Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

129 Trang «<25262728293031>»
  • Xem thêm     

    29/05/2014, 06:14:11 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nếu trường hợp sử dụng đất của gia đình bạn thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 50 Luật đất đai thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bạn tham khảo quy định các trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 Luật đất đai 2003 sau đây:

    "Điều 50. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá  nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất

    1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

    a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;

    c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;

    d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

    đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;

    e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

    2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

    3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo, nay được Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

    4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

    5. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

    6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ.

    7. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

    8. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

    a) Có đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

    b) Được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp."

  • Xem thêm     

    29/05/2014, 06:08:40 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Để xác định tọa độ, vị trí thửa đất, bạn có thể thuê công ty đo đạc bản đồ đo vẽ hồ sơ kỹ thuật thửa đất. Các công ty này có tư cách pháp nhân và có đủ phương tiện kỹ thuận để xác định vị trí, tọa độ thửa đất.

  • Xem thêm     

    29/05/2014, 05:59:43 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trường hợp bạn hỏi được luật đất đai năm 2003 quy định như sau:

    "Điều 87. Xác định diện tích đất ở đối với trường hợp có vườn, ao

    1. Đất vườn, ao được xác định là đất ở phải trong cùng một thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư.

    2. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này thì diện tích đất vườn, ao đó được xác định là đất ở.

    3. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này mà trong giấy tờ đó ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất có vườn, ao được xác định theo giấy tờ đó.

    4. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất có vườn, ao được xác định như sau:

    a) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa phương quy định hạn mức công nhận đất ở theo số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình;

    b) Trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức công nhận đất ở tại địa phương;

    c) Trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa đất.

    5. Đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này thì diện tích đất ở có vườn, ao được xác định theo mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 83 và khoản 5 Điều 84 của Luật này."

  • Xem thêm     

    28/05/2014, 09:13:43 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Thời hạn ủy quyền được bộ luật dân sự năm 2005 quy định như sau:

    "Điều 582. Thời hạn ủy quyền

    Thời hạn ủy quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền."

  • Xem thêm     

    28/05/2014, 06:12:15 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

             Nếu căn nhà đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên chủ đầu tiên thì bạn chỉ còn cách là tìm chủ cũ thì mới sang tên một cách hợp pháp.

            Nếu căn nhà đó chỉ có giấy tờ theo khoản 1, Điều 50 Luật đất đai đứng tên chủ cũ thì người giao kết hợp đồng với chủ cũ có thể căn cứ vào giấy chuyển nhượng đó để xin cấp GCN QSD đất căn cứ vào quy định tại khoản 2, Điều 50 Luật đất đai.

            Theo quy định pháp luật hiện hành thì việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản bắt buộc phải có hợp đồng bằng văn bản và phải công chứng, chứng thực và đăng ký sang tên thì mới hợp pháp. Để thực hiện thủ tục đó thì bất động sản phải có sổ đỏ, không có tranh chấp, không bị kê biên và trong thời hạn sử dụng đất (Điều 106 Luật đất đai).

  • Xem thêm     

    28/05/2014, 05:42:09 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Nếu hai bên chỉ thỏa thuận chuyển nhượng 3000m2 mà bên chuyển nhượng sang tên cho bạn toàn bộ 4500m2 thì rủi ro thuộc về bên chuyển nhượng.

              Nếu trong văn bản chuyển nhượng có công chứng, chứng thực thể hiện là gia đình bạn đã trả hết tiền thì không có căn cứ pháp lý để họ đòi thêm tiền của gia đình bạn.

              Nếu trong văn bản chuyển nhượng ghi là việc thanh toán tiền chuyển nhượng do các bên tự thực hiện... thì họ có quyền đòi gia đình bạn số tiền còn thiếu đối với phần diện tích đất tăng thêm so với thỏa thuận ban đầu...

