Bạn có tin các nhà "ngoại cảm" không?

Chủ đề   RSS   
  • #11101 16/01/2009

    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Bạn có tin các nhà "ngoại cảm" không?

    Ngay trong Càfê LawSoft có TV vừa đưa lên thông tin, rằng đã có 7000 hài cốt liệt sỹ tìm được nhờ phương pháp ngoại cảm. TV này đã cho đường link dẫn bạn đọc đến trang VNCHANEL. Net. Tại đó có bài:

    7.000 hài cốt liệt sĩ được phát hiện nhờ phương pháp ngoại cảm 

    Thông tin này vừa được thiếu tướng, tiến sĩ Nguyễn Chu Phác - trưởng bộ môn cận tâm lý, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật VN - đưa ra khi tiếp xúc với phóng viên TTXVN, nhân dịp cả nước chuẩn bị kỷ niệm 61 năm Ngày thương binh liệt sĩ (27-7).

    Theo tướng Chu Phác, đây không phải là kết quả riêng của Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người trong hơn mười năm qua, mà là công lao tập thể của rất nhiều nhà khoa học, nhà ngoại cảm, các thân nhân, cựu chiến binh... đối với những người đã khuất, đặc biệt là sự tri ân của đồng bào, chiến sĩ cả nước đối với các anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống giành độc lập tự do cho dân tộc.

    Mặc dù cơ sở khoa học của phương pháp tìm kiếm hài cốt này còn nhiều điều chưa lý giải được và phải tiếp tục nghiên cứu (có hơn 30% số hài cốt đã được truy tìm bị nhầm lẫn hoặc không tìm thấy sau khi được các nhà ngoại cảm chỉ dẫn) nhưng thực tiễn đã có hơn 7.000 hài cốt (chủ yếu là liệt sĩ) được phát hiện nhờ phương pháp này.

    Một trong những kết quả điển hình là bằng cách đối sánh các phương pháp ngoại cảm, cộng với sự hỗ trợ tư liệu của các cơ quan chức năng, những người bạn tù, các nhà sử học, tháng 10-2007 thành phố Hải Phòng đã tìm được hài cốt của liệt sĩ Hồ Ngọc Lân và nhà cách mạng xuất sắc của Đảng CSVN Nguyễn Đức Cảnh. Cuối tháng năm vừa qua, nhờ chỉ dẫn của các nhà ngoại cảm, hài cốt của liệt sĩ Đỗ Văn Nho - một chiến sĩ cùng trung đội với ông Chu Phác (trung đoàn 57, thuộc đại đoàn 304) đã hi sinh trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ - cũng được tìm thấy tại bản Noọng Nhai, xã Thanh Xương (Điện Biên).

    TTXVN"

    http://danluat.thuvienphapluat.vn/forums/default.aspx?ct=TVQD&id=3586

    7-000-hai-cot-liet-si-duoc-phat-hien-nho-phuong-phap-ngoai-cam.92853.html

    Tại đây không hề đăng thông tin về chủ trang web. Dưới bài viết trên ghi TTXVN nhưng có thực là TTXVN đăng bản tin trên hay không? Mà kể cả có đăng chăng nữa thì các bạn có tin vào các "nhà ngoại cảm" hay không, tin vào ông Chu Phác không?              


     
    48398 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang <1234>
Thảo luận
  • #11142   02/10/2008

    Lucy_3112
    Lucy_3112
    Top 500
    Mầm

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2008
    Tổng số bài viết (253)
    Số điểm: 807
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Khả năng con người chưa thể lý giải được hay chỉ là trò lừa bịp?


    Các bạn trích dẫn nhiều thông tin nhưng cũng đều từ các bài báo đã được phát hành.

    Thông tin đa chiều, tung hô cũng có mà coi là trò “nguỵ tạo cũng có” quả thực người đọc ở trạng thái “giữa” như Lucy không biết nên tin vào đâu.

    Đó thực sự là trò loè hay các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về hiện tượng này, chưa lý giải được, chưa có kết luận và công bố công khai để lấy đó làm định hướng nhận thức đối với vấn đề này nhằm ổn định tư tưởng xã hội?

