Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

69 Trang «<11121314151617>»
  • Xem thêm     

    20/12/2014, 10:58:56 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Hành vi của bạn sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 167/NĐ-CP. cụ thể như sau:

    "  

    Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

    b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;

    c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

    2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

    b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;

    d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;

    đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

    e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;

    g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả "đèn trời";

    h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.

    3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

    b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

    c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;

    d) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;

    đ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;

    e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;

    g) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

    h) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;

    i) Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm;

    k) Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    l) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;

    m) Tàng trữ, vận chuyển "đèn trời".

    4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;

    b) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán "đèn trời".

    5. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm g Khoản 2; Điểm a, l, m Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

    6. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm k Khoản 3 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.". 

  • Xem thêm     

    20/12/2014, 12:17:21 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Điều 104 Bộ luật hình sự quy định:

    " Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
      a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
      b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
      c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
      d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
      đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
      e) Có tổ chức;
      g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
      h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
      i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
      k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người, hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
    4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.".

    Như vậy, nếu thương tích dưới 30% thì vẫn thuộc khoản 1, Điều 104 BLHS.

  • Xem thêm     

    20/12/2014, 11:38:15 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    Vụ việc của bạn là quan hệ dân sự (hợp đồng vay tài sản), nếu có tranh chấp thì Tòa án nơi người vay cư trú, làm việc sẽ có thẩm quyền giải quyết. Vì vậy, bạn có thể khởi kiện tới tòa án nơi bạn của bạn đang cư trú để được giải quyết. Nếu bạn đó bị tai nạn mà mất khả năng nhận thức thì người đại diện theo pháp luật của người đó (người giám hộ) sẽ tham gia tố tụng thay người đó trong vụ án đòi nợ của bạn.

    Sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật tuyên bố người đó có nghĩa vụ trả nợ thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành án để thu hồi khoản nợ đó cho bạn.

  • Xem thêm     

    20/12/2014, 11:33:47 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu chiếc xe đó không xác định được chủ sở hữu thì sẽ bị tam giữ để xác minh. Nếu có liên quan tới tội phạm thì những người có liên quan sẽ bị xử lý. Bạn và bạn của bạn không chứng minh được mình là chủ sở hữu, quản lý, sử dụng hợp pháp thì sẽ không được trả xe. Vì vậy, bạn chỉ còn cách là để xe đó để chờ xem xét giải quyết.

  • Xem thêm     

    18/12/2014, 06:14:08 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Kết quả giám định thể hiện bằng "Kết luận giám định" do cơ quan giám định ban hành, có chữ ký của thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng cơ quan giám định đó.

    Nếu bạn nghi ngờ kết quả giám định không đúng thì có thể yêu cầu giám định lại hoặc giám định bổ sung theo quy định pháp luật.

    Với thương tật như vậy mà hai bên không thương lượng được và có đơn đề nghị thì bạn có thể bị xử lý về tội cố ý gây thương tích theo Điều 104 BLHS.

  • Xem thêm     

    18/12/2014, 11:43:00 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    Nếu hành vi của bạn đủ yếu tố cấu thành tội phạm và bạn bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với giá trị tài sản chiếm đoạt là 14 triệu đồng mà không thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a, đến điểm g, khoản 2, Điều 139 BLHS thì bạn sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 1, Điều 139 Bộ luật hình sự với mức hình phạt là "bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. ", đồng thời bạn phải có trách nhiệm hoàn trả cho các bị hại số tiền mà mình đã chiếm đoạt. Mức hình phạt cụ thể của bạn phụ thuộc vào tính chất mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

     Bạn tham khảo quy định sau đây của bộ luật hình sự:

    Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Có tính chất chuyên nghiệp;
      c) Tái phạm nguy hiểm;
      d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
      đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
      e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
      g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
      b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
      b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    "

  • Xem thêm     

    18/12/2014, 10:50:42 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo thông tin bạn nêu thì vụ việc của bạn là quan hệ dân sự. Nếu bạn thấy giao dịch đó có yếu tố lừa dối thì bạn có thể khởi kiện tới tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Tuy nhiên, để khởi kiện tranh chấp hợp đồng đó thì bạn phải có bản chính hoặc bản sao của hợp đồng thì tòa án mới thụ lý giải quyết.

