Cái chết phục vụ cho sự sống

Chủ đề   RSS   
  • #427773 15/06/2016

    Cái chết phục vụ cho sự sống

    Sinh lão bệnh tử - vòng tròn của một kiếp người mà không ai tránh khỏi. Sự sống và cái chết có thể coi là nỗi ám ảnh lớn nhất trong cuộc đời mỗi con người. Không nói về kiếp sau, ai cũng mong muốn mình có một cuộc sống tốt đẹp, làm những điều hạnh phúc trong kiếp sống này. Nhưng cái chết thì sao, chết có phải chăng là hết? Khi chết đi mình còn có thể mang lại giá trị, đó là " Cái chết phục vụ cho sự sống"

    Quy định về hiến, lấy xác lần đầu tiên được pháp luật thừa nhận trong Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989Việc thừa nhận quyền hiến mô, bộ phận cơ thể trong Bộ luật Dân sự 2005 đã gắn liền với việc thừa nhận và quy định các điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể. Điều 34, Bộ luật Dân sự 2005 ghi rõ “Cá nhân có quyền hiến bộ phận cơ thể của mình hoặc hiến xác sau khi chết vì mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học…” . Luật Hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác 2006 chính thức tạo nên hành lang hoàn thiện cho hoạt động cao cả này.

    Quyền Hiến bộ phận cơ thể của mình hoặc hiến xác sau khi chết là một quyền nhân thân quan trọng, mặc dù là quyền nhưng không phải ai muốn thực hiện cũng được. Có 03 điều kiện mà một cá nhân phải thỏa mãn:

    - Điều kiện về năng lực chủ thể: Phải là cá nhân từ đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Quy định của pháp luật rất rõ ràng, đủ 18 tuổi được xem như là độ tuổi đã trưởng thành về mặt nhận thức và tâm sinh lý. Quy định này có hơi khác về điều kiện hiến tinh trùng, người nam muốn hiến tinh trùng thì phải đủ 20 tuổi. Pháp luật cũng không quy định về độ tuổi tối đa để thực hiện quyền hiến bộ phận cơ thể hoặc hiến xác sau khi chết. 

    - Điều kiện về trình tự: Điều quan trọng nhất trong trình tự hiến, lấy xác đó là sự tự nguyện của cá nhân thực hiện. Quy trình đăng ký, thủ tục thì khá đơn giản. Cá nhân muốn hiến, lấy xác sau khi chết liên hệ Cơ sở y tế, mà thường là ngay tại các Trường đại học Y dược trong cả nước, điền vào mẫu đơn đăng ký tự nguyện hiến tặng thân xác và ký tên cùng 2 người làm chứng. Tuy nhiên, cá nhân thực hiện hiến bộ phần cơ thể của mình hoặc hiến xác sau khi chết phải thực hiện một quá trình kiểm tra sức khỏe đầy đủ. Quá trình kiểm tra sức khỏe này cũng khác nhau giữa hiến xác, bộ phận cơ thể người sau khi chết vào mục đích nghiên cứu khoa học và hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết vì mục đích chữa bệnh.

    - Điều kiện về sức khỏe: Đây là điều kiện để đảm bảo tránh những hậu quả đáng tiếc cho cả người hiến và người nhận, đặc biệt là hiến nội tạng, các bộ phận sử dụng trong cấy ghép cơ thể người. 

    "Mồ yên mả đẹp" quan niệm đã ăn sâu vào gốc rễ nhận thức của người Việt. Nhưng tại sao chúng ta không suy nghĩ theo hướng ngược lại, chúng ta hay ai đó là người chúng ta quen biết đang chết dần với một trái tim hay quả thận ốm yếu, chúng ta mong chờ nhưng thế nào khi tìm những con người hiến tặng. Vậy tại sao chính chúng ta lại không phải là con người ấy. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, trung bình với 1 cơ thể hiến tặng như vậy, y học có thể cứu chữa được cho 50 con người còn sống khác. Tim, gan, phổi, da hay võng mạc...Tất cả đều có ý nghĩa. Xác thịt rồi sẽ trở về với cát bụi, tại sao không để chúng cống hiến thêm 2 hay 3 năm nữa...

