Bạn có tin các nhà "ngoại cảm" không?

Chủ đề   RSS   
  • #11101 16/01/2009

    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Bạn có tin các nhà "ngoại cảm" không?

    Ngay trong Càfê LawSoft có TV vừa đưa lên thông tin, rằng đã có 7000 hài cốt liệt sỹ tìm được nhờ phương pháp ngoại cảm. TV này đã cho đường link dẫn bạn đọc đến trang VNCHANEL. Net. Tại đó có bài:

    7.000 hài cốt liệt sĩ được phát hiện nhờ phương pháp ngoại cảm 

    Thông tin này vừa được thiếu tướng, tiến sĩ Nguyễn Chu Phác - trưởng bộ môn cận tâm lý, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật VN - đưa ra khi tiếp xúc với phóng viên TTXVN, nhân dịp cả nước chuẩn bị kỷ niệm 61 năm Ngày thương binh liệt sĩ (27-7).

    Theo tướng Chu Phác, đây không phải là kết quả riêng của Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người trong hơn mười năm qua, mà là công lao tập thể của rất nhiều nhà khoa học, nhà ngoại cảm, các thân nhân, cựu chiến binh... đối với những người đã khuất, đặc biệt là sự tri ân của đồng bào, chiến sĩ cả nước đối với các anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống giành độc lập tự do cho dân tộc.

    Mặc dù cơ sở khoa học của phương pháp tìm kiếm hài cốt này còn nhiều điều chưa lý giải được và phải tiếp tục nghiên cứu (có hơn 30% số hài cốt đã được truy tìm bị nhầm lẫn hoặc không tìm thấy sau khi được các nhà ngoại cảm chỉ dẫn) nhưng thực tiễn đã có hơn 7.000 hài cốt (chủ yếu là liệt sĩ) được phát hiện nhờ phương pháp này.

    Một trong những kết quả điển hình là bằng cách đối sánh các phương pháp ngoại cảm, cộng với sự hỗ trợ tư liệu của các cơ quan chức năng, những người bạn tù, các nhà sử học, tháng 10-2007 thành phố Hải Phòng đã tìm được hài cốt của liệt sĩ Hồ Ngọc Lân và nhà cách mạng xuất sắc của Đảng CSVN Nguyễn Đức Cảnh. Cuối tháng năm vừa qua, nhờ chỉ dẫn của các nhà ngoại cảm, hài cốt của liệt sĩ Đỗ Văn Nho - một chiến sĩ cùng trung đội với ông Chu Phác (trung đoàn 57, thuộc đại đoàn 304) đã hi sinh trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ - cũng được tìm thấy tại bản Noọng Nhai, xã Thanh Xương (Điện Biên).

    TTXVN"

    http://danluat.thuvienphapluat.vn/forums/default.aspx?ct=TVQD&id=3586

    7-000-hai-cot-liet-si-duoc-phat-hien-nho-phuong-phap-ngoai-cam.92853.html

    Tại đây không hề đăng thông tin về chủ trang web. Dưới bài viết trên ghi TTXVN nhưng có thực là TTXVN đăng bản tin trên hay không? Mà kể cả có đăng chăng nữa thì các bạn có tin vào các "nhà ngoại cảm" hay không, tin vào ông Chu Phác không?              


     
    48401 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang 1234>
Thảo luận
  • #11102   27/08/2008

    TOIXANH
    TOIXANH

    Sơ sinh

    Hà Tây, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2008
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào bạn!
    Việc tìm hài cốt thân nhân liệt sỹ ở Việt Nam do các nhà ngoại cảm thuộc Trung tâm nghiên cứu phát triển tiềm năng con người Việt Nam tiến hành thời gian qua có gì là lạ. Chắc bạn mới nghe lần đầu ha!!!
     
    Báo quản trị |  
  • #11103   28/08/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Tôi nghĩ, các "nhà ngoại cảm" cũng đều như ông Ba dưới đây mà thôi: 

    Đây là bài trên Báo Tiền Phong ngày 16/10/2006:

    Thứ Hai, 16/10/2006, 07:33

    "Nhà ngoại cảm" rởm ngụy tạo hài cốt liệt sĩ

    #3f3f3f; FONT-FAMILY: Arial">TP - Chiến tranh đã lùi xa sau hơn 30 năm, song biết bao nhiêu gia đình vẫn còn mang nặng trong lòng nỗi đau mất mát. Đặc biệt với những trường hợp chưa tìm được hài cốt của người thân thì nỗi đau dường như nhân lên và họ lại càng nóng lòng tìm kiếm hơn ai hết.

    Chính ông Nguyễn Đình Nhu một cán bộ về hưu ở phường Bắc Hà (thị xã Hà Tĩnh) và gia đình ông nằm trong trường hợp đó.

    Theo lời ông Nhu kể, ông có người em trai là liệt sỹ Nguyễn Hữu Điền – quê ở Kỳ Tây, Kỳ Anh, Hà Tĩnh, đi bộ đội và hy sinh năm 1968 tại chiến trường Quảng Trị. Từ đó đến nay, qua nhiều lần tìm kiếm, ông vẫn chưa tìm thấy mộ phần của em trai mình.

    May sao, qua bạn bè đang làm việc ở tỉnh giới thiệu, ông Nhu gặp hai “nhà ngoại cảm” là ông Đặng Xuân Ba, quê ở Xuân Trường, Nam Định, nghỉ hưu tại TP Đà Lạt và ông Nguyễn Đình Mai, cán bộ Hội CCB tỉnh Lâm Đồng, nhận lời tìm giúp mộ em trai ông.

    Vốn đã từng biết tiếng “hai nhà ngoại cảm” này qua dư luận và qua loạt bài phản ánh họ thành công trong việc tìm mộ anh hùng liệt sỹ Lê Xuân Phôi đăng trên một tờ báo lớn ở Trung ương, các gia đình bèn mời hai ông giúp đỡ và tổ chức thuê xe ô tô về huyện Hướng Hóa (Quảng Trị ) bắt đầu cuộc tìm kiếm.

    Cùng đi còn có ông Nguyễn Văn Tuệ (công tác ở Cty CP mía Lam Sơn  - Thanh Hóa) thân nhân của liệt sỹ Nguyễn Văn Tám và các ông Nguyễn Đình Thạch (cán bộ đội CSĐT Công an Kỳ Anh), Nguyễn Đình Lộc (cán bộ sở Thương mại – Du lịch Hà Tĩnh).

     Đến cơ quan quân sự huyện Hương Hóa ngày 17/9/2006, đoàn được các đồng chí trong ban chỉ huy sốt sắng giúp đỡ. Đơn vị cử cả thiếu tá Biền Văn Sự đi theo dẫn đường.

    Theo lời kể của ông Tuệ, ngày thứ nhất diễn ra khá suôn sẻ. Nhờ sự chỉ dẫn của “hai nhà ngoại cảm” đoàn đã tìm thấy “hai mộ” liệt sỹ qua hai lọ pê-ni-si-lin trong đó có các mảnh giấy viết họ tên, quê quán liệt sĩ, kèm theo một ít xương.

    Sự việc diễn ra quá nhanh chóng và đơn giản khiến thân nhân hai gia đình liệt sĩ đều tỏ ý nghi ngờ. Về phần mình, thiếu tá Biền Văn Sự cũng nhận thấy sự khác thường trong quá trình tìm kiếm và phát hiện ra hài cốt liệt sĩ của “hai nhà ngoại cảm” nên đề nghị ngừng đào và mời tất cả về cơ quan quân sự huyện để làm việc.

    Tại khách sạn Khe Sanh – nơi cả đoàn thuê nghỉ, Ban chỉ huy quân sự huyện Hương Hóa phối hợp cùng Công an huyện lập biên bản kiểm tra hành lý của hai ông Đặng Xuân Ba và Nguyễn Đình Mai.

    Qua kiểm tra, phát hiện ra họ cất dấu 6 lọ pê-ni-ci-lin, mỗi lọ có bọc ni-lông màu xanh, còn bên trong lọ đều có các mảnh giấy ghi tên người: Diễn, Hội Tước, Trung...

    Hành lý của hai “nhà ngoại cảm” chẳng có gì ngoài các thứ nói trên và 14 túi ni-lông màu trắng đựng những mẩu xương vụn màu đen và màu trắng bạc.

    Có 13 mẫu giấy trắng cỡ 2x4cm, trong đó có 3 mẫu ghi sẵn tên: Ninh Văn Quang, Nguyễn Hữu Điền, Lê Viết C. Theo ông Nhu, ông Tuệ, các lọ đựng giấy, túi đựng xương này rất giống với những thứ mà hai “nhà ngoại cảm” nhặt ra từ các hố mà họ bảo thân nhân liệt sĩ đào bới.

    Vụ việc đang được các cơ quan có trách nhiệm xem xét, làm sáng tỏ. Song căn cứ vào thực tế kiểm tra và các bản tường trình của các ông Nguyễn Văn Tuệ và Nguyễn Đình Nhu – nhân thân của hai liệt sĩ – cung cấp cho huyện đội và công an Hướng Hóa, có thể khẳng định đây là một vụ lừa đảo. 

    http://www.tienphong.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=63525&ChannelID=2  

    #e8eefa; WIDTH: 410.25pt" cellspacing="0" cellpadding="0" width="547" align="left" border="0">
    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 5.25pt; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 5.25pt; PADDING-BOTTOM: 5.25pt; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 410.25pt; PADDING-TOP: 5.25pt; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" width="547">

    Khởi tố, bắt tạm giam “nhà ngoại cảm” lừa đảo Đặng Xuân Ba

    11 giờ 30 trưa ngày 15/10, chúng tôi tìm đến 6 Hàm Nghi, thị xã Đông Hà (Quảng Trị) gặp Thượng tá Đỗ Xuân Hồng - Chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự huyện Hướng Hoá đang nghỉ ngày Chủ nhật cùng gia đình.

    Thượng tá Hồng kể vắn tắt: “ Việc tìm thấy các hài cốt liệt sĩ ở xã Húc ngày 18/9/2006 quá dễ dàng, đơn giản khiến lãnh đạo và Ban CHQS huyện Hướng Hoá nghi ngờ 2 “nhà ngoại cảm” Đặng Xuân Ba và Nguyễn Đình Mai.

    Tôi, với tư cách Chính trị viên đã chỉ đạo Thiếu tá Biền Văn Sự, cán bộ Ban CHQS huyện là người tham gia cùng đoàn phải cảnh giác, khôn khéo kịp thời phát hiện hành vi lừa đảo nếu có (...).

    Tại Nhà khách UBND huyện Hướng Hoá- nơi cả đoàn tìm hài cốt trú chân, Ban CHQS phối hợp với Công an huyện lập biên bản kiểm tra hành lý của 2 “nhà ngoại cảm” Ba và Mai thì phát hiện dấu hiệu lừa đảo khá rõ.

    Sau đó, 2 ông Ba và Mai bị Công an huyện ĐaKrông bắt tại xã Pa Nang (giáp với xã Húc của huyện Hướng Hoá).

    Chiều 15/10, trao đổi qua điện thoại với Tiền phong, Thượng tá Hồ Quang Thân - Trưởng Công an huyện và Trung tá Nguyễn Thành Đặng - Phó trưởng Công an huyện ĐaKrông cho biết: “ Ngày 26/9/2006, Công an huyện ĐaKrông đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đặng Xuân Ba với tội danh “lừa đảo”.

    Hiện bị can Ba đang bị giam tại Trại tạm giam CA huyện. Đây là 1 vụ án phức tạp, các nạn nhân bị “ nhà ngoại cảm” lừa với số lượng khá nhiều và “rải” khắp cả nước.

    Còn ông Nguyễn Đình Mai đã được trả tự do về Lâm Đồng vì ông chỉ là người được ông Ba...  rủ đi chơi”.

    Hữu Thành


     
    Báo quản trị |  
  • #11104   15/09/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Sáng nay tôi đã gặp "Nhà ngoại cảm"!

    Sáng nay tôi đã gặp "Nhà ngoại cảm"!
    Bà từng gửi đơn đến các cơ quan chức năng về 1 vụ việc khác mà tôi cho rằng bà đúng trong vụ việc đó, tôi muốn trực tiếp gặp bà để hỏi thêm 1 vài chi tiết. Rất nhiều lần gọi điện nhưng không gặp bà ở nhà. Qua 1 người quen của bà, tôi biết rằng bà đang được mọi người từ trong Nam ngoài Bắc suy tôn là nhà ngoại cảm đang nổi danh như cồn, do vậy bà rất bận!

    Sáng qua, Chủ nhật,  rằm Trung thu, tình cờ tôi gọi điện lần nữa và bà bắt máy. Bà cảm ơn tôi đã quan tâm đến vụ việc khiếu kiện của bà nhưng lại xin lỗi vì đang bận tiếp quá nhiều khách, không thể gặp tôi trong ngày. Bà hẹn tôi vào trưa hôm sau. Bà nói trước: Nhưng cũng chỉ gặp được chừng 15 phút vì đầu giờ chiều, bà phải sang Lào trong 1 chuyến tìm mộ liệt sỹ ở đó! Tôi hỏi: Trong đơn bà đã ghi rõ địa chỉ khu dân cư số..., phường... nhưng ở đây không có số nhà thì làm sao mà tìm được? Bà cười trong điện thoại: Cứ đến trụ sở UBND phường, hỏi bà N. - nhà ngoại cảm chuyên tìm mộ liệt sỹ thì mọi người ai cũng biết và tận tình chỉ đường cho!

