Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

69 Trang «<44454647484950>»
  • Xem thêm     

    25/08/2012, 06:45:35 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

            1. Việc công an thu giữ xe: Khi kiểm tra hành chính tiệm cầm đồ, thấy việc cầm cố không đúng thủ tục do pháp luật quy định (công ty không có giấy ủy quyền cho em bạn cầm cố).. nên công an có quyền tạm giữ tài sản đó để xác minh sự việc. Sau khi xác định sự việc không có dấu hiệu tội phạm thì công an đã trả lại xe... việc làm của công an như vậy là đúng pháp luật;

            2. Việc cầm cố: Cho vay, cầm cố là quan hệ dân sự. Nếu hai bên không giải quyết được thì bạn có thể khởi kiện đến Tòa án để được xem xét. Gia đình bạn sẽ phải trả tiền vay và lãi suất theo quy định pháp luật cho tiệm cầm đồ và họ sẽ phải trả lại xe cho bạn (công ty). Nếu tiệm cầm đồ đó không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ thì họ không được nhận tiền lãi suất.

  • Xem thêm     

    25/08/2012, 06:34:00 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Việc vay nợ mà bạn trình bày là quan hệ dân sự, bạn sẽ không bị phạt như bạn nghĩ.

            Nếu đến hạn trả nợ bạn không trả tiền cho người cho vay thì người đó có thể khởi kiện để đòi nợ. Nếu người cho vay cung cấp được chứng cứ về việc vay nợ đó thì Tòa án sẽ ra bản án hoặc quyết định buộc bạn phải trả nợ gốc + lãi cho người cho vay. Sau khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà bạn vẫn không trả thì họ sẽ yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thì hành bản án, quyết định đó.

  • Xem thêm     

    21/08/2012, 09:00:44 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

              Nếu chiếc xe đó do bạn "phạm tội mà có" được chứ không phải xe do bạn mua hợp pháp, đồng thời bạn đã bán, đổi, tặng cho.. chiếc xe đó cho người khác. Người nhận chiếc xe đó biết là "xe gian" nhưng vẫn nhận, sử dụng.. thì mới phạm tội Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo quy định tại Điều 250 BLHS.

            Còn nếu chiếc xe đó thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bạn. Người đó mượn xe của bạn để sử dụng nhưng tự ý mang đi cầm cố... thì sẽ phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS.

            Bạn có thể tham khảo các quy định pháp luật sau đây của Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009:

    "Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn  triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng;

    đ) Tái phạm nguy hiểm;

    e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.

    Điều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

    1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp ;

    c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;

    d) Thu lợi bất chính lớn;

    đ) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

    a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;

    b) Thu lợi bất chính rất lớn.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;

    b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này."

  • Xem thêm     

    19/08/2012, 03:19:07 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

             Nếu đến cơ quan điều tra, bạn đó thừa nhận là chặn đường để lấy tài sản của người đi đường. Việc chưa lấy được tài sản là do bị phát hiện và bắt giữ thì bạn đó vẫn có thể bị xử lý về tội cưỡng đoạt tài sản hoặc tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 BLHS (phạm tội chưa đạt). Nếu người đi đường chưa bị ngã xe nhưng với hành vi căng dây thừng đó có thể gây nguy hiểm, nguy hại cho người đi đường thì cũng có thể bị xử lý hình sự.

             Nếu vụ việc chỉ dừng lại ở việc căng dây thừng để chặn xe. Khi thấy xe dừng lại thì bỏ chạy.. rồi bị bắt. Trong khoảng thời gian đó không có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc... đồng thời bạn đó chỉ thừa nhận là hành động căn dây là nghịch ngợm dại, dột chứ không có mục đích chiếm đoạt tài sản... thì chưa có căn cứ để xử lý hình sự.

            Trong vụ việc trên, nếu luật sư tham gia vụ việc từ sớm thì mới mong bảo vệ được quyền lợi tốt nhất cho bạn đó theo quy định pháp luật.

