Chào cả nhà!
Một lần nữa QQ xin khẳng định lại hành vi trên của A là đã đủ để cấu thành tội trộm cắp tài sản theo điều 138 BLHS rồi.
Bởi A đã có hành vi lén lút chiếm đoạt số tiền của A là 2 triệu đồng(gồm 4 tờ 500k). Tội phạm hoành thành kể từ thời điểm A dấu được 2.000.000 vào trong người.
Hành vi của A đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của N và giá trị của tài sản bị xâm phạm ở đây là 2 triệu đồng=> đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự rồi.
Việc A đã để lại 200k sẽ không có ý nghĩa trong việc xác định tội trong trường hợp này thậm chí A có thể bỏ lại một tài sản có giá trị lớn hơn gấp nhiều lần cũng thế bởi:
200k này sẽ không đương nhiên thuộc quyền sở hữu của N và
#ff0000;">kể cả trường hợp nó có thể thuộc sở hữu của N đi chăng nữa thì hành vi của A vẫn cấu thành tội phạm.
Điều 241. Xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên
1. Người nhặt được vật do người khác đánh rơi hoặc bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại vật cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
Uỷ ban nhân dân hoặc công an cơ sở đã nhận vật phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.
2. Sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai về vật nhặt được mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận, nếu vật có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì vật đó thuộc sở hữu của người nhặt được; nếu vật có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước.
Anh Hồng Hải viết:
Tuy nhiên nếu đối tượng tác động của hành vi phạm tội và khoản "để lại" là như nhau về tính chất, đặc điểm. Giống như trường hợp trộm 2 triệu để lại 200 ngàn ở trên thì có thể lấy giá trị tài sản thực tế bị mất làm cơ sở để định tội do ý thức của người phạm tội chỉ mong muốn hậu quả xảy ra đến thế và thực tế hậu quả đã chỉ xảy ra đến thế.
Lập luận này của anh em không đồng ý rồi. Trong tình huống đó thì giá trị tài sản thực tế bị mất là 2 triệu rồi anh ạ chứ không phải là 1.800.000 đâu anh ạ.
Em lấy ví dụ thế này nha!
Em với anh mỗi anh em mua một máy tính TOSIBA như nhau ( có giá gốc là 10 triệu,) tuy nhiên máy em nó bị lỗi kỷ thuật nên tốc độ chạy chậm hơn máy anh. Lợi dụng lúc anh đi vắng em đã lẻn vào lấy trộm máy của anh và để lại máy tính của em, nhưng vừa bước ra cửa thì bị phát hiện thì lúc này hành vi của em cũng đã đủ để cấu thành tội phạm rồi.
Lúc này em không thể nói rằng 2 chiếc máy đó có giá trị như nhau nên giá trị thực tế em chiếm đoạt ở đây là = 0 và giá trị tài sản thực tế của anh bị mất là bằng 0 được.
Unjustice viết:Chào mọi người,
Ví dụ như một người thủ quỹ thụt két của công ty, họ thực tế chỉ chiếm đoạt 100 triệu mặc dù họ có thể chiếm đoạt 500 triệu thì chỉ có thể xử lý trách nhiệm hình sự họ ở mức độ đó bất kể là họ lấy tiền từ két ra sau đó lại lấy nguồn tiền từ nơi khác bù vào khi thực hiện kiểm quỹ và thực hiện liên tục như thế trong một thời gian dài cho đến khi bị phát hiện.
Thân.
Ví dụ này của anh đưa ra nó khác với tình huống rồi anh ạ, ở đây hành vi của người thủ quỹ là không chiếm đoạt 400 triệu còn lại nó sẽ khác với việc người đó chiếm đoạt 500 triệu xong rồi để lại 400 triệu khác vào.
Em có thể lấy ví dụ khác để minh họa thế này:
A lẻn vào nhà B thấy có 10 tờ tiền 200k A đã lấy đi 9 tờ 200k thì lúc này chúng ta mới xác định giá trị tài sản chiếm đoạt là 1.800.000 đ. Bởi trong hành vi này A đã không chiếm đoạt 200k còn lại.
thân!