Giảm mức giám định suy giảm khả năng năng lao động do bị TNLĐ, BNN xuống còn 5%

Chủ đề   RSS   
  • #523339 18/07/2019

    shinichi45

    Female
    Mầm

    Bến Tre, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2015
    Tổng số bài viết (62)
    Số điểm: 805
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 90 lần


    Giảm mức giám định suy giảm khả năng năng lao động do bị TNLĐ, BNN xuống còn 5%

    >>> Định nghĩa về Tai nạn lao động

    >>> Phân biệt chế độ ốm đau và chế độ tai nạn lao động

    Đây là một trong những nội dung nổi bật tại Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.

    Theo đó, tại Điều 10 Dự thảo quy định 02 điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc là:

    1. Suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 5% trở lên;

    2. Được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của người lao động nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi công việc.

    Trong đó, điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã giảm từ 31 % (Quy định hiện hành Khoản 1 Điều 7 Nghị định 37/2016/NĐ-CP) xuống còn 5%.

    Đồng thời, Điều 12 Dự thảo cũng quy định về Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc, gồm 03 loại giấy tờ:

    1. Văn bản của người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Mẫu số 01, Phụ lục I kèm theo Nghị định này.

    2. Bản sao chứng thực Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

    3. Bản sao công chứng, chứng thực các chứng từ thanh toán các chi phí đào tạo theo quy định.

    Theo quy định này, hồ sơ này có thêm Bản sao chứng thực Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa mà quy định hiện hành (Điều 9 Nghị định 37/2016/NĐ-CP) không có. Bên cạnh đó, bản sao các chứng từ thanh toán các chi phí đào tạo theo quy định phải được công chứng, chứng thực.

    Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thì Nghị định 37/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ hết hiệu lực thi hành.

    Xem chi tiết Dự thảo Nghị định và Tờ trình tại file đính kèm:

    Cập nhật bởi shinichi45 ngày 18/07/2019 04:36:43 CH
     
    1683 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shinichi45 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận