Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

344 Trang «<54555657585960>»
  • Xem thêm     

    03/01/2015, 02:52:59 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Về nguyên tắc, nợ thì phải trả. Nếu không tự nguyện trả thì bên chủ nợ có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết. Tòa án sẽ tuyên bản án buộc bên nợ tiền phải trả nợ. Sau khi có bản án đã có hiệu lực mà bên nợ tiền không trả nợ thì bên chủ nợ có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tiến hành thủ tục cưỡng chế thi hành án. Nhà đất cũng là tài sản có thể thi hành án. Chỉ có lương thực tiêu dùng và thuốc chữa bệnh mới không bị thi hành án... Vì vậy, nếu bạn có căn nhà duy nhất thì vẫn sẽ bị cưỡng chế thi hành án.

    Nếu không được chủ nợ miễn nợ hoặc có người khác  trả nợ thay thì bạn chỉ có một cách là thương lượng với chủ nợ để giãn thời gian trả nợ và có phương pháp trả nợ phù hợp.

  • Xem thêm     

    03/01/2015, 09:59:00 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nội dung bạn hỏi được Bộ luật dân sự năm 2005 quy định như sau:

    "" Điều 652. Di chúc hợp pháp

    1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

    b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

    2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

    3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

    4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

    5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

    Điều 653. Nội dung của di chúc bằng văn bản

    1. Di chúc phải ghi rõ:

    a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

    b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

    c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

    d) Di sản để lại và nơi có di sản;

    đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

    2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

     

    Điều 657. Di chúc có công chứng hoặc chứng thực

    Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.

    Điều 658. Thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn

    Việc lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tuân theo thủ tục sau đây:

    1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc;

    2. Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

    Điều 659. Người không được công chứng, chứng thực di chúc

    Công chứng viên, người có thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn không được công chứng, chứng thực đối với di chúc, nếu họ là:

    1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

    2. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật;

    3. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

     ".

     

  • Xem thêm     

    03/01/2015, 09:50:12 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Hợp đồng mà đối tượng là quyền sử dụng đất cũng là một loại hợp đồng và hợp đồng về quyền sử dụng đất không được quy định riêng về thời hiệu khởi kiện nên cũng phải tuân theo quy định chung về thời hiệu khởi kiện của hợp đồng. Pháp luật quy định về thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng có hiệu lực khác với thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng vô hiệu (thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu), và ở mỗi thời kỳ cũng có quy định khác nhau, cụ thể như sau:

    * Nếu hợp đồng có hiệu lực thì thời hiệu khởi kiện như sau:

    - Hợp đồng dược xác lập từ 01-7-1991 đến 30-6-1996 là thời gian thi hành Pháp lệnh Hợp đồng Dân sự nên thời hiệu khởi kiện là 03 năm kể từ ngày vi phạm (Điều 56 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự).

    - Hợp đồng được xác lập từ khi Pháp lệnh hợp đồng dân sự hết hiệu lực (01-7-1996) đến trước khi Bộ luật Tố tụng Dân sự có hiệu lực (31-12-2004) thì pháp luật không có quy định thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng có hiệu lực nên thời hiệu khởi kiện không bị hạn chế.

    - Hợp đồng được xác lập từ thời điểm thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự (01-01-2005) thì thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng có hiệu lực cũng theo quy định về thời hiệu khởi kiện chung tại Điều 159 Bộ luật Tố tụng Dân sự là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

    - Đến thời điểm thi hành Bộ luật Dân sự (01-01-2006) thì đã có quy định về thời hiệu khởi kiện riêng về tranh chấp hợp đồng có hiệu lực (Điều 607 Bộ luật Dân sự) nhưng thời hạn vẫn là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ich hợp pháp bị xâm phạm (Điều 427 Bộ luật Dân sự)

    * Đối với hợp đồng vô hiệu thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố vô hiệu như sau:

    - Trước thời điểm thi hành Bộ luật Dân sự 1995 ( 1/7/1996) thì không có quy định thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu nên những hợp đồng vô hiệu xác lập trước 01-7-1996 không bị hạn chế về thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu. Cần lưu ý là trước đây có hướng dẫn khác nhưng sau đó đã được Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10-8-2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn lại.