    Có những điều hiện nay con người chưa thể lý giải được, có thể trong tương lai sẽ có câu trả lời chính xác!!!

    Hy vọng là vậy! Hic hic 

     
    Báo quản trị |  
  • #11143   03/10/2008

    conguan
    conguan

    Sơ sinh

    Tiền Giang, Việt Nam
    Tham gia:03/10/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quả thật là không thể tin nổi nhà ngoại cảm VN
     
    Báo quản trị |  
  • #11144   05/10/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Cảm ơn nguyenquan78 đã tìm về đây bài viết trên kia!

    Thưa các bạn còn "nửa tin nửa ngờ"! Thực ra không phải là tôi đang cố thuyết phục các bạn, rằng "đừng tin các nhà ngoại cảm". Tôi phát biểu tại đây là để chúng ta cùng trao đổi, thảo luận bình đẳng. Do vậy, tất cả những ý kiến đồng tình hay phản đối quan điểm của tôi, tôi đều cảm ơn!

    Bạn Lucy ở Vĩnh Phúc phải không? 

    Nè, hôm nay tớ vừa đi Tam Đảo về. Bạn ở Vĩnh Phúc cụ thể là ở đâu vậy? Bạn đã lên Trúc Lâm Thiền viện Tây Thiên chưa? Chắc là lên nhiều rồi phải không? Hôm nay, tớ gặp thầy Thông Bản- quê ở Bến Tre- cố vấn Thiền viện. Thầy nói về giáo lí đạo phật VN hay quá. Chỉ tiếc là thời gian gấp quá, chưa hỏi được nhiều, đặc biệt là về các "nhà ngoại cảm" nhìn từ quan điểm của đạo phật. Nếu bạn có thời gian, bạn lên hỏi thầy giúp mình với nhé! 

     
    Báo quản trị |  
  • #11145   06/10/2008

    Lucy_3112
    Lucy_3112
    Top 500
    Mầm

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2008
    Tổng số bài viết (253)
    Số điểm: 807
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Dạ vâng, Lucy quê ở Vĩnh Phúc và đang làm việc tại Vĩnh Phúc luôn ạ. Chú Phananhcuong có hay đi nghỉ mát ở Tam Đảo không ạ? Nếu có dịp đi Tam Đảo lần nữa, cần tư vấn gì, cháu sẽ thông tin cho chú cụ thể

    Từ ngày Thiền Viện Trúc Lâm khánh thành (tháng 10/2005), Lucy cũng nhiều lần lên Thiền Viện, nhưng chưa bao giờ nói chuyện với các thầy, Lucy không theo đạo nào cả, nên kiến thức về đạo phật có hạn, không dám nói chuyện với các thầy, vì sợ các thầy nói mãi mà Lucy không hiểu. Giờ được Chú Phananhcuong gợi ý, hôm nào cháu sẽ lên đó hỏi thêm các thầy về hiện tượng ngoại cảm.

    Gần chỗ cháu, có một chú mới đón một "nhà ngoại cảm" về tìm mộ, nhưng không có kết quả.  Nên cháu cũng bắt đầu nghi ngờ về khả năng của các nhà ngoại cảm rùi đấy ạ!


     
    Báo quản trị |  
  • #11146   06/10/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên:



     
    Báo quản trị |  
  • #11147   07/10/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Gửi Lucy: Mình post ảnh thầy Thông Bản lên đây để bạn biết thầy. Hôm nào rảnh, lên hỏi chuyện thầy về các "nhà ngoại cảm" nhé! Nếu có ảnh hoặc post videoclip thì càng tốt!

    Thầy Thông Bản, quê ở Bến Tre, cố vấn Thiền viện:



     
    Báo quản trị |  
  • #11148   06/10/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Thầy Thông Bản trò chuyện cùng các du khách vãn cảnh Thiền viện:

     
    Báo quản trị |  
  • #11149   06/10/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Bạn ạ, tôi cũng như bạn, tôi cũng không theo tôn giáo nào cả. Tôi đến chùa, đến Thiền viện chủ yếu là vãn cảnh. Quả thật, phong cảnh ở đây thật là tuyệt!


