Khó quá - Xin hỏi về cách giải quyết thừa kế này như thế nào

Chủ đề   RSS   
  • #97487 22/04/2011

    drquan

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 0 lần


    Khó quá - Xin hỏi về cách giải quyết thừa kế này như thế nào

    Em muốn xin được các bạn tư vấn về vấn đề như sau:
    Gia đình em có mẹ mất đột ngột cách đây 1 năm. Bố em 77 tuổi nhưng hiện giờ muốn đi bước nữa, nhà em có 6 anh chị em. Tài sản của bố mẹ không có tài sản riêng, chỉ có một căn nhà trên một mảnh đất thổ cư khoảng 250m2
    Như vậy đối với tài sản gia đình em thì có phải được chia như thế nào:
    1. Đối với phần tài sản của mẹ ( do mất đột ngột) thì được chia thành 7 phần: 6 anh chị em và bố
    2. Tài sản của bố hiện nay chưa di chúc.
    Ông có ý nguyện chia tài sản cho người hiện giờ ông đang muốn kết hôn (chưa đăng ký kết hôn). Ông nói nếu anh chị em chịu để ông cưới vợ thì ông di chúc một phần tài sản cho 6 anh chị em.
    Xin được hỏi:
    1. Di chúc khi lập ra sau này có thể bị sửa đổi không? Có cách nào để Di chúc đó là vĩnh viễn.
    2. Có cách nào ( trong điều kiện xã hội cho phép) để ngăn cản đượcj việc kết hôn và thừa kế tài sản từ bố tôi không? (Qua xác định thì đây có yếu tố kết hôn để chiếm đoạt tài sản của bố tôi: ông 77 tuổi và yếu nhiều bị rất nhiều bệnh nặng, đối tượng 45 tuổi, không nghề nghiệp có 3 đứa con thất nghiệp, chưa có nhà ở).

    Đánh cho nó chích luân bất phản

    Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

    Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ

     
    4285 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #97491   22/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    1. Trong trường hợp một người đã lập di chúc hợp pháp theo quy định của pháp luật, thì người đó hoàn toàn có thể lập một bản di chúc mới. Nếu bản di chúc mới này được lập theo đúng quy định của pháp luật, thì đương nhiên, nó sẽ dẫn đến hệ quả hủy bỏ giá trị của bản di chúc đã lập trước đó khi người lập di chúc mất.

    -Di chúc (A) chỉ được coi là có hiệu lực chỉ khi nó được lập theo đúng quy định của pháp luật (1)trong khoảng thời gian (từ lúc lập bản di chúc đó đến khi người lập bản di chúc mất) không có thêm một bản di chúc nào khác (B) được lập bởi người đó (2) (hoặc sau khi di chúc A được lập, có thể chứng minh rằng người đó đã không còn đủ minh mẫn hay nói cách khác mất năng lực hành vi dân sự, thì di chúc (B) được lập trong khoảng thời gian này cũng không đuợc công nhận có giá trị thay thế di chúc (A) ). Vì vậy, nếu người lập di chúc (A) hoàn toàn bình thường, đủ minh mẫn để nhận thưc mọi chuyện thì người đó hoàn toàn có thể lập một bản di chúc mới.

    -Để đảm bảo, anh em bạn nên khuyên ông xác lập hợp đồng tặng cho, chỉ như vậy thì mới có thể đảm bảo được quyền hưởng tài sản của ông mà không lo xảy ra tranh chấp về thừa kế.

    2.Việc kết hôn là tự nguyện, chỉ trừ khi bạn chứng minh được rằng bố bạn do tuổi già sức yếu không còn minh mẫn nên không còn khả năng nhận thức và điều khiển hành vi (mất năng lực hành vi dân sự) thì mới có thể ngăn cản việc kết hôn này. Nếu như việc kết hôn không được tiến hành thủ tục đăng ký theo quy định của luật HN&GD 2000 thì quan hệ hôn nhân đó cũng không đuợc công nhận. Tuy nhiên, nếu bố bạn sau này suy nghĩ lại, viết lại di chúc để lại toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của mình cho người vợ trẻ đó, mà các bạn không chứng minh được di chúc đó không có hiệu lực thì các bạn cũng không được hưởng thừa kế phần di sản của ông. Bởi di chúc thể hiện ý chí của người đã khuất, không ai có thể can thiệp. Nếu có đủ cơ sở chứng minh bố bạn mất năng lực hành vi dân sự, các bạn cần nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố ông bị mất năng lực hành vi dân sự.

    Nhưng theo tôi, tốt nhất nên khuyên ông lập hợp đồng tặng cho và có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    drquan (22/04/2011) QuyetQuyen945 (22/04/2011)