    - Hợp đồng vô hiệu xác lập trong thời kỳ thi hành Bộ luật Dân sự 1995 (từ 01-7-1996 đến 31-12-2005) thì thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 145 là một số trường hợp xác định thời hiệu khởi kiện là 01 năm (ví dụ: giao dich vô hiệu vì lừa dối, nhầm lẫn, giao dịch với người chưa thành niên…); còn vô hiệu do vi phạm về hình thức, do giả tạo hoặc vi pham điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì không bị hạn chế về thời hiệu.

    - Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 thì trường hợp vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, do giả tạo thì không bị hạn chế về thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu; còn các loại vô hiệu khác (kể cả vô hiệu do vi phạm về hình thưc) đều có thời hiệu khởi kiện là 2 năm kể từ thời điểm xác lập giao dịch (Điều 136 Bộ luật Dân sự).

    Cần lưu ý là đã có quy định riêng (như Điều 145 Bộ luật Dân sự 1995, Điều 136 Bộ luật Dân sự) thì phải áp dụng quy định riêng chứ không áp dụng thời hiệu chung của Điều 159 Bộ luật Tố tụng Dân sự.

  • Xem thêm     

    03/01/2015, 09:48:45 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời bạn như sau:

    - Nếu tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất liên quan tới quyền và nghĩa vụ của các bên (không phải là yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu) thì không tính thời hiệu khởi kiện, các bên có thể khởi kiện bất cứ lúc nào.

    - Nếu trong hợp đồng thỏa thuận một diện tích chuyển nhượng cụ thể, giá trị chuyển nhượng tính theo m2 nhưng khi giao đất lại thiếu diện tích thì bên nhận chuyển nhượng có quyền khởi kiện để yêu cầu bàn giao tiếp diện tích đất còn thiếu.

    - Nếu việc chuyển nhượng không tính theo m2 mà tính theo cả lô, cả thửa... việc sai sót diện tích do đo đạc thì nay không đòi thêm diện tích đất còn thiếu được nữa.

  • Xem thêm     

    03/01/2015, 09:41:33 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo quy định của luật xây dựng, luật nhà ở và các văn bản hướng dẫn thì việc xây dựng nhà ở, công trình xây dựng không được gây phiền hà, ảnh hưởng tới cuộc sống của các hộ lân cận.. Vì vậy, bạn có thể làm đơn trình báo sự việc với UBND phường để yêu cầu dừng việc thi công công trình đó vì ảnh hưởng tới đời sống của gia đình bạn.

  • Xem thêm     

    03/01/2015, 09:12:53 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    Hợp đồng mà đối tượng là quyền sử dụng đất cũng là một loại hợp đồng và hợp đồng về quyền sử dụng đất không được quy định riêng về thời hiệu khởi kiện nên cũng phải tuân theo quy định chung về thời hiệu khởi kiện của hợp đồng. Pháp luật quy định về thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng có hiệu lực khác với thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng vô hiệu (thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu), và ở mỗi thời kỳ cũng có quy định khác nhau, cụ thể như sau:

    * Nếu hợp đồng có hiệu lực thì thời hiệu khởi kiện như sau:

    - Hợp đồng dược xác lập từ 01-7-1991 đến 30-6-1996 là thời gian thi hành Pháp lệnh Hợp đồng Dân sự nên thời hiệu khởi kiện là 03 năm kể từ ngày vi phạm (Điều 56 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự).

    - Hợp đồng được xác lập từ khi Pháp lệnh hợp đồng dân sự hết hiệu lực (01-7-1996) đến trước khi Bộ luật Tố tụng Dân sự có hiệu lực (31-12-2004) thì pháp luật không có quy định thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng có hiệu lực nên thời hiệu khởi kiện không bị hạn chế.

    - Hợp đồng được xác lập từ thời điểm thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự (01-01-2005) thì thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng có hiệu lực cũng theo quy định về thời hiệu khởi kiện chung tại Điều 159 Bộ luật Tố tụng Dân sự là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

    - Đến thời điểm thi hành Bộ luật Dân sự (01-01-2006) thì đã có quy định về thời hiệu khởi kiện riêng về tranh chấp hợp đồng có hiệu lực (Điều 607 Bộ luật Dân sự) nhưng thời hạn vẫn là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ich hợp pháp bị xâm phạm (Điều 427 Bộ luật Dân sự)

    * Đối với hợp đồng vô hiệu thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố vô hiệu như sau:

    - Trước thời điểm thi hành Bộ luật Dân sự 1995 ( 1/7/1996) thì không có quy định thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu nên những hợp đồng vô hiệu xác lập trước 01-7-1996 không bị hạn chế về thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu. Cần lưu ý là trước đây có hướng dẫn khác nhưng sau đó đã được Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10-8-2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn lại.

