Điều 138-Tội trộm cắp tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #98394 25/04/2011

    Cobebandao945

    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2011
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 2925
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 6 lần


    Điều 138-Tội trộm cắp tài sản

    Chào các anh/chị ! Chúc các anh các chị có tuần mới có thêm nhiều niềm vui mới.

    Nay em có tình huống này em còn hơi thắc mắc nên muốn tham khảo ý kiến của các anh chị!

    Tình huống như sau:

    A (20 tuổi) lợi dụng lúc nhà N đi vắng nên đã lẻn vào lấy được 2.000.000đ.( 4 tờ 500.000đ) xác định tội danh của A trong các tình huống sau;

    1)sau khi lấy 4 tờ 500.000 A lấy trong túi của mình ra 1 tờ 200.000đ để lại nơi đã lấy 4 tờ 500.000 đó
    2) trong 4 tờ 500.000 đó có 1 tờ là tờ tiền giả.
    3)4 tờ tiền đó là tiền giả


    Câu hỏi phụ :

    Sau khi thực hiện hành vi của mình xong A vừa đi vừa huýt sáo thì gặp B (1 tay giang hồ có tiếng) B chặn A lại và nói:"mày đã lấn sang đất của anh, khôn hồn thì chia đôi, không thì lại cái mạng của mày ở đây" ( vừa nói B cầm cây dao liếc qua liếc lại trên má của A), A sợ quá nên đã chia cho B 1.000.000đ.

    Hỏi hành vi của B cấu thành tội gì?

    Mong nhân được sự đóng góp của các anh chị

    Chính bạn là người quyết định số phận của mình

    phone: 0909 555 557

    yahoo: cobebanrong555

     
    81528 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #98420   25/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    TH1:sau khi lấy 4 tờ 500.000 A lấy trong túi của mình ra 1 tờ 200.000đ để lại nơi đã lấy 4 tờ 500.000 đó

    -  Giá trị tài sản mà A chiếm đoạt là 2.000.000 - 200.000 = 1.800.000 đồng.

    + Giá trị tài sản chiếm đoạt chưa đến mức quy định phải chịu TNHS (< 2 triệu) + Không gây ra hậu quả nghiêm trọng => A bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt

    +Giá trị tài sản chiếm đoạt chưa đến mức quy định phải chịu TNHS (< 2 triệu) + gây ra hậu quả nghiêm trọng =>A phải chịu TNHS theo quy định tại khoản 1, ĐIều 138 BLHS 1999, Tội trộm cắp tài sản

    +Giá trị tài sản chiếm đoạt chưa đến mức quy định phải chịu TNHS (< 2 triệu) +  A đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt (bị kết án về tội chiếm đoạt nhưng chưa được xóa án tích)  => A phải chịu TNHS theo quy định tại khoản 1, ĐIều 138 BLHS 1999, Tội trộm cắp tài sản

    +Giá trị tài sản chiếm đoạt chưa đến mức quy định phải chịu TNHS (< 2 triệu) +  A đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt (bị kết án về tội chiếm đoạt nhưng chưa được xóa án tích) + gây ra hậu quả nghiêm trọng => A phải chịu TNHS theo quy định tại điểm g, khoản 2, ĐIều 138 BLHS 1999, Tội trộm cắp tài sản

    +Giá trị tài sản chiếm đoạt chưa đến mức quy định phải chịu TNHS (< 2 triệu) +  A đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt (bị kết án về tội chiếm đoạt nhưng chưa được xóa án tích) + gây ra hậu quả rất nghiêm trọng => A phải chịu TNHS theo quy định tại điểm b, khoản 3, ĐIều 138 BLHS 1999, Tội trộm cắp tài sản

    +Giá trị tài sản chiếm đoạt chưa đến mức quy định phải chịu TNHS (< 2 triệu) +  A đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt (bị kết án về tội chiếm đoạt nhưng chưa được xóa án tích) + gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng => A phải chịu TNHS theo quy định tại điểm b, khoản 4, ĐIều 138 BLHS 1999, Tội trộm cắp tài sản

    -B bị truy cứu TNHS theo điểm d, khoản 2, Điều 133, Tội cướp tài sản. Theo tôi, tuy rằng không quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt, nhưng có thể hiểu giá trị tài sản trong khoảng 50 triệu trở lại, bởi với giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đã trở thành tình tiết định khung tăng nặng theo quy định tại khoản 2, ĐIều 133, Tội cướp tài sản. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt chỉ có ý nghĩa để HĐXX xem xét mức hình phạt đối với tội phạm là mức cao nhất của khung (7 năm) hay mức thấp nhất của khung (15 năm), và tất nhiên còn tùy thuộc vào tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng khác.

    TH2.trong 4 tờ 500.000 đó có 1 tờ là tờ tiền giả. => Giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 2.000.000 - 200.000 - 500.000 = 1.300.000 đ.

    - ĐỊnh tội A, B

    +Định tội A theo TH 1.

    +Định tội B theo TH 1 (giá trị tài sản B chiếm đoạt có thể là 500.000 cũng có thể là 1.000.000)

    -Điều 180, BLHS 1999, Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả

    + A, B không phải chịu TNHS về tội quy định tại Điều 180, BLHS bởi không có căn cứ nào chứng minh được rằng A, B biết đó là tiền giả khi thực hiện hành vi phạm tội. Thủ đoạn làm tiền giả của bọn tội phạm ngày nay càng ngày càng tinh vi, với một số loại, bằng những biện pháp thông thường khó mà xác định được. Nếu như A, B dùng tờ tiền đó trong giao dịch hàng ngày mà bị phát hiện, sẽ có nghĩa vụ khai báo nguồn gốc tờ tiền đó. Nếu như, A hoặc B sau khi dùng tờ tiền giả đó để giao dịch, lần đầu có thể được miễn truy cứu, tuy nhiên, đến làn giao dịch khác, tiếp tục sử dụng tờ tiền giả đó (lúc này đã biết đây là tiền giả) và có bằng chứng chứng minh A, B đã từng sử dụng tờ tiền giả đó để giao dịch nhưng không thành thì sẽ bị truy cứu TNHS theo khoản 1, ĐIều 180 với hành vi tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả.

