Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

69 Trang «<9101112131415>»
  • Xem thêm     

    27/01/2015, 11:54:18 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, trả lời như sau:

    1. Hứa hẹn trước là người tiêu thụ, chứa chấp tài sản có đưa ra thông tin, cam kết hứa hẹn sẽ tiêu thụ, chứa chấp tài sản phạm pháp cho người sắp thực hiện hành vi trộm cắp... Chính vì lời hứa đó mà người trộm tài sản thêm vững tin, nhìn thấy được lợi ích của hành vi trộm cắp nên mới thúc đẩy việc thực hiện hành vi phạm tội trộm cắp tài sản. Việc hứa hẹn đó phải xảy ra trước thời điểm thực hiện hành vi trộm cắp thì mới gọi là hứa hẹn trước. Nếu đã thực hiện xong hành vi trộm cắp, đã lấy được tài sản mới thỏa thuận về việc chứa chấp, tiêu thụ thì không được coi là hứa hẹn trước.

    2. Bộ luật hình sự quy định hình phạt với người trộm cắp và người chứa chấp, tiêu thụ tài sản phạm pháp như sau:

    Điều 138. Tội trộm cắp tài sản 

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Có tính chất chuyên nghiệp;
      c) Tái phạm nguy hiểm;
      d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
      đ) Hành hung để tẩu thoát;
      e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
      g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
      b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
      b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

     

    Điều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có[sửa]

    1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Có tính chất chuyên nghiệp ;
      c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;
      d) Thu lợi bất chính lớn;
      đ) Tái phạm nguy hiểm.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
      a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;
      b) Thu lợi bất chính rất lớn.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
      a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;
      b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.

    "'

  • Xem thêm     

    26/01/2015, 08:55:06 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 và Bộ luật dân sự 2005 thì thời hiệu khởi kiện tranh chấp về hợp đồng dân sự, trong đó có hợp đồng vay tiền là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại.

    Tuy nhiên, đến năm 2011 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi quy định một số loại vụ việc tranh chấp không tính thời hiệu khởi kiện trong đó có quan hệ kiện đòi tài sản. Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày của HĐTP TAND tối cao năm 2012 hướng dẫn: Đối với việc đòi nợ là quan hệ kiện đòi tài sản thì không tính thời hiệu khởi kiện. Vì vậy, theo quy định pháp luật hiện nay thì người chủ nợ có thể kiện đòi nợ bất cứ khi nào mà không bị hạn chế về thời hiệu khởi kiện.

    Bạn tham khảo hướng dẫn của Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP:

    "Điều 23. Về thời hiệu khởi kiện quy định tại khoản 3 Điều 159 của BLTTDS

    1. Đối với tranh chấp dân sự mà văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hiệu khởi kiện thì áp dụng thời hiệu khởi kiện được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật đó.

    Ví dụ 1: Đối với tranh chấp về hợp đồng kinh doanh bảo hiểm thì theo quy định tại Điều 30 của Luật Kinh doanh bảo hiểm, thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp;

    Ví dụ 2: Đối với các tranh chấp lao động cá nhân thì theo quy định tại khoản 2 Điều 202 của Bộ luật lao động, thời hiệu khởi kiện về tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm

    Ví dụ 3: Đối với tranh chấp về chia di sản thừa kế, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác thì theo quy định tại Điều 645 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

    2. Đối với các tranh chấp dân sự sau đây thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện:

    a) Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản là tranh chấp ai có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó;

    Ví dụ: Tranh chấp ai có quyền sở hữu nhà ở; nếu có khởi kiện thì Tòa án thụ lý vụ án; việc chấp nhận hay không phải căn cứ vào các quy định của pháp luật.

    b) Tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu là tranh chấp về tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của mình nhưng do người khác quản lý, chiếm hữu tài sản đó;

    Ví dụ: Ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của A nhưng do B đang quản lý; A có tài liệu chứng minh ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của A và khởi kiện đòi nhà thì Tòa án thụ lý; việc chấp nhận hay không phải căn cứ vào các quy định của pháp luật.

    c) Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai là tranh chấp ai có quyền sử dụng đất đó.

    3. Đối với tranh chấp dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự (hợp đồng vay tài sản, hợp đồng gửi giữ tài sản, thuê tài sản, thuê khoán tài sản, hợp đồng gia công, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất)thì giải quyết như sau:

    a) Đối với tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự thì áp dụng thời hiệu quy định trong văn bản quy phạm pháp luật tương ứng đối với loại giao dịch đó.

    Ví dụ: Tranh chấp về hợp đồng thuê nhà thì thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng cho thuê tài sản được xác định theo quy định tại Điều 427 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện là 02 năm.

    b) Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

    Ví dụ 1: Ngày 01-01-2008, A cho B vay 500 triệu đồng, thời hạn vay là 1 năm. Đến ngày 01-01-2009, B không trả tiền gốc và tiền lãi. Đến ngày 03-4-2011, A khởi kiện yêu cầu buộc B trả lại khoản tiền gốc và tiền lãi. Đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền lãi thì Tòa án không giải quyết vì đã hết thời hiệu khởi kiện. Đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền gốc thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện, Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục chung.