  • Xem thêm     

    26/05/2014, 03:02:32 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Việc bán điện ở địa phương nào thì do Công ty diện lực tại địa phương đó quy định về thủ tục. Bạn có thể tham khảo quy định của Điện lực Hải phòng sau đây:

      

    Quy định thủ tục cấp điện (06/09/2013)

     

     

     

     

    I. QUY ĐỊNH THỦ TỤC CẤP ĐIỆN

     

    1. THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ MUA ĐIỆN CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT

    1.1- Hồ sơ gồm: Giấy đề nghị mua điện và một trong các giấy tờ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực) có liên quan đến địa điểm mua điện, như:

     - Hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú có thời hạn từ 01 năm trở lên;

     - Giấy chứng nhận sở hữu hoặc quyền sử dụng hoặc quyết định hoặc hợp đồng mua bán nhà;

    - Giấy chứng nhận sở hữu đất hoặc quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở hoặc đang thi công xây dựng);

    - Hợp đồng thuê nhà có xác nhận của chính quyền địa phương. Nếu hợp đồng thuê nhà không có xác nhận của chính quyền địa phương thì cần có thêm giấy đăng ký tạm trú của người thuê nhà trong thời gian thuê nhà…

    Trường hợp không có một trong các giấy tờ trên thì có xác nhận của UBND phường, xã tại nơi đề nghị mua điện. Nhân viên tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu khách hàng phải lấy xác nhận của UBND phường, xã khi đã có một trong những giấy tờ trên.

    1.2- Trường hợp khách hàng trực tiếp đến làm thủ tục tại đơn vị Điện lực thì chỉ cần mang theo bản chính của một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1.1 nêu trên. Người tiếp nhận hồ sơ phải thực hiện đối chiếu với bản chính, xác nhận việc đối chiếu và ký ghi rõ họ và tên vào bản photocopy, trả lại ngay bản chính cho khách hàng (tuyệt đối không được lưu giữ bản chính giấy tờ của khách hàng).

    1.3- Khách hàng có thể trực tiếp hoặc qua bưu điện gửi Hồ sơ đề nghị mua điện đến Điện lực Quận, huyện… nơi có nhu cầu mua điện. Khuyến khích các hình thức tiếp nhận hồ sơ đề nghị mua điện của khách hàng qua Email, web trên Internet…

    1.4- Đối với khách hàng thay mặt cho khu tập thể, cụm dân cư, hồ sơ có thêm giấy ủy quyền hợp pháp của các hộ sử dụng điện chung trong khu tập thể, cụm dân cư (có chữ ký của các hộ và công chứng hoặc chứng thực của cơ quan có thẩm quyền hoặc xác nhận của UBND phường, xã nơi đăng ký mua điện) kèm theo một trong các giấy tờ được nêu tại mục 1.1 của tùng hộ trong khu tập thể, cụm dan cư.

    1.5- Đối với khách hàng đang sử dụng điện chung với công tơ của khách hàng khác, có nhu cầu tách mới (ký HĐMBĐ trực tiếp với Điện lực), ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1.1 nêu trên, hồ sơ còn có thêm:

    - Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu của hộ cần tách mới;

    - Bản xác nhận đã thanh toán hết nợ tiền điện của chủ HĐMBĐ đang dùng chung hoặc bản cam kết của khách hàng có nhu cầu tách mới về việc đã hoặc sẽ chịu trách nhiệm thanh toán hết nợ tiền điện với chủ HĐMBĐ đang dùng chung.

    2. CHI PHÍ ĐẦU TƯ CỦA CÁC BÊN MUA, BÁN ĐIỆN ĐỐI VỚI LƯỚI ĐIỆN HẠ ÁP

    2.1- Trách nhiệm thanh toán chi phí của các bên:

    a. Các khoản chi phí do Điện lực đầu tư:

    - Công tơ; TI (trừ trường hợp có thỏa thuận khác); thiết bị bảo vệ sau công tơ (áp tô mát hoặc cầu chì…); hộp công tơ; phụ kiện để treo công tơ; dây dẫn điện đến công tơ (dây dẫn, xà, sứ, ghíp...);

    - Chi phí nhân công để lắp đặt từ lưới phân phối hạ áp đến công tơ và thiết bị bảo vệ công tơ;

    - Thuế và các chi phí khác theo quy định của Nhà nước.

    b. Các khoản chi phí do khách hàng thanh toán thông qua dịch vụ (nếu có), gồm:

    - Vật tư và nhân công để lắp đặt dây sau công tơ (cáp điện, dây dẫn, xà, sứ,...);

    - Thuế và các chi phí khác theo quy định của Nhà nước.