     

  • Xem thêm     

    19/08/2012, 10:25:02 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

           Việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện thì phải dựa vào chứng cứ mà các bên cung cấp hoặc chứng cứ mà các cơ quan có thẩm quyền giải quyết thu thập được trong quá trình giải quyết. Nếu không có chứng cứ "tình ngay lý gian" thì khó mà đòi lại được công bằng...

           Nếu nhà đất đó là tài sản chung vợ chồng cô chú bạn thì chỉ cần cô chú bạn ký hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng là được. Nếu nhà đất đó là tài sản chung của hộ gia đình (được chính quyền giao cho hộ gia đình, được Nhà nước công nhận cho hộ gia đình....) thì mới cần phải có chữ ký của các con khi bán nhà đất.

  • Xem thêm     

    18/08/2012, 09:58:15 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Cô bạn có thể trình báo sự việc trên với công an để được can thiệp kịp thời. Việc chủ nợ ép gia đình cô bạn viết giấy nhận nợ khống và ép trả tiền như vậy có thể cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản hoặc cướp tài sản.

            Để giải quyết dứt điểm vụ việc đó thì phải để các cơ quan pháp luật (công an, tòa án) giải quyết thì cô chú bạn mới có thể sống yên ổn được.

  • Xem thêm     

    17/08/2012, 08:48:51 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

            Vụ việc của bạn có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, có khởi tố hình sự hay không phụ thuộc vào quan điểm của Thủ trưởng cơ quan điều tra....

          Với những trường hợp như vậy, ở HN thì các Thủ trưởng thường yêu cầu các điều tra viên xác minh ở địa phương của người vay, nơi bố mẹ chồng, bố mẹ vợ, bố mẹ đẻ họ cư trú, nơi anh chị em ruột sinh sống. Nếu tất cả các nơi đó đều không có ai biết họ ở đâu thì mới khởi tố hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS.

  • Xem thêm     

    16/08/2012, 10:15:33 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Đối với việc học tập tiếp theo của bạn, bạn có thể liên hệ trực tiếp với nhà trường để có câu trả lời cụ thể. Việc xóa án tích được Bộ luật hình sự quy định như sau:

    "Điều 63. Xoá án tích

    Người bị kết án được xoá án tích theo quy định tại các điều từ Điều 64 đến Điều 67 của Bộ luật này.

    Người được xoá án tích coi như chưa bị kết án và được Toà án cấp giấy chứng nhận.

    Điều 64. Đương nhiên được xoá án tích

    Những người sau đây đương nhiên được xoá án tích:

    1. Người được miễn hình phạt.

    2. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

    a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;

    b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;

    c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;

    d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.

    Điều 65. Xoá án tích theo quyết định của Toà án

    1. Toà án quyết định việc xoá án tích đối với những người đã bị kết án về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, căn cứ vào tính chất của tội phạm đã được thực hiện, nhân thân, thái độ chấp hành pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án trong các trường hợp sau đây:

    a) Đã bị phạt tù đến ba năm mà không phạm tội mới trong thời hạn ba năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án;

    b) Đã bị phạt tù từ trên ba năm đến mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn bảy năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án;

    c) Đã bị phạt tù trên mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn mười năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án.

    2. Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu phải chờ một năm sau mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi thì phải sau hai năm mới được xin xóa án tích.

    Điều 66. Xoá án tích trong trường hợp đặc biệt

    Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú đề nghị, thì có thể được Toà án xoá án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định.

    Điều 67. Cách tính thời hạn để xoá án tích

    1. Thời hạn để xoá án tích quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Bộ luật này căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên.

    2. Nếu chưa được xoá án tích mà phạm tội mới, thì thời hạn để xoá án tích cũ tính từ ngày chấp hành xong bản án mới.

    3. Việc chấp hành xong bản án bao gồm việc chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án.

    4. Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt."