    Ví dụ 2: Trường hợp người cho thuê tài sản mà có tranh chấp về hợp đồng thuê tài sản thì thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng cho thuê tài sản được xác định theo quy định tại Điều 427 của Bộ luật dân sự năm 2005. Đối với tranh chấp về đòi lại tài sản cho thuê do người khác đang quản lý, chiếm hữu thì căn cứ hướng dẫn tại điểm a khoản 3 Điều 159 của BLTTDS và điểm b khoản 3 của Điều này không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

    Ví dụ 3: Đối với tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ mà có tranh chấp về việc ai có quyền sở hữu đối với quyền sở hữu trí tuệ đó thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Nếu tranh chấp các giao dịch về quyền sở hữu trí tuệ thì áp dụng thời hiệu tương ứng đối với giao dịch quyền sở hữu trí tuệ đó.

    4. Đối với tranh chấp dân sự mà văn bản quy phạm pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện và không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 159 của BLTTDS và hướng dẫn tại khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này, thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

    Ví dụ: Điều 111 Luật Đường sắt quy định "Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu giải quyết tranh chấp về hợp đồng trong hoạt động kinh doanh đường sắt được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và pháp luật về trọng tài thương mại".

    5. Thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm và được xác định như sau:

    a) Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định thời hạn thực hiện, nếu hết thời hạn đó mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, thì ngày hết hạn thực hiện nghĩa vụ là ngày xảy ra xâm phạm;

    b) Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên không thoả thuận hoặc pháp luật không quy định thời hạn thực hiện, nhưng theo quy định của pháp luật các bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho nhau biết trước trong một thời gian hợp lý, nếu hết thời hạn đã được thông báo đó bên có nghĩa vụ không thực hiện, thì ngày hết thời hạn đã được thông báo là ngày xảy ra xâm phạm;

    c) Trường hợp khi hết hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự, các bên có thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ đó, thì việc xác định ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm căn cứ vào ngày chấm dứt thoả thuận của các bên và được thực hiện như hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 5 Điều này;

    d) Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà có vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, thì ngày vi phạm nghĩa vụ là ngày xảy ra xâm phạm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Nếu một bên đơn phương đình chỉ hợp đồng thì ngày đơn phương đình chỉ hợp đồng là ngày bị xâm phạm.

    đ) Đối với trường hợp đòi bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm tài sản, sức khoẻ, tính mạng,..., thì ngày xảy ra hành vi xâm phạm tài sản, sức khoẻ, tính mạng,... là ngày bị xâm phạm.

    e) Trong một quan hệ pháp luật hoặc trong một giao dịch dân sự, nếu hành vi xâm phạm xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau, thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm cuối cùng.

    g) Trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 5 Điều này nếu các bên có thoả thuận khác về thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện, thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được xác định theo thoả thuận của các bên.

    6. Theo quy định tại Điều 160 của BLTTDS thì các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về thời hiệu được áp dụng trong tố tụng dân sự; do đó, việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện, thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện, bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện,... được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005. ".

    Bạn lưu ý là nếu vụ việc đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì tòa án sẽ không giải quyết lại nữa. Vì vậy, những khoản nợ mà tòa án đã tuyên trong bản án thì người được tuyên án không có quyền khởi kiện và cũng không có quyền yêu cầu thi hành án nếu quá thời hạn 5 năm kể từ ngày họ biết về nội dung bản án.

  • Xem thêm     

    26/01/2015, 08:33:09 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nếu bạn có chứng cứ chứng minh là bạn ngăn cản, không cho những người đó đánh bạc tại nhà bạn nhưng họ cố tình thực hiện hành vi phạm tội mà bạn không thể ngăn cản được... thì bạn mới không liên đới trong chuyện đó. Nếu để những người đó chơi cả đêm.. sang hôm sau bị bắt tại nhà bạn, khi đó bạn vẫn đang ở nhà thì việc xử lý đối với bạn là khó tránh khỏi.

  • Xem thêm     

    25/01/2015, 11:37:10 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu bạn có cầm tiền của anh ta thì vẫn chỉ là quan hệ dân sự hôn nhân gia đình. Nếu anh ta chứng minh là có một khoản tài sản riêng là số tiền đó và bạn là người cầm thì tòa án sẽ tuyên án buộc bạn phải trả lại tiền. Nếu không chứng minh được thì tòa án sẽ bác yêu cầu của anh ta. Nếu không có hạnh phúc, tình trạng hôn nhân trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được thì bạn có thể thực hiện thủ tục ly hôn theo quy định./

  • Xem thêm     

    23/01/2015, 11:22:21 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy năm 2008 (Sau đây gọi chung là Luật Phòng chống ma túy), hành vi sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi bị nghiêm cấm. Người nghiện ma túy có thể bị áp dụng một trong các hình thức cai nghiện ma túy theo quy định của Luật phòng chống ma túy.