    +Đối với C, theo tôi cũng không phải chịu TNHS về tội quy định tại Điều 180, bởi trong số tiền của C chỉ có duy nhất một tờ là giả cũng không thể nói lên điều gì, trừ phi rằng tìm được một số lượng lớn tiền giả khác trong nhà C . C cũng có nghĩa vụ khai báo với cơ quan điều tra về nguồn gốc tờ tiền đó.

    TH3:4 tờ tiền đó là tiền giả

    -ĐỊnh tội A, B, N

    + A bị xử phạt vi phạm hành chính vì tài sản chiếm đoạt có giá trị bằng 0.

    + B bị truy cứu TNHS theo điểm d, khoản 2, Điều 133, Tội cướp tài sản (giá trị tài sản chiếm đoạt bằng 0), do đó có thể chịu hình phạt ở mức thấp nhất của khung (7 năm), trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng nào khác.

    -Điều 180, BLHS 1999, Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả

    +Trong tình huống này, A và B mỗi người đều sở hữu hai tờ tiền giả và tổng giá trị tiền giả của mỗi người là một triệu đồng. A, B cũng không phải chịu TNHS về tội quy định tại ĐIều180, BLHS nếu ngay sau đó, hành vi phạm tội của họ bị phát giác, tang vật bị thu hồi. Tương tự như trường hợp trên, nếu có bằng chứng chứng minh rằng, A, B cố tình (khi biết đó là tiền giả) sử dụng tiền giả sau đó, cũng sẽ bị truy cứu TNHS theo khoản 1, ĐIều 180 với hành vi tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả.

    +Đối với C, việc có đến 4 tờ tiền giả là điều không bình thường. Nếu không chứng minh được nguồn gốc số tiền giả đó, C sẽ bị truy cứu TNHS theo khoản 1, ĐIều 180 với hành vi tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả.

    *Note:
    -Đối với tội liên quan đến tiền giả quy định tại điều 180, BLHS 1999, mọi người cùng nghiên cứu chi tiêt hướng dẫn về số lượng tiền giả để định tội tại Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS theo link:
    http://www.luatsurieng.net/van-ban-phap-luat/noi-dung-van-ban/nghi-quyet-02-2003-nqhdtp-hd-thi-hanh-blhs-1999-69/

    Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP viết:
    3.1. Đối với tội làm tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (sau đây gọi chung là tiền giả):
    a. Nếu tiền giả có trị giá tương ứng dưới ba triệu đồng tiền Việt Nam thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 180 Bộ luật Hình sự;
    ...................................................................
    3.2. Đối với tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (sau đây gọi chung là tiền giả):
    a. Nếu tiền giả có trị giá tương ứng dưới mười triệu đồng tiền Việt Nam thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 180 Bộ luật Hình sự;


    -Bạn Cobebandao945 thường hay "găm" nhiều câu hỏi đằng sau. Vì vậy, nếu đã có quan điểm riêng của mình thì đưa luôn ý kiến, rồi đến thắc mắc chính, như vậy những người cùng thảo luận khác sẽ đỡ tốn công phải trình bày lại những nội dung mà người yêu cầu đã nắm rõ. Cuối cùng thành ra "vừa thừa vừa thiếu".

    Bởi một người chỉ "hỏi nhờ giải đáp" khi người ta không có kiến thức về nó, còn khi "thảo luận" tức là về cơ bản đã hiểu vấn đề đưa ra thì nên trình bày quan điểm của mình trước !
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 25/04/2011 05:28:15 CH Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 25/04/2011 12:03:02 CH Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 25/04/2011 11:35:02 SA

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    Cobebandao945 (25/04/2011) Candy91 (25/04/2011)
  • #98648   25/04/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    1. Đồng quan điểm với bạn Im_lawyer.
    2 + 3 Trộm cắp tài sản. Không cần biết đó là tiền thật hay tiền giả, về ý chí là A xác định đó là 2 triệu tiền thật, và trộm cắp 2 triệu chứ 2 không xác định là trộm cắp tiền giả.
    footnote: B phạm tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135)
    Báo cáo hết!
    Cập nhật bởi anhdv352 ngày 26/04/2011 03:51:04 CH Nhầm cơ bản! hihi

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    Cobebandao945 (25/04/2011)
  • #98664   25/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Cám ơn bạn Cobebandao945 đã rất nhiệt tình khi chỉ ra "lỗi sai nghiêm trọng" của tôi. Và tại sao bạn không phải là người sẽ cho tôi biết đã sai ở đâu ? Tôi sẽ cám ơn bạn về điều đó hơn là việc bạn cho rằng "bài tôi sai một cách nghiêm trọng" mà vẫn thực hiện một "hành động chỉ dành cho những thứ có ích nhất". Vậy có thể hiểu đó là một sự thông cảm cho cái gọi là "nhiệt tình", tôi cần thực chất chứ không cần những thứ hư danh đó !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #98669   25/04/2011

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


    Cobebandao945 viết:
    Chào các anh/chị ! Chúc các anh các chị có tuần mới có thêm nhiều niềm vui mới.

    Nay em có tình huống này em còn hơi thắc mắc nên muốn tham khảo ý kiến của các anh chị!