    Quả đúng như bà nói, trưa nay, ngay tại trụ sở UBND phường, khi tôi hỏi đường, rất nhiều người tận tình chỉ cho tôi. Từ trụ sở UBND phường, còn phải đi vòng vèo qua nhiều lối quặt nhưng tại các ngã 3, ngã tư mọi người dân đều tận tình chỉ đường cho tôi như vậy. Tại một cửa hàng tạp hoá cuối cùng, khi tôi hỏi đường, bà chủ quán vui vẻ bảo tôi: "Cứ đi theo chị thanh niên này!" Tôi quay ra, một chị thanh niên chừng mười tám, đôi mươi tay cầm thẻ nhang tươi cười hỏi tôi: "Chú ở đâu mà cũng biết tìm đến đây?" Tôi đoán chừng, chị thanh niên này đang nhầm tôi cũng như chị ấy đến nhờ "Nhà ngoại cảm" để tìm mộ người thân. Tôi trả lời luôn: "Thì cũng nghe bạn bè giới thiệu thôi!" Rẽ vào cái ngõ nhỏ cây trái xum xuê, chị thanh niên nhắc tôi: "Chú tắt máy đi! Xuống xe đi bộ!" Nhìn lên, tôi thấy có 1 tấm biển khá lớn: "Dừng xe, tắt máy, đi bộ!" Chà, xem chừng chị thanh niên này rành "nội quy" do "nhà ngoại cảm" đưa ra quá! Tôi chấp hành tắp lự. Tôi lặng lẽ đi bộ theo sát cô gái.

    Tôi đã biết trước rằng "nhà ngoại cảm" này đã gần 50 nhưng chưa chồng. Do vậy, tôi khá bất ngờ vì thấy cả gian nhà trên khá rộng và gian điện thờ đều đầy ắp người. Tôi thấy cô gái đi cùng và một vài người nói năng tỏ vẻ sùng kính với 1 phụ nữ đang quay mặt vào phía điện thờ, do vậy, tôi đoán chừng người đó chính là "nhà ngoại cảm". Tôi không vội xưng danh vì một phần thấy "nhà ngoại cảm" đang bận, phần nữa, tôi cũng muốn lặng lẽ quan sát xem "nhà ngoại cảm" hành nghề ra sao...

    Thế nhưng, thật lạ, nhà ngoại cảm bất giác quay lại và nhìn thấy tôi (không biết là vô tình hay bà có giác quan thứ sáu?). Lại lạ hơn nữa, trong số khách đến nhờ tìm mộ có cả nam, cả nữ; có cả thanh niên lẫn nguời đứng tuổi nhưng dường như "nhà ngoại cảm" không nhầm tôi với các vị khách kia! Bà nói với tôi với giọng hết sức từ tốn: "Mời anh lên nhà trên!" 

    Sau khi trao đổi công việc của bà xong, bà mở bia mời tôi rồi nhận xét: Hôm qua, mới nghe qua giọng nói, tôi đã biết anh là người nhân hậu. Hôm nay gặp mặt, tôi càng thấy nhận xét từ hôm qua của tôi là đúng! Tôi cuời và trả lời: "Cảm giác của cô chưa chắc đâu! Tôi cũng đã nghe mọi người nói rằng cô là nhà ngoại cảm nhưng xin nói thực là tôi chúa ghét cái trò nhảm nhí này đấy!" Bà ta chỉ cười tỏ vẻ thương hại tôi hay sao ấy! Tôi nói thêm: Bản thân tôi cũng có người anh đang còn bỏ xác ở chiến trường, chưa biết cụ thể ở đâu. Do vậy, tôi đã để ý tìm hiểu về các nhà ngoại cảm nổi tiếng toàn quốc như Phan Thị Bích Hằng, như Nguyễn Văn Liên... và thấy tất cả chỉ là nhảm nhí!" Bà cười và bảo tôi: "Trong số những người khách đang có mặt tại nhà tôi hôm nay có cả những người đã được tôi giúp tìm được mộ người thân. Hôm nay họ đến để cảm ơn, nếu anh cần, tôi mời họ vào tiếp chuyện? Chục năm qua tôi đã tìm thành công hơn 300 hài cốt liệt sỹ..." Tôi trả lời: "Chưa cần gặp họ, tôi đã biết họ nói gì rồi! Họ tin cô chẳng qua là do yếu tố tâm lý mà thôi! Cô đã nghe chuyện ông nhà thơ Bùi Minh Quốc đã xúc động như thế nào khi "được" nhà ngoại cảm Đặng Xuân Ba giúp tìm được hài cốt vợ là liệt sỹ Xuân Quý chưa?"

    Nói đến đây, tôi chợt nhớ tôi cũng có hẹn, phải đi và chủ nhà cũng đã có lịch chuẩn bị bay sang Lào đầu giờ chiều, trong khi đó còn bao nhiêu khách vẫn đang chờ cô ở gian điện bên cạnh. Trước khi chia tay, cô chủ nhà còn vui vẻ hẹn tôi khi tôi thư thả thời gian, cô sẽ mời tôi đi thị sát trực tiếp một chuyến tìm hài cốt liệt sỹ...


     
    Báo quản trị |  
  • #11105   16/09/2008

    pH___1
    pH___1
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 2490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Khả năng này có thể là có

    Chào bạn PAC!
    Riêng tôi không hề tin vào dị đoan, nhưng tôi vẫn tin rằng có những khả năng của con người mà khoa học chưa thể khám phá hết được.
    Chúng ta, mỗi người vẫn có cảm giác, cho nên những nhà ngoại cảm thực thụ có giác quan này mạnh hơn những người thường.
    Bạn có từng có cảm giác là có người đến phía sau lưng bạn chưa?
    Bạn có cảm giác sở gay óc khi có ai đó đưa 1 con dao đến gần bạn mặc dù nó chưa chạm vào bạn chưa. Hoặc thể như bạn nhắm mắt lại và thử thế này nhé: Nhắm mắt, đưa một ngòn trỏ vào giữa trán thử xem, chắc chắn là có cảm giác đó bạn.
    Cho nên tóm lại là mình tin vẫn có những nhà ngoại cảm thực sự.
     
    Báo quản trị |  
  • #11106   23/09/2008

    ketoana2
    ketoana2
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2008
    Tổng số bài viết (206)
    Số điểm: 2113
    Cảm ơn: 40
    Được cảm ơn 14 lần


    Lại không chịu anhCương!

    Tại sao bạn lại không tin có nhà ngoại cảm?
    bạn có biết khả năng của con người rất tiềm ẩn không?
    bạn có tin giác quan thứ 6 không?
    Bạn có tin mông du không? bạn có nghe nói mộng du nhiều người có thể đi trên trần nhà không?
    Bạn có biết trên đời này vẫn còn rất nhiều cao nhân không? không nên vì những ngừoi giả mạo mà bôi nhọa những cao thủ chân chính chứ!
    Với lại, báo đăng cũng chưa chính xác, có bằng chứng nào nói họ là dõm không, chỉ là ta nói thôi, cái đó là tiềm ẩn làm sao thấy được mà biết tậht giả!

    *Đơn giản trắc nghiệm 1 câu thôi:
    Bạn và những ai nói rằng mình không tin dị đoan ( theo ta là dị đoan, chứ nước văn minh ngừơi ta xem là hợp pháp đó, thầy bói, tiên tri,... ngồi công khai ngoài phố đó,..)
    vậy tui đố bạn, ngũ 1 đêm ngoài nghĩa địa, hay những nơi âm u, nghe đồn có ma,...Nếu bạn dám ngũ , tui sẽ tin bạn không sợ ma --> không tin ma và phật!!
     
    Báo quản trị |  
  • #11107   23/09/2008

    haminhgiap
    haminhgiap
    Top 500
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:18/09/2008
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    RE: Sáng nay tôi đã gặp "Nhà ngoại cảm"!

    Bạn đang nói đến ai trong bài viết này? Người này có ở TP Hải Phòng không? Xin cho biết quý danh và địa chỉ!
    Thân!
     
    Báo quản trị |  
  • #11108   23/09/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Bạn ketoana2 à, bạn viết: "vậy tui đố bạn, ngũ 1 đêm ngoài nghĩa địa, hay những nơi âm u, nghe đồn có ma,...Nếu bạn dám ngũ , tui sẽ tin bạn không sợ ma --> không tin ma và phật!!"

    Bây giờ anh em mình đã lớn tuổi, chả có việc gì tự nhiên lại ra nghĩa địa ngủ 1 đêm, nghe nó kì kì... Còn bản thân tui, khi còn 16, 17 tuổi thì đã từng rồi bạn à. Chả là hồi đó mất điện liên miên. Mùa hè mà mất điện thì khó có thể yên giấc ở nhà. Gần nhà tôi cũng có cái nghĩa trang liệt sĩ, bên ngoài nghĩa trang là nghiã địa chung. Bọn trẻ choai choai chúng tôi thường ra ngủ trên các bệ cao của Đài tưởng niệm Liệt sĩ vì nó được xây rất cao trên một khu đất thoáng đãng nên rất mát mẻ. Bản thân tui chưa bao giờ thấy hiện tượng ma cọp chi cả.

    Lớn lên, vào bộ đội, có lần ở khu vực Biển Hồ - Pleicu, tui cũng đã từng một mình trong đêm (thay ca nhau cho người khác chợp mắt) canh xác đồng đội để chờ thời cơ đưa đi mai táng. Khi đó tui mới mười tám đôi mươi.
    Những người tin có ma, chẳng qua là "thần hồn nát thần tính" mà thôi! Mà nếu có ma thật thì tui cũng chả sợ vì tui sống thiện, người sống không thù oán gì tui thì hà cớ chi người chết phải thù tui?

    Trở lại vấn đề "ngoại cảm". Ngày nay phong trào "ngoại cảm" đua nhau nở rộ. Phải nói rằng những người hành nghề "ngoại cảm" này rất giỏi về khoa tâm lí. Họ rất tinh để phát hiện và đánh thẳng vào các điểm yếu của nhiều người khiến người ta tin ... sái cổ. Bạn đã tìm hiểu kĩ về các "nhà ngoại cảm" nổi tiếng ở VN chưa? 
     
    Báo quản trị |  
  • #11109   23/09/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    haminhgiap viết:
    Bạn đang nói đến ai trong bài viết này? Người này có ở TP Hải Phòng không? Xin cho biết quý danh và địa chỉ!
    Thân!


    Chào đồng hương! Tôi không nói tên, địa chỉ là bởi tôi không tin ba cái trò nhảm nhí này, nếu nói tên, địa chỉ hoá ra tôi đi ... quảng cáo cho cái việc nhảm nhí đó sao?

    Này bạn, bạn ở HP, bạn có đồng ý hôm nào anh em ta trực tiếp đến gặp, tìm hiểu thêm nhé, OK? Không xa lắm đâu!
     
    Báo quản trị |  
  • #11110   23/09/2008

    pH___1
    pH___1
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 2490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Trích dẫn:
    vậy tui đố bạn, ngũ 1 đêm ngoài nghĩa địa, hay những nơi âm u, nghe đồn có ma,...Nếu bạn dám ngũ , tui sẽ tin bạn không sợ ma --> không tin ma và phật!!

    Giống chuyện hài hước năm 2008 quá. Chứ cái trò ngủ ở nghĩa địa này tui bít hồi ọhc lớp 4 áh, heheheheh.
    Tại sao người ta lại gọi là giác quan thứ 6? Vậy giác quan thứ 6 là gì nhỉ? Không lẽ trong cuộc sống có ai chưa từng có linh cảm?
    Mà nói lại cho cùng thì trong những lúc ta chưa biết sự việc thế nào thì hay suy nghĩ, đoán già đoán non theo thực tế sự việc, nếu nó đúng thì... nếu nó sai thì chả ai biết.
    Giống như tui kể 1 câu chuyện lúc tui còn nhỏ như sau:
    Khi tui còn nhỏ khoảng 5-6 tuổi, bà ngoại tui hay nhờ tui nhổ tóc bạc, mà con nít thườnghay ham chơi, ngồi 1 hồi là ngứa tay ngứa chân đòi đi chơi, bà tui mới bảo: Mày nổ cho bà chẳng d bao lâu đâu, nay mai bà chết bây giờ.
    Hai hôm sau, bà trợt chân té và mất, tôi kể lại với dì, dì tôi bảo sao mày không nói với tao.
    Đấy thế đấy, người già thường hay nói những câu như thế trong lúc hờn dỗi, nếu sự việc xảy ra thì thế nào cũng là nói có điềm báo trước...
    Còn riêng về việc những nhà ngoại cảm tìm hài cốt liệt sĩ báo đài đã đăng tin thì đó là sự thật, khoa học khó mà lý giải nổi, còn các nhà ngoại cảm dỏm thì khỏi bản, cũng như thầy bói thế thôi, xem mặt mà bắt... Có lần bạn gái tui rủ đi coi bói, tui k tin, k chịu đi, rốt cuộc cũng fải đi, mà tui nói trước là tui k coi, bạn tui coi xong, tui nhất định k chịu, nhưng mà cũng thử xem bả coi thế nào mà bạn tui tin dữ vậy, tui vào phòng, một không khí âm u huyền bí, nhang trầm nồng nặc... thầy đang phán ngon lành, ngoài đu7òng có tiếng xe, thầy ngưng giọng, nghiêng người, làm gì các bạn biết không? nhìn vào cái lỗ khoét trên tường xem có fải công an vào bắt bà ta không, hahahahaha
    Tui hỏi, thầy coi cho người ta mà không coi được cho mình hay sao mà sợ công an vào bắt, sao mỗi sáng thầy không gieo quẻ xem vận mình thế nào để khỏi phải lo.
    Thầy bảo: Đúng thế đấy nam ạ, cái nghiệp này nó vậy đó, coi được cho người ta chứ không có coi được cho mình, và không được coi cho mình, tổ phạt chết. Với lại chủ yếu thầy làm thiện, để báo trước cho mọi người biết kiết hung mà giải nạn, chứ thầy mà ham tiền, coi cho mình thì thầy giàu lầu rồi.
    Ặc ặc, tui cười thầm muốn nổ ruột luôn.
    Các bạn có ai đi coi bói chưa? Nếu có đi, thấy thằng cha hay bà thầy bói nào nói xàm thì báo công an tóm sạch cho rồi.
     
