Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

65 Trang «<57585960616263>»
  • Xem thêm     

    10/01/2012, 04:38:55 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
          1. Tại Mục I, Nghị quyết số 02/2006/NQ-HDDTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn Điều 61, BLTTDS như sau:"#0000ff; font-size: 12pt;" class="Normal-H">Đối với cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của cá nhân đó. Đồng thời ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.".
            Do vậy, bạn có thể viết đơn khởi kiện thay cho bố mẹ bạn nhưng bố mẹ bạn phải trực tiếp ký tên hoặc điểm chỉ vào cuối đơn khởi kiện đó.
           2. Để thay mặt bố mẹ bạn tham gia tố tụng thì bạn phải ký kết hợp đồng ủy quyền tham gia tố tụng có công chứng của Công chứng viên theo quy định pháp luật.
  • Xem thêm     

    06/01/2012, 10:48:27 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

            Vâng, Tôi đồng ý với ý kiến của bạn!
            Nếu gia đình bạn tiếp tục trả nợ thay cho em bạn  và em bạn vẫn tiếp tục lô đề, cờ bạc... thì đó là một sai lầm. Việc đó không giúp em bạn tốt hơn mà chỉ đẩy em bạn vào những sai lầm lớn hơn. Theo tôi thì em bạn phải đi cải tạo thì mới có thể trở thành người tốt, sống có ích cho xã hội và không còn là gánh nặng của người thân.
  • Xem thêm     

    06/01/2012, 10:24:58 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
               1. Em bạn đã đến tuổi trưởng thành và không bị nhược điểm về thể chất, tinh thần nên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Em bạn phải tự mình chịu trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi của mình. Theo quy định của pháp luật thì bố mẹ bạn không phải trả nợ thay cho em bạn. Nếu chủ nợ còn đến quấy dối, dọa nạt thì bố bạn nên báo công an để được can thiệp kịp thời.
               2. Theo thông tin mà bạn nêu thì bố mẹ bạn quá nuông chiều em bạn do vậy em bạn đã hư hỏng và bố mẹ bạn cũng kiệt quệ! Hành vi vay tiền đánh bạc rồi bỏ trốn của em bạn đã cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS. Gia đình bạn cũng cần phải để em bạn chịu chế tài của pháp luật để cải tạo thành người tốt, sống có ích cho xã hội và có trách nhiệm với gia đình, vợ con.
  • Xem thêm     

    05/01/2012, 08:09:23 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:
                 1. Cơ quan công an nơi việc giao nhận tiền xảy ra là nơi có thẩm quyền giải quyết;
                 2. Theo thông tin bạn nêu thì chưa thấy có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 BLHS (phải có hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản thì mới cấu thành tội lừa đảo...).
                 3. Nếu người đó bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản của gia đình bạn thì mới phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS.
                 Gia đình bạn có thể trình báo toàn bộ sự việc với công an nơi có việc giao nhận tiền để được giải quyết. Nếu công an gọi người đó đến làm việc mà người đó không đến, hoặc bỏ trốn thì sẽ cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
                 4. Nếu vụ việc không có dấu hiệu tội phạm thì gia đình bạn vẫn có thể khởi kiện một vụ án dân sự để đòi tiền. Khi đó TAND nơi bên vay cư trú sẽ là Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
    Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    03/01/2012, 01:00:46 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Việt Nam có kinh doanh dịch vụ đánh bạc là Casino Đồ Sơn, đối tượng tham gia là người nước ngoài.
  • Xem thêm     

    01/01/2012, 09:13:21 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Nếu sau khi phát lệnh truy nã mà công an có nguồn tin là người đó đã vượt biên sang Lào thì Công an VN sẽ phối hợp với Công an Lào để bắt và dẫn độ về VN để xử lý. Công an VN chỉ có thể hợp tác với police các quốc gia khác nếu có hiệp ước hỗ trợ tư pháp giữa VN với quốc gia đó... Nói chung, sau khi phát lệnh truy nã, công an VN có phối hợp với các cơ quan an ninh của các quốc gia hay không phụ thuộc vào tin tức tội phạm và các hiệp ước hỗ trợ tư pháp giữa VN và quốc gia đó.
  • Xem thêm     

