Bồi thường hoả hoạn

Chủ đề   RSS   
  • #260484 10/05/2013

    tuananh010193

    Sơ sinh

    Hậu Giang, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Bồi thường hoả hoạn

    Chào luật sư, tôi tên là Tuấn Anh. Nơi tôi sinh sống đã xảy ra hoả hoạn cách đây 1 tuần, lửa phát hoả từ cửa hàng của tôi vào lúc nửa đêm do sự cố chập điện và lây lan sang các hộ lân cận gây thiệt hại nặng về tài sản. Vụ hoả hoạn được biết là do sự cố chập điện, cửa hàng của tôi không có người ngủ giữ về đêm, tức gia đình tôi không trực tiếp hay gián tiếp gây ra sự cố. Nay các hộ lân cận khởi đơn khiếu kiện đòi gia đình tôi phải bồi thường thiệt hại. Xin luật sư cho biết gia đình tôi có phải bồi thường trong trường hợp này không? 

     
    7696 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #260508   10/05/2013

    lthuhang
    lthuhang
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1300
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 41 lần


    chào chú ạ!

    cháu xác định đây là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. theo khoản 1 Điều 604 Bộ luật dân sự 2005: "Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường". cụ thể trường hợp này là bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, do hệ thống tải điện là một nguồn nguy hiểm cao độ do pháp luật quy định: "Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định" (Khoản 1 Điều 623 BLDS 2005). chủ thể phải bồi thường là: " Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác" (khoản 2 Điều 623 BLDS). chú không giao cho người khác chiểm hữu sử dụng đồng thời giữa các bên cũng không có thỏa thuận nên chú phải bồi thường.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lthuhang vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (10/05/2013)
  • #260534   10/05/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Thân chào Thu Hằng!

    Trường hợp này ta cũng chưa thể vội khẳng định rằng nhà Tuấn Anh phải bồi thường. Bởi lẽ:

    Căn cứ khoản 1 điều 604 BLDS, thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại kể cả có lỗi hay không có lỗi.

    Tuy nhiên, căn cứ trường hợp trên thì chưa vội xác định chủ sở hữu có lỗi hay không có lỗi, mà cần phải xác minh rằng chủ sở hữu đã thực hiện đầy đủ các quy định oan toàn của hệ thống điện hay chưa, xác minh sự cố chập điện xảy ra có thể hoàn toàn do sự kiện bất khả kháng (do nguồn điện lên xuống bất thường, hay cường độ thất thường của hệ thống điện trong vùng làm cho các thiết bị an toàn tại ngôi nhà của Tuấn Anh là nơi hội tụ hậu quả. . .) 

    Thì trường hợp như đã phân tích, có thể Tuấn Anh không phải bồi thường.

     

    Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

    1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

    Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

    2. . .

    3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

    b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

    KD trao đổi quan điểm thêm, trân trong!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    lthuhang (11/05/2013)
  • #260824   12/05/2013

    lthuhang
    lthuhang
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1300
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 41 lần


    mình cũng đã suy nghĩ tới trường hợp bất khả kháng. cảm ơn Khắc Duy!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lthuhang vì bài viết hữu ích
    tuananh010193 (13/05/2013)