Luật chia tài sản khi người Cha không để lại tài sản cho con

Chủ đề   RSS   
  • #94409 11/04/2011

    nana579

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/04/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật chia tài sản khi người Cha không để lại tài sản cho con

    Cho tôi hỏi trường họp của tôi hơi phức tạp:

    Ba Mẹ tôi ly dị từ khi tôi con rất nhỏ. Trên luật pháp Ba tôi có trách nhiệm nuôi tôi và Mẹ tôi thì nuôi anh trai tôi.Sau vài năm thì Ba tôi có vợ và sau đó khá lâu sinh 1 người con. Mẹ tôi cũng có chồng mới và đi định cư nước ngoài, vài năm sau Mẹ tôi bảo lãnh cả anh em tôi qua nước ngoài. Ba tôi và vợ 2 lập nghiệp từ 2 bàn tay trắng mà giàu lên.. Trong tương lai tôi sẽ về VN lấy chồng và ở VN lâu dài.

    Vậy cho tôi hỏi nếu sau này chia tài sản anh em tôi có được thừa kế tài sản của Ba tôi không nếu Ba tôi không để lại di chúc là cho tôi và anh trai mà chỉ cho người con út của vợ 2.
     
    Cảm ơn
    ---------------------------------------------------------------------------------------------
    Sửa từ bài không dấu:

    Chao Luat Su
    Cho toi hoi truong hop cua toi hoi phuc tap Ba Me toi ly di tu khi toi con rat nho. Tren luat phap Ba toi co trach nhiem nuoi toi va Me toi thi nuoi anh trai toi.Sau vai nam thi Ba toi co vo2 va sau do kha lau sinh 1nguoi con.Me toi cung co chong moi va di dinh cu nuoc ngoai,vai nam sau Me toi bao lanh ca2 anh em toi qua nuoc ngoai.Ba toi va vo2 lap nghiep tu 2 ban tay trang ma giau len.. Trong tuong lai toi se ve VN lay chong va o VN lau dai..  Vay cho toi hoi neu sau nay chia tai san anh em toi co duoc thua ke tai san cua Ba toi khong neu Ba toi khong de lai di chuc la cho toi va anh trai ma chi cho nguoi con Ut cua vo2.
    Cam on Luat Su
     
    9538 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #94419   11/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Di chúc thể hiện ý chí của người đã khuất. Nếu như ba bạn trước khi qua đời để lại di chúc với nội dung để lại toàn bộ phần di sản của ông (trong khối tài sản chung và tài sản riêng nếu có) cho người con của ông ta với người vợ hợp pháp hiện tại thì anh em bạn sẽ không được hưởng quyền thừa kế.
    Trong trường hợp, mà ông không để lại di chúc thì khối di sản của ông sẽ được chia theo pháp luật. Khi đó, hai anh em bạn cùng với mẹ con người vợ 2 sẽ là đồng thừa kế.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #94428   11/04/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Tôi xin bổ sung ý kiến nhé!
     Nếu bạn và anh trai bạn chưa thành niên vào thời điểm mở thừa kế, cả mẹ ruột của bạn và mẹ kế của bạn cũng được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật (nếu ba bạn để lại di chúc toàn bộ tài sản của mình cho người con trai út của vợ hai)

     BLDS năm 2005 quy định:

    Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

    1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

    Trân trọng!
    Cập nhật bởi khacduy25 ngày 11/04/2011 06:30:10 CH

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #94430   11/04/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    khacduy25 viết:
     Tôi xin bổ sung ý kiến nhé!
     Nếu bạn và anh trai bạn chưa thành niên vào thời điểm mở thừa kế, cả mẹ ruột của bạn và mẹ kế của bạn cũng được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật (nếu ba bạn để lại di chúc toàn bộ tài sản của mình cho người con trai út của vợ hai)

     BLDS năm 2005 quy định:

    Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

    1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

    Trân trọng!

