Bộ LĐTBXH hướng dẫn giải quyết tiền lương ngừng việc và lao động nữ sau khi sinh tăng ca

Chủ đề   RSS   
  • #607954 05/01/2024

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Bộ LĐTBXH hướng dẫn giải quyết tiền lương ngừng việc và lao động nữ sau khi sinh tăng ca

    Công văn 308/CV-PC năm 2022  tải về việc thông báo kết luận của Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Lê Văn Thanh thông báo kết luận về các nội dung trả lời một số câu hỏi về Bộ luật Lao động 2019.
     
    Theo đó, Bộ LĐTBXH hướng dẫn giải quyết tiền lương ngừng việc và lao động nữ sau khi sinh muốn làm thêm như sau:
     
     
    (1) Giải quyết trường hợp NLĐ tự ý bỏ việc liên tục trên 5 ngày
     
    Về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp người lao động (NLĐ) tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc liên tục trở lên
     
    Câu hỏi:
     
    “NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên” (điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019) thì có được coi là NLĐ đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật (Điều 39 Bộ luật Lao động 2019) không?
     
    Trong trường hợp NLĐ đã thông báo cho người sử dụng lao động (NSDLĐ) về việc chấm dứt HĐLĐ theo đúng thời hạn báo trước quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 nhưng trong khoảng thời gian từ ngày thông báo cho NSDLĐ đến ngày HĐLĐ chấm dứt theo thông báo, NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên thì có được coi là NLĐ đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật không?
     
    Hướng trả lời, hướng dẫn:
     
    - Để xác định hành vi của NLĐ là đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì NSDLĐ phải chứng minh ý chí chủ quan của NLĐ là muốn chấm dứt HĐLĐ và không muốn quay trở lại làm việc nữa.
     
    - Khi NSDLĐ chứng minh được NLĐ không có nhu cầu làm việc nữa và NLĐ đã tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên (kể cả trong khoảng thời gian từ ngày thông báo cho NSDLĐ đến ngày HĐLĐ chấm dứt theo thông báo) thì trường hợp này được coi là NLĐ đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.
     
    - Đối với các trường hợp khác thì không có cơ sở để khẳng định NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Trong trường hợp này, NSDLĐ có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 hoặc xử lý kỷ luật NLĐ theo quy định tại khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019.
     
    (2) Giải quyết về tiền lương NLĐ ngừng việc 
     
    Tại khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định tiền lương ngừng việc của NLĐ được thực hiện như sau:
     
    Câu hỏi:
     
    14 ngày ngừng việc theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 được tính là 14 ngày ngừng việc liên tục hay cộng dồn? Nếu là cộng dồn thì cộng dồn trong 01 tháng hay cộng dồn trong chuỗi các sự kiện hay cộng dồn theo chu kỳ trả lương?
     
    Hướng trả lời, hướng dẫn
     
    Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 xác định rõ 2 nội dung, đó là: ngừng việc phải gắn với lý do (sự cố điện, nước; thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm...) và ngừng việc 14 ngày. Điều luật không quy định rõ 14 ngày làm việc liên tục hay cộng dồn.
     
    Do việc ngừng việc phải được gắn với lý do/sự kiện cụ thể dẫn đến ngừng việc, nên 14 ngày ngừng việc cần được hiểu là 14 ngày ngừng việc liên tục theo từng sự kiện.
     
    (3) Hướng dẫn trường hợp lao động nữ được giảm giờ làm nhưng làm thêm giờ 
     
    Về làm thêm đối với lao động nữ trong thời gian được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày (khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019)
     
    Câu hỏi:
     
    Trong thời gian được giảm bót 01 giờ làm việc hằng ngày đối với lao động nữ (1) làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con (2) khi mang thai từ dưới tháng thứ 07 hoặc từ dưới tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì lao động nữ có được làm việc không và mức tiền được trả trong thời gian này là như thế nào?
     
    Hướng trả lời, hướng dẫn:
     
    - Khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 chỉ cấm 02 trường hợp không được sử dụng người lao động làm thêm giờ, BLLĐ không cấm làm thêm giờ trong các trường hợp nêu ở câu hỏi. Đồng thời, đây là quy định về quyền được nghỉ của người lao động. Do đó, NLĐ được phép thỏa thuận với NSDLĐ để làm việc trong thời gian được nghỉ đó.
     
    - Về mức tiền được trả trong thời gian làm việc của 01 giờ làm việc hằng ngày được giảm bớt: Để bảo đảm việc áp dụng chính sách đối với lao động nữ được thống nhất, trường hợp này cần được thực hiện tương tự như chính sách quy định tại khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019; điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Theo đó, trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được NSDLĐ đồng ý để NLĐ làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo HĐLĐ, NLĐ được trả thêm tiền lương theo công việc mà NLĐ đã làm trong thời gian được nghỉ.
     
    tải Công văn 308/CV-PC năm 2022 
     
    1008 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (03/02/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận