Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    14/03/2012, 05:14:48 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:
             1.Ðiều 631 BLDS quy định:
             " Quyền thừa kế của cá nhân

    Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

    Ðiều 654. Người làm chứng cho việc lập di chúc

    Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

    1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

    2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;

    3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự."

    Như vậy theo các quy định của pháp luật trên thì cha mẹ bạn có quyền lập di chúc để định đoạt căn nhà (thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cha mẹ bạn) cho người khác mà không cần phải có ý kiến của các con (nếu các con làm chứng di chúc thì di chúc đó vô hiệu).

    2. Nếu di chúc của cha mẹ bạn  phù hợp với quy định tại Điều 652 BLDS thì di chúc hợp pháp và di sản thuộc về  người được chỉ định trong di chúc - "người con ở bên Đức". Các anh chị em bạn không được phép chuyển nhượng tài sản khi tài sản đang có tranh chấp. Nếu trong gia đình bạn không thống nhất được việc chia thừa kế thì có thể khởi kiện để Tòa án giải quyết. Nếu Tòa án tuyên bố di chúc vô hiệu thì các anh chị em bạn mới được hưởng di sản theo pháp luật. Nếu di chúc có hiệu lực pháp luật thì di sản thuộc về người được chỉ định trong di chúc.

  • Xem thêm     

    14/03/2012, 04:33:21 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                 Theo thông tin bạn nêu thì Hợp đồng của bà D chưa có hiệu lực pháp luật (do chưa được đăng ký sang tên). Hơn nữa, nhà đất đó đã bị Tòa án có quyết định ngăn chặn cấm chuyển dịch tài sản. Vì vậy bạn cứ yên tâm theo kiện bà D không thể tẩu tán tài sản được. Sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật thì bạn yêu cầu cơ quan thi hành án kê biên phát mại tài sản đó để thanh toán khoản nợ cho bạn.
  • Xem thêm     

    13/03/2012, 10:48:28 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Bạn đó phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn. Sau đó chuyển hộ khẩu của vợ về nơi cư trú của mình theo trường hợp vợ chuyển về với chồng. Thủ tục gồm có Giấy chuyển hộ khẩu, phiếu báo nhân khẩu hộ khẩu và bản khai nhân khẩu của vợ bạn đó. Bạn có thể tham khảo các quy định sau đây của Luật cư trú:

    Điều 21. Thủ tục đăng ký thường trú

    1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:

    a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

    b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

    2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

    a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

    b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;

    c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.

    3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    Điều 28. Giấy chuyển hộ khẩu

    1. Công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu.

    2. Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:

    a) Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;

    b) Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

    3. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau:

    a) Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

    b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

    4. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

    5. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.

    Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến.

    6. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu:

    a) Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

    b) Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác;

    c) Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;

    d) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;

    đ) Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế.

  • Xem thêm     

    13/03/2012, 10:42:15 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
           Chủ tiệm cầm đồ chẳng đi kiện ai bao giờ cả! Họ có nhiều cách bắt bạn phải trả đủ cả gốc lẫn lãi mà không cần phải khởi kiện. Việc trả nợ thế nào bạn phải nghĩ đến từ lúc vay tiền chứ? Do vậy, tốt nhất là bạn nên khất nợ (nếu được) hoặc trả sớm khoản nợ đó để yên tâm học hành.
  • Xem thêm     

    13/03/2012, 10:38:02 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng chào bạn!
    Chúc bạn thành công.
  • Xem thêm     

    13/03/2012, 03:04:56 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

                Điều 8 Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định:

    "Kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô

    1. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là kinh doanh vận tải khách theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch.

    2. Khi vận chuyển khách du lịch, lái xe phải mang theo hợp đồng vận chuyển khách du lịch hoặc hợp đồng lữ hành (bản chính hoặc bản phô tô có xác nhận của đơn vị kinh doanh du lịch), chương trình du lịch và danh sách hành khách, không được đón thêm khách ngoài danh sách, không được bán vé cho hành khách đi xe.".
            Do vậy, nếu Công ty của bạn chỉ vận chuyển hành khác theo tuyến cố định từ sân bay đến khách sạn nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn (có tính phí chung với phí dịch vụ khách sạn) thì không phải đăng ký kinh doanh vận tải. Còn nếu vận tải khách đi đến các điểm thăm quan, du lịch theo chương trình thì mới phải đăng ký kinh doanh. Bạn có thể tham khảo Nghị định 91 nêu trên để biết thêm thông tin chi tiết.