     
    Theo thầy Thông Bản, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) mới xây dựng năm 2005 nhưng các nhà khảo cổ học đã phát hiện nơi đây từng tồn tại một công trình kiến trúc đầu tiên của Phật giáo Việt Nam,  khi đạo phật bắt đầu du nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam. Thầy nói, giáo lý Phật Giáo Việt Nam vốn đơn giản, gần gũi như hơi thở tự nhiên chứ không có gì  huyền bí. Giáo lý Đạo Phật không thừa nhận mê tín dị đoan, ví dụ, không khuyến khích việc đốt tiền vàng, đốt vàng mã... Đạo Phật hướng con người đến cuộc sống lương thiện, vị tha; đến đoàn kết, thương yêu nhau...

     
    Báo quản trị |  
  • #11150   30/10/2008

    ptc_2008
    ptc_2008

    Mầm

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2008
    Tổng số bài viết (42)
    Số điểm: 721
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Kính gửi chú Cường

    Chào chú Cường!
    Cháu đã xem bộ phim Linh hồn việt Cộng.
    Nếu thực sự đúng như những trích dẫn của chú Dương thì chúng ta phải suy nghĩ về tính "nhân văn" .... của bộ phim này.
    Cháu chào chú! Chúc chú mạnh khoẻ
     
    Báo quản trị |  
  • #11151   30/10/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Cảm ơn bạn đã đọc topic này và có lời chia sẻ!

    Bạn ở Quảng bình phải không? Nói đến bác Dương, tôi tặng bạn bài viết mới nhất của bác ấy về miền Trung, trong đó có đất Quảng của bạn:


    BẢN TIN LŨ

    http://lebaduong.vnweblogs.com/post/4182/103529

    2008-10-29   15:26:32


     

    Đêm ngồi xem chương trình thời sự trên đài truyền hình Việt Nam cập nhật tin bão lụt ở các tỉnh  Miền Trung. Chạnh lòng với sự khốn khó của bà con cô bác Miền Trung, lại đau và xót xa khi nghĩ tới đồng đội đã hy sinh mà thân xác vùi đâu đó trong lòng đất lạnh, và bây giờ càng lạnh hơn khi lại ngập tiếp dưới mấy thước nước mùa bão giông...

    Xin được tắt ngang lời ngỏ một chút nỗi niềm...Mong các anh chị, bạn bè lưỡng thứ. Và tôi sẽ trở lại với một bài viết mới cũng vẫn nỗi niềm  đồng đội. 
    Tin Lũ 

    LÊ BÁ DƯƠNG

    Bản tin tối màn hình trắng nước

    Chân ruộng nghèo lũ ngập mênh mông

    Tha hương nhìn lũ trắng đồng

    Trời ơi, thắt ruột chạnh lòng bạn tôi

     

    Bạn nằm lại mộ không bia để nhớ

    Thay chăn, đất chẳng ấm lòng

    Mùa lũ ngập thêm vài mét nước

    Đáy sâu, lạnh lắm bạn tôi nằm

                       #cc99ff; FONT-FAMILY: Verdana">Nha Trang đêm không ngủ

     
    Báo quản trị |  
  • #11152   30/10/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Tôi trở lại đưa anh về quê Mẹ
    Chổ anh nằm nấm mộ nhỏ mồ côi
    Nơi năm xưa lửa cháy đỏ lưng đồi
    Anh ngã xuống, tuổi đời hai mươi lẻ

    Anh hay kể quê anh vùng Bắc Bộ
    Tháng năm dài vất vả cuộc mưu sinh
    Những đêm Trăng náo nhiệt giữa sân đình
    Dân làng họp đông vui ngày trẩy hội

    Miền quê ấy, Mẹ già luôn tất tả
    Áo sờn bâu khâu vội mấy đường kim
    Thương con đi chinh chiến biết đâu tìm
    Mẹ cầu nguyện đá mềm chân con cứng

    Miền quê ấy, em thơ còn dại lắm
    Hãy còn chơi hay đã biết thay anh
    Lo dựng xây cuộc sống được an lành
    Để an ủi Mẹ già vơi bớt cực

