Làm sao biết thương binh hay bệnh binh

Chủ đề   RSS   
  • #105789 27/05/2011

    pitercrouch

    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Làm sao biết thương binh hay bệnh binh

    xin chào. tôi có một điều muốn nhờ anh chị, mong trợ giúp.


    tôi là con trai ba tôi,ba tôi có giấy chứng nhân trong đó ghi tỉ lệ thương tật là 55% chức vụ là dân quân và được hưởng trợ cấp hàng tháng là 1.300.000vnd. vậy ba tôi là thương binh loại mấy, như thế nào mới gọi là thương binh hang 2 .va bệnh binh hạng 2.có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về điều này không


    và có thêm vấn đề là tôi có thực hiện nghĩa vụ quân sự theo luật nghĩa vụ quân sự hay không

     
    64697 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #106207   28/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần




    Chào bạn! Vấn đề này QQ không rành lắm mò mãi mới ra được cái văn bản này, thấy vẫn còn hệu lực nên mang sang đây cho bạn tham khảo vậy!

    Theo quy định của Nghị định số 18 năm 1954 thì :

    CHƯƠNG THỨ NHẤT

    XẾP HẠNG THƯƠNG TẬT

    Điều 3. Tuỳ theo thương tật nặng nhẹ và mất sức lao động nhiều hay ít thương binh được xếp vào các hạng thương tật đều được hưởng phụ cấp thương tật và các khoản ưu đãi khác quy định như sau:

    Đặc biệt

    Những thương binh bị một trong những trường hợp dưới đây mất hết khả năng làm việc và cần phải có người săn sóc thì xếp vào thương tật hạng đặc biệt:

    1. Bị mất từ 3 chân tay giở lên hay bị thương từ 3 chân tay giở lên mà các chân tay đó đều bị mất hết tác dụng.

    2. Bị tê liệt từ 3 chân tay trở lên.

    3. Cả 2 chân tay bị tê liệt, vì giây thần kinh xương sống (tuỷ bộ) bị thương.

    4. Mất hết 2 tay hoặc 2 chân mà không thể lắp được chân tay giả.

    5. Vì bị thương mà loạn óc điên dại.

    6. Có một vết thương trong hạng 1 và một vết thương trong hạng 2.

    Hạng một

    Những thương binh bị một trong những trường hợp dưới đây, mất hết khả năng làm việc nhưng không cần thiết có người săn sóc thì xếp vào thương tật hạng 1:

    1. Hai chân tay bị cụt một phần, hoặc vì bị thương mà mất hết tác dụng.

    2. Mù cả hai mắt.

    3. Giây thần kinh óc hay óc bị thương khiến cho thương binh bị ngớ ngẩn không làm được việc gì.

    4. Bị thương vào mồm khiến không nhai và không nói được.

    5. Có 2 vết thương trong hạng hai hoặc 2 vết thương mà một vết thương trong hạng 2 và một vết thương trong hạng 3.

    6. Các bộ phận nội tạng quan trọng hay các bộ phận khác bị thương tương đương với những điểm trên.

    Hạng hai

    Những thương binh bị một trong những trường hợp dưới đây xếp vào thương tật hạng 2:

    1. Mất 1 chân hay 1 tay hoặc vì bị thương mà mất hết tác dụng.

    2. Bị thương từ 2 chân tay trở lên có bộ phận căng thẳng nhưng còn có thể miễn cưỡng làm việc được.

    3. Cụt mất 10 ngón tay.

    4. Vừa câm vừa điếc cả 2 tai.

    5. Hai mắt vì bị thương hoặc hỏng nên chảy máu hay có màng, sức nhìn rất kém, chỉ trông thấy vật trong khoảng 1 thước và không thể chữa được.

    6. Bị thương vào mồm không nhai được.

    7. Các bộ phận nội tạng quan trọng hay các bộ phận khác bị thương tương đương với những điểm trên, thí dụ:

    - Vết thương phổi gẫy xương sườn.

    - Vết thương rập lá lách, phải cắt lá lách v.v...

    8. Vết thương vào sọ não hoặc chấn động thần kinh gây nên những cơn động kinh (Epilepsie),

    9. Vết thương các giây thần kinh, gáy, bị bỏng rát (causalgie), chi (membre) bị thương tuy còn nhưng không dùng làm việc được.



    Híc đọc xong văn bản này thì QQ cũng không phân định được là với tỉ lệ thương tật 55% thì sẽ là thương binh hạng mấy nữa??? Nhà mình có ai biết hepl QQ với!


    Còn đây là quy định của pháp luật về miễn nhập ngũ, bạn tham khảo nhé!

    luật nghĩa vụ quân sư viết:
    2. Những công dân sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:

    a) Con của liệt sĩ, #ff0000;">con của thương binh hạng một, con của bệnh binh hạng một;

    b) Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ;

    c) #ff0000;">Một con trai của thương binh hạng hai;

    d) Thanh niên xung phong, cán bộ, công chức, viên chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều này đã phục vụ từ hai mươi bốn tháng trở lên.