  • Xem thêm     

    16/08/2012, 09:58:08 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nếu có căn cứ xác định người đó bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản của bạn thì mới có thể khởi tố người vay về tội lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS. Thời điểm dễ khởi tố nhất là thời điểm công an tìm được người đó sau một thời gian bỏ trốn. Nay người đó đã trở về và nhận nợ thì rất khó để khởi tố hình sự.

    Nếu cơ quan điều tra chứng minh được lãi suất mà bạn cho vay vượt quá 10 lần mức lãi suất cao nhất do Nhà nước quy định tại thời điểm cho vay và với tính chất chuyên bóc lột thì mới có thể bị xử lý hình sự. Về nguyên tắc thì cho vay nặng lãi nếu không đến mức xử lý hình sự thì bị xử phạt hành chính nhưng thực tế hành vi cho vay nợ dân sự cá nhân thì ít khi bị xử phạt hành chính về hành vi cho vay nặng lãi.

    Bạn tham khảo quy định sau đây của Bộ luật hình sự:

    Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn  triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng;

    đ) Tái phạm nguy hiểm;

    e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.

  • Xem thêm     

    16/08/2012, 09:43:35 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

             Trong vụ việc trên, cả hai bên đều có lỗi vì hiểu lầm và thiếu kiềm chế. Hành vi ẩu đả gây thương tích cho người khác thì bên nào bị thương, thiệt hại thì bên kia phải bồi thường. Việc bồi thường đó cũng phụ thuộc vào mức độ lỗi của các bên. Trong vụ việc trên, tốt nhất là nên hòa giải dân sự giữa hai bên.

            Nếu không hòa giải được khiến cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì mọi việc sẽ rắc rối hơn, thậm chí những người tham gia vụ đó có thể bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng và có thể bị xử lý hình sự theo Điều 104 BLHS (nếu xác định được tỷ lệ thương tích và chứng minh được người gây thương tích có sử dụng hung khí nguy hiểm, có tổ chức hoặc gây cố tật cho nạn nhân...)

  • Xem thêm     

    14/08/2012, 02:51:19 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                Hành vi đó theo luật hình sự không phải là "giao cấu" (quan hệ tình dục) mà được xác định là hành vi "dâm ô". BLHS cũng không đưa ra khái niệm cụ thể "trẻ em là gì" nhưng ở các điều luật cụ thể có nêu trẻ em là những người dưới 16 tuổi.

               Trong vụ việc trên, nếu nạn nhân dưới 16 tuổi thì em bạn có thể bị xử lý về hành vi dâm ô với trẻ em theo quy định tại Điều 116 BLHS. Nếu nạn nhân từ đủ 16 tuổi thì em bạn không phạm tội. Bạn tham khảo quy định pháp luật sau đây của BLHS:

    "Điều 116. Tội dâm ô đối với trẻ em

    1. Người nào đã thành niên mà có hành vi dâm ô đối với trẻ em, thì bị phạt
    tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm
    đến bảy năm:

    a) Phạm tội nhiều lần;

    b) Đối với nhiều trẻ em;

    c) Đối với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa
    bệnh;

    d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

    đ) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị
    phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.

    4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
    làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
    ".

  • Xem thêm     

    11/08/2012, 08:36:45 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    1. Hình phạt

    Theo thông tin bạn nêu thì bạn trai của bạn đã có hành vi phạm tội cướp giật tài sản theo quy định tại Điều 136 BLHS, hình phạt được quy định như sau:

    "Điều 136. Tội cướp giật tài sản

    1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

    g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    h) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng."

                   Việc bồi thường khắc phục hậu quả là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 46 BLHS. Bị hại có đơn bãi nại, xin giảm nhẹ hình phạt cũng là một tình tiết để Tòa án xem xét...

               Nếu hành vi phạm tội không thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm h khoản 2, Điều 136 BLHS nêu trên thì sẽ bị xử lý theo khoản 1, Điều 136 BLHS. Theo thông tin bạn nêu thì bạn trai bạn vừa là người chủ mưu, vừa thực hành tích cực nên mức hình phạt có thể ở mức 36 -42 tháng tù giam.