    2.2- Nếu khách hàng có nhu cầu thay đổi vị trí hệ thống đo đếm điện (thay đổi cấp điện áp mua điện, thay đổi vị trí đặt hệ thống đo đếm điện…), toàn bộ chi phí để thay đổi hệ thống đo đếm do khách hàng thanh toán (trừ công tơ). Trường hợp Điện lực cần thay đổi vị trí hệ thống đo đếm điện (thay đổi cấp điện áp bán điện, thay đổi vị trí đặt hệ thống đo đếm điện…), toàn bộ chi phí để thay đổi hệ thống đo đếm điện do Điện lực đầu tư.

    3. THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ MUA ĐIỆN NGOÀI MỤC ĐÍCH SINH HOẠT GỒM:

    3.1- Giấy đề nghị mua điện hoặc công văn đề nghị gửi Điện lực, kèm theo bảng kê thiết bị điện, chế độ và công suất sử dụng điện.

    Đối với khách hàng mua điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có công suất đăng ký sử dụng cực đại từ 80 kW hoặc máy biến áp có dung lượng từ 100 kVA trở lên, phải đăng ký biểu đồ phụ tải và đặc tính kỹ thuật công nghệ của thiết bị sử dụng điện.

    3.2- Hai loại giấy tờ sau (bản sao có công chứng hoặc chứng thực):

    3.2.1- Một trong các giấy tờ liên quan đến địa điểm mua điện:

    - Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà;

    - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

    - Hợp đồng thuê nhà có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;

    - Hợp đồng thuê quyền sử dụng  đất có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;

    Trường hợp không có một trong các giấy tờ trên thì phải có Giấy xác nhận của chính quyền địa phương tại nơi đề nghị mua điện.

    3.2.2- Một trong các giấy tờ liên quan đến khách hàng mua điện:

    - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện;

    - Giấy phép đầu tư;

    - Quyết định thành lập đơn vị;

    Trường hợp không có một trong các giấy tờ trên thì phải có Giấy xác nhận của cơ quan quản lý của cấp có thẩm quyền hay chính quyền địa phương tại nơi đăng ký mua điện.

    3.3- Đối với khách hàng có nhu cầu mua điện ngắn hạn (không quá 03 tháng), hồ sơ gồm:

    - Giấy đề nghị mua điện hoặc Công văn đề nghị mua điện;

    - Giấy bảo lãnh của Ngân hàng hoặc tiền đặt cọc bằng tiền mặt hoặc bằng thư bảo lãnh của ngân hàng nơi khách hàng mở tài khoản. Giá trị của bảo lãnh ngân hàng hoặc tiền đặt cọc tương ứng với số tiền sử dụng tiền của 1,5 tháng hoặc số ngày tiêu thụ điện.

    - Một trong các giấy tờ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực): Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập;

    Trường hợp không có một trong giấy tờ trên thì có Giấy xác nhận của cơ quan quản lý của cấp có thẩm quyền hay chính quyền địa phương tại nơi đề nghị mua điện.


     II. TRÌNH TỰ LẮP ĐẶT CÔNG TƠ 1 PHA, 3 PHA

     

    1. TRÌNH TỰ LẮP ĐẶT

    1.1 Khách hàng đến Điện lực nộp hồ sơ mua điện.

    1.2. Nhân viên Điện lực tiếp nhận đăng ký mua điện viết phiếu hẹn ngày đến khảo sát thiết kế.

    1.3. Quý khách hàng xác nhận ngày nộp đủ hồ sơ đăng ký mua điện và ngày nhận phiếu khảo sát thiết kế.

    1.4. Đúng ngày, giờ đã ghi trong phiếu hẹn Quý khách hàng (hoặc người đại diện) có mặt tại địa chỉ đăng ký sử dụng điện để nhân viên của Điện lực đến khảo sát thực tế.