    Nếu bạn có căn cứ cho rằng có cá nhân nào đó trong công ty đã có thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của bạn thì bạn có thể làm đơn trình báo toàn bộ sự việc và cung cấp các thông tin, tài liệu kèm theo cho công an để được xem xét giải quyết theo quy định pháp luật. Nếu chỉ là gian dối trong dân sự, chưa đến mức nguy hiểm cho xã hội thì không xử lý hình sự được mà bạn phải chịu rủi ro trong giao dịch dân sự do thiếu hiểu biết và ít kinh nghiệm.

    Hiện nay, tình trạng kinh doanh đa cấp đang có nhiều đơn thư khiếu kiện, tố cáo... vì vậy, khi có đủ căn cứ xử lý hình sự thì các đối tượng lợi dụng việc kinh doanh đa cấp để lừa đảo sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.

  • Xem thêm     

    18/12/2014, 10:29:00 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo thông tin bạn nêu ở trên thì bạn không có lỗi do vậy bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự và cũng không phải bồi thường thiệt hại.

    1. Trách nhiệm hình sự: Vấn đề trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra với bạn trong vụ việc trên nếu bạn có lỗi, vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây gây ra hậu quả nghiêm trọng thì bạn mới phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 202 BLHS. Còn sự việc như bạn kể là tình huống bất ngờ, sự kiện bất khả kháng. Bất cứ ai rơi vào hoàn cảnh của bạn cũng sẽ xử lý như vậy thì bạn không có lỗi và không phải chịu trách nhiệm hình sự.

    2. Trách nhiệm dân sự: Nếu cả hai bên đều không có lỗi hoặc bạn có một phần lỗi thì bạn mới phải bồi thương thiệt hại. Nếu nạn nhân say rượu, không làm chủ được tốc độ lao vào đầu xe của bạn (sự kiện bất ngờ) và tử vong thì lỗi hoàn toàn thuộc về nạn nhân. Bạn tham khảo quy định sau đây của bộ luật dân sự:

    Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

    1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

    Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

    2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

    b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

    Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.".

  • Xem thêm     

    18/12/2014, 10:02:29 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trong khoa học luật hình sự thì có quy định về mối quan hệ "nhân - quả". Theo đó, những thiệt hại của nạn nhân xuất phát từ nguyên nhân trực tiếp do hành vi của bạn gây ra thì bạn mới phải chịu trách nhiệm. Với những thương tích, những tỉ lệ thương tật xuất phát từ việc sai sót của bác sĩ hoặc của bệnh nhân trong quá trình điều trị thì bạn không phải chịu trách nhiệm.

    Nếu giám định thương tật lại mà tỉ lệ thương tật cao hơn trước nhưng không phải do nguyên nhân trực tiếp từ hành vi của bạn thì bạn không phải chịu trách nhiệm với tỉ lệ thương tật tăng lên đó.

    Nếu không giám định thương tật lại thì tỉ lệ thương tật ban đầu sẽ là căn cứ giải quyết vụ án. Còn đối với trách nhiệm bồi thường thì bạn phải có trách nhiệm thanh toán những "chi phí hợp lý" trong quá trình điều trị, cứu chữa, khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần, thu nhập bị mất, bị giảm sút theo quy định pháp luật. Mức bồi thương cũng phụ thuộc vào yếu tố lỗi của hai bên và khả năng thực tế của bạn. Nếu hai bên không thỏa thuận được và có yêu cầu thì tòa án mới giải quyết về nội dung này.