    - Hợp đồng vô hiệu xác lập trong thời kỳ thi hành Bộ luật Dân sự 1995 (từ 01-7-1996 đến 31-12-2005) thì thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 145 là một số trường hợp xác định thời hiệu khởi kiện là 01 năm (ví dụ: giao dich vô hiệu vì lừa dối, nhầm lẫn, giao dịch với người chưa thành niên…); còn vô hiệu do vi phạm về hình thức, do giả tạo hoặc vi pham điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì không bị hạn chế về thời hiệu.

    - Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 thì trường hợp vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, do giả tạo thì không bị hạn chế về thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu; còn các loại vô hiệu khác (kể cả vô hiệu do vi phạm về hình thưc) đều có thời hiệu khởi kiện là 2 năm kể từ thời điểm xác lập giao dịch (Điều 136 Bộ luật Dân sự).

    Cần lưu ý là đã có quy định riêng (như Điều 145 Bộ luật Dân sự 1995, Điều 136 Bộ luật Dân sự) thì phải áp dụng quy định riêng chứ không áp dụng thời hiệu chung của Điều 159 Bộ luật Tố tụng Dân sự.

     

    Đối với trường hợp của bạn, nếu bạn không yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu mà tranh chấp nội dung của hợp đồng thì tòa án sẽ thụ lý và giải quyết theo quy định pháp luật. 

  • Xem thêm     

    03/01/2015, 08:41:41 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Nếu em bạn sử dụng xe mô tô để cướp tài sản thì sẽ bị xử lý theo quy định tại điều d, khoản 2, Điều 136 Bộ luật hình sự. Hoặc nếu thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a, đến điểm k, khoản 2 Điều 136 BLHS thì hình phạt cũng từ 3 năm đến 10 năm tù. Em bạn nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có tham gia nghĩa vụ quân sự không phải là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 46 BLHS nhưng cũng sẽ được xem xét để giảm nhẹ một phần hình phạt trong khung hình phạt đó. Bạn tham khảo quy định sau đây của Bộ luật hình sự:

    " ". Điều 136. Tội cướp giật tài sản

    1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    A) Có tổ chức;

    B) Có tính chất chuyên nghiệp;

    C) Tái phạm nguy hiểm;

    D) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

    Đ) Hành hung để tẩu thoát;

    E) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

    G) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    H) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    A) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    B) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    C) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    A) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

    B) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    C) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

    2. Án treo là một hình thức chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Nếu em bạn không phải là người chủ mưu trong vụ đó và hình phạt không quá 3 năm, có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 60 BLHS và Điều 2, Nghị quyết số 01.2013/NQ-HĐTP thì mới có cơ hội được hưởng án treo. Bạn tham khảo quy định sau đây:

    "Điều 60. Án treo

    1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.

    2. Trong thời gian thử thách, Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

    3. Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này.

    4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

    5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này.".

    "Điều 2. Việc xem xét cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo

    1. Chỉ xem xét cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Bị xử phạt tù không quá 3 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 8 của Bộ luật hình sự;

    b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn tôn trọng các quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm các điều mà pháp luật cấm; chưa bao giờ bị kết án, bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật.

    Trường hợp người phạm tội có án tích nhưng đã được xóa án tích, được đương nhiên xóa án tích thì coi là chưa bị kết án; đã bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật nhưng đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật thì được coi là chưa bị xử lý hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật, nhưng không phải là có nhân thân tốt. Việc cho hưởng án treo đối với những trường hợp này phải hết sức chặt chẽ. Chỉ có thể xem xét cho hưởng án treo khi thuộc một trong các trường hợp sau:

    b1) Người bị kết án từ trên 3 năm tù đến 15 năm tù về tội do cố ý (kể cả trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều tội hoặc nhiều bản án) mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;

    b2) Người bị kết án đến 3 năm tù về tội do cố ý mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;

    b3) Người bị kết án về các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;

    b4) Người bị kết án về các tội do vô ý mà đã được xóa án tích;

    b5) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ hai lần trở lên mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;

    b6) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc một lần và có nhiều lần bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;

    b7) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 18 tháng;

    b8) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật từ hai lần trở lên mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 18 tháng;

    b9) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật về hành vi có cùng tính chất với hành vi phạm tội lần này mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;

    b10) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 6 tháng;

    b11) Người đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính;

    c) Có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng;

    d) Không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự và có từ hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự; nếu có một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì phải có từ ba tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự.