    31/12/2011, 07:46:44 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Nhà nước VN chỉ có quyền quy định cấm nhập cảnh vào VN chứ không thể quy định công dân nước ngoài cấm nhập cảnh đối với quốc gia khác (trừ trường hợp có điều ước quốc tế thỏa thuận giữa hai nước). Trong trường hợp của bạn thì Công an chỉ có thể lệnh cấm xuất cảnh khỏi VN đối với người có lệnh truy nã chứ không cấm nhập cảnh.
  • Xem thêm     

    31/12/2011, 07:39:53 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng, cảm ơn bạn!
  • Xem thêm     

    31/12/2011, 08:26:37 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Nếu có một giấy vay 500trđ là có căn cứ để xử lý rồi. Sau khi nhận được đơn tố giác, kèm theo giấy vay nợ, công an sẽ có giấy gọi người vay đến trụ sở để làm việc. Nếu người đó đã trốn khỏi địa phương thì công an sẽ đến nhà và làm việc với công an khu vực để xác minh sự việc. Khi có căn cứ là người đó bỏ trốn để chiếm đoạt 500 trđ trên thì công an sẽ khởi tố vụ án, khởi tố bị can và phát lệnh truy nã. Trước hết xử lý đối với khoản tiền 500 trđ, sau này có thêm căn cứ về các khoản tiền khác thì sẽ khởi tố bổ sung đối với các khoản tiền đó.
            Chỉ với số tiền 500 tr , nếu người đó phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì người đó sẽ bị mức án theo khoản 4, Điều 139 BLHS là 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Còn nếu người đó phạm tội  lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với số tiền 500 trđ thì theo khoản 4 Điều 140 BLHS mức án sẽ là 20 năm tù hoặc tù chung thân. Mức án như vậy là đủ sức dăn đe và tạo áp lực cần thiết để bạn lấy lại tài sản của mình. Nếu họ tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả thì họ sẽ được giảm án.
            Như vậy, vụ việc của bạn là có căn cứ để xử lý hình sự. Trước hết xử lý với khoản nợ có giấy vay. Sau khi bắt được đối tượng thì bằng những biện pháp nghiệp vụ,công an sẽ buộc họ phải khai nhận các khoản vay khác. Trong vụ việc này bạn nên mời luật sư tham gia để bảo vệ quyền lợi cho bạn, tránh bị các cơ quan tố tụng "hành, vòi..", sớm đòi được số tiền của mình và trừng trị người có tội.
             Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    30/12/2011, 11:01:14 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Nếu công an "làm giá" với bạn như vậy là trái luật và chưa có gì đảm bảo là bạn sẽ đòi được tiền (nếu người vay không còn tài sản). Nếu người đó về thì bạn mất 1/2 số tiền, chưa đòi được đồng nào thì người đó lại trốn tiếp thì bạn sẽ xử lý ra sao? Nếu không có căn cứ chứng minh về việc lừa đảo, lạm dụng thì không thể khởi tố, truy nã... Nếu họ không phạm pháp thì không thể bị cấm xuất cảnh. Do vậy quy trình của bạn vẫn phải thực hiện là: Tìm chứng cứ về hành vi phạm tội - Khởi tố vụ án, khởi tố bị can - Truy nã... Bạn hãy cân nhắc trước khi quyết định đối với tiền bạc trong chuyện này vì cơ hội đòi được tiền "theo quy định pháp luật" của bạn không nhiều.
  • Xem thêm     

    30/12/2011, 08:12:48 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !
              Việc vay tiền không trả và bỏ trốn thì có thể cấu thành tội lừa đảo theo Điều 139 BLHS hoặc Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS. Cụ thể có cấu thành tội gì thì phải căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên và mục đích chiếm đoạt tài sản có trước hay sau khi người phạm tội nhận được tiền của nạn nhân.
              Trong vụ việc này, chứng cứ quan trọng nhất là giấy tờ, tài liệu chứng minh có việc vay mượn. Nếu không có giấy tờ về việc vay mượn thì phải có những chứng cứ khác để hiện có việc giao nhận tiền thì công an mới khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Khi có căn cứ  xác định tội phạm thì công an mới khởi tố và xử lý về mặt hình sự. Tuy nhiên, những người cho vay vẫn nên làm đơn trình báo toàn bộ sự việc gửi cho công an để được xem xét... Nếu có căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì việc bắt người không khó. Khi công an khởi tố bị can thì sẽ đồng thời phát lệnh truy nã.
  • Xem thêm     