    Tình huống như sau:

    A (20 tuổi) lợi dụng lúc nhà N đi vắng nên đã lẻn vào lấy được 2.000.000đ.( 4 tờ 500.000đ) xác định tội danh của A trong các tình huống sau;

    #ffff00;">1)sau khi lấy 4 tờ 500.000 A lấy trong túi của mình ra 1 tờ 200.000đ để lại nơi đã lấy 4 tờ 500.000 đó
    2) trong 4 tờ 500.000 đó có 1 tờ là tờ tiền giả.
    3)4 tờ tiền đó là tiền giả



    Câu hỏi phụ :

    Sau khi thực hiện hành vi của mình xong A vừa đi vừa huýt sáo thì gặp B (1 tay giang hồ có tiếng) B chặn A lại và nói:"mày đã lấn sang đất của anh, khôn hồn thì chia đôi, không thì lại cái mạng của mày ở đây" #ffff00;">( vừa nói B cầm cây dao liếc qua liếc lại trên má của A), A sợ quá nên đã chia cho B 1.000.000đ.

    Hỏi hành vi của B cấu thành tội gì?

    Mong nhân được sự đóng góp của các anh chị

    1./ Đã cấu thành tội trộm cắp tài sản rồi. Việc A để lại 200.000 đ chẳng qua là đánh lừa chủ sở hữu mà thôi, để chủ sở hữu nghĩ rằng người thân của mình đã lấy hay tự mình đã lấy và còn dư 200.000 đ.
    2./ & 3./ Hiển nhiên A trộm cắp là mặc nhiên tiền đó A luôn nghĩ là tiền thật. Việc trong đó tất cả là tiền giả hay 1 trong 4 tờ 500 000 đ đó là giả thì đây là ngoài ý muốn của A.
    Nhận định B hăm dọa dùng vũ lực cướp tài sản.
    Còn việc lượng tội như thế nào thì mình không tham gia góp ý kiến
    Trân trọng
    Cập nhật bởi AuQuangPhuc ngày 25/04/2011 11:45:27 CH

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |  
  • #98673   25/04/2011

    TBinh1508
    TBinh1508

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2011
    Tổng số bài viết (50)
    Số điểm: 580
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 15 lần


    Đồng ý với Auquangphuc!…

    Bởi xét về ý thức chủ quan của A, thì A biết rằng số lượng tài sản mình lấy là 4 tờ 500k tương đương với 2 triệu đồng. Cho nên dù là tiền giả hay thật thì A vẫn phải bị truy tố theo tội trộm cắp tài sản. tham khảo điểm 2 mục II thông tư : 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP hướng dẫn về tội xâm phạm sở hữu.

    - Còn đối với hành vi thứ 2 của B có thể kết luận là B phạm tội cưỡng đoạt tài sản (điều 135 BLHS 1999).

    Hình như cô bé bán dao này là người điều hành diễn đàn hay sao nhỉ mà chỉ có 3 bài bàn về cô một cái là bị delete ngay lập tức trong vòng một giờ đồng hồ là sao ta?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #98676   26/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    anhdv352 viết:
    2 + 3 Trộm cắp tài sản. Không cần biết đó là tiền thật hay tiền giả, về ý chí là A xác định đó là 2 triệu tiền thật, và trộm cắp 2 triệu chứ 2 không xác định là trộm cắp tiền giả.
    footnote: B phạm tội cướp tài sản.


    Theo tôi, đối với tội trộm cắp tài sản cần phải dựa vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt chứ không phải chỉ là ý thức của tội phạm. Cấu thành tội phạm đối với tội này mang giá trị định lượng một cách rõ ràng, tiền giả là loại tài sản bị cấm do đó không có giá trị, vì thế cần phải trừ đi giá trị tiền giả trong giá trị tài sản bị chiếm đoạt.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #98747   26/04/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Im_lawyerx0 viết:

    Theo tôi, đối với tội trộm cắp tài sản cần phải dựa vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt chứ không phải chỉ là ý thức của tội phạm. Cấu thành tội phạm đối với tội này mang giá trị định lượng một cách rõ ràng, tiền giả là loại tài sản bị cấm do đó không có giá trị, vì thế cần phải trừ đi giá trị tiền giả trong giá trị tài sản bị chiếm đoạt.


    Chào #0072bc;">Im_lawyerx0!

    Quan điểm này của bạn chưa thực sự chính xác rồi. Đối với tội "trộm cắp tài sản", tùy từng trường hợp cụ thể mà xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt là giá trị thực tế hay theo ý thức của người phạm tội.

    Vấn đề này được hướng dẫn cụ thể tại Phần II Thông tư liên tịch số #0070c0;">02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP  hướng dẫn áp dụng BLHS về các tội xâm phạm sở hữu.

    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    Im_lawyerx0 (26/04/2011)
  • #98795   26/04/2011

    hovanthin
    hovanthin

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 205
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào cả nhà !

    Theo mình thì khi định tội một tội phạm nào đó thì có lẽ mình không nên thiên về chế định pháp lý quá mà có lẽ nên nhận diện nó ở khía cạnh mục đích hành vi và còn thêm khía cạnh tình cảm nữa chứ.
    Tại người VN  mình thiên về tình cảm mà.
    Theo mình nghĩ thì ngừoi trộm cắp tài sản kia ít ra thì cũng đã học luật còn không it nhất thì cũng đã đọc luật rât kỹ rồi nên muốn lách luật thôi .#00b050;">(Ai dại gì mà đã đi ăn trộm mà bỏ lại 200.000 chứ .mà anh này cũng dại thiệt vì theo mình, mình bỏ lại 1000 thôi vì mình có đọc luật mà.) Vì vậy phải phạt a này nặng nữa mới đúng kìa.
    Và mình thấy cô bé bán dạo cũng có nhiều điêm tuơng đồng giống anh bạn trộm cắp trong trường hợp này đấy hjhj
    Vậy qua 30/4 này có mem nào phát hiện cô bé bán dạo này là dân luật hay dân kế toán thông báo giùm mình với nha .
    Xin cảm ơn cả nhà !