    Tham khảo: Thông tin pháp luật dân sự; Luật Dương Gia.  Truy cập ngày 15/06/2016

    Cập nhật bởi NguyenKhanhHuyen1909 ngày 15/06/2016 07:53:37 SA
     
    12903 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #427780   15/06/2016

    truongnguyenthach1994
    truongnguyenthach1994
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/08/2015
    Tổng số bài viết (140)
    Số điểm: 2071
    Cảm ơn: 53
    Được cảm ơn 190 lần


    Vấn đề này cũng tương tự như một bài viết mình từng viết cách đây không lâu, đứng trên suy nghĩ cá nhân, nếu sau này mình có chết nếu trên cơ thể mình còn bộ phận nào có thể dùng được thì mình cũng hiến cho người khác, chứ để thối rữa ra để làm gì, chí ít khi chết đi mình vẫn còn làm được điều có ích. Nhưng vấn đề cốt lõi, người nhà của chúng ta có để điều đó xảy ra hay không mới là điều quan trọng, vướng mắc chỗ này cũng là vướng mắc lớn nhất cần tháo gỡ.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn truongnguyenthach1994 vì bài viết hữu ích
    NguyenKhanhHuyen1909 (15/06/2016) thuongkp2708 (06/03/2018)
  • #427831   15/06/2016

    Cảm ơn bạn truongnguyenthach1994 vì ý kiến. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp người nhà không đồng ý cho bệnh viện lấy xác người hiến, mà đa số trong các vụ như vậy, phía bệnh viện phải thuyết phục, dùng tình là chủ yếu chứ không dùng lý dc. Người nhà mà gay gắt quá thì cũng thôi. Thế mới thấy tâm lý mồ mả của mình còn nặng lắm. Cảm nghĩ để người ta mổ xẻ cũng thấy sợ, thôi thì chết rồi còn sợ đau gì nữa haha 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenKhanhHuyen1909 vì bài viết hữu ích
    thuongkp2708 (06/03/2018)
  • #427869   15/06/2016

    toanlong123
    toanlong123
    Top 500
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/07/2015
    Tổng số bài viết (132)
    Số điểm: 860
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 37 lần


    Đúng là tâm lý mồ mả của mình còn rất nặng nề, không chỉ là mổ sẻ thấy sợ mà còn tâm linh mới nặng. nếu sau này khi chết được làm điều gì đó ý nghĩa cho đời em cũng sẽ làm.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn toanlong123 vì bài viết hữu ích
    NguyenKhanhHuyen1909 (15/06/2016) thuongkp2708 (06/03/2018)
  • #427878   15/06/2016

    taimaylanhtrieuan
    taimaylanhtrieuan

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/06/2016
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 2 lần


    Cám ơn thông tin cực hữu ích của bạn nhé ! 

    Phân phối May lanh LG giá rẻ nhất HCM. LH 0901.4321.83

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn taimaylanhtrieuan vì bài viết hữu ích
    NguyenKhanhHuyen1909 (15/06/2016) thuongkp2708 (06/03/2018)
  • #427908   15/06/2016

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 180 lần


    Mình thực sự rất thích bài viết này của bạn. Con người ta chết đi rồi thì thân xác cũng chỉ đi theo bụi, đất. Vậy tại sao lại không dùng nó để giúp đỡ cho những người cần giúp đỡ mà mình có thể giúp.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trantomy vì bài viết hữu ích
    thuongkp2708 (06/03/2018)
  • #427913   15/06/2016

    Mình cũng rất ủng hộ quan điểm này. Hằng ngày trên thế giới có rất nhiều bệnh nhân đang phải đối mặt với cái chết. Họ mòn mỏi trông chờ tia hi vọng có thể có người nào đó cứu vớt họ. Vì vậy, nếu một người đã chết mà còn thể dùng cơ thể của mình để cứu thêm nhiều người nữa thì điều đó thật ý nghĩa. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenThuy2011qn vì bài viết hữu ích
    thuongkp2708 (06/03/2018)
  • #485945   28/02/2018