     #e36c09;">khacduy25 cho mình hỏi bạn có chắc là chia di sản theo điều 669 thì người mẹ ruột của bạn này (tức là đã li dị với bố, bố lập gia đình mới, mẹ lấy chồng khác) có chắc chắn là vẫn được hưởng 2/3 của một suất thừa kế không nhỉ?
    Mình nghĩ là bạn rất khó để được hưởng di sản mà khi bố bạn không để lại di chúc cho bạn, vì khi đó chỉ khi bạn chưa thành niên hoặc không có khả năng lao động thì mới được một phần theo điều 669 còn nếu bạn đã thành niên rồi thì không được hưởng nữa bạn ạ.
    Vui lòng gõ tiếng việt có dấu bạn nhé!
     
    Báo quản trị |  
  • #94435   11/04/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     @ hanghell

      #e36c09;">khacduy25 cho mình hỏi bạn có chắc là chia di sản theo điều 669 thì người mẹ ruột của bạn này (tức là đã li dị với bố, bố lập gia đình mới, mẹ lấy chồng khác) có chắc chắn là vẫn được hưởng 2/3 của một suất thừa kế không nhỉ?

     Bạn thử tìm trong Luật hôn nhân và gia đình có từ li dị nào không?
     Tôi chỉ tư vấn theo từ ngữ pháp luật!
     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #94445   11/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Mình nghĩ dựa vào những thông tin mà nana579 cung cấp có thể coi như giữa cha và mẹ của nana579 không còn là vợ chồng về mặt pháp lý nữa. Pháp luật Việt Nam cũng không công nhận chế độ 1 chồng và 2 vợ . Chỉ người vợ hợp pháp mới được công nhận, và được coi là nằm trong diện thừa kế của người chồng, nên cũng không thể có chuyện 2 người vợ ( một cũ, một mới) đều nằm trong diện thừa kế di sản của người chồng.

    -Để cho bạn nana579 dễ hiểu, mình sẽ đưa ra một ví dụ nhỏ này. A và B hiện là 2 vợ chồng và có một người con là X. A cũng có hai người con với bà C ( vợ cũ) là Y và Z. A có một khối tài sản (bao gồm cả phần thuộc khối tài sản chung và tài sản riêng) là 960 triệu đồng. A chết để lại di chúc cho X hưởng toàn bộ di sản.

    +TH1: Y và Z chưa thành niên. Bà B, X, Y và Z là những người nằm trong diện thừa kế theo pháp luật. Bà B, Y và Z không được chia thừa kế theo di chúc nhưng được coi là những người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc. Như vậy, di sản sẽ được phân chia:

    Bà B = Y = Z = (960 triệu : 4) x 2/3 = 160 triệu; X = 960 - (3 x 160) = 480 triệu

    + TH2: Y và Z đã thành niên. Trong trường hợp này, chỉ có bà B được coi là người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc. Như vậy, di sản sẽ được phân chia:

    Bà B = (960 triệu : 4) x 2/3 = 160 triệu; X = 960 - 180 = 780 triệu . Y và Z không được chia.
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 11/04/2011 07:49:35 PM

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #94446   11/04/2011

    nana579
    nana579

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/04/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn các bạn đã góp ý kiến cho mình. Trường hợp của mình là anh em mình đã trưởng thành rồi. Mình và anh trai được Mẹ bảo lãnh quá nước ngoài định cư, nhưng bây giờ mình về lại vn để sống.Cho mình hỏi Mẹ mình và Ba mình đã ly dị từ rất là lâu rồi, mà lúc ba mẹ mình con sống chung đến khi ly dị thì không có tài sản gì cả. Đến khi cưới vợ mới Ba mình và vợ 2 mới lập nghiệp.Trên luật pháp Ba nuôi dưỡng mình còn Mẹ mình nuôi dưỡng anh mình.

    Nếu Ba mình không ghi di chúc thì anh em mình có được chia không? và nếu Ba mình có ghi di chúc mà không để tên 2 anh em mình thì có được chia không? Trường hợp của mình hơi phức tạp :( ... ( máy mình không gõ dấu được bạn ha ,xin lỗi mọi người nhe ).