    Miền quê ấy, người yêu anh bé bỏng
    Tuổi tròn trăng đã đợi mãi người đi
    Chiều trông mây trên đỉnh núi Ba Vì
    Em cầu nguyện người đi xin trở lại

    Đường chinh chiến chúng mình thường vẫn nói
    Nếu chẳng may một đứa đã hy sinh
    Đứa còn kia là con của gia đình
    Trong sứ mạng suốt đời chăm sóc Mẹ

    Này đồng chí, nằm đây thêm chút nữa
    Ở nơi nào cũng tổ quốc ta thôi
    Trong khói hương ngan ngát khắp lưng đồi
    Tôi mơ tưởng mai này ra đất Bắc

    Mẹ chúng ta giờ đây già nua lắm
    Tóc ngã màu trắng xoá bởi thời gian
    Đón hai con, Mẹ sung sướng, nghẹn ngào
    Rồi Mẹ bảo đã yên lòng nhắm mắt

    Người em kế bây giờ đang là Bố
    Một năm sau chú ấy sẽ làm ông
    Vẫn ngày đêm tất bật ở trên đồng
    Thay anh nó chu toàn chăm sóc Mẹ

    Và cô gái năm nào hay thơ thẩn
    Ngắm mây bay trên đỉnh núi Ba Vì
    Mãi mong chờ hình bóng của người đi
    Mà quên mất tuổi Xuân không còn nữa.......

    Xin kính cẩn trước linh hồn Liệt sĩ
    Đã hy sinh cho tổ quốc tồn sinh
    Vì nhân dân không tiếc máu xương mình
    Ôi vĩ đại những anh hùng bất tử.

     
    Báo quản trị |  
  • #11153   30/10/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Chà, không ngờ anh ThienThu nhiều tài lẻ đến vậy! Bài thơ trên đây hay quá, sao mà đúng tâm trạng của tôi đến vậy! Cảm ơn anh! Tôi xin phép lại ... rinh bài thơ này về trang của bác Dương!
    (Nhân đây tôi nhắn anh: Tôi vừa nhận được hồ sơ anh gửi rồi. Đang đọc!)
     
    Báo quản trị |  
  • #11154   31/10/2008

    ptc_2008
    ptc_2008

    Mầm

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2008
    Tổng số bài viết (42)
    Số điểm: 721
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Mộ LS đuợc cất bốc ở nghĩa trang LS Ayun Pa?

    Tâm sự cùng chú PhanAnhCuong!
    Cháu đã xem đi xem lại nhiều lần bộ phim LHVC (VTV1) và bộ phim Một nữa sự thật ... ở đâu (ĐTH Gia Lai).
    Bộ phim LHVC khẳng định mộ LS HNĐ được tìm thấy và bốc trên đồi 467. Nhưng qua lời của ông Nguyễn Trọng Minh cán bộ quản trang và gia đình LS HNĐ thì  mộ được cất bốc (đào trộm)  tại mộ số 5, hàng số 1 lô số 2 của nghĩa trang LS Ayun Pa.
    Qua đó có thể thấy: Đạo diễn Phim LHVC đã không trung thực khi đưa lên thông tin mộ LS HNĐ được bốc tại trên đồi 467 và chắc chắc gia đình LS HNĐ cũng đồng ý để đoàn làm phim quay cảnh bốc mộ tại trên đồi 467 dù biết đó là sự giả dối.
    Cháu thực sự thất vọng về đạo diễn MC, LHVC... và tất nhiên là sẽ không bao giờ tin vào NNC.
    Cháu xin cảm ơn Chú Cường đã đưa ra những thông tin để mọi người có cách nhìn toàn diện hơn đối với NNC và cũng qua đó hiểu hơn về tính "Nhân văn"  mà bộ phim LHVC do đạo diển MC thực hiện.

     
    Báo quản trị |  
  • #11155   01/11/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Báo chí nói chung (cả báo viết lẫn báo hình, báo nói...) đều không có lỗi. Có chăng là lỗi của từng nhà báo đơn lẻ và người có trách nhiệm tại toà báo đó khi duyệt bài, đăng lên. Về phía bạn đọc, tôi mong mọi người hãy bình tâm suy nghĩ trước mỗi bài viết, mỗi bản tin, mỗi bộ phim... Đa phần các nhà báo đều có trách nhiệm với bài viết của mình nhưng không phải ai cũng như vậy. 