    Những tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 của Bộ luật hình sự là những tình tiết được hướng dẫn tại điểm c mục 5 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04-8-2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung của Bộ luật hình sự năm 1999”;

    đ) Có khả năng tự cải tạo và nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm về tham nhũng.

    2. Không cho hưởng án treo nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Người phạm tội thuộc đối tượng cần phải nghiêm trị quy định tại khoản 2 Điều 3 của Bộ luật hình sự bao gồm: người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng; phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;

    b) Bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội;

    c) Trong hồ sơ thể hiện là ngoài lần phạm tội và bị đưa ra xét xử, họ còn có hành vi phạm tội khác đã bị xét xử trong một vụ án khác hoặc đang bị khởi tố, điều tra, truy tố trong một vụ án khác;

    d) Bị cáo tại ngoại bỏ trốn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án đã đề nghị cơ quan điều tra truy nã.

    3. Khi xem xét, quyết định cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo, cần lưu ý:

    a) Đối với trường hợp người bị xử phạt tù đã bị tạm giữ, tạm giam thì chỉ cho hưởng án treo khi thời gian đã bị tạm giữ, tạm giam ngắn hơn thời hạn phạt tù;

    b) Những trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nếu có đủ điều kiện để áp dụng Điều 47 của Bộ luật hình sự thì cũng phải xử trong khung hình phạt liền kề là đã thể hiện chính sách khoan hồng đối với họ; không được xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với các tội phạm mà dư luận xã hội lên án, đặc biệt là các tội phạm về chức vụ, để phục vụ đắc lực cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tham nhũng nói riêng;

    c) Những trường hợp có tình tiết định khung tăng nặng, nếu Viện kiểm sát không truy tố cũng phải áp dụng để xét xử đúng quy định của pháp luật; nếu còn có các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật hình sự cũng phải được áp dụng đầy đủ; không được vì muốn cho hưởng án treo mà không áp dụng đầy đủ các tình tiết định khung tăng nặng và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 48 của Bộ luật hình sự;

    d) Khi quyết định hình phạt phải tuân thủ nguyên tắc xử lý quy định tại Điều 3 của Bộ luật hình sự kết hợp với các căn cứ quyết định hình phạt quy định tại Điều 45 của Bộ luật hình sự; không được cho rằng án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù để tăng hình phạt lên cao hơn các trường hợp khác không có căn cứ và cho hưởng án treo; không được tùy tiện giảm mức hình phạt tù không có căn cứ để đủ điều kiện về mức hình phạt tù quy định tại Điều 60 của Bộ luật hình sự và cho hưởng án treo."

  • Xem thêm     

    02/01/2015, 04:05:36 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Nếu trường hợp xây nhà của gia đình bạn là hợp pháp, thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8, Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ thì được cấp chứng nhận bổ sung quyền sở hữu nhà ở.

    2. bạn tham khảo nội dung sau đây của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP: 

    Điều 8. Chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

    Chủ sở hữu nhà ở được chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nếu thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở và có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở theo quy định sau đây:

    1. Hộ gia đình, cá nhân trong nước phải có một trong các loại giấy tờ sau:

    a) Giấy phép xây dựng nhà ở đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

    b) Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở hoặc giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở thuộc sở hữu nhà nước từ trước ngày 05 tháng 7 năm 1994;

    c) Giấy tờ về giao hoặc tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;

    d) Giấy tờ về sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ mà nhà đất đó không thuộc diện Nhà nước xác lập sở hữu toàn dân theo quy định tại Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khóa XI “về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991”, Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991”;

    đ) Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật kể từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định tại Điều 93 của Luật Nhà ở.

