội;
    - Nếu mẹ bạn sử dụng tiền vay sai mục đích dẫn đến mất khả năng thanh toán hoặc nay có khả năng thanh toán nhưng cố tình không thanh toán (thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản) thì mẹ bạn có thể phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS cụ thể như sau:

    "Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 4 triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    đ) Tái phạm nguy hiểm;

    e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này."

             Nếu hành vi của mẹ bạn đã cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 140 BLHS nêu trên thì bạn nên khuyên mẹ bạn tự thú để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật và tránh bị "xử" bằng "luật rừng".
             Bạn cũng lưu ý là hiện nay việc vỡ nợ, phá sản đang xảy ra rất nhiều, có những vụ việc tài sản lên tới hàng trăm tỷ đồng. Theo đó, xuất hiện ngày càng nhiều "dịch vụ đòi nợ thuê" theo kiểu "xã hội đen". Họ toàn là những đối tượng nghiện ngập, tiền án, tiền sự bất chấp pháp luật để đòi nợ thuê nên đã có rất nhiều vụ án: Giết người, cố ý gây thương tích, cưỡng đoạt tài sản, bắt cóc chiếm đoạt tài sản, giam giữ người trái phép... đã xảy ra xuất phát từ lý do đòi nợ. Tình hình đó hiện nay có nhiều diễn biết rất phức tạp, thậm chí sinh viên cũng tranh thủ "làm thêm" với dịch vụ đòi nợ thuê...
            Do vậy, gia đình bạn nên cân nhắc trước khi có những quyết định để giải quyết tình huống của gia đình mình: Nếu còn khả năng trả nợ thì nên trả nợ. Nếu không còn khả năng thì phải khất nợ cho có tình, có lý, có thể phải bán nhà đất để giải quyết mọi việc cho êm chuyện; Nếu có dấu hiệu tội phạm thì nên trình báo với công an để được hưởng khoan hồng... tránh việc va chạm với những đối tượng đòi nợ thuê...  Để bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình mình, bạn nên mời Ls tư vấn cụ thể hoặc bảo vệ gia đình bạn trong tình huống trên.


  • Xem thêm     

    13/10/2011, 06:24:46 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Về nguyên tắc, đã có đăng ký xe rồi thì không cần hồ sơ gì nữa. Nếu chưa có đăng ký xe, lại mất hồ sơ thì "bó tay" rồi!
  • Xem thêm     

    12/10/2011, 11:32:38 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Nếu chủ xe đã có đăng ký xe rồi thì bạn và chủ xe đến phòng công chứng để được hướng dẫn thủ tục. Nếu chưa có đăng ký xe thì chỉ còn cách là phải tìm lại hồ sơ thôi.
  • Xem thêm     

    12/10/2011, 05:56:40 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Hồ sơ đó đã nộp cho công an để làm thủ tục đăng ký rồi. Chỉ cần có đăng ký xe là chứng minh xe hợp pháp rồi, ngoài ra không cần giấy tờ nào khác.
  • Xem thêm     

    10/10/2011, 08:44:13 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Bạn định nói đến hồ sơ nào? Giấy tờ sở hữu của xe máy chỉ cần Đăng ký xe là đủ. Hóa đơn, giấy tờ mua bán anh ta đã nộp cho công an để được cấp Đăng ký xe rồi. Giờ chủ xe chết mà bạn vẫn chưa sang tên thì bạn phải yêu cầu gia đình anh ta tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì mới sang tên cho bạn được!
  • Xem thêm     

    04/10/2011, 12:23:05 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn sisapa!
          Điều 149 BLTTDS quy định các phương thức cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng thì có 3 phương thức là:
    1. Cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp, qua bưu điện hoặc người thứ ba được ủy quyền;
    2. Niêm yết công khai;
    3. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
            Khoản 3, Điều 154 BLTTDS quy định: Thời gian niêm yết công khai văn bản tố tụng là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.
           Luật không quy định thời gian giữa hai lần tống đạt như bạn nói. Nếu tống đạt trực tiếp không được thì niêm yết công khai. Nếu không xác định được nơi cư trú của đương sự hoặc đương sự bỏ đi khỏi nơi cư trú thì có thể thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng chứ không có thông báo lần 1 với lần 2. Mỗi lần Tòa án cần triệu tập đương sự thì có thể áp dụng một trong các phương thức tống đạt theo quy định tại Điều 149 nêu trên.
  • Xem thêm     

    03/10/2011, 05:12:26 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Bạn có thể mua xe đứng tên Công ty trong đăng ký xe. Nhưng biển số xe do công an nơi Công ty có trụ sở chính cấp.
  • Xem thêm     

    02/10/2011, 09:03:41 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng. Trong vấn đề này, tôi đồng ý với cách hiểu của bạn.
            Một vấn đề có thể có nhiều quan điểm khác nhau. Nhưng chỉ có một quan điểm đúng. Một quy định pháp luật cũng có thể có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng vấn đề là phải hiểu đúng tinh thần của nhà làm luật thì mới áp dụng đúng pháp luật. Trong thủ tục pháp lý thì quan điểm đúng là quan điểm mà pháp luật đã quy định. Nếu pháp luật không quy định  hoặc quy định không rõ thì quan điểm của người có "thẩm quyền giải quyết" sẽ là "chân lý".
65 Trang «<62636465>