    2. Án treo

            Về mặt lý thuyết: Nếu bạn trai bạn bị xử phạt từ 3 năm tù trở xuống, có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, nhân thân tốt... thì có thể được hưởng án treo.

            Tuy nhiên, thực tiễn xét xử của Tòa án cho thấy với tội Cướp giật tài sản thì rất hiếm khi được hưởng án treo với người chủ mưu hoặc người thực hành.

             Bạn có thể tham khảo quy định pháp luật sau đây:

    Điều 60. BLHS quy định về Án treo như sau:

    "1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.

    2. Trong thời gian thử thách, Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

    3. Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này.

    4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

    5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này.".

              Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 2-10-2007, Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể như sau:

            "Người bị xử phạt tù chỉ được hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau:

    -Thứ nhất, bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì (trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo);

    - Thứ hai, có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân, chưa có tiền án, tiền sự, có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng;

    - Thứ ba, có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự (trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên;

    - Thứ tư, nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.".

  • Xem thêm     

    10/08/2012, 09:07:55 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

             Nếu anh bạn không biết việc sử dụng xe vào mục đích đánh bạc thì anh trai bạn sẽ được nhận lại xe. Còn em nhà chú bạn sẽ bị xử lý về tội đánh bạc theo quy định tại Điều 248 BLHS và hình phạt được quy định như sau:

    "Điều 248. Tội đánh bạc

     1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp;

    b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên;

     c) Tái phạm nguy hiểm.

     3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.".

  • Xem thêm     

    07/08/2012, 02:20:55 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    1. Nếu bạn bị người khác đe dọa, trả thù... thì bạn có thể trình báo sự việc có cùng các thông tin, tài liệu liên quan để công an xã, công an huyện xem xét giải quyết.

    2. Pháp luật quy định mọi công dân đều có tự vệ, phòng vệ chính đáng để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của mình và của người khác và phòng vệ chính đáng trong phạm vi pháp luật cho phép thì không phạm tội. Bạn tham khảo quy định sau đây của BLHS:

    "Điều 15. Phòng vệ chính đáng

    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

    Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.".

    Như vậy, nếu bạn bị tấn công thì bạn có thể sử dụng võ thuật hoặc các công cụ, phương tiện sẵn có để chống chả một cách cần thiết làm vô hiệu hóa sự tấn công của đối phương. Sau đó yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý theo pháp luật.

    3. Bình xịt hơi cay là một loại công cụ hỗ trợ theo quy định pháp luật. Bạn không được sử dụng bình xịt hơi cay để phòng thân trong tình huống này.

    Nghị định số 25/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định:

    "Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm

    1. Hành vi lạm dụng việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để xâm phạm sức khỏe, tính mạng; quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Khoản 3 Điều 5 Pháp lệnh bao gồm:

    a) Trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ không đúng đối tượng; giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cá nhân sử dụng không đúng loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của cơ quan, tổ chức mình được trang bị.

    b) Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ không đúng quy định.

    2. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định tại Khoản 12 Điều 5 Pháp lệnh bao gồm:

    a) Mang theo người, phương tiện, đồ vật, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí thô sơ.

    b) Sản xuất, chế tạo, mua, bán, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, sử dụng các chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp, sản xuất trái phép các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ.

    c) Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để săn bắt, khai thác trái phép động, thực vật, tài nguyên, hủy hoại môi trường sinh thái, gây nguy hại đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    d) Giao cho người chưa qua đào tạo về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

    đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cản trở bất hợp pháp, gây phiền hà, sách nhiễu đối với tổ chức, cá nhân trong việc trang bị, cấp các loại giấy phép về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

    e) Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai lệch về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; không báo cáo kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin báo cáo về mất cắp, thất thoát, tai nạn, sự cố về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

    g) Mang vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép vào nơi cấm, khu vực cấm.

    h) Cản trở người thi hành công vụ trong kiểm tra việc trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

    i) Che giấu, giúp sức, tạo điều kiện cho người khác sản xuất, vận chuyển, mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép, hủy hoại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

    Điều 19. Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ

    1. Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ bao gồm:

    a) Quân đội nhân dân; Dân quân tự vệ.

    b) Công an nhân dân.

    c) An ninh hàng không.

    d) Kiểm lâm, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của hải quan, đơn vị hải quan cửa khẩu, Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường.