    Trường hợp nhà ở do mua của doanh nghiệp đầu tư xây dựng để bán thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở do hai bên ký kết; trường hợp mua nhà kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 (ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành) thì ngoài hợp đồng mua bán nhà ở, bên bán nhà ở còn phải có một trong các giấy tờ về dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán (quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư);

    e) Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

    g) Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có một trong những giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ về mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 có chữ ký của các bên có liên quan và phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có chữ ký của các bên có liên quan thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở đó;

    h) Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở đã được xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006, nhà ở không có tranh chấp, được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật; trường hợp nhà ở xây dựng từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng, không có tranh chấp và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp nhà ở xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006.

    2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy tờ sau:

    a) Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc nhận thừa kế nhà ở hoặc được sở hữu nhà ở thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật về nhà ở;

    b) Một trong các giấy tờ của bên chuyển quyền quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.

    3. Tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài phải có giấy tờ theo quy định sau:

    a) Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê thì phải có một trong những giấy tờ về dự án nhà ở để cho thuê (quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư);

    b) Trường hợp mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở hoặc được sở hữu nhà ở thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật thì phải có giấy tờ về giao dịch đó theo quy định của pháp luật về nhà ở.

    4. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là người sử dụng đất ở thì ngoài giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, phải có hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng nhà ở đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

    Điều 11. Nơi nộp hồ sơ và trao Giấy chứng nhận

    1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư nộp hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh).

    2. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cộng đồng dân cư tại phường nộp hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện), trừ trường hợp quy định tại Điều 18 của Nghị định này.

    Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cộng đồng dân cư tại xã, thị trấn nộp hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất, tài sản gắn liền với đất (trừ trường hợp quy định tại Điều 23 và Điều 24 của Nghị định này). Trong thời gian không quá hai mươi (20) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thực hiện các công việc theo quy định tại các Điều 14, 15, 16 và 17 của Nghị định này và chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

    3. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn khi nhận hồ sơ có trách nhiệm viết giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ, trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc phải kiểm tra hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ biết nếu cần phải bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

    4. Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoặc nhận Giấy chứng nhận thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.

    5. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm sao y bản chính (đóng dấu của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) đối với Giấy chứng nhận có nội dung chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng, rừng sản xuất là rừng trồng để gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, công trình xây dựng, nông nghiệp để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của từng ngành.

    Điều 12. Thời gian giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận

    Thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ được quy định như sau:

    1. Không quá năm mươi (50) ngày làm việc đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận lần đầu.

    2. Không quá ba mươi (30) ngày làm việc đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà có nhu cầu bổ sung chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

    3. Không quá hai mươi (20) ngày làm việc đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    4. Thời gian quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không kể thời gian công khai kết quả thẩm tra, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính, thời gian trích đo địa chính thửa đất.

     

    5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể thời gian thực hiện các thủ tục cấp Giấy chứng nhận quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này. ".

  • Xem thêm     

    31/12/2014, 10:03:41 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Theo quy định pháp luật thì thửa đất sử dụng hợp pháp, có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp và phù hợp với quy hoạch thì được cấp GCN QSD đất. Nếu trường hợp của gia đình bạn đủ điều kiện cấp GCN QSD đất thì nộp hồ sơ tại UBND xã để được xem xét.

    2. Bạn tham khảo quy định về điều kiện được cấp GCN QSD đất theo quy định của luật đất đai năm 2013 như sau:

    "Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất

    1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

    a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

    c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

    d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

    đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

    e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

    g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

    2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

    3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

    4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

    5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

    1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

    2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."

  • Xem thêm     

    31/12/2014, 09:52:52 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    - Theo quy định tại Điều 688 Bộ luật dân sự quy định một trong các căn cứ để xác lập quyền sử dụng đất là được nhà nước giao đất. Luật đất đai cũng quy định nhà nước giao đất cho người dân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp...

    - Theo thông tin bạn nêu thì gia đình bạn đã có quyết định giao đất, giao rừng từ năm 1995 do UBND huyện  ban hành. Vì vậy, về mặt pháp lý thì gia đình bạn là chủ sử dụng thửa đất đó. Việc cho mượn đất không có hợp đồng, không đăng ký sang tên... nên không có giá trị pháp lý. Gia đình bạn chỉ mất quyền sử dụng đất nếu có quyết định của UBND huyện hoặc Bản án của tòa án có thẩm quyền.

    - Hiện nay, quyết định giao đất của gia đình bạn chưa có thay đổi nên gia đinh bạn có quyền khởi kiện tới tòa án cấp huyện nơi có thửa đất đó để đòi lại quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự.