    Thưa bạn ptc_2008, tôi cũng như bạn, khi xem phim LHVC lần đầu chiếu trên VTV1, tôi cũng đã rất xúc động. Anh MC vốn là 1 đạo diễn nổi tiếng, đã có nhiều tác phẩm báo chí về đề tài hậu chiến. Thế nhưng, tôi rất giận anh MC khi biết rằng anh ấy đã lừa tôi, lừa hàng triệu người xem truyền hình bằng 1 tác phẩm không trung thực! 

    Nhưng thôi, tôi chả chấp anh ấy làm gì. Điều đáng giận và đáng thương hơn qua bộ phim giả dối này là chuyện về thân nhân liệt sỹ Hoàng Ngọc Đảm. Theo chỉ dẫn của "nhà ngoại cảm" Phan Thị Bích Hằng, thân nhân LS đã mang về quê 1 bộ hài cốt mà bây giờ, như bài báo trên báo Gia Lai mà tôi đã dẫn về đây, mọi người mới vỡ lẽ rằng đó không phải là LS Hoàng Ngọc Đảm!

    Có người lý luận rằng: Thôi thì dù đó không phải là anh Đảm nhưng chắc chắn đó là đồng đội anh Đảm; nay đã được yên nghĩ trong nghĩa trang quê anh Đảm, được thân nhân anh Đảm thờ cúng. Như vậy cũng tốt hơn khi anh nằm lạnh lẽo ở nghĩa trang TX Ayun Pa! Không phải vậy đâu! Nếu bạn thử đặt mình nằm trong tâm trạng của các bác, các chị là anh em của LS Đảm mà xem. Họ đã trót tin "nhà ngoại cảm", tin anh MC để tốn kém công sức (chưa nói tiền bạc) để rồi mang về quê một người tưởng là người thân nhưng nay hoá ra là 1 người xa lạ; còn người thân của mình thì vẫn nằm đâu đó! Lòng tin của họ đã bị "nhà ngoại cảm", bị  người làm phim lợi dụng! Anh em của LS Đảm nay cũng đều trên dưới 60 tuổi, chắc chắn nay họ không thể an lòng, thanh thản nhưng nói ra cũng khó!

    Đặc biệt, bạn hãy thử đứng vào vị trí thân nhân thực sự của LS nay đang nằm tại nghĩa trang quê anh Đảm mà xem: Chiến tranh đã qua lâu rồi, bao nhiêu năm nay thân nhân LS vẫn đang không mệt mỏi tìm kiếm dù chỉ là chút hài cốt người thân. Họ chưa tìm được chứ không phải họ từ bỏ sự tìm kiếm. Việc gia đình anh Đảm mang nhầm hài cốt LS về quê đã tước đi vĩnh viễn cái cơ hội để LS đó được trở về với người thân thực sự của mình; khiến bao con người khác tiếp tục đau khổ, tuyệt vọng trong các cuộc tìm kiếm... 

    Vậy thì việc gia đình anh Đảm đưa 1 người xa lạ về quê là công hay là tội? Tôi chưa nói đến "tội" trong Bộ luật hình sự mà chỉ nói đến lương tâm, đến vấn đề tâm linh. 

    Tôi chỉ mong mọi người hãy tỉnh táo, đừng để các "nhà ngoại cảm" lợi dụng mà vô tình làm việc thất đức, khi nhận ra thì đã muộn như trường hợp của gia đình LS Đảm hiện nay!                                                 

     
    Báo quản trị |  
  • #11156   02/11/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    ptc_2008 viết:
    Chào chú Cường!
    Cháu đã xem bộ phim Linh hồn việt Cộng.
    Nếu thực sự đúng như những trích dẫn của chú Dương ...


    Thưa bạn, có lẽ bạn không biết chú Dương là ai nên bạn còn băn khoăn? Tại sao chú Dương lại viết bức Thư ngỏ dài đến vậy, tâm huyết đến vậy? Đơn giản là bởi chú Dương từng là người lính. Đồng đội của chú ấy còn nằm rải rác đâu đó trên Trường Sơn bạt ngàn và ngay cả dưới sông Thạch Hãn, Quảng Trị...