    đ) Ban, đội bảo vệ chuyên trách của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;

    e) Ban bảo vệ dân phố hoặc tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự xã, phường, thị trấn.

    g) Câu lạc bộ, Trường, Trung tâm đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động.

    h) Cơ quan thi hành án dân sự.

    i) Thanh tra chuyên ngành Thủy sản, lực lượng kiểm ngư.

    k) Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội.

    l) Các đối tượng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

    2. Căn cứ vào tính chất, yêu cầu nhiệm vụ, thủ trưởng các đơn vị quy định tại Khoản 1 Điều này quyết định trang bị chủng loại, số lượng công cụ hỗ trợ cho phù hợp.

    3. Bộ Quốc phòng quy định việc trang bị, cấp Giấy phép mua, Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

    4. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định việc trang bị, cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ cho các đối tượng khác ngoài phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng."

               Bạn có thể tham khảo thêm quy định tại Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2011 và Nghị định số 25/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 để biết thêm chi tiết.

  • Xem thêm     

    07/08/2012, 06:28:56 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    1. Nếu vụ việc được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết và bạn chứng minh được việc chuyển tiền (tặng cho) là tự nguyện thì bạn không phạm tội gì cả và người kia cũng không đòi được số tiền đó (Tòa án công nhận hợp đồng tặng cho tài sản);

    2. Nếu ra Tòa an, các bên không chứng minh được việc tặng cho tiền có hợp pháp hay không hoặc bên cho vay chứng minh được chuyển tiền là hợp đồng vay mượn  thì bạn phải trả lại số tiền đó;

    3. Nếu bên kia, hoặc công an chứng minh được là bạn đã "gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của họ" thì mới có thể xử lý bạn về tội lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    Thường những vụ việc kiểu này thì bên chuyển tiền phải "bắc thang mà hỏi ông trời...".

  • Xem thêm     

    04/08/2012, 10:36:04 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

              Hành vi dùng vũ lực làm cho người khác không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản (lấy điện thoại) thì có thể bị khởi tố về tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 BLHS và hình phạt có thể từ 3 đến 10 năm tù. Kể cả trường hợp " vợ" của anh bạn ngoại tình thì anh bạn cũng không được quyền hành xử như vậy.

              Bạn tham khảo quy định của Bộ luật hình sự sau đây:

    "Điều 133. Tội cướp tài sản

    1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm."

  • Xem thêm     

    04/08/2012, 09:35:41 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                Gia đình bạn cứ trình báo toàn bộ sự việc với công an để được xem xét, giải quyết theo pháp luật. Với hành vi dùng vũ lực làm cho người khác không chống cự được để chiếm đoạt tài sản là phạm tội cướp tài sản theo Điều 133 BLHS rồi. Nếu số tiền chiếm đoạt dưới 50 triệu thì thuộc khoản 1, nếu 50-200 triệu là thuộc khoản 2. Những người xúi giúc, giúp sức đều bị xử lý về tội đó nếu có căn cứ cho rằng họ biết được mục đích đánh người, lấy tài sản nhưng vẫn đồng tình...

              Nếu chỉ xúi giục người khác đánh người và sau đó hành vi đánh người chưa đủ điều kiện xử lý người đánh (người thực hành) theo Điều 104 BLHS thì người xúi giục và người thực hiện việc đánh người chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.

