Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    18/04/2012, 09:10:19 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Biết được tâm lý của bạn như vậy nên họ cứ "làm tới"! Bạn có thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng thay bạn để tránh ảnh hưởng đến công việc của mình. Nếu bạn "chỉ cần" lấy lại khoản tiền gốc mà không cần lấy tiền phạt cọc thì có thể thỏa thuận với bên kia để họ trả đủ tiền đặt cọc ngay tại Tòa. Nếu bạn không yêu cầu trả tiền ngay, mà phải chờ đến khi Tòa án ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự và Cơ quan Thi hành án cưỡng chế thi hành án thì có thể đến vài năm nữa bạn mới lấy lại được tiền.
             Nếu họ không chịu trả lại đủ tiền cọc cho bạn ngay tại phiên tòa thì bạn có thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng và số tiền phạt cọc dùng để trả thù lao cho người mà bạn ủy quyền, đảm bảo công bằng của pháp luật.
  • Xem thêm     

    18/04/2012, 08:57:05 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    - Thông thường các địa phương đều có Quyết định của UBND tỉnh quy định về mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng cho địa phương mình, trong đó có quy định về mật độ cây trồng để xác định mức độ bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Bạn xem Quyết định của UBND tỉnh (Thái Bình?) ban hành quy định đơn giá cây trồng, vật nuôi áp dụng trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh... để biết thông tin chi tiết.
    - Bạn có thể gửi đơn yêu cầu, kiến nghị đến Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng để được giải quyết theo pháp luật
     
  • Xem thêm     

    18/04/2012, 08:43:56 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Nếu là tài sản chung của ba mẹ bạn thì mỗi người được sở hữu 1/2. Việc tranh chấp về thừa kế chỉ được Tòa án thụ lý giải quyết nếu còn thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế. Nội dung ở trên bạn chỉ hỏi về quyền thừa kế: Quyền thừa kế của con đẻ, con nôi, con trong giá thú, ngoài giá thú theo quy định pháp luật là như nhau. Còn cụ thể việc chia thừa kế thế nào, những ai được hưởng trên thực tế và hưởng bao nhiêu lại là chuyện khác... tùy thuộc vào từng vụ việc cụ thể.
  • Xem thêm     

    18/04/2012, 08:18:39 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            1. Vị Thẩm phán đó "trả lời" bạn như vậy là không có căn cứ pháp luật và không đúng với thủ tục tố tụng bởi các lý do sau:
    - Về nguyên tắc của Tố tụng dân sự là Tòa án xem xét giải quyết vụ án trên cơ sở yêu cầu của đương sự và những chứng cứ do đương sự cung cấp trong suốt quá trình giải quyết vụ án. Đến khi mở phiên Tòa để giải quyết vụ án, Tòa án vẫn phải nghe lời trình bày, tranh luận của các bên, xem xét các chứng cứ mà các đương sự cung cấp tại phiên Tòa.. họp "nghị án" rồi mới có thể "tuyên" án là ai đúng, ai sai. Mới chỉ trong giải đoạn đầu của vụ án thì chưa thể khẳng định "như đanh đóng cột" như vậy được.
    - Trong quá trình giải quyết vụ án, Thẩm phán "không được phép" nói là Bên này đúng, Bên kia sai để các đương sự phải thỏa thuận với nhau theo ý kiến của Thẩm phán. Như vậy là không khách quan, không công tâm. Trong quá trình giải quyết vụ án, dù thẩm phán, luật sư giỏi đến mấy thì cũng chỉ "nhận thấy" "dự đoán" mà thôi. Nhiều vụ án phức tạp, phút cuối đương sự mới xuất trinh chứng cứ thì không thể đoán được kết quả sẽ đi đến đâu. Thậm chí những án đã có hiệu lực pháp luật rồi vẫn còn bị hủy, sửa theo thủ tục Giám đốc thẩm, Tái thẩm, Thủ tục đặc biệt.
             2. Điều 358 Bộ luật dân sự quy định: “đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự”.
              Như vậy, đặt cọc của bạn chỉ là một biện pháp đảm bảo để ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng khi có đủ điều kiện chuyển nhượng (bên chuyển nhượng có GCN QSD đất) chứ không phải là thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Theo quy định của pháp luật thì việc đặt cọc không bắt buộc phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bạn có thể yêu cầu Vị thẩm phán đó chỉ ra điều luật cụ thể?!). Do vậy, hợp đồng đặt cọc của bạn không thể vô hiệu bởi lý do thửa đất chưa có giấy chứng nhận.
  • Xem thêm     

    18/04/2012, 07:49:43 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
    Theo thông tin bạn nêu thì con bạn đã phạm tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 BLHS, cụ thể hình phạt như sau:

    "Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    1.                  Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

    4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.".