    1.5. Sau khi khảo sát:

    1.5.1. Nếu không đủ điều kiện cấp điện, nhân viên khảo sát sẽ thông báo cho khách hàng biết và sau đó gửi tới Quý khách hàng phiếu trả lời kết quả khảo sát do cấp có thẩm quyền ký, thời gian không quá 03 ngày (ngày làm việc);

    1.5.2. Nếu đủ điều kiện cấp điện nhân viên khảo sát thiết kế:

    - Viết phiếu giải trình phương án cấp điện và phiếu hẹn ngày khách hàng đến thanh toán tiền chi phí lắp đặt công tơ.

    - Sau khi có phiếu thu tiền, nhân viên tiếp nhận của Điện lực sẽ hướng dẫn khách hàng ký Hợp đồng mua bán điện và viết phiếu hẹn ngày thi công.

    - Đúng thời gian đã hẹn trong phiếu, Quý khách hàng (hoặc người đại diện) có mặt tại địa chỉ nơi sử dụng điện để nhân viên của Điện lực đến thi công và bàn giao Hợp đồng mua bán điện, ký xác nhận biên bản treo tháo công tơ, phiếu niêm phong công tơ.

    2. THỜI GIAN:

    Thời hạn giải quyết cấp điện cho khách hàng mua điện từ lưới điện hạ áp khi khách hàng đã thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy định:

    - Đối với khách hàng mua điện phục vụ mục đích sinh hoạt (qua công tơ điện 1 pha hoặc công tơ điện 3 pha); khách hàng mua điện phục vụ ngoài mục đích sinh hoạt (qua công tơ điện 1 pha) trong thời hạn 07 ngày (ngày làm việc);

    - Đối với khách hàng mua điện phục vụ ngoài mục đích sinh hoạt (qua công tơ điện 3 pha) trong thời hạn 10 ngày (ngày làm việc);

     

  • Xem thêm     

    26/05/2014, 02:58:46 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                Bạn có thể liên hệ với cán bộ địa chính của UBND phường hoặc Phòng TNMT để xin cấp trích lục bản đồ, trích sao hồ sơ địa chính đối với thửa đất đó làm căn cứ giải quyết tranh chấp. 

               Căn cứ pháp lý:

    - Luật Đất đai năm 2003 ngày 26/11/2003;

    - Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ;

    - Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài  nguyên và Môi trường;

    - Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT ngày 20/5/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

    - Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 15/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính;

  • Xem thêm     

    25/05/2014, 04:52:29 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Đối với hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất thì giống nhau đối với các loại đất và thời điểm sử dụng:

    - Giấy tờ về quyền sử dụng đất;

    - CMND, hộ khẩu

    - Biên lai nộp thuế...

  • Xem thêm     

    25/05/2014, 04:34:03 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào ban!

                 Giao dịch cầm cố, chuyển nhượng đất mà không có công chứng, không đăng ký thì đều vô hiệu, tòa án sẽ buộc các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nếu có đương sự vắng mặt thì tòa án phải thông báo tìm kiếm người vắng mặt khỏi nơi cư trú thì mới tiếp tục giải quyết được. Nếu không có địa chỉ cụ thể của bị đơn thì tòa án sẽ không thụ lý.

  • Xem thêm     

    25/05/2014, 03:42:26 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Theo hình vẽ bạn mô tả ở trên thì ngõ đi đó là ngõ đi chung nên các gia đình tiếp giáp ngõ đi đó đều được quyền trổ ngõ ra để sử dụng.

             Nếu ngõ đi đó thể hiện trên giấy chứng nhận của gia đình bạn hoặc tách thành một thửa đất riêng đứng tên của gia đình bạn thì gia đình bạn mới có toàn quyền quyết định đến việc sử dụng ngõ đi đó.

             Nếu gia đình bạn có công tôn tạo, tu sửa ngõ thì có quyền yêu cầu các gia đình sử dụng ngõ đi đó phải có trách nhiệm thanh toán một phần công sức cho gia đình bạn.

  • Xem thêm     

    25/05/2014, 09:50:34 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nội dung bạn hỏi luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Nếu thửa đất của gia đình bạn chưa được cấp giấy chứng nhận thì khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc xác định diện tích đất được cấp giấy chứng nhận sẽ căn cứ vào Điều 18, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính Phủ hướng dẫn luật đất đai, cụ thể như sau:

    "Điều 18. Cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu diện tích đo đạc thực tế với số liệu diện tích đã ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất

    1. Trường hợp số liệu đo đạc thực tế theo đúng quy phạm kỹ thuật về đo đạc địa chính mà diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích đã ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì Giấy chứng nhận được cấp theo số liệu diện tích đo đạc thực tế; người sử dụng đất không được truy nhận số tiền sử dụng đất đã nộp (nếu có) đối với phần diện tích ít hơn so với diện tích đất ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất.

    2. Trường hợp số liệu đo đạc thực tế theo đúng quy phạm kỹ thuật về đo đạc địa chính mà diện tích thửa đất lớn hơn diện tích đã ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì giải quyết theo quy định sau:

    a) Trường hợp ranh giới thửa đất hiện nay không thay đổi so với thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề mà diện tích đo đạc thực tế khi cấp Giấy chứng nhận nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì Giấy chứng nhận được cấp theo diện tích đo đạc thực tế; người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích nhiều hơn so với diện tích đất ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất;

    b) Trường hợp ranh giới thửa đất hiện nay có thay đổi so với thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận diện tích nhiều hơn là do khai hoang hoặc nhận chuyển quyền của người sử dụng đất trước đó, đất đã được sử dụng ổn định và không có tranh chấp thì Giấy chứng nhận được cấp cho toàn bộ diện tích đo đạc thực tế của thửa đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với phần diện tích chênh lệch theo quy định của pháp luật về đất đai;

    c) Trường hợp ranh giới thửa đất hiện nay có thay đổi so với thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận diện tích nhiều hơn là do lấn, chiếm thì xử lý theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 14 hoặc khoản 2 Điều 15 Nghị định này.".

    2. Nếu gia đình bạn sử dụng thửa đất trên để thế chấp vay vốn ngân hàng thì diện tích đất thế chấp là diện tích đất đã được cấp GCN QSD đất và thể hiện cụ thể tại hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất. Nếu gia đình bạn không có khả năng trả nợ thì ngân hàng chỉ được xử lý phần tài sản đã được đăng ký thế chấp để thu hồi nợ.

  • Xem thêm     

    23/05/2014, 10:06:57 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

              Nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của gia đình bạn đã được đăng ký, sang tên thì Phòng TNMT là nơi lưu giữ hồ sơ chuyển nhượng của gia đình bạn, trong đó có cả hợp đồng chuyển nhượng. Bạn có thể liên hệ với phòng TNMT để xin cấp bản sao hồ sơ sang tên nhà đất đó.

              Bạn cũng có thể liên hệ với phòng công chứng nơi công chứng hợp đồng đó để xin cấp bản sao hợp đồng. 

              Nếu việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có tranh chấp và vụ việc được đưa tới tòa án để giải quyết, đồng thời bạn không thể cung cấp được hồ sơ chuyển nhượng thì có thể yêu cầu tòa án đi thu thập tài liệu đó từ cơ quan quản lý đất đai.

  • Xem thêm     

    23/05/2014, 09:58:28 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                   Đất nông nghiệp thì không được phép xây dựng, kể cả xây dựng tạm. Do vậy, bạn không thể thực hiện được thủ tục xin cấp giấy phép...

  • Xem thêm     

    23/05/2014, 07:27:49 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

     

    1- Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc mở cửa sổ, lỗ thông hơi, lỗ thông gió:

    Theo quy định của Điều 276 Bộ luật Dân sự và Điều 7 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Xây dựng, thì chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa sổ, lỗ thông hơi, lỗ thông gió theo quy định sau:

    - Từ tầng hai (lầu một) trở lên, trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh dưới 2 m không được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi (chỉ được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi trên các bức tường cách ranh giới đất với nhà bên cạnh ít nhất 2 m). Khi mở cửa cần có biện pháp tránh tia nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên cạnh (chắn tầm nhìn hoặc bố trí so le các cửa sổ giữa hai nhà).