    Mình ủng hộ quan điểm khi chết nên hiến xác cho y học, vì ít nhất sau khi chết thân xác còn giúp ích được cho nền y học nước nhà, trở thành một cái chết có ý nghĩa. Giúp ích được cho nhiều người người đang sống mắc bệnh hiểm nghèo.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Kimtam1912 vì bài viết hữu ích
    thuongkp2708 (06/03/2018)
  • #485971   28/02/2018

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 143 lần


    Theo lẽ thường, việc yêu quý xác thân khi sống cũng như lúc chết là tập nghiệp sâu dày của con người. Bên cạnh đó, quan niệm khi chết cần phải lành lặn, đầy đủ các cơ phận nên người Việt cũng rất ái ngại khi có mổ xẻ, hiến tạng, mất một phần thân xác. Việc hiến tặng nội tạng, thân xác sau khi chết cũng đồng nghĩa với việc dành tặng cơ hội sống cho hàng chục, thậm chí là hàng trăm người khác. Mong rằng trong tương lai mọi người sẽ ủng hộ phong trào hiến tặng nội tạng, mô sống và thân xác để có thêm nhiều người nữa được cứu sống hơn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuylinh2311 vì bài viết hữu ích
    thuongkp2708 (06/03/2018)
  • #485977   28/02/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Hiện nay ngành y học của Việt Nam nói riêng, khu vực và thế giới nói chung nên quan tâm đến vấn đề: “Hiến xác nhân đạo”, “hiến bộ phận cơ thể người”, Hiến mô tạng, hiến máu nhân đạo… để nghiên cứu phục vụ y học hơn nữa. Có rất nhiều lý do để có thể khẳng định vấn đề này là đúng, đặc biệt quan trọng và cần thiết trong xã hội “hiện đại” ngày nay. Hiện nay rất cần đến việc “Hiến xác nhân đạo”, “hiến bộ phận cơ thể người”, hiến mô tạng…để thức đẩy cho việc khám chữa bệnh, thức đảy ngành y học phát triển. Và đây cũng được xem là hành động cao đẹp nhằm giúp đỡ những bệnh nhân cần được cấy ghép các bộ phận để tiếp tục sống, chúng ta cần phát huy hơn nữa nghĩa cử cao đẹp này nhằm giúp đỡ những người khó khăn trong y học.

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tieukhanh95 vì bài viết hữu ích
    thuongkp2708 (06/03/2018)
  • #486006   28/02/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Theo quan điểm của mình thì hành động hiến tạng là một cử chỉ đẹp mà mọi người nên làm theo. Quan niệm đất nước chúng ta thường cho rằng "chết phải toàn thây" thì mới siêu thoát. Tuy nhiên, việc mình chết đi mà đem lại sự sống cho nhiều người thì hành động đó nên đáng trân trọng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MewBumm vì bài viết hữu ích
    thuongkp2708 (06/03/2018)
  • #486423   06/03/2018

    Việc hiến nội tạng cho người bệnh hoặc hiến xác cho y học là tinh thần nhân đạo và tiến bộ bởi thời trươc bà hay nói, chết cho mồ yên mả đẹp, nhưng việc đó đồng thời đánh mất một cơ hội lành bệnh của 1 người bệnh khác.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn richphan234 vì bài viết hữu ích
    thuongkp2708 (06/03/2018)
  • #486431   06/03/2018

    Mới đây mình đọc báo có thấy trường hợp bé Hải An hiến mắt của mình để đem lại ánh sáng cho 2 người khác với một nghĩa tử rất cao đep. Mặc dù em còn nhỏ nhưng em cũng đem cái chết của mình để phục vụ cho sự sống của những người khác. Đúng là một nghĩa tử cao đẹp.

     
    Báo quản trị |  
  • #486447   06/03/2018

    xuanvu100494
    xuanvu100494

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/02/2018
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Khi mất đi nếu được hiến tặng 1 phần cơ thể nào đó của mình để đem lại sự sống hay làm người khác sống tốt hơn đó là 1 việc tốt đẹp. Đồng nghĩa với đó là một phần cơ thể của mình vẫn còn sống!