  • Xem thêm     

    13/03/2012, 01:00:47 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    1. Bạn với yêu cầu hủy hợp đồng và xử lý tiền cọc của nguyên đơn thì bạn không cần phải có yêu cầu phản tố. Bạn chỉ không chấp nhận yêu cầu đó là tòa án buộc phải xem xét hiệu lực của hợp đồng và trách nhiệm của các bên khi thực hiện hợp đồng.
    2. Điều 176 BLTTDS quy định:
             "Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn
            1.  Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn.

             2. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn được chấp nhận khi có một trong các trường hợp sau đây:

                 a)     Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn;

                 b)   Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn;

                c)  Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.".

                  Như vậy, nếu bạn có yêu cầu khác với nguyên đơn đề bù trừ nghĩa vụ với nguyên đơn, loại trừ việc chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn hoặc liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn thì mới là yêu cầu phản tố.
                   Trong vụ án này, bạn chỉ cần tuyên bố không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và đề nghị tòa án giải quyết theo pháp luật thì quyền lợi hợp pháp của bạn đã được pháp luật bảo vệ mà không phải yêu cầu phản tố gì nữa.
  • Xem thêm     

    13/03/2012, 12:48:00 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
               Theo thông tin bạn nêu thì thửa đất đó không có tranh chấp và phù hợp với quy hoạch vào thời điểm trước ngày 24/01/2011. Còn từ đó tới nay có tranh chấp và phù hợp với quy hoạch hay không thì bạn phải tìm hiểu thì mới biết được (quy hoạch thì có thể thay đổi còn tranh chấp thì có thể phát sinh bất cứ khi nào).
  • Xem thêm     

    13/03/2012, 12:44:19 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Nếu ngôi nhà đó là tài sản riêng của bà mẹ thì mẹ mới có toàn quyền định đoạt. Còn nếu nhà đất đó là tài sản chung của cha mẹ thì người mẹ chỉ có quyền định đoạt 1/2 giá trị tài sản. 1/2 giá trị tài sản đó do người  cha quyết định, khi người cha qua đời thì tài sản sẽ do người thừa kế của người cha quyết định.
  • Xem thêm     

    13/03/2012, 12:40:28 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Bạn gửi đơn tới công an nơi bạn chuyển tiền đến cho cô bạn gái đó để được xem xét giải quyết.
  • Xem thêm     

    13/03/2012, 11:48:37 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                 Theo thông tin bạn nêu thì việc chơi hụi và hốt hụi của vợ bạn chưa có dấu hiệu phạm tội. Hụi, họ, biêu, phường là giao dịch dân sự được pháp luật cho phép hoạt động. Nếu lợi dụng việc chơi hụi để cho vay nặng lãi, sát phạt lẫn nhau thì mới vi phạm pháp luật. Nếu vợ bạn có hành vi gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì mới phạm tội.
  • Xem thêm     