    - Mép ngoài cùng của ban công trông sang nhà hàng xóm phải cách ranh giới đất giữa hai nhà ít nhất là 2 m.

    - Trong trường hợp người có quyền sử dụng lô đất liền kề có thỏa thuận thì trên bức tường xây cách ranh giới đất dưới 2 m có thể mở các lỗ cửa nhưng phải đề phòng trường hợp lửa cháy lan giữa hai nhà. Các lỗ cửa này phải là của cố định (chớp lật hoặc lắp chết kính) có mép ngoài cùng cao hơn mặt sàn ít nhất là 2 m. Khi thỏa thuận bị hủy bỏ; việc bít các lỗ cửa này là mặc nhiên, không phải thương lượng, xét xử.

    Riêng đối với các bức tường giáp khu đất công cộng (công viên, bãi đỗ xe) cơ quan quản lý xây dựng có thể cho phép mở một số cửa sổ cố định...

    Như vậy, chủ sở hữu bất động sản khi muốn mở cửa sổ, lỗ thông hơi phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đã nêu ở trên.

    2- Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề:

    Nhằm tạo điều kiện cho chủ sở hữu bất động sản có lối đi hợp lý ra đến đường công cộng, Điều 280 Bộ luật Dân sự quy định rõ về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề như sau:

    Các chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi thuận tiện và hợp lý ra đến đường công cộng, người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi có nghĩa vụ phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thỏa thuận khác.

    Vị trí giới hạn chiều dài, chiều rộng; chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại ít gây phiền hà cho các bên, nếu có tranh chấp về lối đi sẽ do UBND các cấp giải quyết hoặc do tòa án cấp huyện giải quyết.

    Lưu ý: Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau, thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho các người phía trong mà không phải đền bù.

    3- Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu bất động sản trong việc thoát nước thải, nước mưa:

    Điều 274, Điều 275 Bộ luật Dân sự quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải, nước mưa như sau:

    Chủ sở hữu bất động sản là nhà ở, công trình xây dựng... phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng làm ô nhiễm môi trường.

    Chủ sở hữu bất động sản là nhà ở, các công trình xây dựng... phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề.

    Nếu cái cửa đó không đi qua đất nhà hàng xóm, tấm đan che cửa không chiếm phần không gian của nhà hàng xóm thì bạn không phải dỡ. Nếu hai bên không thể giải quyết được thì bạn có thể khởi kiện ra tòa.

  • Xem thêm     

    22/05/2014, 09:03:20 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Bộ luật dân sự năm 1995 quy định về thế chấp tài sản như sau:

    "Điều 346.

    Thế chấp tài sản

    1- Thế chấp tài sản là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền.

    Hoa lợi, lợi tức và các quyền phát sinh từ bất động sản được thế chấp thuộc tài sản thế chấp, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản có vật phụ, thì vật phụ của bất động sản cũng thuộc tài sản thế chấp.

    Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản có vật phụ, thì vật phụ chỉ thuộc tài sản thế chấp, nếu có thoả thuận.

    2- Bất động sản thế chấp do bên thế chấp giữ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận giao cho bên nhận thế chấp hoặc người thứ ba giữ.

    3- Bất động sản có đăng ký quyền sở hữu có thể được thế chấp để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

    4- Việc thế chấp quyền sử dụng đất được quy định tại các điều từ Điều 727 đến Điều 737 của Bộ luật này.

     

    Điều 347.

    Hình thức thế chấp tài sản

    1- Thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính và phải có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

    2- Việc thế chấp phải được đăng ký, nếu bất động sản có đăng ký quyền sở hữu.

     

    Điều 351.

    Nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản

    Bên thế chấp tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

    1- Đăng ký việc thế chấp tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 347 của Bộ luật này; thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp;

    2- Thông báo cho từng người nhận thế chấp tiếp theo về việc tài sản đã được đem thế chấp các lần trước đó;

    3- Giao giấy tờ về tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp;

    4- Trong trường hợp bên thế chấp vẫn giữ tài sản thế chấp, thì người đó phải:

    a) Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp;

    b) Á p dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp, nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;

    c) Không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 358 của Bộ luật này.

