Cái chết phục vụ cho sự sống

Chủ đề   RSS   
  • #427773 15/06/2016

    Cái chết phục vụ cho sự sống

    Sinh lão bệnh tử - vòng tròn của một kiếp người mà không ai tránh khỏi. Sự sống và cái chết có thể coi là nỗi ám ảnh lớn nhất trong cuộc đời mỗi con người. Không nói về kiếp sau, ai cũng mong muốn mình có một cuộc sống tốt đẹp, làm những điều hạnh phúc trong kiếp sống này. Nhưng cái chết thì sao, chết có phải chăng là hết? Khi chết đi mình còn có thể mang lại giá trị, đó là " Cái chết phục vụ cho sự sống"

    Quy định về hiến, lấy xác lần đầu tiên được pháp luật thừa nhận trong Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989Việc thừa nhận quyền hiến mô, bộ phận cơ thể trong Bộ luật Dân sự 2005 đã gắn liền với việc thừa nhận và quy định các điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể. Điều 34, Bộ luật Dân sự 2005 ghi rõ “Cá nhân có quyền hiến bộ phận cơ thể của mình hoặc hiến xác sau khi chết vì mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học…” . Luật Hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác 2006 chính thức tạo nên hành lang hoàn thiện cho hoạt động cao cả này.

    Quyền Hiến bộ phận cơ thể của mình hoặc hiến xác sau khi chết là một quyền nhân thân quan trọng, mặc dù là quyền nhưng không phải ai muốn thực hiện cũng được. Có 03 điều kiện mà một cá nhân phải thỏa mãn:

    - Điều kiện về năng lực chủ thể: Phải là cá nhân từ đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Quy định của pháp luật rất rõ ràng, đủ 18 tuổi được xem như là độ tuổi đã trưởng thành về mặt nhận thức và tâm sinh lý. Quy định này có hơi khác về điều kiện hiến tinh trùng, người nam muốn hiến tinh trùng thì phải đủ 20 tuổi. Pháp luật cũng không quy định về độ tuổi tối đa để thực hiện quyền hiến bộ phận cơ thể hoặc hiến xác sau khi chết. 

    - Điều kiện về trình tự: Điều quan trọng nhất trong trình tự hiến, lấy xác đó là sự tự nguyện của cá nhân thực hiện. Quy trình đăng ký, thủ tục thì khá đơn giản. Cá nhân muốn hiến, lấy xác sau khi chết liên hệ Cơ sở y tế, mà thường là ngay tại các Trường đại học Y dược trong cả nước, điền vào mẫu đơn đăng ký tự nguyện hiến tặng thân xác và ký tên cùng 2 người làm chứng. Tuy nhiên, cá nhân thực hiện hiến bộ phần cơ thể của mình hoặc hiến xác sau khi chết phải thực hiện một quá trình kiểm tra sức khỏe đầy đủ. Quá trình kiểm tra sức khỏe này cũng khác nhau giữa hiến xác, bộ phận cơ thể người sau khi chết vào mục đích nghiên cứu khoa học và hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết vì mục đích chữa bệnh.

    - Điều kiện về sức khỏe: Đây là điều kiện để đảm bảo tránh những hậu quả đáng tiếc cho cả người hiến và người nhận, đặc biệt là hiến nội tạng, các bộ phận sử dụng trong cấy ghép cơ thể người. 

    "Mồ yên mả đẹp" quan niệm đã ăn sâu vào gốc rễ nhận thức của người Việt. Nhưng tại sao chúng ta không suy nghĩ theo hướng ngược lại, chúng ta hay ai đó là người chúng ta quen biết đang chết dần với một trái tim hay quả thận ốm yếu, chúng ta mong chờ nhưng thế nào khi tìm những con người hiến tặng. Vậy tại sao chính chúng ta lại không phải là con người ấy. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, trung bình với 1 cơ thể hiến tặng như vậy, y học có thể cứu chữa được cho 50 con người còn sống khác. Tim, gan, phổi, da hay võng mạc...Tất cả đều có ý nghĩa. Xác thịt rồi sẽ trở về với cát bụi, tại sao không để chúng cống hiến thêm 2 hay 3 năm nữa...

