Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

69 Trang «<42434445464748>»
  • Xem thêm     

    21/09/2012, 10:26:18 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nếu VKS không kháng nghị, chỉ có bị cáo kháng cáo xin giảm án thì Tòa án cấp phúc thẩm chỉ được giảm án hoặc giữ nguyên.

    Còn nếu VKS kháng án yêu cầu tăng hình phạt hoặc chuyển từ án treo sang tù giam thì Tòa án cấp phúc thẩm vẫn có thể chấp nhận yêu cầu của VKS: tăng hình phạt hoặc chuyển án treo sang tù giam hoặc cả hai...

  • Xem thêm     

    20/09/2012, 08:32:28 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu công an đang giữ xe thì người đang đứng tên đăng ký xe trong gia đình bạn đến liên hệ với công an để lấy xe. Đơn chỉ cần ghi nội dung sự việc và yêu cầu lấy lại xe là được.

    Việc tính lãi chỉ đến ngày gia đình bạn đến lấy xe, việc công an giữ xe là ngoài ý muốn và do lỗi của bên cầm xe nên em bạn không phải trả lãi trong thời gian làm việc với công an.

  • Xem thêm     

    20/09/2012, 08:26:08 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    1. Nhà đất của mẹ bạn có được xác định là di sản hay không thì phải căn cứ vào hồ sơ địa chính. Nếu thửa đất đó đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất cho mẹ bạn thì thửa đất đó cũng là di sản thừa kế. Bạn tham khảo quy định tại mục 1, phần II, Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của HĐTP TAND tối cao hướng dẫn luật dân sự, hôn nhân gia đình hướng dẫn về xác định di sản thừa kế sau đây:

    "1. Xác định quyền sử dụng đất là di sản

    1.1. Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản.

    1.2. Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.

    1.3. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục 1 này nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau:

    a) Trong trường hợp đương sự có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó.

    b) Trong trường hợp đương sự không có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai.

    c) Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất đó, thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.

    1.4. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ quy định tại tiểu mục 1.1, tiểu mục 1.2 mục 1 này và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 này, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai.".

    2. Gia đình bạn có thể gửi đơn yêu cầu công an khẩn trương giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật và yêu cầu người gây tai nạn phải có trách nhiệm bồi thường cho gia đình bạn.

    3. Theo quy định pháp luật thì nghĩa vụ bồi thường cấp dưỡng cho con chỉ tính đến khi trưởng thành 18 tuổi. Em bạn đã trưởng thành nên không thuộc diện được câp dưỡng, bồi thường.

  • Xem thêm     

    20/09/2012, 02:57:42 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nếu các đương sự không kháng cáo, chỉ có Viện kiểm sát kháng nghị một phần bản án với Hải và Bình thì phần bản án còn lại giải quyết về các bị cáo khác có hiệu lực pháp luật và không bị xem xét lại nữa. Trong vụ án đó trộm cắp 16 triệu đồng mà xử treo hết là nhẹ và hơi "bất bình thường". Thông thường người chủ mưu, cầm đầu sẽ bị tù giam...

  • Xem thêm     

    19/09/2012, 01:52:06 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bạn có thể trình báo sự việc trên tới cơ quan của người cầm tiền của bạn và công an để được giải quyết theo pháp luật. Nếu công an chứng minh được là người đó gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của bạn thì có thể xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 BLHS. Nếu xác định hành vi đó là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì số tiền 3 trđ chưa đủ để xử lý hình sự theo Điều 140 BLHS sửa đổi năm 2009.

    Tuy nhiên, bạn vẫn có thể trình báo sự việc để cơ quan và công an giải quyết đòi lại số tiền đó cho bạn.

  • Xem thêm     

    19/09/2012, 12:56:37 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nội dung bạn hỏi được pháp luật quy định như sau:

    I. Quy định của bộ luât dân sự hiện hành:

     

    Ðiều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

    1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.