     

    Điều 352.

     

    Quyền của bên thế chấp tài sản

    Bên thế chấp tài sản có các quyền sau đây:

    1- Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp, nếu bên thế chấp giữ tài sản thế chấp;

    2- Được cho thuê, cho mượn hoặc dùng tài sản đã thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định;

    3- Nhận lại tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp hoặc người thứ ba giữ, khi nghĩa vụ chấm dứt hoặc nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp khác.

     

    Điều 353.

     

    Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp tài sản

    Bên nhận thế chấp tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

    1- Trong trường hợp bên nhận thế chấp chỉ giữ giấy tờ về tài sản thế chấp mà không giữ tài sản thế chấp, thì khi chấm dứt thế chấp phải hoàn trả cho bên thế chấp giấy tờ về tài sản thế chấp;

    2- Trong trường hợp bên nhận thế chấp giữ tài sản thế chấp và giấy tờ về tài sản thế chấp, thì phải:

    a) Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp như tài sản của chính mình; nếu làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị tài sản thế chấp,thì phải bồi thường;

    b) Chịu các hạn chế đối với bất động sản theo quy định tại các điều từ Điều 270 đến Điều 284 của Bộ luật này;

    c) Không được tiếp tục khai thác công dụng tài sản thế chấp theo yêu cầu của bên thế chấp, nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị tài sản;

    d) Giao lại tài sản thế chấp và giấy tờ về tài sản thế chấp khi bên thế chấp hoàn thành nghĩa vụ hoặc nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp khác.

    Điều 358.

    Thay đổi thế chấp bằng bảo lãnh

    Trong trường hợp tài sản thế chấp được bán, trao đổi, tặng cho, thì người mua, trao đổi, được tặng cho trở thành người bảo lãnh, nếu được bên nhận thế chấp và người mua, trao đổi, được tặng cho đồng ý."

     

                     Như vậy, theo các quy định pháp luật trên thì bố mẹ bạn không được phép tặng cho một phần tài sản thế chấp nếu không có sự đồng ý của ngân hàng. Nếu ngân hàng đồng ý để bố mẹ bạn tặng cho chị bạn một phần tài sản thế chấp thì chỉ thay đổi chủ sở hữu tài sản, tài sản đó lại chuyển thành tài sản bảo lãnh - vẫn đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ. Nếu bố mẹ bạn không trả được nợ thì ngân hàng vẫn xử lý tài sản đó để thu hồi nợ.

                      Ngoài ra, cũng cần xem lại giá trị pháp lý của hợp đồng thế chấp. Nếu việc thế chấp bằng bất động sản mà không có giấy chứng nhận quyền sở hữu và không đăng ký thế chấp theo quy định thì việc thế chấp đó là không hợp pháp. Việc tặng cho bằng giấy viết tay, không có công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền thì cũng không phù hợp với quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    21/05/2014, 02:49:39 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

              1. Theo thông tin bạn nêu thì thửa đất bạn chuyển nhượng năm 2005 nhưng chưa thực hiện thủ tục đăng ký sang tên nên hợp đồng đó chưa có hiệu lực pháp luật. Nếu bên chuyển nhượng cho bạn đứng ra làm chứng và vẫn thừa nhận nội dung giao dịch đó thì bạn mới thuận lợi để đòi lại đất. 

             2. Nếu hai bên không thương lượng được thì bạn gửi đơn tới UBND xã để được hòa giải theo quy định tại Điều 135 Luật đất đai. Nếu hòa giải không thành thì bạn có thể gửi đơn tới TAND huyện để được xem xét giải quyết. Tòa án sẽ căn cứ vào nguồn gốc và quá trình sử dụng đất và các giấy tờ về quyền sử dụng đất để giải quyết vụ việc. Bạn có thể thu thập trích lục bản đồ qua các thời kỳ và giấy tờ về quyền sử dụng đất để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

             Việc xác lập quyền sử dụng đất của gia đình bạn căn cứ vào hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất. Do vậy, nếu tòa án công nhận hợp đồng chuyển nhượng của bạn thì bạn mới thắng kiện.