    #1f497d;">Điều 74. Tù có thời hạn

    Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo quy định sau đây:

    1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;

    2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

    Điều 45 BLHS quy định:

    "Căn cứ quyết định hình phạt

    Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.".

               Theo đó, nếu con bạn có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Điều 46, không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Điều 47 BLHS lại là người chưa thành niên phạm tội thì có thể xử phạt ở mức thấp nhất của khung hình phạt cũng đủ răn đe, phòng ngừa, giáo dục...

  • Xem thêm     

    18/04/2012, 07:38:32 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Bạn có thể đăng ký kinh doanh theo hình thức Hộ kinh doanh cá thể, thủ tục như sau:

    1. Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh và kèm theo bản sao Giấy chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
    2. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh gồm:
    a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
    b) Ngành, nghề kinh doanh;
    c) Số vốn kinh doanh;
    d) Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
    Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
    Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
    3. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
    a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
    b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 42 Nghị định này;
    c) Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.
    Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
    4. Nếu sau 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
    5. Định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, cơ quan thuế cùng cấp và Sở chuyên ngành.
  • Xem thêm     

    17/04/2012, 10:12:22 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                Nếu các con của em gái bạn chưa trưởng thành mà em rể bạn khởi kiện yêu cầu các cháu bạn phải sang tên nhà đất theo Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự thì Tòa án sẽ không giải quyết. Nếu sau khi các con của em gái bạn đã đủ tuổi trưởng thành mà em rể bạn không trả lại tài sản thì khi đó các cháu của bạn mới có thể khởi kiện đòi tài sản để Tòa án giải quyết.
  • Xem thêm     

    17/04/2012, 10:03:36 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    Ðiều 607 BLDS quy định:

    Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

    Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm.”

            Mục 6, Phần I, Nghị quyết số03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có quy định như sau:
            "Về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    Việc xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại được thực hiện như sau:

    a) Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh kể từ ngày 01-01-2005 (ngày Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực), thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm.

    b) Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trước ngày 01-01-2005, thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày 01-01-2005.".


            Ðiều 427 BLDS quy định:

     

    Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự

    Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm.”

            Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2012) quy định:

    “Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu

    1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    3. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì thực hiện như sau:

    a) Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện;

    b) Tranh chấp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

    4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu yêu cầu để Tòa án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ các việc dân sự có liên quan đến quyền dân sự về nhân dân của cá nhân thì không áp dụng thời hiệu yêu cầu.

                  Bạn chưa nói rõ là thiệt hại của bạn phát sinh từ Hợp đồng hay thiệt hại ngoài hợp đồng.
    - Nếu là thiệt hại phát sinh ngoài hợp đồng thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp bạn nêu là từ ngày 01/01/2005 đến ngày 01/01/2007.
    - Nếu thiệt hại phát sinh từ Hợp đồng dân sự thì thời hiệu khởi kiện là 02 năm kể từ ngày quyền và lợi ích bị xâm hại (ngày bị thiệt hại).
               Do vậy, một nội dung quan trọng là bạn phải xác định được ngày quyền lợi bị xâm hại để làm căn cứ tính thời hiệu khởi kiện.
               Ngoài ra, bạn có thể lưu ý trường hợp bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 162 BLDS.

                Nghị quyết01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS 2005 tại tiểu mục 2.2 Mục 2 phần IV  thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm và được xác định như sau:

    a1. Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định thời hạn thực hiện, nếu hết thời hạn đó mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, thì ngày hết hạn thực hiện nghĩa vụ là ngày xảy ra vi phạm;

    a2. Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên không thỏa thuận hoặc pháp luật không quy định thời hạn thực hiện, nhưng theo quy định của pháp luật các bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho nhau biết trước trong một thời gian hợp lý, nếu hết thời hạn đã được thông báo đó bên có nghĩa vụ không thực hiện, thì ngày hết thời hạn đã được thông báo là ngày xảy ra vi phạm;

    a3. Trường hợp khi hết hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự, các bên có thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ đó, thì việc xác định ngày vi phạm căn cứ vào ngày chấm dứt thỏa thuận của các bên và được thực hiện như hướng dẫn tại điểm a1 và điểm a2 nói trên;

    a4. Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà có vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, thì ngày vi phạm nghĩa vụ là ngày xảy ra vi phạm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Nếu một bên đơn phương đình chỉ hợp đồng thì ngày đơn phương đình chỉ hợp đồng là ngày vi phạm.