    Ðiều 605. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

    1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

    3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

    II. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao quy định:

    "1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

                Theo quy định tại Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2005 (sau đây gọi tắt là BLDS), về nguyên tắc chung thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:

                1.1. Phải có thiệt hại xảy ra.

                Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.

                a) Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 608 BLDS; thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 609 BLDS; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 610 BLDS; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 611 BLDS.

                b) Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm... và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.

                Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin... vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.

                1.2. Phải có hành vi trái pháp luật.

                Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật.

                1.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

                1.4. Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại.

                a) Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

                b) Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

                Cần chú ý là đối với trường hợp pháp luật có quy định việc bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, thì trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.

                2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

                2.1. Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải thực hiện đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 605 BLDS. Cần phải tôn trọng thoả thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thoả thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội.

    2.2. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần chú ý:

                a) Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, có nghĩa là khi có yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của BLDS quy định trong trường hợp cụ thể đó thiệt hại bao gồm những khoản nào và thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi của các bên để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản thiệt hại tương xứng đó.

                b) Để thiệt hại có thể được bồi thường kịp thời, Toà án phải giải quyết nhanh chóng yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong thời hạn luật định. Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự.

                c) Người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường khi có đủ hai điều kiện sau đây:

                - Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại;

                - Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường so với hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ không thể có khả năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó.

                d) Mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại cho nên mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi đó hoặc do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại..."

  • Xem thêm     

    18/09/2012, 04:08:27 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo thông tin bạn nêu thì rất có thể người điều khiển xe máy có lỗi do không làm chủ được tốc độ. Nếu mẹ bạn sang đường tại điểm cho phép sang đường thì không có lỗi gì cả. Vụ việc trên tốt nhất là hai bên nên thương lượng hòa giải với nhau. Nếu không được thì một trong hai bên có thể khởi kiện đến Tòa án để xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

    Nếu mẹ bạn đột ngột băng qua đường tại nơi cấm sang đường, thiếu quan sát... gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị xử lý về tội cản trở giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 203 BLHS (hành vi khác cản trở giao thông đường bộ).

  • Xem thêm     

    18/09/2012, 12:59:03 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Với tội trộm cắp tài sản thì dù gia đình nạn nhân không có đơn hoặc có đơn bãi nại thì vụ việc vẫn được giải quyết theo pháp luật (không thuộc trường hợp quy định tại Điều 105 BLTTHS).

    Nếu người bị hại không yêu cầu bồi thường gì thêm và đơn xin giảm trách nhiệm hình sự (giảm hình phạt) cho bị cáo thì Tòa án sẽ cân nhắc để giảm nhẹ hình phạt khi lượng hình.

  • Xem thêm     

    18/09/2012, 12:28:56 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

             Trước tiên gia đình bạn cần tiếp tục cứu chữa cho cháu bé và yêu cầu người gây tai nạn phải bồi thường trước tiền viện phí, thuốc men... Sau khi con bạn đã được chữa trị ổn định thì gia đình bạn cần yêu cầu gia đình kia bồi thường thiệt hại (do nguồn nguy hiểm gây ra), thiệt hại bao gồm: Tiền viện phí, thuốc men; Tiền trả cho người chăm sóc trong thời gian chữa trị; Tiền bồi dưỡng sau khi ra viện; Tiền tổn thất về tinh thần... theo quy định của Bộ luật dân sự và hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.

              Nếu người gây tai nạn không đồng ý bồi thường với mức thiệt hại mà bạn đưa ra thì gia đình bạn có thể khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại (ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra).

               Gia đình bạn cũng có thể yêu cầu công an trưng cầu giám định tỷ lệ thương tật đối với con bạn. Nếu tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì người gây tai nạn sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 202 BLHS.

  • Xem thêm     

    17/09/2012, 03:17:45 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bạn của bạn đã có hành vi trộm cắp tài sản và sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 138 BLHS, hình phạt được quy định như sau:

    "Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.".