    Báo quản trị |  
  • #11111   23/09/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Chết ở chỗ đó đó, pH___1 à! Bạn không tin bói toán nhưng bạn lại tin "nhà ngoại cảm! Chết ở chỗ là có 1 số người có trình độ cao như bạn hoặc một số giáo sư, TS; một số tướng tá cũng tin! Các "nhà ngoại cảm" đã chinh phục được họ bằng các ngón nghề nào đó rồi những người có trình độ cao kia tự nhiên đi làm quảng cáo không công cho các "nhà ngoại cảm". Bạn đã biết chuyện nhà thơ Bùi Minh Quốc tin sái cổ "nhà ngoại cảm" khi ông Quốc đi tìm hài cốt vợ mình chưa? Khi nào rảnh, tui kể bạn nghe!
     
    Báo quản trị |  
  • #11112   23/09/2008

    pH___1
    pH___1
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 2490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Tôi tin rằng có những điều khoa học chưa giải thích được

    Tôi chỉ tin vào những vấn đề có căn cứ, có cơ sở khoa học hẳn hoi, tôi đọc rất nhiều báo kiến thức ngày nay, tạp chí khoa học phổ thông...
    Và qua đó, tôi được biết rằng, có những khả năng của con người mà khoa học chưa giải thích được, không lẽ các báo chí danh tiếng: Tuổi Trẻ, Thanh Niên lại cổ súy cho những điều không có thật sao? Nếu không có nhà ngoại cảm, không có người tìm hài cốt liệt sĩ như thế thì tui thề không đọc các báo này nữa.
    Còn bạn nói việc hôm nào rãnh kể tui nghe, sẵn sàng thôi, cafe thật tâm sự vẫn vui sướng hơn, trao đổi trực tiếp hơn và nhiều hơn.
    thân chào bạn
     
    Báo quản trị |  
  • #11113   23/09/2008

    nguyenquan78
    nguyenquan78
    Top 500
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (142)
    Số điểm: 2879
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 13 lần


    Cũng khó tin

    Tôi cũng từng nghe có một cái đĩa VCD về khả năng của một nhà Ngoại cảm nữ, tôi nhớ không không nhầm tên là  H...ở tỉnh Ninh Bình thì phải, cái VCD này chỉ quay có mình bà trước MIC nói thao thao về khả năng mà không thấy quay người xem.
       Tiểu sử của bà này cũng khá đặc biệt là bị chó dại cắn, không hiểu sao khi nhập quan rồi bà sống lại và có khả năng ngoại cảm. Thật khó lý giải khi một người bị súc vật cắn không chết mà lại sinh ra khả năng dị biệt vậy? không thể tin được!
        Trong tương lai liệu các nhà khoa học sẽ chứng minh hiện tượng này là thật hay giả? chứ hiện tại thì không thiếu Bác ngoại cảm lợi dụng lòng tin của các gia đình có thân nhân hi sinh trong chiến tranh để trục lợi.
     
    Báo quản trị |  
  • #11114   23/09/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    pH___1 viết:
    Tôi chỉ tin vào những vấn đề có căn cứ, có cơ sở khoa học hẳn hoi, tôi đọc rất nhiều báo kiến thức ngày nay, tạp chí khoa học phổ thông...
    Và qua đó, tôi được biết rằng, có những khả năng của con người mà khoa học chưa giải thích được, không lẽ các báo chí danh tiếng: Tuổi Trẻ, Thanh Niên lại cổ súy cho những điều không có thật sao? Nếu không có nhà ngoại cảm, không có người tìm hài cốt liệt sĩ như thế thì tui thề không đọc các báo này nữa.
    Còn bạn nói việc hôm nào rãnh kể tui nghe, sẵn sàng thôi, cafe thật tâm sự vẫn vui sướng hơn, trao đổi trực tiếp hơn và nhiều hơn.
    thân chào bạn


    Đọc báo nhưng không nên tin 1000% những gì báo viết, trước khi bình tâm kiểm chứng từ các nguồn khác nữa, bạn à.
    Bạn biết nhà thơ Bùi Minh Quốc không?


    Nhà thơ Bùi Minh Quốc sinh ngày 3/10/1940, quê ở Mỹ Ðức, tỉnh Hà Tây. Ngay từ khi còn là học sinh trung học, ông đã sớm nổi tiếng ở miền Bắc với bài thơ Lên miền Tây. Bài thơ này đã được phổ biến rộng rãi và đưa vào chương trình giáo khoa phổ thông thời bấy giờ. Ông còn có bút danh là Dương Hương Ly.

    Cuộc đời của ông đã từng gắn liền với huyền thoại về sự hy sinh của văn nghệ sĩ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ. Thời ấy, ông đã cùng với vợ là nhà văn Dương Thị Xuân Quý gửi con gái đầu lòng mới 16 tháng để vào Nam chiến đấu và vợ ông đã hy sinh tại chiến trường miền Nam.

    Sau năm 1975, ông từng giữ các trách nhiệm Phó Chủ Tịch hội Văn Nghệ và Tông Biên Tập Tạp Chí Ðất Quảng tại Quảng Nam - Ðà Nẵng, rồi Chủ Tịch hội Văn Nghệ tỉnh Lâm Ðồng (1987)...

     Bài thơ Đất quê ta mênh mông với bút dang Dương Hương Ly Bùi Minh Quốc viết 1967 tai chiến trường Duy Xuyên, Quảng Nam. Được Ns Hoàng Hiệp phổ nhạc hồi đó. Nó vẫn còn được hát lên trong nhiều chương trình về Người Mẹ VN.

     
    Báo quản trị |  
  • #11115   23/09/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Đây là bài viết rất xúc động của chính Bùi Minh Quốc kể về cuộc trường chinh gần 20 năm tìm hài cốt vợ- nhà văn Xuân Quý. Đọc bài này, ta sẽ thấy ông Quốc đã cảm phục "nhà ngoại cảm" Đặng Xuân Ba như thế nào!

    1.                         #0000cc">Tiền Phong Online

    Thứ Bảy, 05/05/2007, 10:51

    Đi tìm di hài vợ tôi - những chuyện khó tin - Kỳ II

    #3f3f3f; FONT-FAMILY: Arial">TP - Không còn hy vọng gì tìm được Quý, tôi quyết định dựng ở chỗ cái giếng đất cũ đó một tấm bia tưởng niệm...

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0cm; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0cm; PADDING-BOTTOM: 0cm; BORDER-LEFT: #ece9d8; PADDING-TOP: 0cm; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent">

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0cm; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0cm; PADDING-BOTTOM: 0cm; BORDER-LEFT: #ece9d8; PADDING-TOP: 0cm; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent">

     Ông Đặng Xuân Ba bên hố tìm thấy hài cốt nhà văn liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý

    Kỳ II: Ông Đặng Xuân Ba, người chỉ đúng nơi Quý nằm

    >> Kỳ I: 17 năm và những cuộc tìm kiếm vô vọng

    Ra tới Đà Nẵng, việc đầu tiên là tôi gặp nhà điêu khắc Phạm Hồng, người bạn thời kháng chiến, nhờ anh phác sơ trên giấy một tấm bia tưởng niệm dự định sẽ dựng bằng đá Ngũ Hành Sơn cỡ nho nhỏ phù hợp với số tiền mà bố con tôi có.

    - Phác thảo thì dễ thôi, để làm sau, mà có lẽ cũng chả cần, bây giờ đi tìm đá trước đã.

    Phạm Hồng lấy xe máy chở tôi qua bên kia sông Hàn vào Hoà Hải, nơi có làng đá Non Nước nổi tiếng. Vòng đi vòng lại vài lần, bỗng Phạm Hồng ghé vào dừng xe trước một cửa hàng lớn có cái bảng hiệu rất độc đáo NGUYỄN VIỆT MINH, quay lại vỗ vai tôi:

    - Chu cha, nhìn này, cái khối đá …

    Chếch bên mép cửa hàng, trên nền cát lề đường, một khối đá trắng đặt nằm có dáng tự nhiên rất đẹp, hình trụ, một đầu to thon dần về phía đầu nhỏ, vừa nhìn đã thấy mê. Mê, nhưng ngại. Vì nó quá lớn, đường kính đáy phải đến trên nửa mét, dựng lên thì cao phải đến trên 2 mét. Tôi thì thầm:

    - Thích quá, nhưng làm sao mình mua nổi.

    - Thì cứ hỏi giá thử coi.

    Chúng tôi bước vào cửa hàng, gặp ngay ông chủ ra tiếp. Ông có gương mặt phúc hậu, đượm chút phong trần, trạc tuổi ang áng cũng ngang tôi với Phạm Hồng. Ông cho biết khối đá ấy giá 2 triệu rưởi. Tôi và Phạm Hồng im lặng nhìn nhau.

    Phạm Hồng thăm dò: Có bớt được không? Ông chủ bảo không bớt được và giải thích rằng toàn bộ khu vực Ngũ Hành Sơn đã bị cấm khai thác đá, khối đá kia là ông mua từ Thanh Hoá chở vào định sẽ xẻ ra làm tượng nhỏ.

    Tôi ghé tai Hồng bảo khẽ: Ông ấy có bớt chắc cùng lắm cũng chỉ vài trăm ngàn, mà chừng đó thì mình cũng chẳng mua nổi.

    Hồng bảo, ừ, nhưng mà nó đẹp quá, đúng với mong muốn của mình quá, chỉ cần để nguyên thế thuê thợ khắc văn bia vào, đích thân Hồng sẽ chạm phù điêu chân dung Quý bên trên văn bia rồi dựng lên là được một bia tưởng niệm đẹp và độc đáo hết ý.

    Quả thật sau cái phút nhìn thấy khối đá kia hai chúng tôi như bị hớp hồn, không còn thấy một khối đá nào hấp dẫn nổi mình. Hồng lại gạ bớt. Ông chủ bảo bớt cho hai trăm ngàn, và hỏi mua để làm gì?

    Trong lúc tôi đang thầm tính đến việc sẽ đề nghị Nhà xuất bản Đà Nẵng tái bản tác phẩm của Quý và ứng trước nhuận bút để bù đắp vào khoản thiếu hụt thì Hồng giới thiệu về tôi với ông chủ, về sự hy sinh của Quý và hoàn cảnh của tôi hiện nay. Nghe xong ông chủ bảo bớt hẳn 5 trăm ngàn, chỉ lấy tròn 2 triệu…

    Từ đấy hàng năm tôi đều cố thu xếp mọi việc ở Đà Lạt để về đây một hai lần. Lòng tôi vẫn mơ màng Quý cũng nằm quanh quất đâu đây thôi. Tôi gặp làm việc với UBND xã Hoà Phước xin dỡ bỏ ngôi mộ tượng trưng tại NTLS đằng ấy.

    Nhân tiện xin kể thêm, suốt thời gian dựng bia, hễ cứ nghe anh em mách bảo ở đâu có “thầy” là tôi lại tranh thủ tìm đến. Chẳng hạn một buổi tối tôi được dẫn sang Duy Vinh, xã liền kề Duy Thành. Trong ngôi nhà tôn nền đất trống trải, lạnh lẽo và tối om, thấy một ông “thầy” còn trẻ cùng người “phụ tá” ngồi cạnh chiếc bàn gỗ mộc có chiếc đèn dầu liu hiu.

    Sau mấy thủ tục đầu tiên (đặt một món tiền nhỏ vào cái đĩa và thắp nhang), thì ông “thầy” duỗi chân vặn mình ợ oẹ, liếc qua cũng thấy ngay là động tác giả, miệng xổ một tràng âm thanh quái dị ra điều là “hồn” đang “phán” đấy, vụng về đến mức tôi cố nén để khỏi phì cười.

    Gã “phụ tá” phiên dịch rằng “hồn” bảo nhà ngươi phải cúng một chiếc Dream đời mới thì “hồn” chỉ chỗ cho. Tôi ậm ừ gật gật làm bộ lắng nghe rồi vội cáo lui. Đại khái thế, cái tâm trạng khắc khoải thường trực đã cuốn tôi đến vài ba chỗ hắc ám như thế ở Duy Xuyên, Điện Bàn thời gian ấy.

    Mỗi lần về đây tôi được vợ chồng Võ Bắc cho biết, vào các ngày lễ, tết, cơ quan chính quyền, đoàn thanh niên, phụ  nữ, văn nghệ địa phương đều có đến đặt vòng hoa và thắp hương tưởng niệm Quý.

    Việc hương khói thường xuyên thì tuy không nghe kể nhưng tôi biết vợ chồng Bắc luôn chăm lo chu đáo. Đời sống nhà Bắc năm sau đều khá hơn năm trước, Bắc khoe thế. Và đặc biệt, sau ba đứa con gái đầu, năm 1999 vợ Bắc bỗng sinh thêm được thằng con trai…

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0cm; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0cm; PADDING-BOTTOM: 0cm; BORDER-LEFT: #ece9d8; PADDING-TOP: 0cm; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent">

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0cm; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0cm; PADDING-BOTTOM: 0cm; BORDER-LEFT: #ece9d8; PADDING-TOP: 0cm; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent">

    Chiếc cặp tóc tìm thấy cùng với hài cốt nhà văn Dương Thị Xuân Quý

    Tôi ở lại Thi Thại thêm mấy ngày và tìm gặp anh Ba Lữ (Võ Thế Lữ), nguyên xã đội trưởng xã Xuyên Tân (Duy Thành) vào thời gian Quý hy sinh. Tôi gặp anh vì một việc khác, không ngờ lại nhận được một thông tin rất giá trị.

    Anh Ba Lữ kể, anh là người đầu tiên dẫn anh em du kích vào thôn 2 (Thi Thại) ngay sau khi bọn Nam Triều Tiên rút đi. Trước đó anh đã được nghe anh em báo cáo khu vực Thi Thại có hai người hy sinh là chị Quý nhà báo và ông Hiểu cán bộ thôn.

    Ông Hiểu thì tìm được ngay nhờ thấy một nấm đất đắp sơ sài trên có cắm cây thập giá buộc bằng que tre, còn chị Quý thì không thấy đâu, nhưng gặp một chỗ ruồi bu rất nhiều liền tổ chức đào bới mà cũng chẳng thấy gì ngoài những cành tre gộc tre chồng chất rối bời.

    Chi tiết này thật mới đối với tôi, hồi giờ chưa từng nghe ai nói. Tôi vội chở anh Ba Lữ tới thực địa nhờ anh chỉ cho cái chỗ đặc biệt đáng chú ý ấy, và nhờ Bắc, Chính đào ngay.

    Không đầy 30 phút sau, ở độ sâu chừng 60-70cm, dưới lòng một giao thông hào đã bị lấp, tôi tìm thấy một tấm dù hoa màu cỏ úa. Chỗ ấy chỉ cách vị trí dựng bia tưởng niệm (giếng đất cũ) hơn 5m.

    Chị Nguyễn Thị Một, nay là Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Nam, là người sống cùng những ngày cuối của Quý, do đi công tác trước trận càn nên thoát được, đã xác nhận “đó chính là tấm dù chị Quý đã dùng”.

    ***

    Sau những lần tìm kiếm vô vọng từ năm 1983 đến năm 2000, cuối cùng mới có cơ duyên cho tôi gặp được đúng người cần gặp, đó là anh.

    Đầu năm 2006 anh Nguyễn Trung An một lần đến nhà tôi, bảo:

    - Ông Quốc à, có việc rất quan trọng tôi cần nói với ông…

    Anh Nguyễn Trung An hơn tôi gần chục tuổi, trung tá cựu chiến binh, nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội Văn nghệ Lâm Đồng, chúng tôi là đôi bạn vong niên thường qua lại nhà nhau chuyện trò về văn chương, thế sự. Nghe anh nói vậy với một giọng thì thầm hơi có vẻ bí mật, tôi hồi hộp chờ đợi.

    - Ông Quốc có nhớ ông Ba, bố vợ thằng Dũ không ?

    - Nhớ…

    - Ông Ba thế mà có khả năng đặc biệt lắm đấy, ổng đã tìm được nhiều mộ liệt sĩ bị thất lạc, nhưng rất kín tiếng không cho đưa tin. Ông Ba có ngỏ ý riêng với tôi rằng muốn giúp anh Quốc tìm chị Quý, nhờ tôi nhắn: Khi nào anh Quốc sắp xếp được thời gian về Quảng Nam thì cho biết để ông ấy cùng đi.

    - Vậy à? Hiện nay anh Ba đang ở đâu?

    - Ông bà ấy đã chuyển về Sài Gòn lâu rồi, có nhà dưới ấy rồi, nhưng riêng ông Ba vẫn thuê một căn phòng trong khu tập thể cơ quan ở Đà Lạt đây, bên phường 10, để làm trạm liên lạc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, bữa nào ông thong thả tôi đưa sang ổng chơi.

    - Dạ, dạ… tôi còn bận ít ngày, để bữa nào rảnh tôi sẽ điện sang anh.

    Khoảng mươi hôm sau, một buổi tối, anh An dẫn tôi tới nhà anh Ba. Tôi quen anh Ba từ ngót hai chục năm trước. Ấy là do con rể anh, nhà báo Lưu Hữu Nhi Dũ, lúc ấy vừa tốt nghiệp đại học về làm ở cơ quan tôi, Hội Văn nghệ Lâm Đồng.

    Từ khi vợ chồng Dũ chuyển xuống Sài Gòn tôi ít có dịp gặp lại, và anh Ba thì hoàn toàn không gặp nữa từ sau một lần Dũ đưa tôi sang uống rượu với anh bên khu tập thể của nhà nghỉ Công đoàn tỉnh, nơi anh đang công tác sau khi chuyển ngành từ quân đội ra.

    Tối hôm đó gặp lại anh Ba tôi mới được biết tên họ đầy đủ của anh là Đặng Xuân Ba. Anh kể, anh người họ Đặng Xuân ở Nam Định, ông nội vào làm quan ở Điện Bàn thời triều Nguyễn, cha lấy vợ Quảng Ngãi, định cư ở Quảng Nam, anh tham gia bộ đội đánh Pháp tại đây rồi tập kết ra Bắc.

    Năm 1965 lại đi B, thuộc một đơn vị thông tin của Bộ Tổng hoạt động trên chiến trường Tây Nguyên. Anh cũng kể, vợ anh, chị Dương Thị Tuyết Minh với Dương Thị Xuân Quý vợ tôi có thời gian cùng học phổ thông cấp 2 ở Hà Nội, vẫn nhớ và hay nhắc lần Quý lên Thái Nguyên công tác đã đến đơn vị thăm Minh khi chị đang trong quân ngũ.

    Chúng tôi bàn việc đi tìm Quý.Tôi kể lại vắn tắt về các lần tìm kiếm trước đây. Tôi cũng không giấu việc các chị ruột của Quý đã đến gặp cô Phan Thị Bích Hằng để “gọi hồn”, được nghe lời Quý qua cô Hằng bảo đừng tìm nữa, từ đó tôi và gia đình quyết định ngừng tìm kiếm.

    Anh Ba yên lặng một lát rồi hỏi tôi về mọi chi tiết trong những giây phút cuối của Quý. Tôi kể lại tất cả những gì tôi đã được nghe từ Mười và Hải.

    Tôi cùng anh Ba xem lại công việc của mỗi người để có thể chắt ra một quãng thời gian hợp nhau cùng về Quảng Nam. Lịch công việc của anh Ba rất sít sao, dày đặc lời hẹn với các gia đình liệt sĩ trên nhiều vùng đất nước. Thế rồi sau mấy lần nữa liên lạc qua điện thoại, chúng tôi thống nhất sẽ lên đường ngày 1/8/2006.

    Anh Ba đi xe của vợ chồng anh Thanh, một gia đình liệt sĩ có người em vợ hy sinh ở khu vực đèo Mang Giang, tỉnh Gia Lai, và người anh ruột hy sinh ở một xã thuộc vùng tây Duy Xuyên. Cùng đi có anh Nguyễn Đình Mai, đại tá cựu chiến binh, nguyên thành đội trưởng thành đội Đà Lạt.

    Tôi bảo anh Ba cứ đi đèo Mang Giang trước (xuất phát lúc 4h sáng), tôi đi chuyến xe đò buổi chiều về thẳng Tam Kỳ, hẹn sẽ gặp nhau dưới đó sau khi anh đã xong việc ở Mang Giang rồi cùng ra Duy Xuyên.

    Tôi đổi xe lúc 7h tối ở Nha Trang, xe chạy suốt đêm  và thả tôi xuống Tam Kỳ lúc 6h30 sáng ngày 2/8/2006, thuê xe ôm về trụ sở Hội Văn nghệ Quảng Nam ở nhờ.

    Tôi thổ lộ với anh Nguyễn Bá Thâm - Phó Chủ tịch thường trực Hội, mục đích của chuyến về lại Đất Quảng lần này, và chuyện này tôi cũng chỉ nói riêng với Thâm, trong gia đình tôi cũng chỉ nói riêng với Thục, vợ tôi, trước khi đi, ngoài ra không ai biết cả, bởi trong lòng hầu như không còn hy vọng, nói ra lại khiến mọi người trông chờ phấp phỏng, điều mà tôi không muốn.

    Tối 2/8, tôi gọi điện cho anh Ba. Anh báo tin: Đã tìm được hài cốt liệt sĩ ở Mang Giang, ngày mai sẽ đi theo đường Ngọc Hồi (Kontum) ra Phước Sơn rồi xuống Tam Kỳ.

    Chúng tôi hẹn sẽ gặp nhau ở Tam Kỳ vào ngày mai. Sáng 3/8, tôi thầm tính: Anh Ba đi từ Mang Giang vòng ra Phước Sơn, chắc cũng phải trưa hoặc đầu buổi chiều mới tới Tam Kỳ.

    Tính vậy, bèn mượn Nguyễn Bá Thâm chiếc xe máy phóng ra Duy Thành (Duy Xuyên) để thắp hương khấn Quý và nói chuyện trước với vợ chồng Võ Bắc, nhờ Bắc giúp thuê sẵn người chuẩn bị hôm sau (4/8) sẽ đào tìm. Tôi dự liệu việc đào tìm cũng phải vài ba ngày. Tính vậy nên đi người không, trưa sẽ trở lại có mặt ở Tam Kỳ để đón anh Ba.

    Nhưng sự việc diễn tiến vượt ngoài mọi dự liệu. Khoảng mười giờ kém, tôi nhận được điện thoại của anh Ba. Anh hỏi: Anh đang ở đâu? Tôi đang trên đường ra Duy Xuyên. Anh đang ở đâu? Chúng tôi đang đi trên đường số 1, đã gần tới Thăng Bình.

    Lúc ấy tôi đang dừng xe cách thị trấn Hà Lam huyện lỵ huyện Thăng Bình khoảng hơn 1km, bèn dặn ngay anh Ba: Vậy tôi chờ các anh ở bưu điện Thăng Bình ngay bên đường số 1 chỗ góc ngã tư Hà Lam rồi ta cùng ra Duy Xuyên.

    Mười lăm phút sau chúng tôi gặp nhau, tôi chỉ đường cho người lái xe rồi hướng dẫn ra Duy Xuyên, xuống thẳng Duy Thành. Xe đậu ngoài đường cái, gia đình anh Thanh cùng anh Mai ngồi lại trên xe, tôi chở anh Ba bằng xe máy vào thôn Thi Thại. Lúc ấy khoảng 10h30.

    Anh Ba đứng trước bia tưởng niệm Quý, đọc văn bia, nhìn quanh bốn phía xem xét địa hình, hỏi lại tôi một lần nữa các chi tiết diễn biến trước giây phút cuối của Quý trong đêm 8/3/1969, bảo tôi chỉ trên thực địa vị trí tìm thấy tấm dù, vị trí bờ tre và giao thông hào xưa kia như thế nào.

    Anh cũng hỏi Võ Bắc về địa hình mà Bắc thấy từ khi về ở trên khuôn viên này. Yên lặng một lát, anh Ba bảo: Tôi nghĩ là ở hướng này ! Anh khoát tay chỉ về hướng tây bắc, tính từ vị trí đứng quay mặt vào bia tưởng niệm (bia dựng quay về hướng bắc).

    Rồi anh đi về hướng anh vừa chỉ đó, qua cạnh giếng xây, gần bên cây rơm và chuồng bò, qua bụi chuối xuống vườn bắp, vòng qua vòng lại một chặp, trở về trước sân, bảo: Chiều, hai giờ mình làm.

    Tôi dặn Bắc thuê giúp người đào, anh Ba bảo: Không cần nhiều đâu, hai người thôi. Bắc nói: Vậy đã có cháu đây, kêu thêm một người nữa thôi. Anh Ba dặn mua ít trái cây, tôi nói Hảo vợ Bắc mua giùm luôn.