    Pháp luật là hai bên bờ của dòng sông còn cuộc đời là một dòng chảy

    "Chúng ta có thể hoặc dùng lý lẽ để hạ gục ý kiến của người khác hoặc cứ để họ phát biểu những gì họ muốn. Chúng ta không thể xóa bỏ ý kiến bằng vũ lực, làm như vậy sẽ cản trở sự phát triển tự do và trí tuệ.”

     
    Báo quản trị |  
  • #98798   26/04/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    hovanthin viết:
    Chào cả nhà !

    Theo mình thì khi định tội một tội phạm nào đó thì có lẽ mình không nên thiên về chế định pháp lý quá mà có lẽ nên nhận diện nó ở khía cạnh mục đích hành vi và còn thêm khía cạnh tình cảm nữa chứ.
    Tại người VN  mình thiên về tình cảm mà.


    ???...!!!

    Bó tay với bạn về câu nói in đậm luôn. Bạn có học và hiểu nguyên tắc pháp chế không vậy ?

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #98810   26/04/2011

    hovanthin
    hovanthin

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 205
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    thế mình muốn hỏi tại sao lại có án lệ chứ ?
    có án lệ bởi vì luật pháp không thể lừờng trước được mọi sự việc trong xã hội được .vì vậy mới có án lệ !
    chính vì vậy mà mình thích nhất câu ; pháp luật là hai bên bờ của dòng sông mà cuộc đời là một dòng chảy đó bôi luật àh .
    Luật pháp chuă hản đã là đúng hoàn toàn mà ta lúc nào cũng xđ nó là nguyên tắc

    Pháp luật là hai bên bờ của dòng sông còn cuộc đời là một dòng chảy

    "Chúng ta có thể hoặc dùng lý lẽ để hạ gục ý kiến của người khác hoặc cứ để họ phát biểu những gì họ muốn. Chúng ta không thể xóa bỏ ý kiến bằng vũ lực, làm như vậy sẽ cản trở sự phát triển tự do và trí tuệ.”

     
    Báo quản trị |  
  • #98811   26/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Việt Nam không coi án lệ là nguồn luật. Đó chỉ là nguồn tham khảo của Tòa án trong việc xét xử và hướng dẫn việc áp dụng một số quy định chưa rõ ràng !

    BachThanhDC viết:
    Chào #0072bc;" class="TV_TV">Im_lawyerx0!

    Quan điểm này của bạn chưa thực sự chính xác rồi. Đối với tội "trộm cắp tài sản", tùy từng trường hợp cụ thể mà xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt là giá trị thực tế hay theo ý thức của người phạm tội.

    Vấn đề này được hướng dẫn cụ thể tại Phần II Thông tư liên tịch số #0070c0;">02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP  hướng dẫn áp dụng BLHS về các tội xâm phạm sở hữu.

    Thân!


    Lỗi do chủ quan, duy ý chí
    :)) Sửa sai để không ai sai:
    #0070c0;">02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP viết:
    1. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt, bị chiếm giữ trái phép, bị sử dụng trái phép, bị huỷ hoại hoặc bị làm hư hỏng được xác định theo giá thị trường của tài sản đó tại địa phương vào thời điểm tài sản bị chiếm đoạt, bị chiếm giữ trái phép, bị sử dụng trái phép, bị huỷ hoại hoặc bị làm hư hỏng.
    2. Trong trường hợp có đầy đủ cằn cứ chứng minh rằng người có hành vi xâm phạm sở hữu có ý định xâm phạm đến tài sản có giá trị cụ thể theo ý thức chủ quan của họ, thì lấy giá trị tài sản đó để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm phạm.


    -Về mặt tội liên quan đến tiền giả theo Điều 180, BLHS 1999, quan điểm của tôi không thay đổi !
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 26/04/2011 12:25:04 CH

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #98820   26/04/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    QQ có ý kiến thế này.

    Trong tình huống thứ nhất thì phải xác định rằng A đã phạm tội trộm cắp tài sản theo điều 138 rồi bởi vì.

    A đã chiếm đoạt 2.000.000 đồng của N, tội phạm đã hoàn thành ngay sau khi A  cất dấu được 2 triệu đồng( 4 tờ 500.000) vào trong người.

    Việc A để lại 200.000 thậm chí A có thể để lại nhiều hơn con số đó rất nhiều ( kể cả 2 tỷ đồng ) thì A cũng phạm tội bạn ạ. Việc A để lại 200.000 đồng là 1 quan hệ khác hoàn toàn, ở đây có thể là quan hệ tặng cho tài sản mà cũng có thể là là A muốn khắc phục 1 phần hậu quả, cũng có thể là A từ bỏ quyền sở hữu tài sản của mình đối với 200.000 đó.

    QQ có thể lấy  ví dụ khác để các bạn  hình dung:

    E trong 1 lần đi du lịch mua được 1 vật kỷ niệm rất đẹp, giá của nó là 2 triệu đồng E khoe với M (là bạn cùng cơ quan) M thấy rất thích và muốn ngõ lời mua nhưng E không bán vì đây là vật kỷ niệm.

    Lợi dụng sơ hở của E, M đã lấy cắp vật kỷ niệm đó, sau khi lấy xong M để lại 2 triệu đồng xem như mua vật đó. Thì trong trường hợp này M vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự với tội trộm cắp tài sản.

    Các bạn có thể tham khảo thêm tình huống sau đây:

    Hậu À Ra Thế kỳ 74
    Cán bộ A nhận hối lộ của B 2 triệu đồng. Vì "thông cảm" B hết tiền về xe nên A lấy ra 100.000 đồng đưa lại cho B. Sau đó hành vi của A bị phát hiện.