    Như vậy, với tài sản trộm cắp trị giá 30trđ thì phạm tội thuộc khoản 1 Điều 138 BLHS. Nếu trong quá trình điều tra xác định hành vi phạm tội là có tổ chức thì sẽ bị xử lý ở khoản 2, Điều 138 BLHS. Bạn của bạn là người thực hành nên hình phạt sẽ thấp hơn người đầu vụ (chủ mưu, cầm đầu). Cụ thể hình phạt của các bị cáo là bao nhiêu còn căn cứ vào nhân thân của từng bị cáo, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 46 và Điều 48 BLHS. Để được đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho bạn đó, tránh oan sai thì gia đình nên mời luật sư tham gia vụ án.

  • Xem thêm     

    16/09/2012, 09:18:52 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Như vậy, bạn hoặc ba bạn có thể gửi đơn trình báo toàn bộ sự việc tới công an để được xem xét giải quyết.

    Trong đơn cần nêu rõ quan hệ giữa bạn với người mượn xe, loại xe, thời điểm cho mượn xe, lý do mượn xe, thời điểm phát hiện xe bị cầm cố, thời điểm phát hiện người mượn xe bỏ trốn và quá trình làm việc với gia đình họ...

  • Xem thêm     

    16/09/2012, 10:47:05 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

             Hành vi mượn xe để đi nhưng lại mang đi cầm cố là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự. Nếu mục đích lấy xe mang đi cầm cố có trước thời điểm nhận được xe của bạn thì sẽ bị xử lý về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 BLHS. Nếu sau khi mượn được xe của bạn, người đó mới nảy sinh ý định mang đi cầm cố thì sẽ bị xử lý về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS.

              Bạn có thể báo sự việc đó với gia đình của bạn kia. Nếu gia đình vẫn không có trách nhiệm lấy xe ra hoặc bồi thường cho bạn thì bạn có thể trình báo sự việc trên với công an cấp huyện nơi cầm cố xe để được giải quyết theo pháp luật.

  • Xem thêm     

    16/09/2012, 10:22:43 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

     

    Chào bạn!

    Điều 115 Bộ luật hình sự hiện hành quy định về việc xử lý hành vi giao cấu với trẻ em như sau:

    "Tội giao cấu với trẻ em

    1. Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Phạm tội nhiều lần;

    b) Đối với nhiều người;

    c) Có tính chất loạn luân;

    d) Làm nạn nhân có thai;

    đ) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;

    b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.":

              Như vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì người ĐÃ THÀNH NIÊN mà giao cấu (quan hệ sinh lý) với người chưa đủ 16 tuổi thì mới bị xử lý hình sự. Nếu người đã thành niên quan hệ tình dục với người đã đủ 16 tuổi (qua  lần sinh nhật thứ 15) thì không bị xử lý hình sự. Nếu hai người chưa thành niên mà có quan hệ tình dục với nhau thì cũng không phạm tội nhưng sẽ bị đạo đức, dư luận xã hội lên án...

               Về mặt pháp lý thì pháp luật hiện hành cho phép tự nguyện quan hệ tình dục khi đã đủ 16 tuổi. Tuy nhiên, việc quan hệ tình dục trước hôn nhân nói chung và quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành nói riêng đều có thể mang lại nhiều hậu quả không hay và không được dư luận xã hội ủng hộ...

  • Xem thêm     

    15/09/2012, 05:22:58 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu bị can bị áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú thì phải tuân thủ biện pháp đó. Nếu chưa bị áp dụng biện pháp ngăn chặn thì có thể rời khỏi địa phương nhưng phải báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan điều tra. Nếu bị can đi khỏi địa phương mà không biết đi đâu, không liên lạc được thì sẽ bị truy nã.

  • Xem thêm     

    15/09/2012, 05:19:20 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Tội sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 199 BLHS năm 1999 đã được bãi bỏ theo quy định của Luật sửa đổi bộ luật hình sự năm 2009. Tuy nhiên, người nghiện ma túy có thể bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là bắt buộc cai nghiện. 2 năm mà "Họ" nói với bạn của bạn là thời gian bắt buộc cai nghiện theo quy định của Luật phòng, chống ma túy. 