    Tham khảo: Thông tin pháp luật dân sự; Luật Dương Gia.  Truy cập ngày 15/06/2016

    Cập nhật bởi NguyenKhanhHuyen1909 ngày 15/06/2016 07:53:37 SA
     
    12689 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123>
Thảo luận
  • #489663   15/04/2018

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Việc những người mắc bệnh đồng ý hiến tạng sau khi qua đời thật sự có ý nghĩa. Dù cuộc đời của người bệnh không may mắn nhưng trước khi chết vẫn có thể làm được việc tốt cứu người. Đây sẽ làm niềm an ủi lớn lao cho những trường hợp bệnh vô phương cứu chữa, có thể cứu chữa kịp thời, giúp người bệnh vượt qua cơn nguy kịch về tính mạng và kéo dài tuổi thọ cho họ, đồng thời giảm được những chi phí thuốc men, chi phí chạy thận nhân tạo và các chi phí không cần thiết khác.. Do đó, ngay cả người khỏe mạnh cũng có thể nghĩ đến nghĩa cử cao đẹp này. 

     
    Báo quản trị |  
  • #489733   16/04/2018

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1982)
    Số điểm: 14209
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Có những cái chết không chỉ là hết, là kết thúc một sự sống mà còn để lại ý nghĩa, đó là giúp duy trì một sự sống khác. Việc hiến xác là nghĩa cử cao đẹp tuy nhiên đúng như nhiều ý kiến trao đổi phía trên mà vấn đề này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố để đảm bảo vấn đề về sức khỏe cho người nhận

     
    Báo quản trị |  
  • #490108   21/04/2018

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Khi một người chết đi, người thân của họ chính là những người đau khổ nhất. Vậy nên sao họ đành nhìn thi hài người mà mình thương yêu bị mổ xẻ. Nếu một người có thực sự muốn hiến xác của mình sau khi mất cũng khó lòng thực hiện nếu không được người thân ủng hộ. Cũng chính vì vậy nên việc hiến xác ở Việt Nam chưa thực sự phổ biến. Việc hiến xác, theo tôi, không chỉ là cho người khác cơ hội được sống mà còn cho chính bản thân mình cơ hội để làm điều có ích cuối cùng trên cuộc đời. Nhưng để thực hiện việc này, ngoài việc tác động đến suy nghĩ của người hiến, cần phải thay đổi suy nghĩ người thân của họ.

     
    Báo quản trị |  
  • #495820   01/07/2018

    ngothanhphuong310
    ngothanhphuong310
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2018
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 11 lần


    Cá nhân mình thấy thì ý kiến này rất nhân đạo và sẽ mang đến ý nghĩa rất lớn cho ngành y học hiện tại đồng thời khả năng cứu sống nhiều người bệnh nữa. Tuy nhiên về mặt văn hóa, tư tưởng của hầu hết các bậc sinh thành đều mong muốn chúng ta sống sao chết vậy, lành lặn và đẩy đủ về thể xác lẫn tinh thần. Điều này đòi hỏi những nổ lực rất lớn mới có thể thay đổi được.

     
    Báo quản trị |  
  • #516069   30/03/2019

    Đúng như tên gọi của bài viết “cái chết phục vụ cho sự sống” Khi một người mất đi vì tai nạn hay do 1 yếu tố khác thì những bộ phận trong cơ thể của người đó vẫn có thể được tiếp tục hồi sinh trên cơ thể của người khác. Tuy nhiên, đối với các gia đình người đã mất, họ rất khó chấp nhận việc mất đi 1 bộ phận trên cơ thể của người đã mất vì quá đau lòng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #516125   30/03/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Hiến xác là một nghĩa cử nhân đạo. Bộ Luật dân sự 2015 cũng quy định cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác. Mặc dù điều kiện hiến mô, hiến bộ phận cơ thể chỉ đặt ra là người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Tuy nhiên trên thực tế không phải ai cũng dám hiến mô, hiến bộ phận cơ thể. Hoặc có những người muốn được hiến xác nhưng lại gặp nhiều khó khăn để thực hiện, ví dụ như các tử tù.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #516143   30/03/2019

    giangthingochuong
    giangthingochuong
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2018
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2012
    Cảm ơn: 55
    Được cảm ơn 26 lần