    Theo Điều 26a, Điều 27- Luật Phòng chống ma túy thì các hình thức và biện pháp cai nghiện ma túy có thể áp dụng đối với người nghiện ma túy bao gồm:

    - Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình;

    - Cai nghiện ma túy tự nguyện tại cộng đồng;

    - Cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện;

    - Cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng: áp dụng theo quyết định của UBND cấp xã trong trường hợp người nghiện ma túy không tự nguyện cai nghiện;

    - Cai nghiện ma túy bắt buộc tại cơ sở cai nghiện: chỉ áp dụng trong những trường hợp nhất định, cụ thể như sau:

    Theo Luật Phòng chống ma túy, các đối tượng bị áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cơ sở cai nghiện bao gồm hai trường hợp sau:

    1. Đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên thì chế độ, thủ tục cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, cụ thể: 

    Theo quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định số 135/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh và Nghị định số 61/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 135/2004/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 135) thì Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh khi có đầy đủ các dấu hiệu sau:

    - Là công dân Việt Nam,

    - Là người nghiện ma túy: “người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này” (Khoản 11 điều 2 Luật Phòng chống ma túy),

    - Là người từ đủ 18 tuổi trở lên đến không quá 55 tuổi đối với nữ và không quá 60 tuổi đối với nam,

    - Có hành vi sử dụng ma túy và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về việc sử dụng trái phép chất ma túy;

    + Đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định;

    + Đã được cai nghiện ma túy tại gia đình hoặc cai nghiện ma túy tại cộng đồng.

    2. Đối với người nghiện ma tuý từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi thì chế độ, thủ tục cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện được thực hiện theo những quy định riêng tại Mục II, chương II - Nghị định 135.

    Những người chưa thành niên nghiện ma túy sau đây bị cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội:

    a) Người đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng mà vẫn còn nghiện;

    b) Người đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện;

    c) Người không có nơi cư trú nhất định.”

  • Xem thêm     

    21/01/2015, 04:19:13 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Hành vi như vậy mà không xử lý về các tội phạm về tham nhũng thì có thể xử lý những người có chức vụ về các tội về quản lý kinh tế theo quy định tại chương XVI, bộ luật hình sự.

    Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật hình sự thì đồng phạm là từ hai người trở lên cùng ý chí thực hiện một loại tội phạm. Vì vậy, trong quá trình điều tra, xác minh mà có căn cứ xác định có người giúp sức, xúi gục, chỉ huy, thực hành thì đều bị khởi tố với vai trò đồng phạm trong một vụ án đó. Hoặc cũng có thể trong một vụ án có người bị khởi tố về tội danh này, người bị khởi tố về tội danh khác. Việc định tội danh căn cứ vào các yếu tố cấu thành tội phạm, đặc biệt là khách thể mà tội phạm xâm phạm trực tiếp là gì.

  • Xem thêm     

    21/01/2015, 02:38:44 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

     

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Bạn có thể trình báo với công an phường nơi bạn cho mượn xe để được xem xét giải quyết. Nếu quá trình xác minh mà xác định có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan này sẽ chuyển tới công an quận để khởi tố. Nếu chỉ là quan hệ dân sự, chưa chuyển hóa thành quan hệ dân sự thì sẽ có văn bản trả lời cho bạn và bạn có quyền khiếu nại.

    2. Nếu bạn biết việc cầm cố xe đó và đồng ý thì chỉ là quan hệ dân sự, thẩm quyền giải quyết thuộc về tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

    3. Vụ việc của bạn xuất phát từ quan hệ dân sự. Việc cầm cố xe không có giấy tờ là giao dịch dân sự vô hiệu. Sự việc chỉ chuyển thành tội phạm nếu người cầm cố xe của bạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt chiếc xe đó của bạn.

  • Xem thêm     

    21/01/2015, 10:32:43 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn! 

    Theo thông tin bạn nêu, các cán bộ nhân viên cơ quan đó đã lập khống giấy tờ để chiếm đoạt số tiền của nhà nước. Hành vi này là hành vi tham ô tài sản và đủ căn cứ để xử lý về tội tham ô tài sản theo quy định pháp luật. Những người cùng có mục đích lấy tiền, sử dụng tiền đều bị xử lý hình sự với vai trò đồng phạm. Thời điểm cấu thành tội phạm là thời điểm thực hiện hành vi giả mạo giấy tờ để lấy tiền. Việc trả lại tiền chỉ là biện pháp khắc phục hậu quả sau khi vụ việc bị phát hiện. Việc kỷ luật chỉ là biện pháp xử lý nội bộ theo luật lao động, luật cán bộ, công chức. Vì vậy, về lý thì hoàn toàn có thể khởi tố những người có liên quan về hành vi tham nhũng.

    Tuy nhiên, thực tế việc này có xử lý hình sự hay không cũng còn phụ thuộc vào quan điểm của lãnh đạo cơ quan điều tra, viện kiểm sát trong việc đánh giá chứng cứ mà cơ quan điều tra thu thập được trong quá trình xác minh nguồn tin.

  • Xem thêm     

    20/01/2015, 10:33:32 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Việc mua máy tính sách tay trả góp chỉ là quan hệ dân sự. Nếu bạn không có tiền trả thì công ty đó sẽ khởi kiện đến tòa án để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Sau khi xem xét thì tòa chỉ ra bản án, quyết định buộc bạn phải trả số tiền còn thiếu.