  • Xem thêm     

    31/12/2014, 09:09:31 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Như vậy là con bạn vi phạm luật giao thông nên sau khi tổng hợp các lỗi sai phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật. Nếu chiếc xe đó có giấy tờ hợp pháp thì sẽ được trả lại.

    Việc công an thu giữ xe mà không lập biên bản, không ra quyết định là chưa đúng quy định pháp luật. Bạn có thể kiến nghị việc này với thủ trưởng cơ quan công an đó. Nếu không được giải quyết thỏa đáng thì gia đình bạn có quyền khiếu nại theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    30/12/2014, 12:01:14 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư thì người sử dụng đất phải nộp 100% tiền sử dụng đất theo khung giá được UBND cấp tỉnh quy định.

    Để được chuyển mục đích sử dụng đất thì phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Chấp hành tốt các quy định về sử dụng đất, không vi phạm quy định về đất đai; Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất... và các quy định khác tùy từng địa phương.

    Bạn có thể liên hệ với Phòng TNMT để tìm hiểu về quy hoạch và các trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất đối với thửa đất đó.

  • Xem thêm     

    30/12/2014, 11:54:59 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu thửa đất của gia đình bạn chưa có quyết định thu hồi đất thì gia đình bạn vẫn có quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, trong đó có quyền xây dựng.

    Nếu thửa đất của gia đình bạn đã có quyết định thu hồi đất tổng thể nhưng dự án chưa được triển khai thì gia đình bạn cũng có thể làm đơn xin cấp phép xây dựng tạm hoặc xin sửa chữa để cải tạo, sửa chữa ngôi nhà đó, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

  • Xem thêm     

    30/12/2014, 09:27:18 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:

    "Điều 358. Đặt cọc

    1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

    Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

    2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.".

    Như vậy, nếu việc đặt cọc của bạn là hợp pháp mà bạn không thực hiện thỏa thuận thì bạn sẽ mất tiền đặt cọc. Nếu bên kia vi phạm thì bạn được quyền yêu cầu phạt cọc. Tuy nhiên, nếu có tranh chấp mà phải đưa vụ việc ra tòa án để giải quyết thì số tiền ít như vậy không đủ thời gian, chi phí để bạn theo kiện. Vì vậy bạn cần cân nhắc để chọn cho mình giải pháp tốt nhất.

  • Xem thêm     

    30/12/2014, 08:33:30 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 của Bộ luật hình sự, thì:
    1. Việc tịch thu, sung quỹ nhà nước được áp dụng đối với:
    a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;
    b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có;
    c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.
    2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
    3. Vật, tiền thuộc tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu, sung quỹ nhà nước”.
     
    Về mặt lý luận thì có thể trả lại 1/2 giá trị tài sản là tài sản chung vợ chồng nếu một người cố tình sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội mà người kia không biết, không nhất trí. Nhưng thực tiễn các hồ sơ vụ án hình sự thường áp dụng khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 41 BLHS nói trên để quyết định trả lại toàn bộ hoặc tịch thu toàn bộ, chứ không chia đôi giá trị như khi chia tài sản chung vợ chồng...
  • Xem thêm     

    29/12/2014, 09:39:44 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Với thông tin bạn nêu thì chưa đủ căn cứ để xác định ai sẽ được cấp GCN QSD đất và cấp được bao nhiêu m2. Vụ việc trên cần xem lại hồ sơ địa chính thể hiện về người sử dụng đất qua các thời kỳ và tính pháp lý của cá giao dịch đó. Xem lại giá trị pháp lý của các giao dịch từ ông A sang bà B, bà B sang ông C. Về nguyên tắc thì đất chưa có GCN QSD đất thì không được phép chuyển nhượng, việc chuyển nhượng đó đều vô hiệu (không được pháp luật thừa nhận). Nếu việc chuyển nhượng đó chưa có xác nhận của chính quyền địa phương, chỉ có văn bản có chữ ký của hai bên nhưng thời điểm chuyển nhượng bên chuyển nhượng đã có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất, nay bên nhận chuyển nhượng đã sử dụng đất ổn định, liên tục, không có tranh chấp thì bên nhận chuyển nhượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong số ông A, bà B và ông C nếu ai đủ điều kiện theo quy định tại Điều 100 hoặc Điều 101 Luật đất đai thì được công nhận quyền sử dụng đất.