    13/03/2012, 11:33:56 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              1. Nếu nhà đất đứng tên một mình ông A thì cũng có thể là tài sản chung vợ chồng (nếu hôn nhân của ông A xác lập trước 03/01/1987) do vậy mình ông A không thể định đoạt được toàn bộ tài sản đó. Hơn nữa, đất nông nghiệp chủ yếu chia cho Hộ gia đình do vậy ông A có thể ông A chỉ là đồng sở hữu đối với thửa đất nông nghiệp của gia đình;
              2. Một trong những đặc điểm để phân biệt Di chúc với các giao dịch khác là thời điểm có hiệu lực của giao dịch và di chúc là khác nhau. Các giao dịch khác có thể thực hiện được việc chuyển giao tài sản và chuyển quyền sở hữu ngay khi giao kết, còn di chúc thì chỉ có hiệu lực sau khi người có di sản chết. Hơn nữa, di chúc bắc buộc phải có nội dung thể hiện ý chí của chủ sở hữu tài sản là "sau khi người có di sản chết đi thì tài sản thuộc về người hưởng di sản..." . Các giao dịch khác là định đoạt tài sản luôn mà không cần phải chờ đến khi chủ sở hữu tài sản chết.
              3. Nếu di chúc của ông A mà có chữ ký của một trong những người làm chứng là vợ con ông A (hàng thừa kế thứ nhất) thì di chúc đó vô hiệu.
              4. Pháp luật quy định các giao dịch về bất động sản có hiệu lực kế từ thời điểm đăng ký. Theo thông tin bạn nêu thì Biên bản thỏa thuận trên không phải là di chúc, cũng chưa được đăng ký sang tên do vậy không có hiệu lực pháp luật.
               Nếu còn băn khoăn về hiệu lực của văn bản thỏa thuận (di chúc) thì bạn có thể photo văn bản thỏa thuận(di chúc) đó và tìm gặp những luật sư khác chuyên về Dân sự để được tư vấn cụ thể.
  • Xem thêm     

    13/03/2012, 11:05:43 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nếu muốn đòi nợ theo thủ tục tố tụng dân sự thì bạn có thể gửi đơn khởi kiện cung các giấy tờ kèm theo đến Tòa án nơi mà người vay cư trú để được giải quyết. Bạn có thể đến trụ sở Toa án đó để mua mẫu đơn khởi kiện hoặc tìm kiếm mẫu đơn kiện trên Internet.
  • Xem thêm     

    13/03/2012, 11:02:53 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng, chào bạn!
  • Xem thêm     

    12/03/2012, 10:13:19 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời bạn như sau:
              Nếu gia đình bạn có căn cứ xác định năm 1987 ông ngoại bạn được chia một suất đất nhưng tạm thời giao cho người họ hàng quản lý thì thừa kế của ông ngoại bạn (mẹ bạn) có quyền đòi lại suất đất đó. Nếu trong quyết định giao đất hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất không có tên ông ngoại bạn mà chỉ có tên người họ hàng thì mẹ bạn không thể đòi lại được suất đất đó.
              Bởi vậy, trước khi tranh chấp gia đình bạn cần xác minh cụ thể nguồn gốc đất để có căn cứ đòi đất.
  • Xem thêm     

    12/03/2012, 10:05:13 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
                   1. Theo thông tin bạn nêu thì Biên bản họp gia đình lập năm 2009 không có giá trị pháp lý vì chưa được công chứng, chứng thực và chưa được đăng ký theo quy định pháp luật;
                   2. Biên bản thỏa thuận đó lại càng không thể coi là di chúc bởi đó không phải là "ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết" (Điều 646 BLDS). Giả sử Biên bản đó có tiêu đề là Di chúc và nội dung như một di chúc thì di chúc đó cũng bị vô hiệu bởi những người làm chứng không đủ điều kiện làm chứng theo quy định tại Điều 654 BLDS, cụ thể như sau:

    "Ðiều 654. Người làm chứng cho việc lập di chúc

     Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

     1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

     2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;

     3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự."

                   Như vậy, nếu vợ con ông A không thỏa thuận được việc phân chia di sản của ông A thì một trong các thừa kế có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết theo pháp luật.
  • Xem thêm     

    12/03/2012, 02:03:03 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                Nếu người đó bỏ trốn thì sẽ phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 BLHS. Nếu người đó không  trốn thì trong thời hạn 2 năm kể từ ngày đến hạn trả nợ bạn có quyền khởi kiện dân sự để đòi khoản nợ đó.

  • Xem thêm     

    12/03/2012, 01:59:49 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn Criminal_Police !
              Những vụ việc lừa đảo như vậy cũng đã từng xảy ra chứ không phải là chuyện hiếm gặp. Có những tình tiết khả nghi như: Anh bạn trai đó không phải là con của Trưởng khoa; Chỉ giao tiếp qua mail và chat online; Không biết được địa chỉ nhà của cậu ta; Chỉ cho xem ảnh không cho xem webcam; "Do bị bố mẹ phát hiện chuyện tình cảm với em và phản đối nên cắt tiền sinh hoạt phí, hi vọng em cho mượn để cậu ta đầu tư gì đó nhỏ nhỏ ở Việt Nam và cô bạn em sẽ thay cậu ta lấy tiền lãi rồi trả"; Gửi tiền thông qua người thứ ba; ... Như vậy có đáng nghi không? Chứ không phải luật sư mắc "bệnh nghề nghiệp" - Nhìn đâu cũng thấy tội phạm!?