  • Xem thêm     

    18/12/2014, 09:54:44 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Theo thông tin bạn nêu thì các đối tượng chém người phá tài sản trong quán Internet sẽ bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự; Tội hủy hoại tài sản theo quy định tại Điều 143 Bộ luật hình sự (nếu tài sản bị thiệt hại có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên) và tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 245 Bộ luật hình sự (áp dụng với đối tượng không trực tiếp và không đồng phạm với hai tội danh trên nhưng có tham gia vụ việc).

    2. Nếu trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử mà cơ quan tiến hành tố tụng xác định đối tượng gây án có mục đích giết người hoặc sử dụng hung khí nguy hiểm, đánh vào vùng trọng yếu, bỏ mặc hậu quả chết người có thể xảy ra thì đối tượng gây án sẽ bị xử lý về tội giết người theo quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự.

    3. Điều 20 Bộ luật hình sự quy định: " 

    Điều 20. Đồng phạm

    1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
    2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

      Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

      Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

      Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

      Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

    3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

     "

    Như vậy, trong quá trình giải quyết vụ án, sẽ có những người bị khởi tố về cùng một tội danh nếu có căn cứ cho rằng những người đó có cùng một mục đích thực hiện hành vi phạm tội. Người chủ mưu, xúi giục, giúp sức và người thực hành, thực hiện hành vi phạm tội đều bị khởi tố cùng một tội danh.

    Bạn tham khảo quy định của bộ luật hình sự sau đây:

    "

    Điều 93. Tội giết người

    1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
      a) Giết nhiều người;
      b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
      c) Giết trẻ em;
      d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
      đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
      e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
      g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
      h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
      i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
      k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
      l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
      m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
      n) Có tính chất côn đồ;
      o) Có tổ chức;
      p) Tái phạm nguy hiểm;
      q) Vì động cơ đê hèn.
    2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

     Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
      a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
      b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
      c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
      d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
      đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
      e) Có tổ chức;
      g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
      h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
      i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
      k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người, hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
    4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạ

      Điều 245. Tội gây rối trật tự công cộng 

      1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
        a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;
        b) Có tổ chức;
        c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
        d) Xúi giục người khác gây rối;
        ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
        e) Tái phạm nguy hiểm.
      t tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

    "

    Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản 

    1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
      c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
      d) Để che giấu tội phạm khác;
      đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;
      e) Tái phạm nguy hiểm.
      g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
      a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
      b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
      a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
      b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."
  • Xem thêm     

    18/12/2014, 08:59:36 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau.

    Theo quy định tại Điều 15 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì người bị tấn công có thể giết chết kẻ tấn công đó mà không phạm tội gì - Phòng vệ chính đáng.

    Nếu việc tấn công đó nguy hại đến tính mạng của người khác. Người phòng vệ không giết kẻ đó thì kẻ đó sẽ giết mình hoặc giết người khác. Pháp luật cho phép công dân được tự vệ để bảo vệ sức khỏe, tính mạng.. của mình và của người khác. Nhưng bạn lưu ý là phải "chống trả một cách cần thiết". Nếu vượt quá mức cần thiết gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe của người khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật: Vì dụ: Khi họ không tấn công, uy hiếp ta nữa mà ta lại tấn công trở lại gây thương tích cho người ta hoặc họ dùng hung khí, có hành vi chưa tới mức uy hiếp tính mạng của ta nhưng ta lại cầm dao đâm chết họ (quá mức cần thiết)... Khi cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết hậu quả sự việc thì phải kết luận là hành vi "phòng vệ" như vậy là đúng đắn, cần thiết. Hành vi đó đã chặn đứng được hành vi trái pháp luật của đối tượng. Hành vi đó là cần thiết và tất yếu. Nếu không có hành vi đó thì tính mạng, sức khỏe của người khác tất yếu sẽ bị xâm hại, thiệt hại có thể bằng hoặc lớn hơn mức thiệt hại mà đối tượng đang phải gánh chịu...

    Như vậy, theo quy định của pháp luật thì mọi công dân đều được phép tự vệ, phòng vệ để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người khác trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Không phải mọi hành vi đánh người, giết người nào cũng là hành vi trái pháp luật.