    a5. Đối với trường hợp đòi bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm tài sản, sức khoẻ, tính mạng…, thì ngày xảy ra hành vi xâm phạm tài sản, sức khoẻ, tính mạng… là ngày vi phạm;

    a6. Trong một quan hệ pháp luật hoặc trong một giao dịch dân sự, nếu hành vi xâm phạm xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau, thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm cuối cùng;

    a7. Trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a1,a2,a3,a4,a5 nói trên, nếu các bên có thỏa thuận khác về thời hiệu, thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính theo thỏa thuận của các bên.

  • Xem thêm     

    17/04/2012, 09:10:44 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
             Điều 358 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

          Trong trường hợp hợp đồng dân sự không được giao kết, thực hiện thì tùy từng trường hợp cụ thể, tài sản đặt cọc được giải quyết như sau:

    - Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;

    - Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

            Như vậy, theo quy định trên thì đặt cọc có thể là biện pháp đảm bảo việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Trong thỏa thuận đặt cọc của bạn chưa ghi rõ là ĐẶT CỌC ĐỂ LÀM GÌ (giao kết hợp đồng hay thực hiện hợp đồng...). Do vậy, nếu có tranh chấp xảy ra thì việc chứng minh mục đích đặc cọc thuộc về các bên đương sự. Nếu không chứng minh được mục đích đặt cọc thì Tòa án sẽ không chấp nhận thỏa thuận đặt cọc đó. Nếu xác định được mục đích đặt cọc thì mới xác định được trách nhiệm của các bên trong việc vi phạm thỏa thuận đặt cọc đó.
             Nếu bạn không muốn ràng buộc bởi điều khoản đặt cọc thì bạn có thể thông báo về việc chấm dứt hợp đồng đặt cọc đó để thực hiện giao dịch khác với bên thứ ba. Tuy nhiên, nếu bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng đặt cọc trái pháp luật thì bạn phải chịu phạt cọc và có thể phải bồi thường thiệt hại nếu việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đó gây thiệt hại cho bên kia. Do vậy, bạn nên thương lượng và giải quyết dứt điểm với bên đặt cọc trước khi thực hiện một giao dịch khác.

  • Xem thêm     

    17/04/2012, 08:33:24 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng, chào bạn!
  • Xem thêm     

    17/04/2012, 08:12:41 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Với tình huống của bạn thì chỉ có giải quyết "tình cảm" thôi, chứ không thể khởi kiện ngay được. Nếu không có căn cứ để khởi kiện thì Tòa án sẽ không thụ lý chứ chưa nói đến việc thắng thua. Bạn có thể báo công an để gọi người đó đến làm việc. Nếu khi làm việc với công an, người đó thừa nhận là đã cầm tiền của bạn thì công an sẽ ghi vào biên bản. Nếu sự việc không có dấu hiệu tội phạm thì bạn có thể căn cứ vào biên bản đó để khởi kiện dân sự đòi tiền. 
  • Xem thêm     

    17/04/2012, 12:06:45 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
           Theo thông tin bạn nêu thì ông bà nội bạn có 10 ngôi nhà và 10 người con (cha bạn là thứ 10), Sau khi ông bà bạn qua đời, 10 căn nhà đó đã được phân chia cho mỗi người con 1 căn nhà của cha bạn do bác 4 sử dụng. Đến nay có tranh chấp giữa gia đình bạn với bác 4. 
           Như vậy, nếu ông bà bạn chết chưa quá 10 năm thì cha bạn có thể khởi kiện để yêu cầu chia thừa kế đối với di sản của ông bà nội bạn.
           Nếu đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế mà các anh chị em vẫn thừa nhận là di sản đã được phân chia và những người được chia đã quản lý, sử dụng phần của mình (có nguời được cấp GCN) thì cha bạn vẫn còn cơ hội đòi lại căn nhà đó.
  • Xem thêm     

    17/04/2012, 11:39:50 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                Điểm a, khoản 1, Điều 676 BLDS quy định: "Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, #ff0000;">con đẻ, con nuôi của người chết". Như vậy, theo quy định pháp luật thì 2 chị em bạn và 3 người con riêng của mẹ bạn đều là "con đẻ" của mẹ bạn nên đều được hưởng thừa kế như nhau đối với di sản do mẹ bạn để lại.
  • Xem thêm     