    Liên hệ xuanvu100494 - Chuyên bán ghế massage giá rẻ nhất thị trường

     
    Báo quản trị |  
  • #486469   06/03/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Mình đồng ý một cơ thể của chúng ta khi hiến tạng có thể giúp được sự sống cho nhiều người khác. Tuy nhiên, mình vẫn sợ một tiêu cực nhỏ, trường hợp hiến tạng nhưng mục đích nhân đạo của mình không được sử dung đúng như mình mong muốn, nó trở thành một món hàng để bán cho người có nhu cầu. Mặc dù mình biết nội tạng được bảo quản rất kĩ tuy nhiên vấn đề này không phải là không thể xảy ra.

     
    Báo quản trị |  
  • #486509   07/03/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Mình cũng đồng ý với ý kiến của bạn. Và theo mình đó là trách nhiệm của con người để đền đáp lại cho cuộc đời, không quan trọng bạn sống được bao lâu mà khi mình còn sống mình đã làm được gì cho bản thân, gia đình và xã hội đó mới là ý nghĩa đích thực của cuộc sống.

     
    Báo quản trị |  
  • #486532   07/03/2018

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Gần đây có câu chuyện của bé Hải An bị ung thư não nhưng đã có tâm nguyện hiến giác mạc. Đây hoàn toàn là ý thức từ bản thân em dù mới 7 tuổi. Con muốn khi con chết, cơ thể con vẫn có thể sống ở người khác. Tuy nhiên cần đảm bảo về sức khỏe nên các bộ phận khác không thể hiến.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #487075   14/03/2018

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Theo mình thì cũng cần có thời gian cho sự chuyển biến, thay đổi. Việc hiến một bộ phận cơ thể sau khi mình không còn sống nữa thực sự là một việc còn rất mới mẻ trong suy nghĩ của nhiều người. Do vậy để điều này trở thành một điều bình thường, một điều mà người khác sẽ suy nghĩ đến trước khi mất đi thì cần phải có thời gian

     
    Báo quản trị |  
  • #487091   14/03/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 347 lần


    Mình thấy việc hiến thân xác hay bộ phận thân thể cho người khác là nghĩa cử cao đẹp và đáng quý. Tuy nhiên thì việc tự nguyện hiến gặp khá nhiều trở ngại do quan niệm dân gian và con người ko muốn mất thứ gì đó sau khi mất, việc tự nguyện hiến rất ít gặp nhưng trong tương lại có lẽ việc này sẽ thay đổi khi tấm lòng của con người được mở rộng, thay đổi cách nghĩ ... để có thể giúp mọi người bệnh, người kém may mắn có lại được những niềm vui và thấy lại cuộc sống tốt đẹp

     
    Báo quản trị |  
  • #488526   31/03/2018

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Cám ơn bạn về thông tin hữu ích của bài viết, hiểu là hành động hiến xác, hiến tặng bộ phận cơ thể sau khi chết là một nghĩa cử cao đẹp, có ý nghĩa với khoa học và thậm chí là với người bệnh nhận được sự hiến tặng, tuy nhiên, đã gọi là hiến tặng, thì phải tuỳ thuộc vào quyết định của người tặng. 

     
    Báo quản trị |  
  • #488532   31/03/2018

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Được biết, tại Việt Nam hiện vẫn còn trên 16.000 người bệnh đang mòn mỏi chờ ghép tạng và hơn 6.000 người mù đang chờ ghép giác mạc. 
    Những bệnh nhân này đang hàng ngày, hàng giờ phải đấu tranh với bệnh tật, nhưng rất ít người trong số họ có cơ may được ghép tạng vì số người hiến quá khan hiếm. 
    Hi vọng rằng, với lời kêu gọi mọi người ủng hộ phong trào hiến tặng nội tạng, mô sống và thân xác này sẽ có nhiều người nữa được cứu sống hơn.

     

     
    Báo quản trị |