  • Xem thêm     

    21/05/2014, 10:02:39 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Việc chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại Điều 36 Luật đất đai, cụ thể như sau:

    "Điều 36. Chuyển mục đích sử dụng đất

    Việc chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất quy định tại Điều 13 của Luật này được thực hiện như sau:

    1. Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

    a) Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thuỷ sản;

    b) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác;

    c) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

    d) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

    đ) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

    2. Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải đăng ký với văn phòng của tổ chức có thẩm quyền đăng ký quyền sử dụng đất (sau đây gọi chung là văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) hoặc Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất; 

    3. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng; thời hạn sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật này;

    4. Khi chuyển mục đích sử dụng đất trong trường hợp quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định sau đây:

    a) Nộp tiền sử dụng đất theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng đối với trường hợp chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất phi nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp có thu tiền sử dụng đất;

    b) Nộp tiền sử dụng đất theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng trừ đi giá trị quyền sử dụng đất của loại đất trước khi chuyển mục đích sử dụng tính theo giá đất do Nhà nước quy định tại thời điểm được phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp chuyển đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối sang đất phi nông nghiệp có thu tiền sử dụng đất;

    c) Nộp tiền sử dụng đất theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng trừ đi tiền sử dụng đất theo loại đất trước khi chuyển mục đích sử dụng đối với trường hợp chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

    d) Trả tiền thuê đất theo loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đối với trường hợp người sử dụng đất lựa chọn hình thức thuê đất;

    đ) Việc tính giá trị quyền sử dụng đất được áp dụng chế độ miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ."

    - Tiền sử dụng đất phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau: 

    Nghị định 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất có qui định như sau :


    "Điều 6. Thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất

    2. Đối với hộ gia đình, cá nhân:

    a) Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở sang làm đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp;

    b) Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp;

    c) Chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất như sau:

    - Đất nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất nông nghiệp thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp;

    - Đất nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp.".

    Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì gia đình bạn 100% tiền sử dụng đất là khoản tiền chênh lệch giữa đất ở và đất nông nghiệp.

  • Xem thêm     

    20/05/2014, 07:23:36 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

                 Theo thông tin bạn nêu thì việc sử dụng đất của gia đình bạn là có sự cho phép của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, việc đổi đất , giao đất như vậy là trái thẩm quyền nên không được pháp luật thừa nhận. Thửa đất đó nay lại không phù hợp với quy hoạch nên không đủ điều kiện để nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.

                 Gia đình bạn có thể gửi đơn tới Chủ tịch UBND huyện trình bày và cung cấp chứng cứ kem theo để được xem xét giải quyết đảm bảo quyền lợi của gia đình bạn.

  • Xem thêm     

    19/05/2014, 11:10:23 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

              Nếu thửa đất đó là tài sản riêng của bố chồng bạn có được do thừa kế hoặc là tài sản chung của bố mẹ chồng bạn thì nay bố chồng bạn qua đời, không để lại di chúc nên khối tài sản đó sẽ thuộc về những người thừa kế của bố chồng bạn là mẹ chồng và 5 anh, chị em. 6 người này có quyền như nhau đối với phần di sản do bố chồng bạn để lại.

              Nếu muốn thực hiện ý nguyện như của mẹ chồng bạn thì phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với bố chồng bạn để cho mình mẹ chồng bạn được cấp GCN QSD đất đứng tên toàn bộ thửa đất đó. Sau đó mẹ chồng bạn thực hiện thủ tục chuyển nhượng 1 phần thửa đất đó để tách một phần thửa đất cho vợ chồng bạn. Nếu mẹ bạn chưa đứng tên một mình toàn bộ thửa đất đó thì mẹ bạn chưa có toàn quyền quyết định về việc chuyển nhượng cho vợ chồng bạn.

129 Trang «<25262728293031>»