    16/04/2012, 09:46:43 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bác!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bác như sau:
                              Theo thông tin bác nêu thì nguồn gốc thửa đất đó là của ông Phạm Xanh. Vợ chồng ông Xanh qua đời không để lại di chúc nên quyền thừa kế thuộc về con gái duy nhất là bà Chu. Sau này bà Chu qua đời thì thửa đất đó thuộc về con trai bà Chu là ông Trần Sửu. Năm 1962 ông Trần Sửu "giao lại" đất cho họ Phạm quản lý nhưng nay không còn giấy tờ gì về việc ông Sửu "hiến" đất cho dòng tộc họ Phạm nên chưa có căn cứ xác định thửa đất đó là của họ Phạm (giấy tờ bị cháy từ năm 1968?).
                              Việc họ Phạm làm ma, cúng giỗ cho ông Xanh là đạo hiếu, tình nghĩa họ hàng nhưng không vì thế mà thửa đất do ông Xanh để lại thành đất của Họ Phạm.
                               Nếu họ Phạm có những chứng cứ khác chứng minh là ông Sửu đã "hiến" đất cho Họ Phạm làm nhà thờ hoặc tặng cho họ Phạm thửa đất đó thì họ Phạm mới có cơ hội tiếp tục được sử dụng thửa đất đó.
                              Có một căn cứ pháp lý duy nhất là Họ Phạm đã được cấp GCN QSD đất. Vậy họ Phạm phải chứng minh căn cứ pháp lý để được cấp GCN đó (sự kiện tặng cho của ông Sửu cho họ Phạm năm 1962) một cách hợp pháp. Nếu không chứng minh được căn cứ thì GCN QSD đất cấp cho họ Phạm là không đúng pháp luật bởi đất đó có nguồn gốc rõ ràng là của cụ Xanh truyền đời cho con cháu.
  • Xem thêm     

    16/04/2012, 09:28:44 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
                   Thửa đất tranh chấp có thể là tài sản chung của ông bà nội bạn hoặc là tài sản của hộ gia đình. Nếu ông nội bạn mất đi mà không có di chúc thì phần di sản của ông nội bạn thuộc về hàng thừa kế thứ nhất của ông nội bạn (bà nội và các con của ông bà...).
                   Theo quy định của pháp luật thì khi khai nhận di sản thừa kế của ông nội bạn, bắt buộc phải có sự đồng ý của tất cả các thừa kế. Thông tin bạn nêu thì  lúc tiến hành thủ tục khai nhận, phân chia di sản của ông bạn đã không đủ chữ ký của các thừa kế. Do vậy, GCN QSD đất cấp cho bà nội bạn là không hợp pháp, đồng thời việc tặng cho từ bà nội bạn cho bạn cũng không hợp pháp. Nếu có tranh chấp thì Tòa án có thể sẽ tuyên bố các giao dịch đó là vô hiệu và  kiến nghị UBND hủy bỏ GCN QSD đất đã cấp cho bạn và bà bạn.
                    Tuy nhiên, nếu trong quá trình giải quyết vụ án mà những người đã ký vào biên bản khai nhận di sản thừa kế để nhường quyền thừa kế cho bà bạn vẫn đồng ý nội dung văn bản đó, đồng thời bà bạn vẫn đồng ý tặng cho bạn thửa đất đó thì bạn chỉ phải trả lại một phần thửa đất đó có người chú, bác đang khởi kiện đó.
                   Nếu vụ việc kéo dài đến khi bà nội bạn qua đời không để lại di chúc mới có tranh chấp hoặc các cô, chú khác cùng muốn đòi lại đất thì vụ việc còn có thể phức tạp hơn. Do vậy, bạn cần tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của các cô, chú, bác để kết quả vụ án thuận lợi hơn cho bạn.
  • Xem thêm     

    16/04/2012, 05:22:52 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
               Để biết thông tin chi tiết, bạn xem quy định tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và các quy định tại Quyết định Số: 10/2012/QĐ-UBND ngày 04/02/1012 của UBND tỉnh Nghệ An về việc SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 04/2010/QĐ-UBND NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2010 CỦA UBND TỈNH NGHỆ AN.
  • Xem thêm     