    Vì vậy, bạn yên tâm là không ai bắt bạn đi tù vì chuyện này được. Cùng lắm là bạn trả lại cái máy tính đó cho công ty là xong.

  • Xem thêm     

    20/01/2015, 10:14:49 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Việc quyết định hình phạt căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Với những vụ án có đồng phạm thì mức án của các bị cáo thể hiện được vai trò của bị cáo trong vụ án đó và cá biệt hóa vai trò của từng bị cáo.

    Với thông tin bạn nêu thì chưa đủ để đoán mò về kết quả được. Khoản 2, Điều 104 BLHS quy định hình phạt từ 2-7 năm tù. Nếu chỉ có một nạn nhân thương tích, tỷ lệ thương tật chỉ có 13%, vai trò của bạn là thứ yếu thì mức hình phạt của bạn chỉ ở khởi điểm hoặc trên mức khởi điểm của hình phạt. Nếu bạn là chủ mưu thì hình phạt của bạn sẽ cao nhất và sẽ không được hưởng án treo.

    Nếu bạn đủ điều kiện theo quy định tại Điều 60 BLHS và hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP thì có thể được hưởng án treo.

  • Xem thêm     

    19/01/2015, 10:56:12 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bạn có thể xuất trình giấy tờ chứng minh là bạn đã chấp hành xong bản án đó để làm thủ tục mua vé tàu, xe theo quy định.

  • Xem thêm     

    18/01/2015, 09:42:26 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bạn có thể làm đơn trình báo sự việc với công an để được xem xét giải quyết theo pháp luật. Nếu người đó đưa ra những thông tin gian dối làm bạn hiểu lầm rồi giao tài sản sau đó chiếm đoạt tài sản của bạn thì mới bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản có trước khi đưa ra thông tin gian dối để bạn giao tiền, sau khi nhận được tiền thì không có ý định trả lại cho bạn. Bạn có thể liên hệ với luật sư để được trợ giúp pháp lý.

  • Xem thêm     

    18/01/2015, 10:51:37 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bạn có thể làm đơn trình báo sự việc tới công an và cung cấp các chứng cứ để được công an giải quyết. Nếu trong quá trình xác minh có đủ căn cứ xác định người đó đã dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của bạn thì người đó sẽ bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự. Ngoài ra, việc nhờ người học hộ, thi hộ của bạn cũng sẽ bị xử lý theo quy chế của bộ giáo dục và đào tạo.

  • Xem thêm     

    18/01/2015, 10:28:15 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Nếu tổng số tiền thu trên chiếu bạc là 120 triệu đồng thì tất cả những người đánh bạc, gá bạc đều bị xử lý hình sự. Mức hình phạt của từng người sẽ căn cứ vào tính chất mức độ hành vi của họ, nhân thân và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

    Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 46 và Điều 48 Bộ luật hình sự, cụ thể như sau:

    Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

    1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
    a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
    b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
    c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
    d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;  
    đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
    e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
    g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
    h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
    i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
    k) Phạm tội do lạc hậu;
    l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
    m) Người phạm tội là người già;
    n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
    o) Người phạm tội tự thú;
    p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
    q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
    r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
    s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
    2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.
    3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
    Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật
    Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
    Điều 48. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
    1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
    a) Phạm tội có tổ chức;
    b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
    d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
    đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
    e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
    g) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;
    h) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
    i) Xâm phạm tài sản của Nhà nước;
    k) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;
    l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
    m) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
    n) Xúi giục người chưa thành niên phạm tội;
    o) Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.

    2. Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.".

    2. Thời hạn tạm giữ là 3 ngày và có thể gia hạn 2 lần. Thời hạn tạm giam là 2, 3, 4 tháng và có thể gia hạn 2 lần. Công an, viện kiểm sát và tòa án đều có quyền gia lệnh tạm giam và gia hạn tạm giam. Vì vậy, thời hạn tạm giam để điều tra, truy tố, xét xử một vụ án hình sự có thể kéo dài vài năm. Do vậy, không có trường hợp nào do hết thời hạn tạm giam mà cơ quan tiến hành tố tụng phải thả người để chờ xét xử. Việc bảo lĩnh người thân được quy định tại Điều 92 Bộ luật  tố tụng hình sự, cụ thể như sau:

    Điều 88. Tạm giam

    1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:

    a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;

    b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.

    2. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:

    a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;

    b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;

    c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

    3. Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt được quy định tại Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.

    4. Cơ quan ra lệnh tạm giam phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam và cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam cư trú hoặc làm việc biết.

    Điều 91. Cấm đi khỏi nơi cư trú

    1. Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án.

    2. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.

    Bị can, bị cáo phải làm giấy cam đoan không đi khỏi nơi cư trú của mình, phải có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi trong giấy triệu tập.

    Người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn để quản lý, theo dõi họ. Trong trường hợp bị can, bị cáo có lý do chính đáng phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú và phải có giấy phép của cơ quan đã áp dụng biện pháp ngăn chặn đó.

    3. Bị can, bị cáo vi phạm lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

    Điều 92. Bảo lĩnh

    1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

    2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

    3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.

    4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.

    5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

    Điều 93. Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm

    1. Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập.