    3. Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nếu tình nguyện thì có thể được tuyển chọn, gọi nhập ngũ.




    Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm

    Pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11



     
    Báo quản trị |  
  • #426320   05/06/2016

    buitronghiep
    buitronghiep

    Male
    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2016
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 250
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 3 lần


    Abc

    Ng ta hỏi cách phân biệt thương binh hạng bao nhiêu thì lại tư vấn những trường hợp hoãn, miễn lệnh nhập ngũ.bó tay
     
    Báo quản trị |  
  • #426322   05/06/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Ng ta hỏi 2 câu hỏi, ng ta khác trả lời đúng vào 2 câu đó ở 2 phần rõ ràng, đọc không kỹ hoặc không hiểu lại còn chê, bó tay.

     
    Báo quản trị |  
  • #461850   20/07/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 156 lần


    Có 4 loại mức thương tật đối với thương binh và bệnh binh, theo đó, Thương binh loại 1/4 là nặng nhất, tỷ lệ thương tật từ 81% trở lên. Thương binh loại 2/4 , tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên.Thương binh loại 3/4, tỷ lệ thương tật từ 41% trở lên. Thương binh loại 4/4 là nhẹ nhất, tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên. Bệnh binh cũng chia tương tự.

    Theo quy định tại Pháp lệnh về người có công với cách mạng năm 2005, quy định cụ thể về bệnh binh, thương binh cũng như chế độ ưu đãi của bệnh binh và thương binh, cụ thể:

    Đối với thương binh quy định từ Điều 19 đến Điều 21 Pháp lệnh về người có công với cách mạng năm 2005, theo đó

    a/ Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận thương binh” và "Huy hiệu thương binh” thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    – Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;

    – Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;

    – Làm nghĩa vụ quốc tế;

    – Đấu tranh chống tội phạm;

    – Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;

    – Làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

    – Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;

    – Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm.

    + Người hưởng chính sách như thương binh là người không phải là quân nhân, công an nhân dân, bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21 % trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh”.

    + Thương binh loại B là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên trong khi tập luyện, công tác đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993.

    + Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và thương binh loại B quy định tại Điều này được gọi chung là thương binh.

    + Thương binh có vết thương đặc biệt tái phát được khám và giám định lại tỷ lệ suy giảm khả năng lao động theo quy định của Chính phủ

    b/ Các chế độ ưu đãi đối với thương binh bao gồm:

    + Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh;

    + Bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của từng người và khả năng của Nhà nước;

    + Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;

    + Được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này; căn cứ vào thương tật và trình độ nghề nghiệp được tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động;

    + Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, được miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này.”

    c/ Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sống ở gia đình được trợ cấp người phục vụ; Người phục vụ thương binh được Nhà nước mua bảo hiểm y tế.

    – Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được Nhà nước mua bảo hiểm y tế cho cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.

    – Khi thương binh chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp.

    – Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất như sau:

    – Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng;

    – Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ sống cô đơn không nơi nương tựa; con mồ côi cả cha mẹ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng và trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng.

    – Con của thương binh được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ theo quy định

    Đối với bệnh binh, được quy định từ Điều 23 đến 25 Pháp lệnh về người có công với cách mạng năm 2005, theo đó

    a/  Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận bệnh binh” thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    +Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;

    +Hoạt động liên tục ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ mười lăm tháng trở lên;

    +Hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn chưa đủ mười lăm tháng nhưng đã có đủ mười năm trở lên công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;

    +Đã công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đủ mười lăm năm nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí;

    +Làm nghĩa vụ quốc tế;

    +Thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;

    + Khi đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao.

    – Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994.

    – Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh khi thực hiện nhiệm vụ thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều này đã xuất ngũ về gia đình, nay bị rối loạn tâm thần có liên quan đến bệnh cũ làm suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.”

    b/ Các chế độ ưu đãi đối với bệnh binh bao gồm:

    – Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động;

    –  Bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước;

    – Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;

    – Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi (để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này.”

    c/ Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sống ở gia đình được trợ cấp người phục vụ.
    Người phục vụ bệnh binh quy định tại khoản này được Nhà nước mua bảo hiểm y tế.

    – Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được Nhà nước mua bảo hiểm y tế cho cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.

    – Khi bệnh binh chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp.

    – Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết thì thân nhân được trợ cấp tiền tuất như sau:

    + Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng;

    + Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ sống cô đơn không nơi nương tựa; con mồ côi cả cha mẹ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng và trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng.

    + Con của bệnh binh được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này.

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhlong3110 vì bài viết hữu ích
    Xmen-8711 (20/07/2017)