    30/12/2011, 01:36:17 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
    1. Nếu việc vay mượn không có giấy tờ thì bạn phải "làm cách nào đó" để người vay phải thừa nhận khoản nợ đó hoặc cam kết trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định... Nếu bạn không có bất cứ bằng chứng gì về việc vay nợ thì sẽ không cơ quan nào có thể giải quyết cho bạn.
    2. Theo quy định tại Điều 103 BLTHS thì khi nhận được tin báo về tội phạm thì trong thời hạn 20 ngày cơ quan công an phải tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Nếu không có dấu hiệu tội phạm thì phải trả lời cho người tố giác được biết để giải quyết theo thủ tục dân sự.
    3. Công an chỉ khởi tố và ra lệnh truy nã nếu có dấu hiệu tội phạm.
    Do vậy, bạn phải thu thập được chứng cứ về việc vay nợ đó thì mới có căn cứ giải quyết tiếp.
  • Xem thêm     

    30/12/2011, 11:30:12 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
           Theo quy định của pháp luật thì Doanh nghiệp đó có quyền khiếu nại các bài viết của tòa soạn theo luật khiếu nại tố cáo là Luật báo chí. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật. Phóng viên và Tòa soạn sẽ phải giải trình với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về việc điều tra và viết các bài đó theo đúng quy định của luật báo chí.
           Nếu phóng viên và tòa soạn đã thực hiện đúng pháp luật thì không phải sợ việc khiếu nại, tố cáo đó (đó là quyền của họ đã được pháp luật quy định). Do vậy, phóng viên và Tòa soạn của bạn chuẩn bị các tư liệu và có văn bản trả lời Bộ (nếu Bộ VHTT có yêu cầu).
  • Xem thêm     

    28/12/2011, 09:38:41 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:
            1. Nếu người đó vay tiền của bạn rồi sử dụng vào việc cờ bạc, cá độ bóng đá dẫn đến không còn khả năng trả nợ thì hành vi đó đã cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS. Nếu đơn thư của bạn không được cơ quan công an xem xét giải quyết thì bạn có thể khiếu nại cơ quan công an đó theo thủ tục khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện cán bộ, cơ quan công an đó ra tòa án hành chính để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
             2. Nếu vụ việc không đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bạn vẫn có thể khởi kiện một vụ án dân sự để đòi nợ đối với người đã vay tiền của bạn.
             3. Bạn mang thai không phải là căn cứ để miễn truy tố trách nhiệm hình sự mà chỉ có thể được tạm hoãn chấp hành hình phạt. Do vậy, nếu hành vi vay tiền của bạn có dấu hiệu tội phạm thì bạn vẫn có thể bị khởi tố và xử lý theo quy định của pháp luật.
  • Xem thêm     

    25/12/2011, 11:33:52 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng, cảm ơn daugo!
  • Xem thêm     

    24/12/2011, 08:51:02 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư trả lời bạn như sau:
             1. Đối với việc ủy quyền: BLDS năm 2005 quy định về việc ủy quyền như sau:

    "Điều 143. Người đại diện theo ủy quyền

    1. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

    2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện."

    Khoản 2, Điều 142 quy định "Hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản".

    Như vậy theo quy định của pháp luật thì ông A có quyền ủy quyền cho ông C để đòi nợ bà B. Chỉ cần điều kiện là ông C trên 15 tuổi và có khả năng nhận thức là có thể nhận ủy quyền của ông A. Hình thức ủy quyền có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản. Tuy nhiên, nếu bà C chấp nhận trả tiền cho ông A thì bà C nên giao tiền trực tiếp cho ông A hoặc giao cho ông C nếu hợp đồng ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực và nội dung hợp đồng ủy quyền đo có quy định là ông C được phép nhận tiền thay ông A.

    2. Quyền đòi nợ: Bà B nợ ông A nên theo quy định của pháp luật thì khi ông A còn sống, ông A có quyền  trực tiếp đòi nợ  bà B hoặc ủy quyền cho người khác đòi nợ.
            Khoản 4, Điều 589 BLDS quy định: Hợp đồng ủy quyền chấm dứt khi "bên được ủy quyền hoặc bên ủy quyền chết, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết".
            Như vậy, hợp đồng ủy quyền sẽ chấm dứt khi một trong hai bên (bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền) chết, bị Tòa án tuyên bố mất tích, mất năng lực hành vi dân sự  hoặc bị Tòa án tuyên bố chết.
            Nếu ông A chết thì hợp đồng ủy quyền đòi nợ của ông A với người khác sẽ chấm dứt. Tuy nhiên quyền đòi nợ sẽ thuộc về các thừa kế của ông A theo quy định tại Điều 676 BLDS.

