Thông tin, truyền thông là những vấn đề nhạy cảm hiện nay, khi tốc độ phát triển của ngành công nghệ thông tin ngày một gia tăng, chỉ cần một thông tin nhỏ có thể lan truyền một cách nhanh chóng đến khắp nơi trên cả nước.
Nhằm chấn chỉnh lại việc giải quyết các phản ánh, khiếu nại, tố cáo liên quan đến thông tin truyền thông. Bộ Thông tin Truyền thông ra quy định hướng dẫn tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo các vấn đề liên quan.
Theo đó, có một số lưu ý như sau:
Các cơ quan tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo
- Bộ Thông tin truyền thông.
- Cục Tần số vô tuyến điện, Cục Viễn thông, Cục Tin học hóa, Cục Báo chí, Cục Xuất bản, In và Phát hành, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử, Cục Thông tin đối ngoại, Cục Bưu điện Trung ương, Cục An toàn thông tin, Cục Công tác phía Nam.
- Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Thời gian tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo
Là thời gian hành chính, trừ trường hợp đột xuất do người có thẩm quyền quyết định.
Phòng tiếp nhận phải có biển ghi “Phòng tiếp công dân” và bảng nội quy tiếp công dân.
Các cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm xử lý các đơn phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, sẽ không xử lý đơn trong các trường hợp sau:
- Đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết, trên đơn được thể hiện gửi cho nhiều cơ quan, nhiều người, và trong đơn đã có tên của cơ quan hay người có thẩm quyền giải quyết.
- Đơn không đảm bảo đủ thông tin của các yếu tố sau:
Với đơn khiếu nại: không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; không ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; không ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; không ghi rõ tên cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; không ghi rõ nội dung khiếu nại, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại.
Với đơn tố cáo: không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố cáo; không ghi rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo; không ghi rõ ngày, tháng, năm; nội dung tố cáo không cụ thể, không có cơ sở để xem xét; không ghi rõ tên cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tố cáo.
Với đơn phản ánh, kiến nghị: không có chữ ký hoặc điểm chỉ; không ghi rõ họ, tên, địa chỉ người viết đơn; nội dung kiến nghị, phản ánh không cụ thể, không có cơ sở để xem xét, giải quyết.
Minh bạch, công khai kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo
Hạn 15 ngày kể từ ngày ký quyết định giải quyết khiếu nại và 10 ngày kề từ ngày ký kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành chính hành vi vi phạm, kết quả giải quyết phải được công khai(trừ trường hợp thuộc bí mật nhà nước) thông qua một trong các hình thức sau:
- Công khai tại cuộc họp nơi người bị khiếu nại công tác.
- Niêm yết tại trụ sở làm việc hay địa điểm tiếp dân của cơ quan, tổ chức giải quyết.
- Công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin truyền thông.
Xem chi tiết dự thảo Thông tư tại đây.
Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 24/06/2015 05:42:12 CH