  • Xem thêm     

    15/09/2012, 05:15:28 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

                Theo quy định tại Điều 140 BLHS thì hành vi vay tiền rồi gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị xứ lý về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Bạn có thể thông báo sự việc trên với gia đình Tuấn Anh để tìm cách khắc phục hậu quả. Nếu gia đình Tuấn Anh vẫn thiếu trách nhiệm thì bạn có thể trình báo sự việc trên với công an quận, nơi giao nhận tiền để được xem xét giải quyết theo pháp luật.

                  Hành vi của Tuấn Anh như bạn trình bày là đã có dấu hiệu của tội lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

  • Xem thêm     

    15/09/2012, 04:51:22 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu bạn đã ký nhận dàn dáo đó của cửa hàng, ngoài ra cửa hàng không có văn bản nào khác thỏa thuận với bên thứ ba về việc mua bán, thuê, mượn dàn dáo đó thì bạn phải có trách nhiệm hoàn trả dàn giáo đó cho chủ cửa hàng. Đồng thời bạn có thể trình báo sự việc trên với công an để được xem xét giải quyết. Nếu yếu tố gian dối đó chưa đến mức xử lý hình sự thì bạn sẽ khó để đòi lại được giá trị dàn dáo mà bạn phải bồi thường của chủ cửa hàng.

  • Xem thêm     

    12/09/2012, 02:07:59 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Nếu mục đích chiếm đoạt tài sản của Minh có trước khi đi xem phim thì Công an phải khởi tố Minh về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 BLHS thì mới đúng pháp luật.

             Nếu sau khi nhận được xe (cầm vé xe và chìa khóa) thì Minh mới nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản thì mới khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS.

             Thời hạn điều tra trong vụ án trên khoảng trên, dưới 3 tháng. Hình phạt cụ thể đối với Minh là bao nhiêu phụ thuộc vào giá trị tài sản (chiếc xe) thái độ thành khẩn khai báo của bị cáo...

             Vụ việc này không thuộc trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại theo quy định tại Điều 105 Bộ luật hình sự nên dù bị hại có đơn bãi nại thì vụ việc vẫn được giải quyết.

              Bạn tham khảo quy định sau đây của Bộ luật hình sự:

    "Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn  triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng;

    đ) Tái phạm nguy hiểm;

    e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.

  • Xem thêm     

    11/09/2012, 12:01:51 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nộ dung bạn hỏi được pháp luật quy định như sau:

    1. Thời hạn tạm giam:

    Điều 120 và Điều 121 Bộ luật tố tụng Hình sự hiện hành thì thời hạn tạm giam để điều tra theo từng trường hợp như sau:

    1. Thời hạn tạm giam bị can bị giam để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    2. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết hạn tạm giam, cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị VKS gia hạn tạm giam.

    Việc gia hạn tạm giam được qui định như sau:

    - Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá một tháng.

    - Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá hai tháng và lần thứ hai không quá một tháng.

    - Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng.

    - Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.

    3. Trong trường hợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 165 của Bộ luật này thì thời hạn điều tra tiếp không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra.

    Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết hạn điều tra, CQĐT phải có văn bản đề nghị VKS gia hạn điều tra. Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:

    - Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng.=

    - Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được gia hạn điều tra một lần không quá ba tháng.

    4. Trong trương hợp vụ án do VKS trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá hai tháng. nếu do Toà án trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá một tháng. VKS hoặc Toà án chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung không quá hai lần. Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày CQĐT nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra.

    5. Trong trường hợp vụ án được trả lại để điều tra thì thời hạn điều tra và gia hạn điều tra theo thủ tục chung quy định tại Điều 119 của Bộ luật này. Thời hạn điều tra được tính từ khi CQĐT nhận hồ sơ và yêu cầu điều tra lại.

    6. Khi phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại, CQĐT có quyền áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật này.

