Ngày xưa khi mới vào Cấp 3 (ngày nay là THPT), thầy giáo dạy Văn có nói về cách dùng từ của 1 anh năm trên trong bài văn thi học sinh giỏi toàn quốc (anh được giải đầu năm đó). Vì thầy đang nói chuyện với học sinh Lớp Văn của thầy ở hành lang còn tôi đi học ngang qua (theo truyền thống xếp lớp học thì lớp tôi học phía trong vì là năm đầu cấp 3) nên vô tình nghe được thầy nói về từ "long lanh" trong đoạn phân tích của bài văn đó. Thầy đánh giá "long lanh" là cái đẹp mà người khác có thể nhìn ngắm được một cách tự nhiên, không lóa mắt hay bị méo mó (trong vật lý gọi là khúc xạ) nên có thể nhìn cả phía trong, nó khác những từ như "lóng lánh", "lấp lánh", "lung linh",...
Thời nay là thời của "MULTICOLORS" nên cái đẹp thường cũng hay được thể hiện ở dạng nhiều màu sắc hoặc sặc sỡ (điểm này có lẽ chị em đang theo khuynh hướng giống tự nhiên khi con cái thường sặc sỡ để thu hút con đực), không phải "long lanh" vì vậy, rất khó khi chiêm ngưỡng các người được gọi hay tự gọi là đẹp và càng khó hơn khi muốn tìm hiểu hay chiêm ngưỡng phần phía trong (nội tâm) của họ.
Mình tự đánh giá thuộc dạng cũng có chút bản lãnh mà còn ngại thì các anh chành "chùng" là không ít do đó đối tượng dám "cưa" bị giảm đi dẫn đến cơ hội hạn chế là lẽ tự nhiên. Ngoài ra, cái gì "QUÁ" cũng có mặt tiêu cực, ví dụ "quá mức tốt thì nhiều khả năng sẽ là điều tồi". Vì vậy "Quá đẹp" và bị "Ế" cũng không đáng ngạc nhiên lắm.
LS Cao Sỹ Nghị
101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM
Email: caosynghi@gmail.com