    Tôi đèo anh Ba trở ra đường cái chỗ xe đậu rồi cùng vợ chồng anh Thanh và cựu đại tá Mai lên một quán cơm trên đường số 1 ăn trưa. Ăn xong mới hơn 12 giờ.

    Thấy còn sớm, vợ chồng anh Thanh cũng nóng lòng muốn lên phía tây Duy Xuyên, nơi anh có người anh ruột hy sinh tháng 11/1967, trong giấy báo tử ghi là xã Xuyên Mỹ. Tôi hỏi anh chủ quán cơm: Xuyên Mỹ ngày xưa giờ gọi là Duy gì, thì được cho biết là Duy An.

    Trao đổi ý kiến một lát, vợ chồng anh Thanh nhất trí buổi chiều nay anh Ba tập trung tìm kiếm ở Thi Thại, và anh Ba quyết định vào việc sớm, không đợi đến 2 giờ. Chúng tôi trở lại Thi Thại lúc 12h30. Anh Ba đặt đĩa trái cây trước bia tưởng niệm, bảo tôi thắp hương khấn. Thắp xong ba nén hương, tôi khấn:

    “Quý ơi, hôm nay có anh Đặng Xuân Ba cùng về đây giúp anh cố tìm em một lần nữa, em linh thiêng hãy cho anh lần này được thấy em, nếu em cho thấy, thì xin cho âm dương”.

    Anh Ba hướng dẫn tôi cách cầm và gieo hai đồng tiền cổ trên chiếc đĩa sắt tráng men.Tôi gieo hai lần đều không được âm dương. Bỗng thấy một bàn tay đặt nhẹ trên vai trái, tôi ngoảnh sang, thì ra anh Mai, anh ghé tai tôi bảo nhỏ:  Ông quì xuống đã rồi hãy xin. Tôi quì xuống. Bao lâu nay khi cúng giỗ trong nhà hay mỗi lần về đây thắp hương tưởng niệm Quý, tôi chỉ đứng vái rồi cúi xuống cắm hương. Đây là lần đầu tiên tôi quì. Tôi gieo lần thứ ba. Hai đồng tiền hiện ra âm dương.

    Anh Ba dẫn tôi đi lên hướng tây bắc cách bia tưởng niệm khoảng 25m, cạnh một bụi chuối chỗ góc vườn bắp, bảo tôi thắp hương và gieo xin âm dương. Tôi gieo và được ngay âm dương.

    Anh Ba bảo tôi cắm hương chỗ đó, và anh lấy một que tre cắm làm mốc cách ba nén hương độ hơn gang tay. Xem đồng hồ, anh bảo: Bây giờ 1 giờ kém mười lăm, để 1 giờ mình đào. Chúng tôi vào nhà uống nước trò chuyện một lát đến 1 giờ thì trở ra vị trí ấy.

    Nhưng khi Võ Bắc và cháu Nam (gọi Bắc là cậu ruột) sắp động thổ thì anh Ba bảo khoan hãy đào. Anh đứng yên lặng một lát rồi bước đi khoảng hơn   2 m chếch về hướng tây bắc ra rìa bên ngoài vườn bắp và chỉ xuống chân: Đây, đào chỗ này!

    Anh bảo tôi đứng thay vào chỗ anh, chỉ tay xuống đất để anh chụp ảnh, rồi lấy xẻng chấn một khuôn hình chữ nhật 2m x 0,70m. Bắc và Nam bắt đầu đào. Ban đầu là lớp đất mượn. Khoảng hơn nửa tiếng sau, hết lớp đất mượn, ở độ sâu hơn 1m, Bắc đưa lên cho anh Ba một mẩu gì đó màu nâu hồng cỡ bằng ngón tay út: Hình như là xương chú ạ.

    Anh Ba cầm lấy, nhìn, và bảo: Đúng, xương.Anh đưa tôi coi. Tôi cầm lấy coi, chỉ biết vậy, chưa hiểu thế nào, khẽ hỏi anh Ba: “Sao lại màu nâu hồng anh nhỉ ?”. Anh bảo: “Ở trong đất lâu năm, nó màu như vậy”. Bắc và Nam vẫn tiếp tục đào. Độ hơn 5 phút sau, nhát xẻng của Bắc lật ra một vật gì sáng sáng.

    Bắc nhặt lên đưa anh Ba: Hình như cái kẹp tóc, chú à. Anh Ba cầm lấy coi, bảo: Đúng, cái kẹp tóc. Anh lau sạch đất bám trên mặt chiếc cặp bằng đuy-ra, thấy hiện ra hình ngôi sao ở chính giữa, hai bên là hình hoa mai nối tiếp hình trái tim.

    Anh gỡ lớp đất bám dày ở mặt sau, thấy lộ ra hai cọng giây thép đã rỉ, bên dưới là một lớp nhựa đệm màu nâu xỉn. Anh dùng ngón tay khơi nhẹ lớp nhựa đã mục, gãy một miếng nhỏ. Anh khơi tiếp. Gãy một miếng lớn hơn.Và…

    Trước mắt tôi, trên mặt sau chiếc cặp là hai chữ X Quý. Bên dưới là chữ EI. Anh Ba khều hết lớp nhựa, thấy hai chữ TẶNG CHỊ trước hai chữ X QUÝ.                           

    TẶNG CHỊ  X QUÝ 
    EI

    Anh Ba trao chiếc cặp tóc cho tôi. Tôi nhìn dòng chữ có thật đó trên tay mà ngỡ như mình đang trong chiêm bao. Tất cả đều khắc kiểu chữ in, riêng chữ x khắc kiểu chữ thường, như một cánh hoa. Khắc bằng cách dùng vật nhọn, một mũi dao găm chẳng hạn, ấn mạnh xuống từng chấm sâu nối nhau tạo thành chữ.Tôi nghĩ EI chắc là trung đoàn 1.

    Chắc một chiến sĩ nào đó của trung đoàn 1 (thuộc sư đoàn 2 Quân khu 5) đã tặng Quý (hôm sau tôi điện hỏi anh Nguyên Ngọc, được anh cho biết thời gian cuối 1968 đầu 1969, có các đơn vị của trung đoàn 1 đứng chân ở Thăng Bình, Quế Sơn, Duy Xuyên).  

    Điều không thể đã thành có thể. Tôi đã tìm thấy Quý.

    Mấy phút sau Bắc nhặt đưa lên hai chiếc khuy áo nhỏ xíu màu xanh lá cây, trên mặt khuy có chữ LEVIS. Rồi tiếp tục đưa lên các mẩu xương lớn hơn. Anh Ba chỉ cho tôi thấy, và bảo, như vậy là đầy đủ tứ chi và một mảnh xương sọ.

    Quả thật tôi đã tìm thấy Quý.

    Tôi nhìn đồng hồ: 13h50. Từ lúc động thổ đến lúc thấy, không đầy 50 phút. Khoảng gần 9h đêm 8/3/1969 Quý ngã xuống trên mảnh đất này. 2 giờ kém 10 chiều nay, 3/8/2006, sau 37 năm, tôi tìm thấy Quý. Không phải là ngày mai, 4/8, như tôi dự liệu, mà là hôm nay - 3/8/2006.

    8/3 - 3/8. Thật lạ, tôi thầm nghĩ.

    Lúc này tôi mới gọi điện báo tin cho gia đình, cho Nguyễn Bá Thâm, người luôn có mặt cùng tôi từ cuộc tìm kiếm đầu tiên năm 1983 tới nay. Thâm báo tin lại: Nửa tiếng nữa sẽ có mặt cùng anh chị em Đài truyền hình Quảng Nam và phóng viên Trung Việt của báo Tiền Phong.

    Anh Ba hốt hết đất chỗ Quý nằm có màu khác với đất chung quanh, chắc là đã thấm hết trong đó toàn bộ phần còn lại của di hài Quý, chuyển lên tấm vải liệm trắng, trải một lớp dày, đặt trên đó các mẩu xương theo vị  trí  thân thể, và liệm. Tôi đặt Quý vào chiếc tiểu sành mà cháu Chính (anh rể của Võ Bắc) mua giúp vừa kịp mang về đúng lúc.Tôi đắp cho Quý một lá cờ đỏ sao vàng và đậy nắp tiểu.    

    Sau khi gọi điện trao đổi ý kiến thống nhất với gia đình, được sự đón nhận của vợ chồng Võ Bắc, tôi cùng hai cháu Bắc, Chính, hai người luôn có mặt với tôi trong các cuộc tìm kiếm từ năm 1995 tới nay, tiến hành cải táng cho Quý ngay sau bia tưởng niệm, nơi từ khi Quý ngã xuống đã thành một địa chỉ tâm linh của tôi.Và của cả bao người.

    Thôi em nằm lại
    Với đất lành Duy Xuyên…

    Nhà thơ Bùi Minh Quốc

     
    Báo quản trị |  
  • #11116   23/09/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần




    Điều hài hước là cũng chính báo Tiền Phong trước đó 7 tháng đã đăng bài cho biết "nhà ngoại cảm" Đặng Xuân Ba đã bị khởi tố, bắt giam vì lừa đảo! Các bạn trở lên trên, tại post số 3 ở topic này đọc bài đó trên Tiền Phong: Đây là bài trên Báo Tiền Phong ngày 16/10/2006:

    Thứ Hai, 16/10/2006, 07:33

    "Nhà ngoại cảm" rởm ngụy tạo hài cốt liệt sĩ
    ..................
    Khởi tố, bắt tạm giam “nhà ngoại cảm” lừa đảo Đặng Xuân Ba
    ............

     
    Báo quản trị |  
  • #11117   23/09/2008

    ketoana2
    ketoana2
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2008
    Tổng số bài viết (206)
    Số điểm: 2113
    Cảm ơn: 40
    Được cảm ơn 14 lần


    Ôi trời ơi những ngưòi Vô Đạo (không có đao)!!!

    Những ngưòi không tin và những ngưòi tin!
    Tui thì hoàn toàn tin!
    Còn bạn Cuong chắc tui nghĩ anh đang là "chiến sĩ" Công An phải không hoặc hơn thế nữa, vì chỉ có CA mới được đào tạo kỹ như vậy, chỉ tin vào duy vật và Đảng, không đựoc theo đạo (Vô Đạo), không được lấy vợ có đạo, vì sẽ bị ảnh hưởng tính lưong thiện của đạo, hay vì gì đó,... phải không!
    Theo thống kê:
    >97% dân số trên thế giới điều theo đạo!
    Theo bạn cương chỉ có 3% sáng suốt, (không đạo) trong đó bạn Cuong vinh dự có tên???

    Bạn cưong nói "cái gì cũng phải có bằng chứng"
    vậy "Davit Cốp Bơ Phiu" gì đó đi xuyên Vạn lý trưòng thành, theo bạn là lừa gạt rồi! Thế nhưng thực tế chưa một ai hay nhà khoa học nào chứng minh được đó là trò lừa gạt!!!
    Còn bạn nói ngưòi ta lừa gạt, và bạn đưa ra một số ví dụ, Ok luôn tui tin ngưòi trong ví dụ đó là giả, còn những ngưòi khác bạn không có bằng chứng thì không được nói người ta là giả? (không đựoc suy ra, hay bắt cầu theo ví dụ được)!
     
    Báo quản trị |  
  • #11118   25/09/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Bạn ketoana2 này tếu thật! Bạn lấy thông tin ở đâu mà cho rằng: "anh đang là "chiến sĩ" Công An phải không hoặc hơn thế nữa, vì chỉ có CA mới được đào tạo kỹ như vậy, chỉ tin vào duy vật và Đảng, không đựoc theo đạo (Vô Đạo), không được lấy vợ có đạo, vì sẽ bị ảnh hưởng tính lưong thiện của đạo, hay vì gì đó,... phải không"?

    Bạn lấy thống kê này từ nguồn nào hay bạn tự phịa ra:

    "Theo thống kê:
    >97% dân số trên thế giới điều theo đạo!"

    Tui chả biết   "Davit Cốp Bơ Phiu" gì đó đi xuyên Vạn lý trưòng thành" là ai nên không cần bàn, nhưng nếu bạn và mọi người muốn thì chúng ta tiếp tục bàn về các "nhà ngoại cảm" Việt Nam, OK?


     


     
    Báo quản trị |  
  • #11119   03/10/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


     Trên đây có bạn nhắc đến "nhà ngoại cảm" Phan Thị Bích Hằng, tôi muốn nói thêm về bà này qua bộ phim tài liệu "Linh hồn Việt cộng" của Đạo diễn nổi tiếng Minh Chuyên. Tháng 7 vừa qua, VTV đã phát bộ phim tài liệu “Linh hồn Việt Cộng” của đạo diễn Minh Chuyên. Bộ phim nói về trường hợp hy sinh anh dũng của liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm tại chiến trường Tây Nguyên (Gia Lai) cách đây hơn 40 năm và hành trình tìm kiếm hài cốt liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm của một nhóm gồm thân nhân, cựu binh Mỹ và tác giả Minh Chuyên. Bộ phim đã gây một xúc động mãnh liệt cho khán giả Việt Nam. Hàng triệu người xem rơi nước mắt… VTV đã được yêu cầu phát lại lần thứ 2. Trong phim này nói rằng việc tìm mộ là theo lời chỉ dẫn của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.