    Lê Bá Dương thời chống Mỹ 

    Để giúp bạn thêm thông tin về chú Dương, tôi xin dẫn về bài báo trên Pháp luật TP HCM: 

    Tấm ảnh Bác Hồ và lời thề quyết tử bằng máu

             #0000cc">Pháp Luật TPHCM Online

     

    26-07-2008 23:23:21 GMT +7

    VIỆT THANH

     

    Như mọi năm, anh lại về Quảng Trị thả hoa trên dòng Thạch Hãn tưởng nhớ đồng đội của mình.

    Sau 35 năm thất lạc, tấm ảnh Bác Hồ cùng lời thề bằng máu lại trở về bên anh - người chiến sĩ quân giải phóng Bắc Quảng Trị năm xưa.

    Anh là nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Bá Dương, hiện sống tại TP Nha Trang (Khánh Hòa). Trong dòng hồi tưởng, Lê Bá Dương kể cho tôi nghe kỷ niệm về tấm ảnh Bác Hồ và lời thề quyết tử bằng máu mà anh vừa tìm lại được sau 35 năm thất lạc...

    Sau một tháng thực hiện phương châm “Vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt”, quân ta đã siết chặt vòng vây, ép cao điểm 544 nằm ở phía tây bắc huyện Cam Lộ (Quảng Trị) vào thòng lọng. Nhiệm vụ đánh trận quyết định được giao cho Tiểu đoàn 2 (thuộc Trung đoàn 27).

    Để thực hiện trận quyết chiến điểm này, ta phải tổ chức chiếm và chốt giữ được đồi “thám báo” đối diện với đỉnh 544 khoảng 400 m. Việc chiếm đồi “thám báo” không khó nhưng giữ được mỏm đồi vài chục m2 vừa đủ cho một tổ chốt mỏng manh khoảng bốn, năm người là điều nan giải. Ban chỉ huy tiểu đoàn quyết định trao nhiệm vụ khó khăn này cho trung đội trưởng Lê Bá Dương - người có kinh nghiệm qua hàng chục trận tấn công kết hợp chốt gan góc, hiệu quả. Đó là ngày 20-6-1971.

    Huyết thư quyết tử trên ảnh Bác

    Đúng như dự đoán, sau khi chiếm lĩnh trận địa, tổ chức đào công sự, gài mìn chống tấn công vừa xong, tổ chiến đấu của Lê Bá Dương được “chào đón” bằng hàng loạt trận oanh kích của máy bay, xen kín từng đợt pháo cấp tập vào chốt dọn đường cho hai đại đội tăng cường lính ngụy từ đỉnh 544 hòng chiếm lấy ngọn đồi sinh tử. Lê Bá Dương đã chỉ huy tổ chốt hàng chục lần hất ngược các mũi tấn công của hàng trăm tên lính địch về điểm xuất phát.

    4 giờ chiều, qua tiếng súng, dường như đoán biết lực lượng ta rất mỏng nên bọn địch đã chia làm ba hướng cùng lúc nhào lên. Phía ta đã có hai chiến sĩ hy sinh, còn lại hai người đều bị thương nặng. Sau một lúc vừa bắn vừa nhặt những quả lựu đạn của địch ném túi bụi về phía công sự để đáp trả, Lê Bá Dương cho nổ đồng loạt các quả mìn DH10 gài ngược về phía mình theo phương án hủy chốt.