    Tại cơ quan điều tra, A xác nhận thực sự anh ta chỉ nhận của B 1,9 triệu đồng nên chưa đủ yếu tố cấu thành tội nhận hối lộ theo khoản 1 Điều 279 Bộ luật Hình sự. Đề hỏi: “Ai đúng? Ai sai? Tại sao?” Đáp án của BTC cho rằng cán bộ điều tra đúng, A sai. Vì thực tế A đã nhận hối lộ của B 2 triệu đồng. Còn việc cho lại B 100.000 đồng là quan hệ tặng cho tài sản, tách khỏi hành vi nhận hối lộ sau khi tội phạm đã hoàn thành…

    Bạn thân mến,

    Số báo này, tới phiên các bạn ủng hộ đáp án của ban tổ chức (BTC). Mỗi người một ý và ưu tiên dành chỗ cho các bạn cãi có… “địa chỉ đối phương” rõ ràng! Kỳ sau sẽ có lời gút của BTC.

    #0000cd;">Đâu phải chỉ có vật chứng!

    Vài ý kiến phản biện đáp án cho rằng kết tội cán bộ A nhận hối lộ là không đủ cơ sở. Bởi vật chứng chỉ là 1,9 triệu đồng. Theo tôi thì lập luận trên chỉ mới đề cập đến một yếu tố là “vật chứng”, còn bỏ sót một yếu tố rất quan trọng khác là lời khai của A. Chính A thừa nhận mình đã nhận 2 triệu đồng, sau đó trả lại 100.000 đồng để B có tiền về xe. Ngoài ra, đâu có khó khăn gì khi triệu tập B làm nhân chứng. Vì thế, căn cứ Điều 279 BLHS kết tội A nhận hối lộ là hoàn toàn chính xác. Nếu không như vậy thì một cán bộ nào đó nhận hối lộ 50 triệu đồng, khi bị phát hiện thì số tiền kia chỉ còn 1 triệu đồng, với vật chứng còn lại là số tiền nhỏ bé đó thì được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự sao?

    ĐINH THỊ TUYẾT SƠN (Văn phòng Huyện ủy Chơn Thành, Bình Phước)

    #0000cd;">Phải xét đến hành vi phạm tội để xử lý

    Có bạn nói có thể coi 1,9 triệu đồng là giao dịch tặng cho là không sát với đề. Vì đề ra đây là hành vi đưa nhận hối lộ và trong lời thoại, ông A cũng đã xác nhận hành vi của mình. Trong trường hợp này, ta không thể căn cứ vào tang vật là số tiền còn lại trên tay A hoặc tiền khám xét được mà phải xét đến toàn bộ hành vi phạm tội của A và các chứng cứ khác để xử lý đối với A.

    TRẦN VĂN ÁNH (Văn phòng Huyện ủy Chơn Thành, Bình Phước)

    #0000cd;">Nhận hối lộ khác với nhận tài sản tặng cho!

    Ý kiến của bạn Đoàn Xuân Hòa (TP.HCM) cho rằng B đưa 2 triệu đồng cho A cũng có thể xem là quan hệ tặng cho tài sản. Nói vậy là không có cơ sở vì giữa “tặng cho tài sản” và “đưa hối lộ” có điểm tương đồng là cùng có sự chuyển giao tài sản kèm quyền sở hữu từ bên giao sang bên nhận mà không yêu cầu đền bù và bên nhận đồng ý nhận. Nhưng giữa hai hành vi ấy có sự khác biệt là tặng cho tài sản có thể kèm theo điều kiện nhưng điều kiện ấy không trái pháp luật, đạo đức xã hội; còn nhận hối lộ thì điều kiện kèm theo luôn trái pháp luật, đó là bên nhận hối lộ phải làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của bên đưa hối lộ.

    NGÔ NGUYÊN SƠN (Văn phòng UBND huyện Đức Trọng, Lâm Đồng)

    #0000cd;">A phải chịu trách nhiệm hình sự

    Đáp án của BTC đã đúng luật. Tôi không đồng ý bạn Đoàn Quốc Văn (TP.HCM) cho rằng A là “cán bộ dỏm” nên không bị xử lý hình sự. Theo tôi, vì đề ra không đề cập đến yếu tố này nên không thể suy luận A là cán bộ giả. Theo tôi, bám sát đề thì A là cán bộ đã nhận 2 triệu đồng nên theo quy định của BLHS thì A phải chịu trách nhiệm hình sự dù A có tặng cho B bao nhiêu tiền từ số tiền 2 triệu đồng này.

    NGUYỄN THANH XUÂN (Phòng Tư pháp huyện Lai Vung, Đồng Tháp)

    #0000cd;">Có phải… “tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội”?

    A đã chủ động đưa lại cho B 100.000 đồng để... khắc phục hậu quả, tức A chỉ thực thu có 1,9 triệu đồng. Việc này chứng tỏ A không muốn phạm tội đến cùng tại thời điểm giao nhận tiền dù không ai ngăn cản. Do đó có thể áp dụng Điều 19 BLHS: “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm…”. Cho nên trong trường hợp này, chỉ cần xử lý hành chính là đủ.

    HỨA VĂN SANG (2 Lê Lợi, KP Chợ, Lái Thiêu, Bình Dương)

    #0000cd;">“Giảm” chứ không “miễn” được

    Cán bộ A sau khi nhận 2 triệu đồng tiền hối lộ, còn cảm thông trước hoàn cảnh khó khăn của B nên cho lại B 100.000 đồng để về xe. Số tiền này tuy ít ỏi so với số tiền hối lộ (100.000 đồng chia cho 2 triệu đồng bằng 5%) nhưng cũng thể hiện chút lương tâm còn sót lại ở anh A.