    Bạn tham khảo quy định sau đây của bộ luật hình sự:

    "Điều 15. Phòng vệ chính đáng 

    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

      Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

      Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Điều 16. Tình thế cấp thiết 

    1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

      Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

    2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Điều 96. Tội giết người do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

    1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
    2. Giết nhiều người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.

    Điều 106. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
    2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.

     ".

    Như vậy, nếu tấn công trả lại gây thiệt hại tới tính mạng, sức khỏe của người khác mà "chính đáng" - chống trả lại ở mức độ cần  thiết (tất yếu)thì sẽ không phạm tội.

  • Xem thêm     

    17/12/2014, 02:18:22 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Theo quy định pháp luật hiện hành thì tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không thuộc trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại nên việc người bị hại không có đơn yêu cầu thì cơ quan công an vẫn khởi tố vụ án nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

    2. Nếu người bị hại đã nhận bồi thường của bạn mà trong vụ án hình sự đó lại yêu cầu bồi thường thêm thì tòa án sẽ xem xét việc yêu cầu đó có căn cứ hay không. Nếu số tiền của bạn đã bồi thường chưa đủ thiệt hại thực tế phát sinh thì bạn mới phải bồi thường thêm.

    3. Mức án của bạn căn cứ vào các tình tiết chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa. Với tội danh này thì thường có hình phạt bổ sung là cấm hành nghề trong thời hạn nhất định. Sau khi hết thời hạn đó thì bạn mới tiếp tục được hành nghề (nếu bạn làm nghề lái xe). Nếu bản án không tuyên hình phạt bổ sung thì sau khi bản án có hiệu lực pháp luật là bạn có quyền nhận lại giấy tờ và lái xe bình thường...

  • Xem thêm     

    17/12/2014, 12:16:49 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo quy định của Hiến pháp và pháp pháp luật thì một người chỉ có tội khi có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án kết tội. Khi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm về một vụ án hình sự thì chưa được coi là có tội.

    Tuy nhiên, thực tế với các quân nhân phạm tội thì khi chưa có bản án có hiệu lực, chưa xét xử thì bị can, bị cáo đã bị kỷ luật và ra khỏi ngành rồi. Nếu sau này tòa án tuyên bố họ vô tội thì sẽ được phục hồi vị trí công tác. 

  • Xem thêm     

    17/12/2014, 09:06:32 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu bạn không có lỗi, không vi phạm thì không bị kỷ luật. Nếu lỗi hoàn toàn thuộc về người bị hại thì bạn cũng không phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân (Điều 623 BLDS).

    Nếu cả hai bên cùng có lỗi nhưng lỗi chính do bị hại hoặc cả hai bên đều không có lỗi thì bạn phải bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân theo quy định tại Điều 610 và Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2005. 

    Bạn tham khảo quy định sau đây của Bộ luật dân sự:

    "Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

    1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

    a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

    b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

    c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

    2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

    Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

    1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

    Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

    2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

    b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

     

    Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.".

     

  • Xem thêm     

    15/12/2014, 06:33:47 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Theo thông tin bạn nêu thì việc bạn thỏa thuận dạy kèm tại nhà đã được hai bên thực hiện, tuy nhiên người dạy kèm không tới dạy thường xuyên theo lịch đã hẹn. Vì vậy, bạn có thể đơn phương chấm dứt thỏa thuận đó và yêu cầu người đó hoàn trả số tiền với những buổi chưa dạy cho bạn. Bạn có thể thông báo cho anh ta bằng văn bản về việc đó, nếu anh ta không thực hiện thì có thể khởi kiện tới tòa án nơi anh ta cư trú để được xem xét giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Bạn cũng có thể liên hệ với gia đình, cơ quan anh ta để có sự tác động tích cực tới anh ta.

    2. Nếu anh ta gian đối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt số tiền của bạn thì mới có thể xử lý hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự. Theo thông tin bạn nêu thì chưa thấy có dấu hiệu tội phạm hình sự.