  • Xem thêm     

    29/07/2012, 09:52:09 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Theo thông tin bạn nêu thì hành vi của chị chồng của L đã phạm tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 BLHS. Ngoài ra, nếu có căn cứ xác định L và chồng của L biết về việc đó và cùng có mục đích chiếm đoạt tài sản thì cũng bị khởi tố và xử lý về tội cướp tài sản. Nếu họ có bàn tính với nhau về việc cướp tài sản thì sẽ phạm tội thuộc khoản 2 và khung hình phạt từ 7-15 năm tù. Gia đình bạn có thể trình báo sự việc trên với công an cấp huyện để được xem xét giải quyết.

               Nạn nhân trong vụ việc trên là em bạn chứ không phải là mẹ bạn. Nếu công an khởi tố thêm về tội làm nhục người khác hoặc tội cố ý gây thương tích thì mẹ bạn mới có thể là nạn nhân.

               Bạn tham khảo Điều 133 BLHS sau đây:

    "Điều 133. Tội cướp tài sản

    1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm."

  • Xem thêm     

    28/07/2012, 10:00:33 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             1. Vụ việc của gia đình bạn đã kết thúc bằng bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án nên các đương sự không còn quyền kháng cáo. Tuy nhiên, các đương sự vẫn có thể khiếu nại đến Chánh án TAND tối cao hoặc Viện trưởng VKSND tối cao để được xem xét kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm hoặc thủ tục Tái thẩm theo quy định tại Chương XVIII  BLTTDS.

             2. Bạn có thể yêu cầu luật sư soạn thảo đơn thư, tư vấn pháp luật và xác minh thu thập chứng cứ trong vụ việc trên để có căn cứ khiếu nại.

             3. Đối với việc bồi thường, khắc phục hậu quả thì bạn có thể xem xét quy định tại Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006, cụ thể như sau:

    "Về tình tiết "người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả" quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 của BLHS

    1.1. Cũng được áp dụng tình tiết "người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả" nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Bị cáo là người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 15 tuổi khi phạm tội và cha, mẹ của họ đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;

    b) Bị cáo là người từ đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi khi phạm tội và cha, mẹ của họ đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nếu bị cáo không có tài sản;

    c) Bị cáo (không phân biệt là người đã thành niên hay người chưa thành niên) hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhưng người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận, nếu số tiền, tài sản đó đã được giao cho cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác quản lý để thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;

    d) Bị cáo (không phân biệt là người đã thành niên hay người chưa thành niên) hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên xuất trình được chứng cứ chứng minh là họ đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhưng người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận và họ đã đem số tiền, tài sản đó về nhà cất giữ để sẵn sàng thực hiện việc bồi thường khi có yêu cầu;

    đ) Bị cáo không có tài sản để bồi thường nhưng đã tích cực tác động, đề nghị cha, mẹ hoặc người khác (vợ, chồng, con, anh, chị, em, bạn bè...) sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả và những người này đã thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;

    e) Bị cáo không có trách nhiệm sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra (ví dụ việc bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ) nhưng đã tự nguyện dùng tiền, tài sản của mình để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả hoặc đã tích cực tác động, đề nghị cha, mẹ hoặc người khác sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả (nếu bị cáo không có tài sản để bồi thường) và những người này đã thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra.

    1.2. Đối với các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm đ và e tiểu mục 1.1 mục 1 này mà bị cáo không có việc tác động, đề nghị cha, mẹ hoặc người khác sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, nếu những người này đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra thì bị cáo chỉ được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 46 của BLHS.".

  • Xem thêm     

    28/07/2012, 07:56:26 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

              Khoản 2, Điều 194  BLHS quy định về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy như sau:

    " .....Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội nhiều lần;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

    e) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý cho trẻ em;

    g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;

    h) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;

    i) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;

    k) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;

    l) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;

    m) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;

    n) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;

    o) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điều này;

    p) Tái phạm nguy hiểm.

    .........".

    Điều 49. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm

    1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

    2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

    a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

    b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.".

    Như vậy, nếu trước đây bạn của bạn đã phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 49 BLHS thì sẽ là tái phạm nguy hiểm và chuyển sang khoản 2 Điều 194 BLHS.

69 Trang «<44454647484950>»