    --------------------------------------------------------------------------------------

     Sửa từ bài không dấu:

    Cam on cac ban da gop y kien cho minh.Truong hop cua minh la anh em minh da truong thanh roi.Minh va anh trai duoc Me bao lanh qua nuoc ngoai dinh cu,nhung bay gio minh ve lai vn de song.Cho minh hoi Me minh va Ba minh da ly di tu rat la lau roi,ma luc bame minh con song chung den khi ly di thi khong co tai san gi ca.Den khi cuoi vo moi Ba minh va vo2 moi lap nghiep.Tren luat phap Ba nuoi duong minh con Me minh nuoi duong anh minh.Neu Ba minh khong ghi di chuc thi anh em minh co duoc chia ko? va neu Ba minh co ghi di chuc ma khong de ten 2anh em minh thi co duoc chia khong? Truong hop cua minh hoi phuc tap :( ... ( may minh ko go~ dau duoc ban ah ,xin loi moi nguoi nhe ).

    Thanks
     
    Báo quản trị |  
  • #94447   11/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Khi ba và mẹ bạn li hôn, nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ đặt ra khi mà hai anh em bạn chưa thành niên. Khi hai anh em bạn đã trưởng thành, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì việc "ba nuôi dưỡng bạn hay anh bạn không còn cần thiết đặt ra nữa".

    1)Ba bạn không để lại di chúc. Di sản ba bạn chia theo pháp luật. Những người được thừa kế theo pháp luật là người vợ hiện tại của ba bạn, con của ba bạn và người vợ hiện tại, hai anh em bạn. Như vậy, mỗi anh em bạn sẽ được 1/4 khối di sản ba bạn để lại.

    2) Còn trường hợp ba bạn có lập di chúc nhưng không đề tên hai anh em bạn thì mình đã phân tích ở trên (mỗi anh em bạn được nhận 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật (nếu được chia theo pháp luật)).

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #94449   11/04/2011

    nana579
    nana579

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/04/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vậy là nếu Ba mình không để lại tài sản thì trên pháp luật anh em mình đều được 2/3 suất số tài sản?? con mình nghĩ trong trường hợp này Mẹ mình sẽ không được chia vì Mẹ và Ba đâu còn liên quan gì nữa.Bên trên bạn có ghi nếu anh em mình đã trưởng thành mà Ba ghi di chúc không để lại thì chỉ có Mẹ mình được và anh em mình không được.. mình không hiểu lắm  :(

     --------------------------------------------------------------------------------------------
    Sửa từ bài không dấu:

    Vay la neu Ba minh ko de lai tai san thi tren phap luat anh em minh deu duoc 2/3 suat so tai san?? con minh nghi trong truong hop nay Me minh se ko duoc chia vi Me va Ba dau con lien quan gi nua.Ben tren ban co ghi neu anh em minh da truong thanh ma Ba ghi di chuc ko de lai thi chi co Me minh duoc va anh em minh khong duoc.. minh ko hieu lam  :( 

    Thanks.
     
    Báo quản trị |  
  • #94452   11/04/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Thế này bạn nhé.

    Trong trường hợp bạn đã trưởng thành Mình sẽ chia thành hai trường hợp.

    * Một là ba bạn viết di chúc để lại di sản. Thì BLDS có quy định về quyền của người lập di chúc như sau:

    Điều 648.Quyền của người lập di chúc

    Người lập di chúc có các quyền sau đây:

    1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

    2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

    3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

    4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

    5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản

    Do vậy ba bạn có quyền lập di chúc để lại tài sản cho bất cứ ai.

    Cái này cũng chia thành 2 trường hợp:

    + Nếu di chúc có cho bạn được hưởng di sản thì miễn bàn nữa nhé.

    +  Nếu di chúc không có tên các bạn trong đó thì vì các bạn đã trưởng thành nên sẽ không được hưởng di sản nữa.

    *Trường hợp hai là ba bạn mất mà không để lại di chúc hoặc di chúc đó không có hiệu lực do vi phạm quy định của pháp luật thì di sản của ba bạn sẽ được chia theo pháp luật. Vì vậy các bạn là con của ba bạn sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật.

    Bạn tham khảo chương 24 phần thừa kế theo pháp luật của bộ luật dân sự 2005 nhé.

    Trong đó có :

    Điều 674. Thừa kế theo pháp luật

    Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

    Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

    1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

    a) Không có di chúc;

    b) Di chúc không hợp pháp;

    c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

    d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

    2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

    a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

    b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

    c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.

    Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Điều 677. Thừa kế thế vị

    Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

    Cập nhật bởi hanghell ngày 11/04/2011 09:17:36 CH
     
    Báo quản trị |