    Theo tôi, nên chiếu cố cho anh A được khoan hồng, giảm nhẹ phần nào mức hình phạt, chứ không thể miễn hoàn toàn trách nhiệm hình sự cho anh A.

    NGUYỄN ÂN TRUNG (Ấp 3, xã Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An)

    #0000cd;">Đáp án chính xác!

    Tôi không đồng ý với cách lập luận của các bạn đăng ở số báo Chủ nhật rồi. Đề đã nói rất rõ: “Cán bộ A nhận hối lộ của B 2 triệu đồng”... Rõ ràng đó là một cán bộ “lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp nhận tiền hối lộ” và cả hai đã thừa nhận hành vi này. Cho dù khi phát hiện, lập biên bản chỉ còn 1,9 triệu đồng trong túi cán bộ A nhưng hành vi đưa và nhận 2 triệu đồng trước đó là đã cấu thành “tội nhận hối lộ” (Điều 279 BLHS) đối với A và “tội đưa hối lộ” (Điều 289 BLHS) đối với B. Vì thế theo tôi, đáp án chính xác.

    HUỲNH QUANG DIỆP (69/33/4 đường 30-4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ)

    #e6e6fa; margin: 5px; width: 400px; border-collapse: collapse;">

    Ý kiến của người ra đề:

    #c71585;">Căn cứ vào hành vi ban đầu

    Rõ ràng là ban đầu A muốn nhận 2 triệu đồng và thực tế đã nhận 2 triệu đồng. Việc A trả lại cho B 100.000 đồng là sự việc phát sinh sau khi A đã nhận 2 triệu đồng nên không thể coi là A nhận hối lộ 1,9 triệu đồng. Có bạn cho rằng để xử lý hành chính hay xử lý hình sự A thì phải căn cứ vào tang vật, mà tang vật chỉ có 1,9 triệu đồng nên không thể xử lý hình sự. Nói vậy là chưa chính xác. Bởi để xử lý vi phạm thì căn cứ vào chứng cứ, mà tang vật chỉ là một phần của chứng cứ thôi.

    Ths TRẦN TUẤN DUY, Trường Cán bộ TP.HCM, 129 Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh


    http://phapluattp.vn/20100522104154420p1063c1033/hau-a-ra-the-ky-74.htm
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 26/04/2011 01:12:25 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #98827   26/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    =QQ viết:
    Chào lm_lawterx90!
    QQ có ý kiến thế này.
    Trong tình huống thứ nhất thì phải xác định rằng A đã phạm tội trộm cắp tài sản theo điều 138 rồi bởi vì.
    A đã chiếm đoạt 2.000.000 đồng của N, tội phạm đã hoàn thành ngay sau khi A  cất dấu được 2 triệu đồng( 4 tờ 500.000) vào trong người.


    Về điều này tôi không đồng ý với bạn. Tôi nghĩ, điểm thiếu sót duy nhất của tôi chỉ là ở việc xác định giá trị tài sản chiếm đoạt chỉ dựa trên giá trị của tài sản đó bỏ qua ý thức của tội phạm khi thực hiện hành động đó. Tôi đã nhận ra sai lầm này của mình qua lời nhắc nhở của anhdv352BachThanhDC

    Bây giờ, xét đến lập luận của bạn. Theo tôi, việc xét riêng tội trộm cắp tài sản (tôi không quan tâm các tội khác) phải căn cứ vào giá trị tài sản thực tế bị chiếm đoạt (hoặc ý chí đích thực của tội phạm về giá trị tài sản thực tế bị chiếm đoạt). Trong trường hợp này, rõ ràng, dù căn cứ vào giá trị thật của tài sản bị chiếm đoạt hay ý chí của người phạm tội phải là 1.800.000 chứ không phải lầ 2.000.000, bởi hành động của A bỏ lại 200.000 đồng (tiền thật), cho thấy ý chí của A về giá trị thật của tài sản trùng khớp với giá trị thật của tài sản bị chiếm đoạt là 1.800.000.

    Trong tội nhận hối lộ, người đưa hối lộ sẽ làm chứng cho ý chí của người nhận giá trị tài sản hối lộ. Vậy trong trường hợp một tên trộm, ai có thể làm chứng cho ý chí của tên trộm giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 2.000.000 chứ không phải là 1.800.000 sau hành động tội phạm của "y" ? Ý chí ban đầu của "y" chỉ là muốn lấy 1.800.000 chứ không phải 2.000.000, ai có thể chứng minh điều ngược lại?
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 26/04/2011 01:39:59 CH

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #98833   26/04/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Im_lawyerx0 viết:


    Về điều này tôi không đồng ý với bạn. Tôi nghĩ, điểm thiếu sót duy nhất của tôi chỉ là ở việc xác định giá trị tài sản chiếm đoạt chỉ dựa trên giá trị của tài sản đó bỏ qua ý thức của tội phạm khi thực hiện hành động đó. Tôi đã nhận ra sai lầm này của mình qua lời nhắc nhở của anhdv352BachThanhDC

    Bây giờ, xét đến lập luận của bạn. Theo tôi, việc xét riêng tội trộm cắp tài sản (tôi không quan tâm các tội khác) phải căn cứ vào giá trị tài sản thực tế bị chiếm đoạt (hoặc ý chí đích thực của tội phạm về giá trị tài sản thực tế bị chiếm đoạt). Trong trường hợp này, rõ ràng, dù căn cứ vào giá trị thật của tài sản bị chiếm đoạt hay ý chí của người phạm tội #ff0000;">phải 1.800.000 chứ không phải lầ 2.000.000, bởi hành động của A bỏ lại 200.000 đồng (tiền thật), cho thấy #ff0000;">ý chí của A về giá trị thật của tài sản trùng khớp#ff0000;"> với giá trị thật của tài sản bị chiếm đoạt là 1.800.000.