    2. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Quyết định của những người quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

    3. Cơ quan ra quyết định về việc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm phải lập biên bản ghi rõ số lượng tiền, tên và tình trạng tài sản đã được đặt và giao cho bị can hoặc bị cáo một bản.

    4. Trong trường hợp bị can, bị cáo đã được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì số tiền hoặc tài sản đã đặt sẽ bị sung quỹ Nhà nước và trong trường hợp này bị can, bị cáo sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

    Trong trường hợp bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền hoặc tài sản đã đặt.

    5. Trình tự, thủ tục, mức tiền hoặc giá trị tài sản phải đặt để bảo đảm, việc tạm giữ, hoàn trả, không hoàn trả số tiền hoặc tài sản đã đặt được thực hiện theo quy định của pháp luật.".

  • Xem thêm     

    16/01/2015, 08:17:24 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo thông tin bạn nêu thì có rất nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Với các hành vi trên thì có thể xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự và kỷ luật đuổi học với người nhờ người khác học hộ, thi hộ...

    - Nếu đưa ra thông tin gian dối làm người khác tin tưởng giao tiền, khi đã nhận được tiền thì chiếm đoạt tài sản thì là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Nếu giá trị tài sản từ 2 triệu đồng trở lên thì bị xử lý hình sự theo Điều 139 BLHS.

    - Nếu hai bên đều biết hành vi học hộ, thi hộ là trái pháp luật nhưng cố tình thực hiện, sau đó có tranh chấp thì không xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà xử lý cả hai người về việc vi phạm quy định của luật giáo dục;

    - Nếu nhận tiền để nộp tiền học hộ nhưng không nộp hoặc làm giả giấy biên lai nộp tiền để chiếm đoạt số tiền đó như bạn đã trình bày mà bạn tố cáo thì người đó sẽ bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản...

  • Xem thêm     

    15/01/2015, 02:37:01 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Nếu bạn của bạn có lỗi khi tham gia giao thông, là nguyên nhân dẫn đến cái chết của nạn nhân thì dù có bồi thường thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 202 BLHS.

    2. Công an giao thông yêu cầu mức phạt 60 triệu đồng là không đúng pháp luật, hành vi này có biểu hiện của việc sách nhiễu, tiêu cực. Vì vậy, gia đình bạn đó có quyền trình báo sự việc với Công an cấp tỉnh hoặc Cục điều tra tội phạm về chức cụ của VKSND tối cao để xem xét xử lý theo pháp luật. Cán bộ nào nhận 60 triệu đồng của gia đình bạn đó sẽ bị khởi tố về tội nhận hối lộ theo quy định tại Điều 279 Bộ luật hình sự.

  • Xem thêm     

    15/01/2015, 07:40:52 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Hành vi của bạn sẽ bị xử lý về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự, trừ trường hợp bạn có chứng cứ chứng minh được hành vi của bạn là phòng vệ chính đáng hoặc tình thế cấp thiết. Tuy nhiên, việc chứng minh đó không đơn giản. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn thỏa thuận, thương lượng với người đó về mức bồi thường và để họ rút đơn tố cáo.

  • Xem thêm     

    14/01/2015, 02:42:06 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Trách nhiệm dân sự: Theo quy định tại Điều 609 và Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2005 thì bố bạn phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bao gồm các khoản sau đây: Tiền chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe; Thu nhập bị mất, bị giảm sút do thương tích cho đến tuổi nghỉ hưu; Tiền chi phí cho người nuôi dưỡng, chăm sóc trong thời gian điều trị; Tiền bồi thường tổn thất về tinh thần không quá 30 tháng lương tối thiểu. Mức bồi thường cụ thể phụ thuộc vào thiệt hại thực tế xảy ra. Bạn cho rằng bố bạn chỉ làm gẫy có mỗi một chân nên mức bồi thường dưới 30 triệu đồng là không đúng. Pháp luật cũng không quy định giá trị một mạng người là 30 triệu đồng hoặc bồi thường tính mạng là 30 triệu đồng. Nếu thiệt hại về tính mạng thì chỉ tiền tổn thất về tinh thần cũng có thể trên 60 triệu đồng, chưa tính đến chi phí mai táng và chi phí cấp dưỡng... Mức bồi thường trong vụ việc của gia đình bạn do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có thể khởi kiện để tòa án giải quyết, tòa án sẽ căn cứ vào quy định pháp luật để ấn định mức bồi thường.

    2. Trách nhiệm hình sự: Ngoài trách nhiệm dân sự nêu trên, nếu bố bạn có lỗi, gây thiệt hại đến 31% sức khỏe của nạn nhân thì bố bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự, hình phạt tại khoản 1, Điều 202 BLHS là cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến 5 năm.