    Tuy nhiên, tối 20-8, Đài truyền hình Gia Lai đã phát một phóng sự điều tra xung quanh phim “Linh hồn Việt Cộng” của nhóm nhà báo Huy Cường. Phóng sự điều tra nói trên đã lật tẩy “Linh hồn Việt Cộng”.

    Ngoài các nhà báo ở Đài truyền hình Gia Lai, cộng đồng mạng đã lên án mạnh mẽ sự giả dối của Đạo diễn Minh Chuyên cùng Đài TH VN. Chính họ đã làm 1 việc là quảng cáo không công cho "nhà ngoại cảm" Phan Thị Bích Hằng. Nhiều người bức xúc kiến nghị Nhà nước phải có thái độ dứt khoát với các "nhà ngoại cảm"; phải truy tố họ về tội "xâm phạm mồ mả, hài cốt" như Bộ luật Hình sự đã quy định.

    Tôi đồng tình với quan điểm này. Các bạn hãy thử đặt mình vào vị trí của thân nhân các liệt sỹ mà hiện chưa có điều kiện tìm kiếm. Mai này, khi có điều kiện, qua các đồng đội của Liệt sĩ, gia đình LS tìm được nơi an táng nhưng hài cốt đã bị mất trước đó bởi 1 gia đình lạ hoắc nào đó đã lấy đi theo sự chỉ dẫn vớ vẩn của một "nhà ngoại cảm" nào đó?

    Tôi xin dẫn về đây bài viết của ông Lê Bá Dương. Ông Lê Bá Dương là Cựu chiến binh Việt Nam - Nhà báo, Nghệ sỹ Nhiếp Ảnh Việt Nam hiện thường trú tại 130 A Trần Quý Cáp, Nha Trang , Khánh Hoà.  ĐT: - 0913461270.     
    Email:    lebaduong68@gmail.com. Ông Dương t
    ừng viết
    những vần thơ vô cùng xúc động:

    "Đò lên Thạch Hãn ơi, chèo nhẹ

    Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

    Có tuổi hai mươi thành sóng nước

    Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm.”

     
    Báo quản trị |  
  • #11120   03/10/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Bài của ông Dương hơi dài. Tôi đã định cắt bớt đi khi đưa lên LawSoft nhưng rõ ràng, đây là bài phân tích rất đáng đọc, từng chữ, từng lời...


    Thư ngỏ của Cựu chiến binh Lê Bá Dương s.com/post/4182/92261G

     #0f964f; LINE-HEIGHT: 140%">lebaduong | 13 Sep, 2008, 12:41 | #f36d20; TEXT-DECORATION: none; text-underline: none">NGHE - NHÌN - THẤY & NGẪM NGHĨ | (1677 Reads)

    2008-09-13    13:19:21                  
    Kính gửi:
       Lãnh đạo Đảng, chính quyền nhân dân các  cấp tỉnh Gia Lai

                     Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai

                     Hội cựu chiến binh tỉnh Gia Lai

                     Sở Lao động, thương binh và xã hội Gia Lai

                     Báo Gia Lai, Đài Phát thanh truyền hình Gia Lai

                     Các cơ quan báo chí, truyền thông                

                    Thân nhân gia đình LS Hoàng Ngọc Đảm

         
               Xin được tự giới thiệu tôi là Lê Bá Dương - Cựu chiến binh Việt Nam - Nhà báo, Nghệ sỹ Nhiếp Ảnh Việt Nam hiện thường trú tại 130 A Trần Quý Cáp, Nha Trang , Khánh Hoà.  ĐT: - 0913461270.     
             Email:    #f36d20; TEXT-DECORATION: none; text-underline: none">lebaduong68@gmail.com
     

    Với tư cách một công dân, một cử tri, và là Cựu chiến binh Việt Nam - Đồng đội của các Liệt Sỹ ,  tôi xin gửi đến quý vị thư ngỏ  dưới dạng bài viết trình bày chi tiết sự việc cũng như chính kiến của mình xung quanh bộ phim " Linh Hồn Việt Cộng" đã và đang có những ý kiến trái chiều

            Thưa quý vị.          

    Gần một tháng qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là cộng đồng cư dân mạng liên tục đăng tải và đưa ra chính kiến của mình xung quanh bộ phim tài liệu  Linh hồn Việt Cộng (LHVC) với những tình tiết cụ thể  từ câu chuyện một CCB Mỹ từng bắn chết một chiến sỹ Việt Cộng có tên Hoàng Ngọc Đảm tại cao điểm 467 thuộc huyện Ayun Pa (Nay là thị xã Ayun Pa, Gia Lai) vào năm 1969.

    Trở về Mỹ, mang theo những giấy tờ  ghi rõ địa chỉ làng xã...quê hương của người Việt Cộng bị anh ta bắn chết, sau 40 năm sống trong dằn vặt lương tâm, CCB Mỹ này đã quyết định sang Việt Nam, tìm về Thái Bình và chuyển cho người thân của người Việt Cộng có tên là Hoàng Ngọc Đảm những di vật kể trên.

    Một câu chuyện tưởng chừng đã có hậu, và xúc động, càng có hậu và gây xúc  động mạnh hơn khi chính CCB Mỹ này cùng thân nhân người Việt Cộng đó và  đoàn làm phim VTV trở lại chiến trường Ayun Pa để tìm kiếm và cất bốc di cốt LS Hoàng Ngọc Đảm về quê hương.

    Bộ phim sau khi hoàn thành, kịp đưa lên sóng truyền hình quốc gia vào dịp kỷ niệm ngày thương binh Liệt Sỹ  (27/7/2008) từng làm xúc động hàng triệu đồng bào chiến sỹ qua những tình tiết tả thực rất thuyết phục và đậm tính nhân văn.

    Tuy nhiên cũng qua những chi tiết tả thực của thể loại phim tài liệu cũng đã hé lộ những điều không thực, thâm chí phi lý đã khiến không ít đồng bào chiến sỹ, đặc biệt là những đồng bào dân tộc địa phương tại Ayun Pa - Địa danh xảy ra sự kiện và là nơi đoàn làm phim đến thực hiện bộ phim kể trên tỏ thái độ nghi ngờ tính xác thực của bộ phim và cả câu chuyện được coi là hồn cốt của bộ phim.  

    Sau khi được đồng bào các dân tộc ở Gia Lai phản ánh sự nghi ngờ của họ về tính trung thực của bộ phim Linh hồn Việt Cộng... Và từ sự giúp đỡ , chỉ dẫn của các đồng bào , đồng chí  ở địa phương nơi Y tá Hoàng Ngọc Đảm từng ở và hoạt động thời chiến tranh  chống  Mỹ , đặc biệt là đồng bào dân tộc ở chính nơi đoàn làm phim  nguỵ tạo các phân cảnh quay cho bộ phim... Các nhà báo có tâm ở đài Truyền hình cùng các đồng nghiệp báo viết khác tại Gia Lai đã bỏ công sức thực hiện một phóng sự truyền hình và những bài viết ngắn, nhưng chừng mực và hết sức chuẩn xác nhằm vạch ra những điều trái sự thật mà qua phim LHVC có thể dẫn đến những hệ lụy khôn lường đã và đang trực tiếp làm sai lệch chủ trương,  chính sách  về Thương Binh, Liệt Sỹ của Đảng và nhà nước.  Thể hiện trong trường hợp này, việc đào trộm một ngôi mộ chưa biết tên một cách thiếu căn cứ xác đáng  để phục vụ cho việc làm phim đã trở thành việc làm không minh bạch, phi đạo lý, thiếu nhân văn và hoàn toàn trái pháp luật... Nếu không được cảnh báo, ngăn  chặn sẽ trở thành tiền lệ xấu gây hỗn loạn trong việc bảo quản, giữ gìn các di cốt những Liệt Sỹ - Đặc biệt là các Liệt Sỹ đang chưa được xác định rõ danh tính trên khắp các địa phương cả nước.

                Tương tự hiệu ứng phim LHVC  phát trước đó, bộ phim phản biện "Một nửa sự thật ...ở đâu" của đài truyền hình Gia Lai  ngay sau khi phát lên sóng cũng đã không chỉ thu hút sự quan tâm của mọi người xem, hơn thế còn trở thành nỗi băn khoăn, day dứt và cả sự phẫn nộ trong cộng đồng. Đồng thời - và đương nhiên, cũng thu hút sự phản ứng của nhà văn, đạo diễn Minh Chuyên - tác giả  phim LHVC và một số người nhằm bảo vệ cho nhà văn, nhà đạo diễn Minh Chuyên.

                Trước hết, xin dẫn ra những lập luận (và cả những xảo ngôn) biện minh của  nhà văn, đạo diễn  Minh Chuyên, có sự tham gia của đại diện gia đình thân nhân LS Hoàng Ngọc Đảm được cơ quan chủ quản là VTV, cùng một số người viết thông qua một vài tờ báo in như: Tuần báo Văn Nghệ, chuyên san Kiến Thức gia đình (báo Nông Nghiệp Việt Nam)... Dù vòng vo viện dẫn các phân tích chuyên môn về phim, tính nhân văn của phim,  nỗi đau của thân nhân Liệt Sỹ... trên thực tế cũng chỉ tập trung vào mấy ý chính:

                 1/ Để biện minh cho việc đào trộm mộ và những khuất tất trong quá trình tổ chức làm phim,  nhà văn Minh Chuyên và gia đình Liệt Sỹ Hoàng Ngọc Đảm đã không ngần ngại  quy chụp, thậm chí đổ lỗi cho nhà nước không thông thoáng về chính sách với TBLS, chính quyền, nhân dân và trực tiếp là các cơ quan  chức năng tại Gia Lai vô cảm, thiếu trách nhiệm..(?) không những không giúp đỡ tạo điều kiện cho gia đình thân nhân LS , lại còn gây khó khăn buộc gia đình phải đào trộm mộ và đoàn làm phim phải  thực hiện phim ở cách xa nơi đào trộm mộ... Mặc dù vậy ông quản trang vẫn không chịu giải quyết người em của tôi là Hoàng Ngọc Cát đã chắp tay lạy ông ta mà vẫn không được. Không còn cách nào khác là anh em chúng tôi phải làm cái việc bất đắc dĩ đào trộm mộ.... Cũng mong sao Nhà nước sớm có một số quy định cởi mở hơn cho thân nhân các gia đình liệt sỹ đang còn tiếp tục muốn tìm người thân của mình đỡ cơ cực hơn, đỡ nghiệt ngã hơn...( trích đoạn thư ngỏ ngày 28/8/2008 của thân nhân LS Đảm gửi cho Đảng bộ, nhân dân Gia Lai)

    2/ Nhà văn Minh Chuyên cùng những nguời ủng hộ cho rằng... những ý kiến phản biện bộ phim Linh hồn Việt Cộng đang đào sâu những tiểu tiết, áp đặt những yêu cầu của phóng sự truyền hình cho phim tài liệu. Điều cốt yếu nhất và không thể phủ nhận là giá trị nhân văn sâu sắc của bộ phim và câu chuyện Homer từ Mỹ về Việt nam cùng gia đình liệt sĩ Đảm đi tìm hài cốt và đã đưa được hài cốt liệt sĩ về quê nhà là có thật... (Bài viết - Phản biện LHVC  quá đi sâu vào tiểu tiết - VTV .vn  4/9/2008)  Và rằng những chi tiết dàn dựng trong phim chỉ là những tiểu tiết không làm mất tính nhân văn của phim, nhưng lại  bị... các  nhà báo , và phóng viên đài PTTH Gia Lai ghen ăn tức ở , khoáy sâu, xé to chuyện để đánh nhà văn Minh Chuyên  gây xúc phạm đến vong linh LS... Gia đình chúng tôi đã nhờ nhà ngoại cảm Phạm Thị Bích Hằng và cô Năm Nghĩa nhiều lần cùng xác định ngôi mộ ấy là của liệt sỹ Hoàng Ngọc Đảm và điều quan trọng nhất là cả gia đình tôi đều nhận, đều tin đó là mộ của anh mình và đã bốc đư­ợc hài cốt anh tôi đã về quê....cầu mong và tha thiết đề nghị các nhà báo và mọi ngư­ời hãy để cho vong hồn anh tôi đư­ợc yên, không nên cứ khoáy sâu mãi vào ngôi mộ của anh tôi, vào nỗi đau của gia đình tôi, một gia đình liệt sỹ đã 39 năm mong chờ hư­ơng hồn anh tôi trở về. (Trích đoạn thư ngỏ của gia đình LS Hoàng Ngọc Đảm gửi Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Gia Lai ngày 28/8/2008 )  

    Trở lại với phim và những ý kiến phản biện của đài truyền hình Gia Lai và những nhà  báo bị nhà văn Minh Chuyên và những người ủng hộ vu cho tội ghen ăn tức ở , khoáy sâu, xé to chuyện để đánh nhà văn Minh Chuyên  gây xúc phạm đến vong linh LS... Trước hết, từ ý kiến thừa nhận của chính nhà văn, đạo diễn Minh Chuyên và những  ngưòi liên quan cho thấy quá rõ những  thủ pháp dàn dựng không thật  trong phim tài liệu LHVC ... Nhưng thừa nhận để rồi lại vu cho  mọi người chỉ biết xoáy vào tiểu tiết của phim vì đố kỵ với người làm phim cũng như xúc phạm đến vong linh Liệt Sỹ thì rõ ràng nhà văn Minh Chuyên và những người bảo vệ cho cái sai của nhà văn Minh Chuyên đã chụp mũ một cách thô thiển nhằm nguỵ biện cho sự nguỵ tạo trong quá trình làm phim LHVC  cũng như cố tình  bẻ hướng dư luận sang  quy tội  cho những người phản biện.