    QQ xin hỏi bạn các câu hỏi sau:

    Theo bạn thì trong trường hợp trên tội phạm #ff0000;">được hoành thành tại thời điểm nào?

    Tài sản của N bị mất là bao nhiêu?

    Tài sản mà A lấy của N là bao nhiêu?

    QQ nghỉ bạn đã có sự nhầm lẫn khi đọc thông tư liên tịch số 02.

    thông tư 02 viết:


    Đối với các hành vi xâm phạm sở hữu nói chung việc xác định đúng giá trị tài sản bị chiếm đoạt, bị chiếm giữ trái phép, bị sử dụng trái phép, bị huỷ hoại hoặc bị làm hư hỏng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định trường hợp nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp nào chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cũng như việc áp dụng đúng khung hình phạt; do đó, cần chú ý một số điểm sau đây trong việc xác định giá trị tài sản đối với các tội xâm phạm sở hữu:

    1. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt, bị chiếm giữ trái phép, bị sử dụng trái phép, bị huỷ hoại hoặc bị làm hư hỏng được xác định theo giá thị trường của tài sản đó tại địa phương vào thời điểm tài sản bị chiếm đoạt, bị chiếm giữ trái phép, bị sử dụng trái phép, bị huỷ hoại hoặc bị làm hư hỏng.

    2. Trong trường hợp có đầy đủ cằn cứ chứng minh rằng người có hành vi xâm phạm sở hữu có#ff0000;"> ý định xâm phạm đến tài sản có giá trị cụ thể theo ý thức chủ quan của họ, thì lấy giá trị tài sản đó để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm phạm.

    Ví dụ 1: A thấy một người vừa nhận ở kho bạc 100 triệu đồng bỏ vào một chiếc túi xách để trước giỏ xe máy nên có ý định cướp giật 100 triệu đồng này. A lấy xe máy đi theo người vừa nhận tiễn và đã cướp giật được chiếc túi xách này, nhưng trong chiếc túi xách này chỉ còn có 200 nghìn đổng, bởi vì 100 triệu đồng người nhận tiền đã bỏ vào cốp xe máy. Trong trường hợp này phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với A theo các điểm d và g khoản 2 Điều 136 BLHS.

    Ví dụ 2: B thấy C đeo một chiếc nhẫn mầu vàng. Qua các nguồn tin B tưởng đây là nhẫn bằng vàng 9,999, có trọng lượng 2 chỉ, nên đã dùng thủ đoạn gian dối và đã chiếm đoạt được chiếc nhẫn này. Trong trường hợp này phải lấy trị giá của một chiếc nhẫn bằng vàng 9,999 với trọng lượng 2 chỉ theo thời giá tại địa phương vào thời điểm chiếm đoạt để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với B về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

    Trong tình huống mà chủ topic đưa ra thì A hoàn toàn nhận thức được giá trị tài sản là 2 triệu đồng, gồm 4 tờ 500.000đ
    Giá trị tài sản mà A chiếm đoạt thực tế của N là 2 triệu đồng.
    Còn đối với 200.000 kia nó hoàn toàn không thuộc quyền sở hữu của N, vì đó thực chất là tài sản của A để lại ( 2 cái khác nhau) khi  N phát hiện thấy có tờ 200.000 đ và biết chắc đó không phải của mình thì N có nghĩa vụ thông báo hoặc giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thông báo...phải đến thời hạn luật định mà không có ai đến nhận thì N mới có thể xác lập quyền sở hữu của mình đối với 200.000 đó được. Vì thế bạn không thể nào mà lất 2.000.000 đ trừ đi 200.000 đồng  rồi xác định A không phạm tội.

    A chỉ không phạm tội khi tình huống thế này:

    Trong 2.000.000 đó gồm có 10 tờ 200.000( A xác định được ) nhưng A chỉ lấy 1.800.000 đ( 9 tờ) thôi, không lấy 200.000 đ còn lại thì lúc này mới xác định rằng tài sản thực tế bị chiêm đoạt của N là 1.800.000 đ và A không bị truy cứu TNHS.

    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 26/04/2011 02:13:49 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #98843   26/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    QuyetQuyen945 viết:
    Chào bạn !

    Bạn xác định trong trường hợp này tài sản của N bị mất là bao nhiêu? Tài sản mà A lấy của N là bao nhiêu?Và Tội phạm được hoàn thành tại thời điểm nào? bạn sẽ có câu trả lời !


    Luật căn cứ vào "giá trị tài sản bị chiếm đoạt" chứ không căn cứ vào "tài sản bị chiếm đoạt" !! Tội phạm hoàn thành khi A đã thực hiện xong hành vi và bỏ đi với giá trị tài sản mà "y" đã chiếm đoạt hay nói cách khác, khi "y" bị bắt lúc đã nhét "2 triệu" vào túi thì giá trị tài sản "y" chiếm đoạt khi tội phạm hoàn thành là 2 triệu; khi "y" bị bắt sau khi thực hiện xong hành vi lấy  "2 triệu" và bỏ lại"200 ngàn" thì giá trị tài sản "y" chiếm đoạt khi tội phạm hoàn thành là 1,8 triệu !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #98849   26/04/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Im_lawyerx0 viết:


    Luật căn cứ vào "giá trị tài sản bị chiếm đoạt" chứ không căn cứ vào "tài sản bị chiếm đoạt"


    QQ chỉ muốn hỏi bạn tài sản bị chiếm đoạt ở đây tức có nghĩa đó chính là 4 tờ tiền - mỗi tờ tiền có mệnh giá 500.000 đồng =>  giá trị tài sản bị chiếm đoạt ..bạn hiểu ý QQ chổ này chứ.