    Bạn tham khảo căn cứ xác định tỉ lệ thương tật quy định tại Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT- BTP-BLĐTBXH ngày 27/9/2013 cụ thể như sau:

    6. Đùi và khớp hang

     

    6.1. Cụt hai chi dưới

     

    6.1.1. Tháo hai khớp cổ chân

    81

    6.1.2. Cụt 1/3 giữa hai cẳng chân

    83

    6.1.3. Cụt 1/3 trên hai cẳng chân

    84

    6.1.4. Tháo khớp gối hai bên

    85

    6.1.5. Cụt 1/3 giữa một đùi và 1/3 giữa cẳng chân bên kia

    85

    6.1.6. Cụt 1/3 trên đùi một bên và 1/3 trên một cẳng chân còn lại

    86

    6.1.7. Cụt 1/3 trên một đùi một bên và 1/3 dưới đùi còn lại

    87

    6.1.8. Cụt hai đùi từ 1/3 giữa

    87

    6.1.9. Cụt hai đùi từ 1/3 trên

    91

    6.1.10. Cụt ngang mấu chuyển hai đùi

    92

    6.1.11. Tháo hai khớp hang

    95

    6.2. Cụt một chi dưới và mù một mắt

     

    6.2.1. Cụt một cẳng chân và khoét bỏ một nhãn cầu

    85

    6.2.2. Cụt một đùi và mù một mắt

    87

    6.2.3. Tháo bỏ một khớp háng và mù một mắt

    88

    6.2.4. Cụt một đùi và khoét bỏ một nhãn cầu

    91

    6.2.5. Tháo một khớp háng và khoét bỏ một nhãn cầu lắp được mắt giả

    91

    6.2.6. Tháo một khớp háng và khoét bỏ một nhãn cầu không lắp được mắt giả

    95

    6.3. Tháo một khớp háng

    72

    6.4. Cụt một đùi

     

    6.4.1. Đường cắt ở 1/3 giữa

    65

    6.4.2. Đường cắt ở 1/3 trên

    67

    6.4.3. Đường cắt ở ngang mấu chuyển lớn

    68 - 69

    6.5. Gẫy đầu trên xương đùi

     

    6.5.1. Can liền tốt, trục thẳng, nhưng có teo cơ

    26 - 30

    6.5.2. Can liền xấu, trục lệch, cơ teo nhiều, chi ngắn dưới 4cm, chức năng khớp háng bị hạn chế

    31 - 35

    6.5.3. Can liền xấu, trục lệch, cơ teo nhiều chi ngắn trên 4cm

    41 - 45

    6.5.4. Gẫy cổ xương đùi gây tiêu chỏm

    51

    6.5.5. Mất đoạn xương hoặc không liền xương tạo thành khớp giả cổ xương đùi

     

    6.5.5.1. Khớp giả chặt

    41 - 45

    6.5.5.2. Khớp giả lỏng lẻo

    51

    6.6. Trật khớp háng hoặc gẫy cổ xương đùi, đã phẫu thuật thay chỏm nhân tạo

    35

    6.7. Gẫy thân xương đùi ở 1/3 giữa hoặc dưới đã điều trị ổn định

     

    6.7.1. Can liền tốt, trục thẳng, chức phận chi bình thường

    21

    6.7.2. Can liền xấu, trục lệch

    26 - 30

    6.7.3. Can xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 4cm

    31 - 35

    6.7.4. Can xấu, trục lệch, chi ngắn trên 4cm

    41

    6.8. Gẫy đầu dưới xương đùi gần sát lồi cầu sau điều trị có di chứng hạn chế vận động khớp gối: Áp dụng tỷ lệ cứng khớp gối Mục 7.11 trong bảng này

     

    6.9. Sai khớp háng kết quả điều trị

     

    6.9.1. Tốt

    6 - 10

    6.9.2. Gây lỏng khớp hang

    21 - 25

    6.10. Cứng một khớp háng sau chấn thương

     

    6.10.1. Chi ở tư thế thẳng trục

     

    6.10.1.1. Từ 0 - 90°

    21 - 25

    6.10.1.2. Từ 0 đến 60°

    31 - 35

    6.10.1.3. Từ 0 đến 30°

    41 - 45

    6.10.2. Chi ở tư thế vẹo hoặc gấp kèm theo

     

    6.10.2.1. Từ 0 đến 90°

    31 - 35

    6.10.2.2. Từ 0 đến 60°

    41 - 45

    6.10.2.3. Từ 0 đến 30°

    46 - 50

    6.11. Cứng hoàn toàn một khớp háng sau chấn thương

    51 - 55

    6.12. Chấn thương để lại hậu quả cứng hai, ba khớp lớn chi dưới

     

    6.12.1. Cứng một khớp háng và một khớp gối

    61 - 65

    6.12.2. Cứng một khớp gối và một khớp cổ chân

    41 - 45

    6.12.3. Cứng ba khớp lớn (háng, gối)

    66 - 70

    6.12.4. Cứng ba khớp háng, gối và cổ chân

    61 - 65

    6.12.5. Cứng ba khớp (gối và cổ chân)

    61 - 65

    7. Cẳng chân và khớp gối

     

    7.1. Tháo một khớp gối

    61

    7.2. Cụt một cẳng chân

     

    7.2.1. Cụt ở 1/3 trên, nếu khớp gối bình thường

     

    7.2.1.1. Lắp được chân giả

    51

    7.2.1.2. Không lắp được chân giả

    55

    7.2.2. Cụt ở 1/3 giữa hoặc dưới

     