    Tuy nhiên, dù không muốn bới móc, chúng ta vẫn phải bắt đầu  tìm chứng cứ  trực tiếp  từ các cảnh phim, lời bình không thật đó để chứng minh một sự thật đau xót: Đã và đang có một di cốt LS chưa xác định được danh tính tại Ayun Pa đã bị thân nhân LS Hoàng Ngọc Đảm  đào trộm trong khi  chưa hội đủ cứ liệu tin cậy để xác định danh tính chính xác đó là của  LS Đảm hay của LS nào khác? Đây thực sự là điều mấu chốt, đã và đang khiến gia đình và đoàn làm phim lúng túng không thể đưa ra bất cứ chứng lý thuyết phục nào cho thấy đó là di cốt của LS Hoàng Ngọc Đảm, ngoài một câu duy nhất :... điều quan trọng nhất là cả gia đình tôi đều nhận, đều tin đó là mộ của anh mình ..(?) Và ngay cả nhà văn Minh Chuyên, cũng chỉ  quanh quẩn  thề  thốt ... xin lấy cả sinh mạng của mình, cả cái chết để đảm bảo tính chân thực của bộ phim tài liệu Linh hồn Việt cộng, và rằng việc cất bốc liệt sĩ Đảm là hoàn toàn sự thật và Liệt sĩ Đảm đã được sum họp với gia đình...

    Thực ra, cả trong phim truyền hình, trong bút ký văn học (Gió giữ gió lành)  và cả trong những lần trả lời phỏng vấn của báo chí và công luận, Minh Chuyên cũng đã từng lấp lửng đưa ra vài chứng lý để buộc người ta tin di cốt từ ngôi mộ LS bị đào trộm  là của LS Hoàng Ngọc Đảm . Đó là những tình tiết câu chuyện được kể lại từ nhân vật chính của câu chuyện là CCB Mỹ  Homer; Sự chỉ dẫn  của 2 nhà ngoại cảm (Phan Thị Bích Hằng - Nam Nghĩa) và cụ thể hơn là chiếc lọ Penixiline còn nguyên họ tên, quê quán, phiên hiệu đơn vị của LS Hoàng Ngọc Đảm (?)...

    Cũng bởi những chứng lý này được viện dẫn và là chi tiết làm nên hồn cốt bộ phim, vậy nên xin được sử dụng chính những tình tiết trong phim để lý giải cho điều day dứt về danh tính thật của di cốt bị đào trộm, được cho là của LS Hoàng Ngọc Đảm.

    1/ Trước hết, câu chuyện của CCB Mỹ Homer về cái chết của người Việt Cộng do ông ta bắn, tại cao điểm 467 - Ayun Pa . Ngoài việc CCB Homer đã trao cho gia đình anh Hoàng Ngọc Đảm một số kỷ vật của LS Hoàng Ngọc Đảm, trong đó có 3 giấy khen  và 1 số tài liệu y học của anh Đảm. Còn lại là những điều mơ hồ, nếu như không nói là phi lý.

    Thứ nhất, ở Ayun Pa không có một cao điểm nào là 467. (theo Giấy báo tử cũng như hồ sơ lưu ở Tỉnh đội Gia Lai, Liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm hy sinh ngày 18.3.1969 tại ấp Plei Ngol, núi Coong Woong -  không phải là 467 ).

    Căn cứ vào những tấm giấy khen, đặc biệt là tấm giấy khen cuối  cùng ghi ngày 10-2-1969. Nghĩa là trước ngày anh Đảm bị Homer bắn chết trên đồi 467 ( ngày 18-3- 1969 ) đúng 36 ngày như đã dẫn trong  phim LHVC,  thì anh Đảm với chức danh  là một y tá thuộc đội Phẫu của tỉnh đội Gia Lai. Cứ cho là Homer không hư cấu, thì theo logic anh Đảm chưa thể chuyển biên chế nhanh chóng như thế để trở thành một chiến sĩ bộ binh, lên tận cao điểm 467 để dương  lê, tấn công Homer, khiến anh ta phải nhanh chóng nổ súng bắn chết người Việt Cộng... Và cũng cứ cho là Homer có trí nhớ thật chính xác ( theo lời bình của LHVC) thì  anh Đảm vào chiến trường từ 4 năm trước, 25 tuổi, rất không thể có  khuôn mặt trẻ măng, quân phục còn nguyên nếp gấp, khẩu súng trên vai còn nguyên dầu mỡ(!) Đặc biệt là chi tiết Việt Cộng  Đảm đang giương lê tấn công Homer như lời kể của chính CCB Homer trong trang Web của CCB này.

     Cũng xin nói thêm, cũng trong trang Web của Homer, ngoài những giấy tờ của Việt Cộng Đảm, Homer còn có một vài giấy tờ, bằng lái xe của những Việt Cộng khác - Không lẽ cũng do anh ta bắn chết ?

    2/ Nhà văn, đạo diễn Minh Chuyên và những người trong cuộc vẫn cho rằng ngôi mộ đào trộm là của Liệt sĩ Đảm, niềm tin này chỉ dựa thuần tuý vào "tài năng" siêu phàm của các nhà ngoại cảm.

    Trên thực tế đây là điều vu vơ nhất nếu như mọi người  biết thêm sự thật rằng: Trước đó,  qua xác định của các nhà ngoại cảm, người nhà Liệt sĩ Đảm đã tin rằng ngôi mộ anh mình thuộc lô 2, hàng 1, ngôi số 5 bên trái đài tưởng niệm . Tuy nhiên khi được người quản trang cho biết ngôi mộ này đã được xác định là mộ LS Nguyễn Đình Châu và đã được gia đình LS Châu cất bốc từ năm 2001...Biết thế, ông Minh (Quản Trang ) đã gợi ý cho gia đình liệt sĩ Ðảm gọi điện lại cho nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng để xin chuyển vị trí mộ (?). Ðược sự "chỉ đạo từ xa" cũng  của bà Hằng, gia đình đã chuyển sang phía bên phải đài tưởng niệm để nhận  ngôi mộ số 5 hàng số 1, lô số 2, (thuộc cụm các ngôi mộ LS hi sinh đầu năm 1975)  phía đối xứng với ngôi mộ được xác định trước đó bên trái đài tưởng niệm.  Quả thật, với kiểu chỉ trỏ vu vơ, bừa bãi theo kiểu " không phải mộ này thì tìm đào mộ khác" của nhà ngoại cảm , liệu chúng ta có đủ đức tin  rằng đó đã là di cốt của LS Đảm? Chưa kể, theo hồ sơ lưu và giấy báo tử, LS Đảm hi sinh từ năm 1969, nhưng di cốt được đào Trộm tại khu mộ LS hi sinh năm1975, (những người trực tiếp thực hiện việc cất bốc cải  táng các LS này thuộc  đội quy tập mồ mả LS của tỉnh đội Gia Lai hiện đang còn sống) và điều có thể khẳng định qua quan sát trưc tiếp là di cốt dược đào trộm đó trong phim vẫn còn đủ, nguyên vẹn - Một điều không thể có  đối với xương cốt được chôn cất sơ sài trong môi trường tự nhiên  suốt hơn 40 năm?

    3/ Về việc nhà văn Minh Chuyên viết lời bình khẳng định tìm thấy trong hài cốt đào trộm một chiếc lọ Penixiline  còn nguyên mẩu giấy ghi "trích ngang" lý lịch chiến sỹ Hoàng Ngọc Đảm với đầy đủ họ tên, quê quán, đặc biệt là phiên hiệu quá cụ thể của đơn vị... . Quả thực lọ Penixiline kể trên nếu có, thì chắc chắn đây là chứng lý thuyết phục nhất để xác định di cốt bị đào trộm đó chính xác là của LS Hoàng Ngọc Đảm. Cũng như trước đó , không thể có chuyện những người lính trong các đội "quy tập" mồ mả Liệt Sỹ của chúng ta ngày ngày khêu từng chút đất, lựa từng mẩu di hài LS lại , làm sao có thể bỏ qua cái lọ Penixiline quý báu đó mà đưa di cốt đồng đội mình vào khu mộ chưa biết tên?

               
            Tuy nhiên, qua chi tiết  về cái lọ Penixiline  kể trên có vẻ như rất thuyết phục này cũng đã bộc những điều không thuyết phục. Với cùng một câu hỏi : Ai là người phát hiện chiếc lọ Penixiline ghi danh tính Liệt Sỹ  Hoàng Ngọc Đảm, thì cũng chính lời nhà văn, đạo diễn Minh Chuyên với báo Dân Trí kể lại một cách "trung thực" rằng:
    Trong khi gia đình làm việc bí mật đào mộ, Đoàn làm phim chúng tôi ở bên ngoài . Và rồi thật đáng kinh ngạc, cũng câu hỏi trên, đạo diễn Minh Chuyên lại hùng hồn khẳng định với báo  Tiền Phong : Chính tôi đã phát hiện ra và tự tay mở lọ, lấy tờ giấy ghi tên tuổi Hoàng Ngọc Đảm trên mảnh giấy trong chiếc lọ Peniciline (?)          
               Như vậy, chỉ riêng câu trả lời của Minh Chuyên về "sự tích"  chiếc lọ Peniciline, đã không đồng nhất,  khiến người ta không thể không đặt câu hỏi: Có hay không cái lọ Penixiline như nhà văn Minh Chuyên trám vào phim để hợp thức hoá di cốt LS chưa biết của ai đó thành di cốt LS Hoàng Ngọc Đảm mà đạo và diễn cho trót cái phim "rất nhân văn" của mình?
    Về chuyện chiếc lọ Penixline, tôi xin được dài dòng theo đúng tinh thần:
    Biết mới nói! 
             Thời chiến tranh chống Mỹ, mỗi khi vào trận, những người lính chúng tôi đều phải tự chuẩn bị sẵn cho mình một cái lọ Penixiline, (Thực chất là tự chuẩn bị cho mình một chiếc bia mộ theo kiểu chiến trường) trong đó đựng một mẩu giấy nhỏ do mỗi người tự ghi tên, số thứ tự trích ngang và phiên hiệu quy ước đơn vị rồi bỏ vào túi áo , phòng khi hi sinh, đồng đội chỉ cần lấy chiếc lọ đó ra,  đặt vào vòm miệng, chôn cất để sau này dễ tìm ... Ví như mẩu giấy hồi đó của tôi ghi :
    Lê Bá Dương  321 - 2  -  5270 - Quân giải phóng Quảng Trị. Trên thực tế nếu viết đúng phiên hiệu thật của đơn vị thì  phải ghi là:  Lê Bá Dương, số trích ngang 321, thuộc tiểu đoàn 2 , trung đoàn 27, mặt trận B5 quân giải phóng Bắc Quảng Trị! Đây là nguyên tắc bảo mật tuyệt đối nhằm không để lộ phiên hiệu đơn vị tham chiến tại mặt trận. Cũng với nguyên tắc bảo mật đó , thì nội dung trong chiếc lọ Penixiline của LS Hoàng Ngọc Đảm (nếu có) phải được ghi là: Hoàng Ngọc Đảm - KN - P - 280  Quân giải phóng Miền Trung, Trung Bộ. (LS Đảm là y tá của đội phẫu , thuộc đơn vị có tên quy ước là  280 (theo giấy khen của đơn vị cho Y Tá Hoàng Ngọc Đảm về thành tích phục vụ chiến dịch xuân Mậu Thân 1968).

    Do không hề có cái lọ Penixiline chôn cùng di cốt được đào trộm, và cũng hoàn toàn không biết, không hiểu gì về thực chất chiếc "bia mộ" bằng lọ Penixiline này của anh em chiến sỹ Quân giải phóng thời chống Mỹ nên nhà văn Minh Chuyên mới hớ hênh khi bịa ra chi tiết này qua lời bình rất hùng hồn trong phim ...Trong lúc bới tìm từng đốt xương, một lọ penexilin được tìm thấy lẫn trong hài cốt. Nắp lọ được mở ra, một mảnh giấy gấp nhỏ trên viết bằng mực xanh đã ố nhoè nhưng vẫn đọc được: Họ và tên Hoàng Ngọc Đảm, đơn vị C2 - D67, quê quán: Làng Nha, xã Thái Giang, Huyện Thái Thuỵ, Thái Bình...