  • Xem thêm     

    15/12/2014, 04:05:34 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Vụ việc tai nạn giao thông với vợ chồng em bạn thuộc thẩm quyền giải quyết ban đầu là của đội cảnh sát giao thông, công an thị xã An Nhơn (nơi xảy ra tai nạn), sau khi hoàn tất hồ sơ, đủ căn cứ xử lý hình sự thì sẽ chuyển cho cơ  quan cảnh sát điều tra, công an thị xã An Nhơn để xem xét giải quyết theo thủ tục tố tụng hình sự. Theo thông tin bạn nêu thì lái xe đâm vào xe máy từ phía sau gây tai nạn tử vong 1 người và 1 người bị thương tích... như vậy là hậu quả nghiêm trọng và có dấu hiệu hình sự theo quy định tại Điều 202 BLHS.

    2. Nếu công an giao thông chưa vào cuộc thì gia đình bạn có thể gửi đơn trực tiếp tới cơ quan này hoặc cơ quan điều tra để được xem xét giải quyết. Thời hạn xác minh nguồn tin là 20 ngày, nếu vụ việc phức tạp thì không quá 2 tháng thì cơ quan công an phải có kết luận về vụ việc có xử lý hình sự hay không . Nếu không đồng ý với quyết định đó thì gia đình bạn có thể khiếu nại đến thủ trưởng cơ quan điều tra hoặc viện trưởng viện kiểm sát cùng cấp.

    3. Ngoài ra, gia đình em bạn còn được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 609 và Điều 610  Bộ luật dân sự năm 2005, cụ thể như sau:

    "Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

    1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

    a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

    b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

    c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

    2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

    Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

    1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

    a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

    b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

    c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

    2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định."

  • Xem thêm     

    15/12/2014, 03:46:27 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bộ luật tố tụng hình sự quy định:

     Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

    1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

    2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.

    Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

    Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.".

    Như vậy, nếu vụ việc thuộc khoản 1, Điều 104 BLHS mà người bị hại rút đơn trước ngày mở phiên tòa thì vụ việc phải đình chỉ. Vì vậy, nếu trường hợp của gia đình bạn thuộc trường hợp quy định nêu trên mà cơ quan điều tra không đình chỉ giải quyết vụ án thì gia đình có quyền khiếu nại tới thủ trường cơ quan điều tra và viện trưởng viện kiểm sát cùng cấp để được xem xét giải quyết.

  • Xem thêm     

    15/12/2014, 03:39:28 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Hành vi đánh người chưa để lại hậu quả của người đó bị xử lý hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng.

    Còn người nhà bạn đánh họ nhập viện mà tỉ lệ thương tật theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự thì người nhà bạn có thể bị xử lý hình sự nếu nạn nhân có đơn tố giác. Bạn tham khảo quy định của Bộ luật hình sự sau đây:

    " Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
      a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
      b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
      c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
      d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
      đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
      e) Có tổ chức;
      g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
      h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
      i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
      k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người, hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
    4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.".
  • Xem thêm     

    13/12/2014, 06:24:42 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!


    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

     

    1. Theo thông tin bạn nêu thì vụ việc của gia đình bạn là tranh chấp về quyền sử dụng đất. Nếu hai bên không thể thỏa thuận được thì bạn có thể gửi đơn tới UBND xã để được hòa giải theo quy định tại Điều 202 của luật đất đai  2013. Nếu hòa giải không thành thì bạn có thể khởi kiện tại tòa án theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai. Bên nào có giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất đối với diện tích đất tranh chấp thì bên đó sẽ thắng kiện.

    2. Đối với việc vu khống và bắt giữ người trái pháp luật thì bạn có thể làm đơn trình báo tới công an để được xem xét giải quyết.

    Bạn tham khảo quy định của luật đất đai 2013 sau đây:

    "Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

    1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

    2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

    3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

    4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

    5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

    Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

    Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

    1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

    2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

    a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

    b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

    3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

    a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

    b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

    4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành."