    7.2.2.1. Đã lắp chân giả đi lại tốt

    41 - 45

    7.2.2.2. Không lắp được chân giả hoặc đi chân giả đau, khó

    46 - 50

    7.3. Gãy hai xương cẳng chân

     

    7.3.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi

    16 - 20

    7.3.2. Can xương xấu, hoặc can dính hai xương, cẳng chân bị vẹo và ngắn dưới 2cm

    21 - 25

    7.3.3. Di chứng như Mục 7.3.2 nhưng chi ngắn từ 2cm đến dưới 5cm

    26 - 30

    7.3.4. Di chứng như Mục 7.3.2 nhưng chi ngắn từ 5cm trở lên

    31 - 35

    7.4. Mất đoạn hai xương chày, mác tạo thành khớp giả

     

    7.4.1. Khớp giả hai xương chặt, chi ngắn dưới 5cm

    31 - 35

    7.4.2. Khớp giả hai xương lỏng, chi ngắn trên 5cm

    41 - 45

    7.5. Gẫy thân xương chày một chân

     

    7.5.1. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can tốt, trục thẳng, không ngắn chi

    11 - 15

    7.5.2. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 2cm

    16 - 20

    7.5.3. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn từ 2cm đến dưới 5cm

    21 - 25

    7.5.4. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn từ 5cm trở lên

    26 - 30

    7.5.5. Gẫy thân xương chày đã liền nhưng thân xương có ổ khuyết lớn

    21 - 25

    7.6. Mất đoạn xương chày tạo thành khớp giả

     

    7.6.1. Khớp giả chặt

    21 - 25

    7.6.2. Khớp giả lỏng

    31 - 35

    7. Gẫy 7.7. Gẫy hoặc vỡ mâm chày

     

    7.7.1. Điều trị phục hồi tốt, khớp gối không cứng

    15

    7.7.2. Di chứng cứng khớp gối hoặc hàn khớp: Áp dụng tổn thương khớp gối

     

    7.8. Gẫy hoặc vỡ lồi củ trước mâm chày

    6 - 10

    7.9. Gẫy thân xương mác một chân

     

    7.9.1. Đường gẫy ở 1/3 giữa hoặc trên, can liến tốt

    3 - 5

    7.9.2. Gẫy đầu trên xương mác, can xấu

    5 - 7

    7.9.3. Gẫy kiểu Dupuytren (đầu dưới xương mác), can xấu

     

    7.9.3.1. Hạn chế nhẹ khớp cổ chân

    6 - 10

    7.9.3.2. Cổ chân bị cứng khớp nhẹ

    11 - 15

    7.10. Mất đoạn xương mác hoặc tháo bỏ xương mác

    11 - 15

    7.11. Vết thương, chấn thương khớp gối dẫn đến hậu quả cứng khớp

     

    7.11.1. Tầm vận động từ 0° đến trên 125°

    11 - 15

    7.11.2 . Tầm vận động từ 0° đến 90°

    16 - 20

    7.11.3. Tầm vận động từ 0° đến 45°

    26 - 30

    7.11.4. Cứng khớp tư thế 0°

    36 - 40

    7.12. Đứt gân bánh chè đã mổ khâu kết quả tốt

    6 - 10

    7.13. Chấn thương cắt bỏ xương bánh chè làm hạn chế chức năng khớp gối: Áp dụng tỷ lệ Mục 7.11 trong bảng này

     

    7.14. Gẫy hoặc vỡ lồi cầu xương đùi dẫn đến hậu quả hạn chế vận động khớp gối Áp dụng tỷ lệ Mục 7.11 trong bảng này

     

    7.15. Tổn thương sụn chêm do chấn thương khớp gối

     

    7.15.1. Rách, đứt, trật chỗ bám hoặc gây viêm mãn tính

    16 - 20

    7.15.2. Nếu phải cắt bỏ và có hậu quả dính khớp gối: Áp dụng tỷ lệ tổn thương khớp gối Mục 7.11 trong bảng này

     

    7.15.3. Cắt bỏ sụn chêm có biến chứng hạn chế một phần cử động gấp - duỗi khớp gối: Áp dụng tỷ lệ tổn thương khớp gối Mục 7.11 trong bảng này

     

    7.16. Dị vật khớp gối

     

    7.16.1. Dị vật nằm trong bao khớp hoặc bao hoạt dịch ảnh hưởng ít đến chức năng khớp gối

    11 - 15

    7.16.2. Dị vật nằm trong khe khớp làm ảnh hưởng đến vận động, đi lại

    21 - 25

    7.17. Tổn thương đứt dây chằng khớp gối

     

    7.17.1. Đứt dây chằng chéo trước hoặc sau được điều trị phục hồi tốt

    11 - 15

    7.17.2. Đứt dây chằng chéo trước hoặc sau được điều trị phục hồi không tốt hoặc không được điều trị

    21 - 25

    7.17.3. Đứt dây chằng ngoài khớp đã điều trị phục hồi tốt

    6 - 10

    7.17.4. Đứt dây chằng ngoài khớp đã điều trị phục hồi không tốt hoặc không được điều trị

    11 - 15

    Ghi chú: Tổn thương gẫy xương nếu có tổn thương mạch máu, dây thần kinh được cộng lùi tỷ lệ nhưng tổng tỷ lệ % phải thấp hơn so với cắt bỏ đoạn chi tương ứng