    Nghĩ đến việc thân xác mình bị cắt ra từng khúc, các bộ phận được lấy đi, không còn nguyên vẹn thì có vẻ hơi ghê rợn nhưng việc hiến tặng các bộ phận cơ thể của mình để cứu sống những người khác, giúp người khác có một cơ hội được sống thì đó là một nghĩa cử cao đẹp, đáng được trân trọng.

     
    Báo quản trị |  
  • #516262   31/03/2019

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Thật sự theo mình thì vấn đề này không chỉ dựa vào những lý lẽ thực tế, tính thực dụng, duy vật của sự việc. Mà yếu tố tâm linh góp phần khá lớn vào vấn đề này.

    Quan niệm người qua đời còn được chôn thêm tiền, xe, nhà, điện thoại, sim các thứ thì việc mât đi 01 bộ phận cơ thể là một cái gì đó khá khó để chấp nhận 

     
    Báo quản trị |  
  • #517346   29/04/2019

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (916)
    Số điểm: 7760
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Hằng ngày trên thế giới có rất nhiều bệnh nhân đang phải đối mặt với cái chết, họ phải đấu tranh với bệnh tật. Do đó, hiến tặng mô, tạng, của người chết là một nghĩa cử cao đẹp, cần phát huy hơn nữa nghĩa cử cao đẹp này nhằm giúp đỡ những người khó khăn trong y học

     
    Báo quản trị |  
  • #517418   30/04/2019

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Việc lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết được thực hiện trong các trường hợp sau đây: 
     
    - Có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết; 
     
    - Có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết và đã được công bố là chết não theo quy định;
     
    - Trường hợp không có thẻ hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết thì việc lấy phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó.
     
    Báo quản trị |  
  • #518047   12/05/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Việc hiến tạng và hiến cơ thể cho y học để cứu lấy nhiều sinh mạng khác thật ý nghĩa, thế giới này hằng ngày có hàng ngàn sinh mạng mất đi chỉ vì thiếu nội tạng, thiếu các bộ phận cơ thể. Việc mà mỗi người mất đi hiến tặng một phần cơ thể hoặc toàn bộ cơ thể cho đời mang lại sự sống cho hàng ngàn người khác có cơ hội để đc sống tiếp. Nghĩa cử này rất cao đẹp và khuyến khích

     
    Báo quản trị |  
  • #519497   30/05/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Việc hiến tạng, hiến bộ phận cơ thể sau khi mất được xem là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Nhưng ít người làm được vậy, hoặc giả dụ họ đồng ý hiến tặng thì người thân của họ cũng không chịu đồng ý. Bởi vì vấn đề này liên quan đến tâm linh nên khá là rắc rối và phức tạp. Dẫu biết, đó là hành động đẹp, cứu người nhưng ai có thể cam lòng để người ta mổ xẻ người thân mình ra? Vậy nên, việc này hãy khoan xét đoán. Và đã là sự hiến tặng cao đẹp, thì hãy để nó được trọn vẹn khi dựa trên sự tự nguyện chứ không phải là trách nhiệm như một số bạn nhận xét. Nhưng cũng hy vọng rằng, với lối suy nghĩ thông thoáng tích cực và nhân đạo, sẽ có nhiều người tự nguyện hiến thân mình sau khi mất để cứu sống nhiều người.