    3. Xử lý đối với những người lạ mặt: Có thể những người đó là "dân anh chị" được ông A ủy quyền đòi nợ. Do vậy, bà B nên thận trọng! Nêu có nguy cơ bị bắt cóc, đánh đập thì phải kịp thời báo công an để được giúp đỡ. Nếu có khả năng thì tốt nhất là nên trả ông A khoản tiền đó để tránh phiền phức (những gì không thuộc về mình thì có giữ cũng không giữ được!).
            4. Nghĩa vụ trả nợ: Bà B mang nợ với ông A thì có nghĩa vụ trả nợ cho ông A. Nếu bà B chết thì người thừa kế của bà B sẽ kế thừa cả nghĩa vụ trả nợ của bà B theo quy định tại Điều 637 BLDS.

  • Xem thêm     

    23/12/2011, 11:04:54 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              1. Nếu Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông A thì bà B phải hoàn trả số tiền 300 trđ chứ không phải là 700 trđ bởi hai bên không có quy ước là vay mượn tính giá trị quy đổi theo giá vàng (USD hay EUR....). Trong trường hợp này có thể ông A chỉ đòi thêm được tiền lãi theo lãi suất Ngân hàng nhà nước.
              2. Trong vụ việc này bà B khó mà chứng minh được là ông A đã cho ba ta số tiền đó (trừ trường hợp có văn bản hoặc ông A thừa nhận). Do vậy, khoản tiền đó sẽ được xác định là tiền vay hoặc giữ hộ.
              3. Đây là giao dịch dân sự, chưa thấy có dấu hiệu hình sự. Nên sau khi bản án có hiệu lực pháp luật thì ông A có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thì hành bản án đó để đòi tiền.
  • Xem thêm     

    23/12/2011, 09:26:00 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn Nicholas2608!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
               1. Đối với giao dịch mua hàng trả góp: Đây là giao dịch dân sự giữa bạn và bên bán hàng. Trong hợp đồng mua bán không thể hiện là bạn mua hộ người khác nên bạn phải chịu trách nhiệm đối với hợp đồng đó. Bạn đã nhận hàng nên có trách nhiệm trả tiền theo tiến độ đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Bạn không trả nợ đúng hạn nên họ có quyền gặp bạn để yêu cầu bạn phải trả tiền. Công ty họ cũng chỉ làm việc ban ngày nên không thể chờ bạn đếnhết giờ làm việc mới đến đòi nợ được. Bạn khó có thể kiện bên bán hàng vì đã đến công ty bạn đòi nợ được trừ trường hợp việc đòi nợ của họ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, danh dự, nhân phẩm của bạn.
               2. Quan hệ giữa bạn với người nhờ mua hàng: Nếu có căn cứ xác định người đó đã lừa bạn hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của bạn thì thẩm quyền giải quyết thuộc về công an. Nếu không có dấu hiệu tội phạm thì bạn có thể khởi kiện ra tòa án dân sự để đòi khoản tiền mà ban đã trả nợ hộ người đó. Tuy nhiên, số tiền tranh chấp nhỏ, người đó lại trốn ra nước ngoài do vậy cơ hội bạn đòi lại tiền là không nhiều. Đồng thời bạn vẫn phải có nghĩa vụ trả tiền cho người bán hàng.
  • Xem thêm     

    22/12/2011, 09:59:14 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
            Theo thông tin mà bạn đã nêu thì ông A hoàn toàn có quyền khởi kiện bà B để đòi khoản tiền 300.000.000 đồng đó. Pháp luật không bắt buộc việc vay nợ phải lập thành văn bản nên chỉ cần phiếu chuyển tiền của Ngân hàng là đủ căn cứ xác định có việc ông A đã chuyển số tiền đó cho bà B. Nếu bà B không chứng minh được việc nhận tiền là tặng cho, trả nợ.. thì bà B phải có trách nhiệm trả khoản tiền đó cho ông A. Nếu bà B đã tiêu hết số tiền đó thì phải trả bằng tài sản khác.
  • Xem thêm     

    22/12/2011, 09:53:21 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    VN có kinh doanh đánh bạc ở Casino Đồ Sơn, Hải Phòng. Nhưng chỉ người nước ngoài mới được tham gia. Còn người VN đánh bạc và tổ chức đánh bạc trên lãnh thổ VN là bất hợp pháp.
65 Trang «<57585960616263>»