     

    8. Bàn chân và khớp cổ chân

     

    8.1. Tháo khớp cổ chân một bên

    45

    8.2. Tháo khớp hai cổ chân

    81

    8.3. Cắt bỏ nửa trước bàn chân (tháo khớp các xương bàn hay thủ thuật Lisfranc)

    35

    8.4. Cắt bỏ giữa bàn chân còn để lại chỗ chống gót (thủ thuật Chopart, Ricard hay Pirogoff)

    41

    8.5. Chấn thương khớp cổ chân dẫn đến hậu quả cứng khớp

     

    8.5.1. Cứng khớp ở tư thế cơ năng (0°)

    21

    8.5.2. Cứng khớp ở tư thế bất lợi cho chức năng khớp cổ chân

    31

    8.6. Đứt gân gót (gân Achille)

     

    8.6.1. Đã nối lại, không ngắn gân

    11 - 15

    8.6.2. Gân bị ngắn sau khi nối, bàn chân ngả về phía trước

    21 - 25

    8.6.3. Không nối lại kịp thời để cơ dép co lại thành một cục, đi lại khó khăn

    26 - 30

    8.7. Cắt bỏ hoàn toàn xương gót

    31 - 35

    8.8. Gẫy hoặc vỡ xương gót

     

    8.8.1. Vỡ tước một phần phía sau xương gót

    6 - 10

    8.8.2. Vỡ thân xương gót có ảnh hưởng đến đi lại, lao động

    11 - 15

    8.8.3. Gẫy góc Boehler (phần Thalamus của xương gót) làm sập vòm bàn chân, đi lại khó và đau

    21 - 25

    8.9. Cắt bỏ xương sên

    26 - 30

    8.10. Gẫy xương sên làm bàn chân biến dạng, đi lại khó

    16 - 20

    8.11. Gẫy xương thuyền

    6 - 10

    8.12. Gẫy/vỡ xương hộp

    11 - 15

    8.13. Gẫy/vỡ nhiều xương nhỏ giữa bàn chân dẫn đến hậu quả cứng/hàn khớp bàn chân

    16 - 20

    8.14. Tổn thương mắt cá chân

     

    8.14.1. Không ảnh hưởng khớp

    6 - 10

    8.14.2. Gây cứng khớp cổ chân: Áp dụng tỷ lệ cứng khớp cổ chân

     

    8.15. Gẫy hoặc mất đoạn một xương bàn của bàn chân

     

    8.15.1. Can liền tốt, bàn chân không biến dạng, không ảnh hưởng đến đi đứng

    3 - 5

    8.15.2. Bàn chân biến dạng và trở ngại đến việc đi đứng, lao động

    11 - 15

    8.16. Gẫy hoặc mất đoạn nhiều xương bàn của một bàn chân

     

    8.16.1. Gẫy hai xương bàn, can liền xấu hoặc mất đoạn hai xương bàn

    16 - 20

    8.16.2. Gẫy trên hai xương bàn hoặc mất đoạn xương làm bàn chân biến dạng gây trở ngại nhiều đến việc đi đứng, lao động

    21 - 25

    8.17. Mảnh kim khí nằm trong khe khớp cổ chân (chày - gót - sên)

    16 - 20

    8.18. Còn nhiều mảnh kim khí nhỏ ở phần mềm gan bàn chân hay găm ở xương bàn chân ảnh hưởng đến đi lại, lao động

     

    8.18.1. Có dưới 10 mảnh nhỏ

    11 - 15

    8.18.2. Có từ 10 mảnh trở lên

    16 - 20

    8.19. Bong gân khớp cổ chân điều trị lâu không khỏi

    16 - 20

    8.20. Viêm khớp cổ chân mãn tính sau chấn thương trật khớp, bong gân cổ chân

    16 - 20

    "

  • Xem thêm     

    13/01/2015, 11:37:12 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Theo thông tin bạn nêu thì chị bạn có hành vi cố ý gây thương tích nên bị xử lý theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự là có căn cứ và đúng pháp luật. Điều 104 Bộ luật hình sự có quy định:

    "Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

    4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. " .

    Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì chị bạn sẽ bị xử lý vào khoản 2, Điều 104 BLHS với tình tiết định khung hình phạt là "dùng hung khí nguy hiểm" - dao nhọn và hình phạt sẽ từ 2 -7 năm tù.

    2. Một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; Tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả; người bị hại có đơn xin giảm hình phạt, hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhân thân tốt... Vì vậy, gia đình bạn có thể tiếp tục liên hệ với gia đình bị hại để bồi thường thêm những thiệt hại cho nạn nhân hoặc nộp tiền bồi thường thiệt hại cho cơ quan thi hành án để được hưởng tình tiết giảm nhẹ...

  • Xem thêm     

    11/01/2015, 06:13:42 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    Nếu bạn sử dụng tiền vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng trả lại tài sản hoặc gian dối, bỏ trốn nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì mới bị khởi tố hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    Nếu không có một trong các hành vi trên thì vụ việc của bạn chỉ là quan hệ dân sự và chỉ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

69 Trang «<9101112131415>»