     
    Báo quản trị |  
  • #521970   28/06/2019

    Một mùa xuân mới nữa lại về, cây lá đâm chồi nảy lộc. Những người hiến tạng đã ra đi, nhưng trái tim của họ vẫn đập, lá phổi vẫn thở, thận vẫn hoạt động, hai giác mạc của họ ngày ngày vẫn ngắm nhìn cuộc sống. Sự sống của họ đang hiện hữu trong những con người khác. Họ hiến tạng là làm cho những cuộc đời khác được hồi sinh. Khi chết cũng phải làm người có ích.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #521975   28/06/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Hiến xác, hay hiến một bộ phận cơ thể người vẫn luôn được xem là hành động, là nghĩa cử cao đẹp, cần được lan truyền rộng rãi. Điều đó có nghĩa, khi một người ra đi, họ không hoàn toàn biến mất vĩnh viễn mà vẫn đang tồn tại, đem lại sự sống cho một người khác. Vẫn biết hành động ấy vô cùng ý nghĩa và cần thiết nhưng không phải ai cũng dũng cảm, sẵn sàng hiến xác hay cho đi bộ phận cơ thể của mình, hoặc chính người thân của họ cũng không nỡ để họ chết không toàn thây. Chúng ta cần có cái nhìn thoáng hơn, vị tha hơn để trao đi sự sống cho những người đang cần đến nó.

     
    Báo quản trị |  
  • #522003   28/06/2019

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Hiện nay, xu thế hiến bộ phận cơ thể mình sau khi chết đang dần phổ biến và tích cực đối với mọi người. Theo mình thấy việc hiến nội tạng, bộ phận cơ thể mình sau khi chết là việc làm hết sức nhân văn và cao thượng. Một sinh mạng không may mất đi nhưng đem sự sống, ánh áng đến cho nhiều người nhận được phần cơ thể của người đó. Và những bộ phẫn ấy vẫn còn sống và sống khỏe mạnh ở một cơ thể khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #522070   29/06/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Việc khi mỗi cá nhân chết đi tự nguyện hiến tạng hay một vài bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể cho y học là nghĩa cử cao đẹp với đời, tất nhiên rằng rất ít người mới làm điều này. Vì trong suy nghĩ của mỗi cá nhân rằng khi sống ta đầy đủ mọi thứ thì khi chết cũng phải có đầy đủ bộ phận, không thể thiếu được vì sợ sang kiếp sau sẽ thiếu các bộ phận đó, nó duy cho cùng chỉ là yếu tố tâm linh con người đưa ra. Nhưng hành động hiến tạng vẫn là một điều đáng quý và trân trọng trong cuộc sống

     
    Báo quản trị |  
  • #522116   29/06/2019

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 135 lần


    Chết thì là hết rồi, theo bản thân  mình nghĩ, chết không nhất thiết phải toàn thây, quan trọng nhất là mình sống một cuộc sống ý nghĩa để lại hình ảnh đẹp, sống mãi trong lòng mọi người. Nếu chết đi mà mình vẫn còn có ích cho người khác, vì mình người khác có thể sống tiếp thì không cần phải suy nghĩ gì nhiều

     

     
    Báo quản trị |  
  • #522160   29/06/2019

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Vấn đề này không phải là quá mới mẻ nhưng hiện nay ở Việt Nam, ý thức hiến tặng này chưa được mọi người biết đến và nếu có biết cũng không làm như vậy, vì Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng của mê tín dị đoan, nghĩ rằng vẫn còn thế giới bên kia, nếu hiến tặng rồi sang thế giới bên kia phải chịu khuyết tật.

     
    Báo quản trị |  
  • #522163   29/06/2019

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Vấn đề này không phải là quá mới mẻ nhưng hiện nay ở Việt Nam, ý thức hiến tặng này chưa được mọi người biết đến và nếu có biết cũng không làm như vậy, vì Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng của mê tín dị đoan, nghĩ rằng vẫn còn thế giới bên kia, nếu hiến tặng rồi sang thế giới bên kia phải chịu khuyết tật.

     
    Báo quản trị |  
  • #522280   30/06/2019

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Hiến tạng là một nghia cử cao đẹp và cần được tuyên truyền,nhân rộng trong đời sống hiện đại ngày nay vì biết đó là một hành động đẹp nhưng hiếm người thân, gia đình nào có thể hiểu rõ về nó và đủ can đảm để trao tặng một phần thân thể của người đã mất cho một người xa lạ khác.  

     
    Báo quản trị |