    16/04/2012, 05:13:54 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
                 1. Trước tiên có thể khẳng định là UBND xã "phán quyết" với vụ việc tranh chấp đất đai của gia đình bạn như vậy là không đúng pháp luật. Theo quy định của pháp luật về đất đai, dân sự từ trước tới nay đều không quy định UBND xã có thẩm quyền giao đất, công nhận quyền sử dụng đất. Thậm chí UBND xã cũng không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai (chỉ có thẩm quyền hòa giải theo quy định tại Điều 135 Luật đất đai năm 2003). Do vậy, UBND xã tự đứng ra giải quyết tranh chấp đất đai của gia đình bạn với gia đình bác bạn là không đúng thẩm quyền. Gia đình bạn có thể khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND xã trong việc giải quyết tranh chấp đất đai trên.
                  2. Cần xem lại hồ sơ địa chính để tìm hiểu về nguồn gốc đất. Nếu đất đó có nguồn gốc là ông bà bạn khai hoang từ trước 15/10/1993, sau đó gia đình bạn mới sử dụng thì gia đình bạn chưa đủ căn cứ để xác lập quyền sử dụng đất (trừ trường hợp có văn bản tặng cho của ông bà bạn). Nếu trong hồ sơ địa chính không có tên tuổi của ông, bà bạn đồng thời gia đình bạn sử dụng ổn định, liên tục từ trước 15/10/1993 thì có thể được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 4, Điều 50 Luật đất đai năm 2003.
                 3. Nếu đến nay, thửa đất đó vẫn chưa có bất cứ một loại giấy tờ nào theo quy định tại Điều 50 luật đất đai năm 2003 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc về UBND huyện (Điều 136 Luật đất đai). Do vậy, mẹ con bạn có thể gửi đơn đến UBND huyện để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
  • Xem thêm     

    16/04/2012, 04:53:22 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Bạn phải làm rõ việc "tạo lập được một số diện tích đất" là thế nào? Do mua, nhận chuyển nhượng, được chính quyền giao hay khai hoang...? thì mới có căn cứ để xem xét. Nếu là đất do cụ Mừng mua hoặc được chính quyền giao cho cá nhân cụ mừng thì mới có thể xác định là tài sản riêng của cụ mừng. Còn nếu đất đó có nguồn gốc là khai hoang, chính quyền giao cho hộ gia đình sử dụng... thì thửa đất đó là tài sản chung của hộ gia đình và cụ Mừng chỉ là một đồng sử dụng. Việc cụ Mừng có phản đối hay không phản đối việc cấp GCN SQD đất cho HỘ gia đình cụ Mừng đó không làm thay đổi quyền của cụ Mừng đối với thửa đất đó. Quan trọng nhất vẫn là nguồn gốc thửa đất từ đâu mà ra, trong tình huống bạn nêu vẫn chưa có nên không thể có câu trả lời cụ thể.
  • Xem thêm     

    16/04/2012, 04:45:27 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Luật sư đã trả lời: http://danluat.thuvienphapluat.vn/thua-ke-66286.aspx#178820
  • Xem thêm     

    16/04/2012, 04:43:44 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
                     1. Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 BLDS thì hàng thừa kế thứ nhất của cha bạn là: Ông, bà nội của bạn, mẹ bạn, bà vợ hai (nếu hôn nhân hợp pháp) và 5 anh, chị em bạn. Nếu cha bạn mất không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì di sản sẽ chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất (đối với những thừa kế còn sống, nếu không thuộc trường hợp thừa kế thế vị theo Điều 677 BLDS).
                     2. Nếu cha bạn lập di chúc thì phải phù hợp với các quy định tại Điều 652, 653, 654 BLDS năm 2005 thì mới hợp pháp và di sản mới được định đoạt theo di chúc:
                     Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép; nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. Di chúc bằng văn bản phải có người làm chứng. Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

                     Di chúc phải ghi rõ: ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản; việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu. Nếu di chúc có nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

                     Cũng theo quy định tại Điều 654 của Bộ luật Dân sự năm 2005, mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc (trừ người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự)
                     Bạn lưu ý các đối tượng được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc của cha bạn theo quy định tại Điều 669 BLDS (cha, mẹ, vợ, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự). Nếu cha bạn có ý định lập di chúc cho hai chị em bạn thì tốt nhất lên nhờ luật sư hoặc công chứng viên lập di chúc đó để đảm bảo giá trị hiệu lực và tránh tranh chấp có thể xảy ra.