    Im_lawyerx0 viết:
     !! Tội phạm hoàn thành khi A đã thực hiện xong hành vi và bỏ đi với giá trị tài sản mà "y" đã chiếm đoạt hay nói cách khác, #ff0000;">khi "y" bị bắt lúc đã nhét "2 triệu" vào túi thì giá trị tài sản "y" chiếm đoạt khi tội phạm hoàn thành là 2 triệu; #ff0000;">khi "y" #ff0000;">bị bắt sau khi thực hiện xong hành vi lấy  "2 triệu" và bỏ lại"200 ngàn" thì giá trị tài sản "y" chiếm đoạt khi tội phạm hoàn thành là 1,8 triệu !


    Bạn có thấy mình đang mâu thuẩn hay không? thời điểm hoành thành với thời điểm bị bắt thì thời điểm nào tội phạm "xuất hiện" vậy bạn?

    Nếu nói như bạn thì trong trường hợp này A có phạm tội không nhé?

    A lợi dụng lúc B đi vắng (hàng xóm) A lẻn vào lấy đi của B 2 triệu đồng, sau đó A về nhà và thấy hổ thẹn với lương tâm nên đã mang 2 triệu đồng đó trả về chổ cũ, đang bỏ lại chổ cũ thì hành vi của A bị phát giác và A bị bắt.

    Hỏi A có phạm tội hay không?


     
    Báo quản trị |  
  • #98900   26/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    QuyetQuyen945 viết:
    Nếu nói như bạn thì trong trường hợp này A có phạm tội không nhé?

    A lợi dụng lúc B đi vắng (hàng xóm) A lẻn vào lấy đi của B 2 triệu đồng, sau đó A về nhà và thấy hổ thẹn với lương tâm nên đã mang 2 triệu đồng đó trả về chổ cũ, đang bỏ lại chổ cũ thì hành vi của A bị phát giác và A bị bắt.

    Hỏi A có phạm tội hay không?

    Tình huống của bạn rõ ràng A sẽ bị kết tội với "2 triệu" bởi bị phát hiện với số tiền đó trong người và vì bạn đưa ví dụ không phản bác lại được quan điểm của tôi nên tôi càng có cơ sở tin nó là đúng. Còn trường hợp kia, tên trộm khi bị phát hiện, "giá trị tài sản bị chiếm đoạt" trong người hắn là 1.800.000 đồng !

    Bạn cứ thích phân biệt kiểu đó, vậy tôi giả sử TH, khi A lấy "2 triêu" cùng lúc đó A để lại "200 trăm ngàn" thì theo bạn, phân biệt thời điểm để xác định tội phạm có còn giá trị ?

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #98911   26/04/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    QQ phải khẳng định với bạn lại 1 lần nữa là lúc A bị bắt thì trong túi A sẽ có 4 tờ tiền mệnh giá mỗi tờ là 500k, đó là 4 tờ tiền của N và A đã lấy cắp đi và giá trị của N bị A chiếm đoạt ở đây là 2 triệu đồng và đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự rồi bạn ạ.

    Bạn đừng bị 200k kia đánh lạc hướng, QQ đã khẳng định vơia bạn kà 200k kia sẽ không đương nhiên thuộc quyền sở hữu của N đâu.

    Với lại bạn phải nhận ra 1 điều là tội phạm đã hoành thành khi A nhét 4 tờ tiền đó vào túi của mình rồi bạn ạ! Việc A trả lại 200k hay 200.000.000k cũng thế thôi.

    Chắc cái này phải nhờ bác nào làm bên VKS lên tiếng xem A có phạm tội hay không ?
     
    Báo quản trị |  
  • #98916   26/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Vậy bạn giải quyết tình huống sau giúp tôi:

    im_lawyerx0 viết:
    A vào nhà B để trộm cắp tài sản. Lục soát khắp nơi, A mới tìm thấy được 2 triệu đồng (gồm 10 tờ 200.000 đồng). Nghĩ thế nào, A quyết định để lại 200.000 đ, nhưng do đã lỡ tay nhét vào túi, không hiểu thế nào lại rút đúng tờ 200.000 của A có sẵn trong túi để lại chỗ cũ. Kết quả A bị bắt, soát người A thấy trong túi A có 2 triệu đồng, B xác nhận bị mất 1.800.000. Câu hỏi đặt ra là, A có bị truy cứu TNHS về tội trộm cắp tài sản hay không ?(biết rằng, đây là lần đầu tiên A phạm tội, B thì có một sở thích đặc biệt là nhớ rõ số seri trên từng tờ tiền của mình)

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #98917   26/04/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Im_lawyerx0 viết:
    Vậy bạn giải quyết tình huống sau giúp tôi:

    im_lawyerx0 viết:
    A vào nhà B để trộm cắp tài sản. Lục soát khắp nơi, A mới tìm thấy được 2 triệu đồng (gồm 10 tờ 200.000 đồng). Nghĩ thế nào, A quyết định để lại 200.000 đ, nhưng do đã lỡ tay nhét vào túi, không hiểu thế nào lại rút đúng tờ 200.000 của A có sẵn trong túi để lại chỗ cũ. Kết quả A bị bắt, soát người A thấy trong túi A có 2 triệu đồng, B xác nhận bị mất 1.800.000. Câu hỏi đặt ra là, A có bị truy cứu TNHS về tội trộm cắp tài sản hay không ?(biết rằng, đây là lần đầu tiên A phạm tội, B thì có một sở thích đặc biệt là nhớ rõ số seri trên từng tờ tiền của mình)


    Bạn có thấy là mình đang mâu thuẩn với chính mình hay không? Bạn nói B có sở thích đặc biệt là nhớ số serr trên từng tờ tiền của mình mà khi bị mất đi 9 tờ tiền và bị đánh tráo  tờ tiền mà B không biết hay sao mà B lại tố cáo với cơ quan điều tra là mình mất 1.800.000đ.
     
    Báo quản trị |