    Bởi là những người lính thực sự đi ra từ chiến tranh, chúng tôi  không khó khăn gì để  nhận ra sự bịa chuyện một cách ngớ ngẩn của nhà văn, nhà đạo diễn Minh Chuyên. Đơn giản, không ai lúc đó lại ngây ngô đến mức vi phạm nguyên tắc bảo mật để để viết cụ thể tên đơn vị rồi mang theo người khi ra trận! Chưa kể một lẽ đương nhiên rằng:  Không thể có một lính đối phương nào lại từ chối chiếc lọ chứa đựng thông tin cỡ "tuyệt mật" nếu có trong cái lọ Penixiline như nhà văn Minh Chuyên ...bịa nhằm "hợp thức hoá" danh tính cho di cốt chưa rõ tên. 
             Cũng xin  lưu ý  một chi tiết về nội dung dòng chữ ghi quê quán trong lọ Penixiline, để qua đó  khẳng định chắc chắn nó hoàn toàn do nhà văn Minh Chuyên "sáng tác" 100% sai sự thật và vượt quá cả giới hạn "điển hình" trong sáng tác văn học. 
              Xin dẫn chứng, mẩu giấy do nhà văn  Minh Chuyên "sáng tác" ghi quê quán của LS Đảm  ở huyện
    Thái Thuỵ. Trên thực tế vào thời điểm năm1969, Thái Bình chỉ có huyện Thái Ninh, sau giải phóng mới được đổi tên thành huyện Thái Thụy. Điều này có thể nhận thấy trong nội dung các giấy khen của LS Đảm (được CCB Homer lưu giữ và chuyển trao cho gia đình LS)  do đơn vị tặng vào năm 1969 được ghi huyện Thái Ninh đúng như tên gọi lúc đó của huyện Thái Thụy bây giờ. 


              Đến đây, chỉ vài dẫn chứng mà người ta "thu nhỏ" lại thành "tiểu tiết" cũng đã quá đủ  để khẳng định:
    Chiếc  lọ Penixiline mà  nhà văn, nhà đạo diễn này dẫn ra  hoàn toàn không có thật! Điều đó đồng nghĩa với một sự thật: Di cốt bị đào trộm được dẫn trong phim hoàn toàn chưa đủ chứng lý để xác định đó là di cốt của LS Hoàng Ngọc Đảm.


             Như vậy, chỉ với những dẫn giải, chứng lý hiển nhiên kể trên,  chúng ta có quyền khẳng định:
    Phim LHVC được khai thác từ một kịch bản mang tính nhân văn, nhưng trên thực tế được thực hiện với những việc làm thiếu nhân văn với nhiều cảnh quay, nội dung lời bình ngụy tạo, khiên cưỡng, dối trá đang có nguy cơ trở thành một tiền lệ xấu xâm hại đến lợi ích của cộng đồng. Đặc biệt qua những hành vi xâm phạm mồ mả LS,  vi phạm các nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp, vi phạm các quy định về luật pháp... Những người làm phim cùng thân nhân gia đình LS Đảm đã trực tiếp làm tổn thương vong linh các Liệt Sỹ, cũng như xâm hại đến chính sách của Đảng, nhà nước về Thương Binh, Liệt Sỹ - Một chính sách thấm đậm đạo lý của dân tộc.
                  Và cũng đến đây, khi đã có đủ cơ sở chúng ta  ta có thể tạm khép lại sự bàn cãi về chuyên môn của câu chuyện làm phim dối trá này. Và rằng qua những điều giối trá trong phim, sự khép lại cuộc tranh cãi thuần tuý chuyên môn câu chuyện làm phim cũng đồng thời mở ra  một vấn đề hệ trọng hơn, cấp bách hơn:
    Đó là việc đã và đang có một ngôi mộ LS trên địa bàn thị xã Ayun Pa (Gia Lai)  bị thân nhân gia đình LS Hoàng Ngọc Đảm có sự khuyến khích và trợ giúp của đoàn làm phim LHVC đào trộm và di chuyển khỏi địa bàn  trong tình trạng chưa hội đủ các chứng lý để xác định  danh tính Liệt Sỹ. 
               Về tình, chúng ta hoàn toàn có thể hiểu và chia sẻ nỗi đau và khát vọng tìm kiếm người thân của gia đình thân nhân LS Hoàng Ngọc Đảm. Đồng thời cũng là nỗi đau, khát vọng tìm kiếm thân nhân của hàng triệu người thân, gia đình LS của cả dân tộc này. Và bởi đó cũng chính là khát vọng chung của cả dân tộc, nên chúng ta không thể đồng tình với những thân nhân LS Đảm khi họ chỉ vì để thoả mãn khát vọng tâm linh của riêng mình, bất chấp đúng sai , ngang  nhiên  đào trộm và nhận di cốt có trong ngôi mộ LS mà không đưa ra được bất cứ một chứng lý thuyết phục  để xác định đó là di cốt người thân của mình. Và đáng buồn lòng hơn, ngay khi phải đối mặt với những chứng lý cho thấy rõ nghi án di cốt LS được cho là của LS Đảm không chắc chắn là của LS Đảm... Thay vì tỉnh táo, chủ động hợp tác với các cơ quan ban ngành để tiến hành các bước tìm kiếm chứng lý khoa học nhằm xác định danh tính cho di cốt LS, thì chính gia đình lại khước từ với duy nhất một lý do: ..
    điều quan trọng nhất là cả gia đình tôi đều nhận, đều tin đó là mộ của anh mình (?), kèm theo lời kêu gọi:  Xin mọi người  hãy để cho linh hồn anh tôi  (LS Hoàng Ngọc Đảm ) được yên!?
              Vâng, về tình, là những người lính từng vuốt mắt, thậm chí lần tìm từng mảnh di hài hàng trăm đồng đội trong chiến tranh, hơn ai hết tôi và những đồng đội như tôi hiểu và hoàn toàn mong muốn việc tìm kiếm, cất bốc di cốt LS Hoàng Ngọc Đảm được về trong thanh thản với gia đình, quê hương một cách  chính danh, trọn vẹn nghĩa tình chứ không thể về trong một cách vụng trộm, nghi hoặc.  Cũng chính vì vậy, chúng tôi mong muốn gia đình hãy bằng  thiện tâm của mình, chủ động hợp tác  với các cơ quan chức năng tiến hành tét thử ADN để tìm và hoàn nguyên danh tính thực sự cho di cốt mà gia đình đã lỡ đào trộm. 
              Thiển nghĩ,  việc tìm và xác định chính xác danh tính thực sự của di cốt LS trong phim - cả trong trường hợp đúng là của LS Hoàng Ngọc Đảm hay ngược lại đều trước hết vì quyền lợi chính đáng và sự thanh thản của vong linh LS Đảm cũng như người thân của  anh.  Và như một lẽ tự nhiên truyền thống của tình đồng đội, nghĩa tử sinh của những người lính cách mạng,  từ nơi nào đó dù chưa  kịp được nhận  về, vong linh LS  Hoàng Ngọc Đảm hẳn cũng sẽ nhẹ lòng trước sự ứng xử thấu tình, đáo  lý của những người đang sống với anh, với đồng đội của anh. 
                Còn như không làm gì, cũng như cố tình khép lại một sự nghi vấn về một di cốt LS bị đào trộm trong tình trạng không rõ ràng, không những chúng ta đã vô tình khước từ một trong những cơ hội để LS Hoàng Ngọc Đảm được trở về với gia đình trong chính danh, mà còn còn nhẫn tâm tước đi cơ hội hoàn nguyên danh tính cho di cốt  của một LS nào đó hiện đang bị nhận nhầm về thờ cúng ở ban thờ tổ tiên của một gia đình LS khác.           
           Tình là vậy, và chỉ riêng trong những chuyện liên quan đến vong linh các Liệt Sỹ , chúng ta mới chấp nhận một cách ứng xử ngược là đặt cách hành xử theo tình lên trước.  Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu, đây là sự sắp đặt thay đổi vị trí trước sau theo thứ tự phương cách hành xử tình trước, lý sau  với ước muốn sự việc sẽ được xử sự thấu tình đáo lý .

                Và khi đặt sự việc lên bàn cân công lý một cách nghiêm túc, có nghĩa mọi chúng ta phải chấp nhận một chân lý bất dịch của lý:  cho dù nhân danh ai, và dù viện ra bất cứ lý do, mục đích gì thì việc đào trộm mộ - đặc biệt là mộ LS là hành vi xâm phạm mồ mả, vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng. Và càng nghiêm trọng hơn khi hành vi đó nếu tiếp tục được dung túng, và không được ngăn chặn kịp thời sẽ tạo ra tiền lệ xấu, gây phương  hại đến chính sách Thương Binh, Liệt Sỹ của Đảng, nhà nước.    

     Nhân gian có câu "Vô phúc đáo tụng đình" , chẳng ai mong muốn không dưng lại phải đến cửa toà. Đặc biệt đến với lý do liên quan đến vong linh các anh hùng, Liệt Sỹ. Song, không phải lúc nào, ở đâu chúng ta cũng vị tình mà bất chấp các quy tắc hành xử của luật pháp. Và  trong trường hợp này, khi không thể  khơi gợi , kêu gọi sự tự nguyện của những người có hành vi xâm phạm mồ mả Liệt Sỹ hợp tác cùng sửa chữa sai lầm của họ, chắc chắn phải có sự can thiệp mạnh mẽ và đúng đắn về lý qua hệ thống  pháp luật.

    Và trong trường hợp kể trên, với việc ngang nhiên đào trộm mộ LS, không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật hình sự (được quy định tại BLHS năm 1999) . Hơn thế, sự che dấu, bất hợp tác với cơ quan chức năng để tiến hành các thủ tục tét nghiệm khoa học để xác định danh tính cho di cốt LS bị đào trộm còn là hành vi rất nghiêm trọng, nếu không ngăn chặn sẽ là  tiền lệ xấu làm phương hại đến chính sách thương binh, Liệt sỹ của Đảng, nhà nước. Và tực tiếp làm tổn thương đến khát vọng tâm linh chính đáng của hàng triệu thân nhân, gia đình Liệt Sỹ. Cũng vì lẽ đó, các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc để làm rõ, bất luận người đó là ai. 
                Và  nếu sự việc này tiếp tục rơi vào im lặng, các cơ quan ban ngành trong tỉnh Gia Lai, trực tiếp là  Ban quản trang , phòng thương binh xã hội thị xã Ayun Pa  với tư cách là
    địa phương có trách nhiệm trực  tiếp quản lý bảo vệ ngôi mộ LS bị đào trộm  cần làm đơn khởi kiện những người đã đào mộ và nói xấu cơ quan chức năng sở tại. nếu như không muốn là người  liên đới chịu trách nhiệm về việc ngôi mộ của một liệt sĩ do địa phương quản lý đã bị đào trộm.
               Thưa quý vị.
            Cũng bởi sự việc sau khi đươc đưa ra soi qua công luận, Một số tờ báo đã đưa bài viết bày tỏ chính kiến của mình , nhưng ngay khi  sự việc đang được phân tích dở dang, thì được nhăc nhở dừng lại.  Và điều khó hiểu, trong khi những tờ báo đưa bài phản biện phải dừnglại, thì vài tờ báo và trực tiếp là VTV lại liên tục đăng đàn bênh vực cho nhà văn Minh Chuyên và bộ phim bằng cách  quy chụp , vu cho đài Truyền Hình, báo  Gia Lai, cùng  các nhà báo , nhà văn từng đưa ý kiến phản biện bộ phim đã bươi móc, xé to sự việc vì "ghen ăn tức ở" với tác giả phim LHVC.
             Cùng với việc bật đèn cho bên này im, bên kia nói, hiện tại sự việc đang được một số người và cơ quan nhắc nhở phải khép lại với lý do không muốn làm tổn hại đến một bộ phim mang tính "nhân văn". Cũng như không muốn chạm vào nỗi đau của gia đình thân nhân Liệt sỹ..
            Chính vì vậy tôi, với tư cách một Cựu chiến binh Việt Nam- Đồng đội của các Liệt Sỹ đã phải làm một việc cần làm lúc này là qua môt bức thư ngỏ dài , trình bày kỹ lưỡng hệ thống các sự việc, chứng lý để từ những tình tiết gian trá được coi là "tiểu tiết" trong phim  Linh Hồn Viêt Cộng để quý vị có cơ sở xem xét và xử lý vấn đề sao cho có tình, có lý, trước hết vì lợi ích cộng đồng. 
    Nhất quyết không vì thoả mãn nhu cầu làm vợi nỗi đau của một người, một gia đình mà bỏ qua nỗi đau của nhiều người, nhiều gia đình cũng như làm phương  hại niềm tin của đồng bào chiến sỹ cả nước vào chính sách Thương Binh, Liệt Sỹ của Đảng, nhà nước. 
             
    Cũng xin được thắp một nén hương tạ lỗi với vong linh LS Hoàng Ngọc Đảm và các LS khác. Vì để bảo vệ  quyền được hoàn nguyên danh tính cho các anh, tôi đã không còn cách nào khác để không  phải nhắc và đưa tên tuổi  các anh vào trang viết đau đớn, xót xa trước đây cũng như trong thư ngỏ này.


                                                                    
    NhaTrang 12/9/2008

                                                                       Kính thư
                                                                      
     LÊ BÁ DƯƠNG

     


     
    Báo quản trị |  
  • #11121   27/09/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Bạn TOIXANH, bạn pH__1, bạn ketoana2 đâu rồi? Sau khi đọc những thông tin trên, các bạn có còn tin các "nhà ngoại cảm" nữa không?
     
    Báo quản trị |