  • Xem thêm     

    13/12/2014, 04:41:05 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Nếu em bạn do mâu thuẫn mà cố ý gây thương tích cho người khác (1 người) tỉ lệ thương tật 12% thì có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại khoản 1, Điều 104 Bộ luật hình sự.

    Tuy nhiên, tội danh này được khởi tố theo yêu cầu người bị hại quy định tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự. Do vậy, nếu người bị hại có đơn tố giác yêu cầu xử lý hình sự thì em bạn mới bị xử lý, nếu trước thời điểm tòa án xét xử vụ án mà người bị hại rút đơn thì vụ việc bị đình chỉ giải quyết. Vì vậy, nếu việc bồi thường thiệt hại được thực hiện và bị hại rút đơn  hoặc không có đơn tố giác thì em bạn sẽ không bị xử lý hình sự. Trong vụ việc này thì việc bồi thường là cần thiết và nên thỏa thuận với nhau.

    2. Mức bồi thường do hai bên thỏa thuận. Còn nếu căn cứ theo pháp luật để giải quyết thì em bạn sẽ phải bồi thường chi phí cứu chữa, phục hồi sức khỏe; tiền thu nhập bị mất, bị giảm sút của người bị hại; tiền công của người chăm sóc; tiền bồi thường tổn thất về tinh thần... Bạn tham khảo quy định sau đây của Bộ luật dân sự năm 2005:

    Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

    1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

    a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

    b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

    c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

    2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.".

     

    - Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 07/8/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn cụ thể như sau:

     

    " Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

    Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:

    1.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sĩ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sĩ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

    1.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

    a) Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:

    - Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị xâm phạm sức khỏe nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 609 BLDS.

    b) Xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được thực hiện như sau:

    Bước một: Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị có hay không. Nếu có thì tổng số thu nhập là bao nhiêu.

    Bước hai: Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được trong thời gian điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác định theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 1.2 này. Nếu không có khoản thu nhập thực tế nào của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị mất; nếu thấp hơn thì khoản chênh lệch đó là thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị giảm sút; nếu bằng thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không bị mất.

    Ví dụ 1: A làm nghề sửa xe máy tự do. Thu nhập thực tế của A trước khi sức khỏe bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là một triệu đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, A phải điều trị nên không có khoản thu nhập nào. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của A bị mất.

    Ví dụ 2: B làm công cho một công ty trách nhiệm hữu hạn. Thu nhập thực tế của B trước khi sức khỏe bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là 600 ngàn đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, B phải điều trị và trong thời gian điều trị công ty trả cho B 50% tiền lương là 300 ngàn đồng. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của B mỗi tháng bị giảm sút 300 ngàn đồng.

    Ví dụ 3: C là công chức có thu nhập hàng tháng ổn định 500 ngàn đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, C phải điều trị và trong thời gian điều trị cơ quan vẫn trả đủ các khoản thu nhập cho C. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của C không bị mất.

    1.3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

    a) Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.

    b) Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định như sau:

    - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

    - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

    - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại không có việc làm hoặc có tháng làm việc có tháng không và do đó không có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền công chăm sóc bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.

    - Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó không được bồi thường.

    1.4. Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

    a) Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại.

    b) Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.

    1.5. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.

    a) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị thiệt hại.

    b) Trong mọi trường hợp, khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân...

    c) Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy đinh tại thời điểm giải quyết bồi thường.".

    Bạn lưu ý rằng: Nếu hai bên không thỏa thuận được thì tòa án sẽ căn cứ vào các quy định trên để giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. Nếu để tòa án phải giải quyết theo pháp luật thì em bạn sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại khoản 1, Điều 104 Bộ luật hình sự. Vì vậy, để tránh lao lý thì mức bồi thường thiệt hại thường lớn lơn mức mà nhà nước quy định nêu trên - trừ trường hợp hoàn cảnh của người gây thương tích quá khó khăn và được gia đình bị hại thông cảm.

69 Trang «<11121314151617>»