    Trong trường hợp có căn cứ theo quy định của Bộ luật này cần phải tạm giam thì thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra, để điều tra bổ sung không được quá thời hạn phục hồi điều tra, điều tra nêu trên.

    Thời hạn tạm giam và gia hạn tạm giam trong trường hợp vụ án được điều tra lại theo thủ tục chung quy định tại Điều 120 của Bộ luật này.

    2. Tội buôn lậu:

    Tội buôn lậu được quy định tại Điều 153 BLHS, cụ thể như sau:

    Điều 153. Tội buôn lậu

    1. Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này;

    b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá;

    c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    đ) Hàng cấm có số lượng rất lớn;

    e) Thu lợi bất chính lớn;

    g) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác;

    h) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    i) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    k) Phạm tội nhiều lần;

    l) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;

    b) Hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn;

    c) Thu lợi bất chính rất lớn;

    d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Vật phạm pháp có giá trị từ một tỷ đồng trở lên;

    b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn;

    c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Cụ thể như sau:

    Đối với hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu, việc xác định số lượng làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự cụ thể như sau:

    a) Người buôn bán trái phép thuốc lá điếu có nguồn gốc sản xuất từ nước ngoài qua biên giới với số lượng sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu  theo Điều 153 Bộ luật Hình sự :

    - Số lượng từ 1.500 bao đến dưới 4.500 bao thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm c, khoản 1, Điều 153 Bộ luật Hình sự.

    - Số lượng từ 4.500 bao đến dưới 13.500 bao thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm đ, khoản 2, Điều 153 Bộ luật hình sự.

    - Số lượng từ 13.500 bao trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm b, khoản 3, Điều 153 Bộ luật hình sự.

    b) Người vận chuyển trái phép thuốc lá điếu có nguồn gốc sản xuất từ nước ngoài qua biên giới với số lượng sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới theo Điều 154 Bộ luật Hình sự:

    - Số lượng từ 1.500 bao đến dưới 4.500 bao thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm c, khoản 1, Điều 154 Bộ luật Hình sự.

    - Số lượng từ 4.500 bao đến dưới 13.500 bao thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm b, khoản 2, Điều 154 Bộ luật Hình sự.

    - Số lượng từ 13.500 bao trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3, Điều 154 Bộ luật Hình sự.

    c) Người tàng trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu trong thị trường nội địa với số lượng sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm theo Điều 155 Bộ luật Hình sự :

    - Số lượng từ 1.500 bao đến dưới 4.500 bao thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1, Điều 155 Bộ luật Hình sự.

    - Số lượng từ 4.500 bao đến dưới 13.500 bao thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm đ, khoản 2, Điều 155 Bộ luật Hình sự.

    - Số lượng từ 13.500 bao trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3, Điều 155 Bộ luật Hình sự.

    3. Án treo:

    Điều  60. Án treo (BLHS)
    1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.
    2. Trong thời gian thử thách, Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
    3. Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này.
    4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
    5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này.".

               Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 2-10-2007, Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn, người bị xử phạt tù chỉ được hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau:
    - Thứ nhất, bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì (trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo);
    - Thứ hai, có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân, chưa có tiền án, tiền sự, có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng;
    - Thứ ba, có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự (trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên;
    - Thứ tư, nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
    4. Bảo lĩnh:
    Điều 92. Bảo lĩnh (BLHS)
    1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
    2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
    3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.
    4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.
    5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
  • Xem thêm     

    10/09/2012, 09:08:36 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Vụ việc của bạn là giao dịch dân sự nên thẩm quyền giải quyết thuộc về tòa án nơi bị đơn cư trú. Nếu người cho vay dùng vũ lực ủy hiếp buộc bạn phải trả tiền thì hành vi đó là phạm pháp và có thể bị xử lý hình sự.

    Để giải quyết dứt điểm vụ việc đó thì bạn có thể khởi kiện anh A tới Tòa án nơi anh A cư trú để yêu cầu chỉ trả cho anh A tiền nợ gốc và lãi suất theo quy định của nhà nước.

69 Trang «<42434445464748>»