  • Xem thêm     

    12/03/2012, 11:45:20 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
                1. Theo thông tin bạn trình bày thì vụ việc trên có thể có dấu hiệu tội phạm. Có thể "anh bạn trai" kia cũng chính là "cô bạn gái" của bạn (mail và chat online ảo). Do vậy, bạn nên trình báo toàn bộ sự việc và cung cấp chứng cứ ghi âm cho công an nơi cô bạn đó nhận tiền để được giải quyết theo pháp luật;
                 2. Bạn có thể yêu cầu Ngân hàng nơi cô bạn gái nhận tiền sao kê giao dịch đó để làm chứng cứ cho công an giải quyết. Khi công an thụ lý vụ việc thì có thể áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh đối với cô gái đó để điều tra. Nếu cô ta cố tình bỏ trốn thì sẽ bị truy nã.

  • Xem thêm     

    12/03/2012, 11:25:20 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:
                1. Vụ việc bạn nêu có dấu hiệu của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 143 BLHS. Do vậy, bạn có thể trình báo sự việc với Công an huyện nơi có rừng để được giải quyết.
                2. Nếu công an xác định việc cháy cây là vô ý thì có thể không có dấu hiệu tội phạm. Khi đó bạn có thể gửi đơn tới tòa án nơi mà người có hành vi đốt cây của bạn cư trú để khởi kiện, yêu cầu bồi thường thiệt hại.
    Bạn có thể tham khảo mẫu đơn khởi kiện theo hướng dẫn sau đây:

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

                                                                ____________________

     

                                                      ……(1), ngày….. tháng …… năm…….

     

    ĐƠN KHỞI KIỆN

                        Kính gửi: Toà án nhân dân (2)……………………………………………...

    Họ và tên người khởi kiện: (3)…………………………………………………………….

    Địa chỉ: (4) ………………………………………………………………………….…….

    Họ và tên người có quyền và lợi ích được bảo vệ (nếu có) (5) ……………………………

    Địa chỉ: (6) ………………………………………………………………………………..

    Họ và tên người bị kiện: (7) ……..………………………………………………….…….

    Địa chỉ: (8)  …………………………………………………………………...…….…….

    Họ và tên người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)…….. …….……………....

    Địa chỉ: (10) ……………………………………………………………………………….

    Yêu cầu Toà án giải quyết những vấn đề sau đây đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (11)………………………………………………………….…………

    ……………………………………………………………………………………………

    ……………………………………………………………………………………………

    Họ và tên người làm chứng (nếu có) (12)……..……...……………………………………

     Địa chỉ: (13) ………………………………………….………………………….………..

    Những tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)

    1………………………………………………………………………………………….

    2…………………………………………………………………………………………..

    ……………………………………………………………………………………………

    (Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15)

    …………………………………………………………………… …………………….

    ………………………………………………………………………………….……….                                         

    Người khởi kiện (16)

    Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01

      (1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày…..tháng…..năm……).

      (2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.

      (3) Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi họ và tên; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.

      (4) Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H); nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH Hin Sen có trụ sở: Số 20 phố LTK, quận HK, thành phố H).    

      (5), (7) và (9) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).

      (6), (8) và (10) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).

      (11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết.

      (12) và (13) Ghi họ và tên, địa chỉ nơi người làm chứng cư trú (thôn, xã, huyện, tỉnh), nếu là nơi làm việc, thì ghi địa chỉ nơi người đó làm việc (ví dụ: Nguyễn Văn A, công tác tại Công ty B, trụ sở làm việc tại số …phố…quận…TP Hà Nội).

      (14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu gì và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …)

      (15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).

      (16) Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.