    2. Bạn tham khảo quy định của luật đất đai năm 2013 như sau:

    "Điều100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chohộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sửdụng đất

    1.Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờsau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

    a)Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơquan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nướcViệt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam ViệtNam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    b)Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyềncấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10năm 1993;

    c)Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền vớiđất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

    d)Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trướcngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụngtrước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

    đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấytờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

    e)Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp chongười sử dụng đất;

    g)Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy địnhcủa Chính phủ.

    2.Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tạikhoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việcchuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trướcngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụngđất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đấtvà không phải nộp tiền sử dụng đất.

    3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặcquyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án,văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếunại về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấpGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theoquy định của pháp luật.

    4.Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấpGiấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tàichính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

    5.Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường,nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đấtđó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đấtsử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyềnsở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    Điều101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộgia đình, cá nhân đangsửdụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

    1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếpsản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối tại vùng cóđiều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặcbiệt khó khăn, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đãsử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

    2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy địnhtại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn địnhtừ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật đất đai, nay đượcUỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xâydựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đốivới nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất.

    3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."

  • Xem thêm     

    29/12/2014, 09:22:26 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Gia đình bạn cần có đơn trình báo sự việc với công an thị trấn hoặc công an huyện để được xem xét giải quyết. Trong đơn mô tả rõ các tình tiết và hậu quả xảy ra, các hành vi tấn công, hung khí tấn công (nếu có), các thương tích để lại... và những người làm chứng.

    2. Theo quy định tại Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự thì thời hạn giải quyết là 20 ngày, nếu vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 2 tháng. Nếu cơ quan công an không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì gia đình bạn có quyền khiếu nại theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    29/12/2014, 09:06:29 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Theo quy định pháp luật thì có hai trường hợp thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Vì vậy, nếu mẹ bạn có di chúc hợp pháp (theo Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2005) để lại di sản cho dì của bạn thì dì của bạn có quyền hưởng di sản theo di chúc đó.

    Nếu mẹ bạn qua đời không để lại di chúc thì di sản của mẹ bạn sẽ được chia theo pháp luật theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật dân sự cho những người sau đây: Ông ngoại, bà ngoại và các anh, chị, em bạn. Thủ tục được thực hiện là thủ tục khai nhận, phân chia thừa kế theo quy định tại Điều 49, Điều 50 Luật công chứng.

    2. Nếu trường hợp của mẹ bạn là chia di sản thừa kế theo pháp luật (mẹ bạn không có di chúc hợp pháp) thì bạn có quyền yêu cầu dì của bạn trả lại các giấy tờ để bạn làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Nếu dì bạn cố tình không trả lại giấy tờ thì bạn có thể báo mất và xin cấp lại các loại giấy tờ đó. Nếu trong quá trình làm thủ tục báo mất và xin cấp lại mà dì bạn có văn bản tranh chấp, thừa nhận là dì bạn đang cầm các giấy tờ đó thì bạn có thể khởi kiện tranh chấp về thừa kế để tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

  • Xem thêm     

    29/12/2014, 08:55:43 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Với hành vi của người anh họ của bạn: Vay tiền, không có khả năng trả rồi bỏ trốn... như vậy là dấu hiệu của hành vi lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, bạn khuyên người anh đó không nên bỏ trốn. Nếu bị đe dọa thì cần làm đơn trình báo sự việc với công an để được xem xét giải quyết.

    2. Trong vụ việc vay nợ trên, nếu bố bạn không liên quan đến khoản nợ đó (không phải là người vay tiền, không sử dụng tiền vay, không bảo lãnh ) thì bố bạn không có nghĩa vụ phải trả nợ. Nếu có người uy hiếp bố bạn để đòi nợ thì có thể báo công an để giải quyết. Những người uy hiếp bố bạn có thể bị xử lý về tội cướp tài sản hoặc cưỡng đoạt tài sản.

  • Xem thêm     

    28/12/2014, 08:48:17 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo quy định pháp luật thì tòa án nơi bị đơn cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn. Vì vậy, vợ bạn hiện đang sinh sống, làm việc ở đâu thì tòa án ở đó có thẩm quyền giải quyết. Bạn cần có giấy tờ xác nhận về nơi cư trú của vợ bạn làm căn cứ xác định thẩm quyền giải quyết của tòa án.

344 Trang «<54555657585960>»