    Lợi dụng địch chùn lại sau loạt mìn, Lê Bá Dương lấy trong túi áo tấm ảnh Bác Hồ rồi dùng máu từ vết thương viết thẳng vào tấm ảnh những dòng chữ “Bác Hồ ơi, bắt đầu từ hôm nay 20-6, con cùng đồng đội bắt đầu nổ súng diệt địch, dự (giữ - NV) chốt đến cùng. Quán diệt được bảy tên, Hòe, Dương mỗi người hơn một chục. Ghi sâu lời Bác dạy, hễ còn tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn chiến đấu quét sạch nó đi. Bác ơi, quyết tâm của chúng con, trách nhiệm của chúng con là dự chốt…”. Sau khi hôn ảnh Bác, Lê Bá Dương chuyền cho chiến sĩ trung liên Phùng Hòe làm theo rồi cẩn thận cất tấm ảnh Bác vào túi, bình thản lấy ba trái pháo hiệu lần lượt điểm hỏa. Ngay sau khi nhận được tín hiệu, pháo của ta cũng đã cấp tập chụp thẳng vào chốt.

    Kỷ vật thời chiến

    Sau này nghe đồng đội kể lại, Lê Bá Dương mới biết: Trận pháo kéo dài đến tối đã hất địch trở lại điểm xuất phát. Đội hình tiểu đoàn khi lên chốt chuẩn bị tấn công đỉnh 544 đã phát hiện “xác” Lê Bá Dương, Phùng Hòe và hai đồng đội sũng máu trong bùn đất tơi tả vì bom pháo. Và khi chính trị viên tiểu đoàn Ngô Ất rút từ túi áo Lê Bá Dương tấm ảnh Bác Hồ với lời thề viết bằng máu, ai nấy đều ứa nước mắt. Cả Lê Bá Dương và Phùng Hòe nhanh chóng được chuyển về tuyến sau điều trị.

    Cũng đêm đó, tấm ảnh Bác Hồ và lời thề quyết tử viết bằng máu của Lê Bá Dương đã được chính trị viên Ngô Ất mang theo cùng đơn vị tấn công tiêu diệt hoàn toàn cao điểm 544.

    Về xuất xứ tấm ảnh, Lê Bá Dương kể: “Ngày đó, mỗi chiến sĩ được danh hiệu chiến sĩ thi đua đều được tặng một món quà, trong đó có quyển sổ tay quân giải phóng. Trang đầu tiên của quyển sổ là ảnh Bác Hồ. Trước khi vào trận đánh, tôi xác định mình sẽ hy sinh nên tôi xé trang ảnh cất vào túi áo. Mang theo ảnh Bác, với tôi đó như một nguồn động viên lớn lao để tôi chiến đấu”.

     

    #ece9d8; PADDING-LEFT: 0.75pt; PADDING-BOTTOM: 0.75pt; BORDER-LEFT: white 1pt inset; WIDTH: 271.5pt; PADDING-TOP: 0.75pt; BORDER-BOTTOM: white 1pt inset; BACKGROUND-COLOR: transparent" width="362">

    Tấm ảnh Bác Hồ cùng lời thề quyết tử viết bằng máu của Lê Bá Dương.

    Bức ảnh xưa trở về...

    Trong khi Lê Bá Dương đang nằm điều trị, tiểu đoàn đã viết báo cáo thành tích, gửi kèm tấm ảnh Bác Hồ có lời thề quyết tử viết bằng máu của Lê Bá Dương lên trung đoàn để làm truyền thống.

    Năm 1972, trong đại hội mừng công của Trung đoàn 27 ở Gio Linh có một phòng trưng bày hiện vật, trong đó có tấm ảnh nói trên. Trong đoàn đại biểu của quân khu về dự đại hội, có một số cán bộ bảo tàng Quân khu 4. Những người này đã xin tấm ảnh để trưng bày tại bảo tàng quân khu. Hai bên thống nhất, dự định xong đại hội sẽ bàn giao. Khi đó, “bức huyết thư” được Ngô Minh Hớn - Trưởng ban Tuyên huấn Trung đoàn 27 cẩn thận cất vào sổ tay. Về sau nhớ lại tấm ảnh, Hớn ngỡ đã giao hiện vật quý báu ấy cho cán bộ bảo tàng quân khu...

    Mãi đến cuối năm 2007, khi lục tìm tư liệu để thực hiện cuốn sách “Trung đoàn 27 Triệu Hải - Nhật ký viết bằng văn vần”, ông Ngô Minh Hớn mới phát hiện tấm ảnh Bác Hồ của đồng đội năm xưa. Vui mừng khôn xiết, ông tức tốc gửi kỷ vật về lại cho Lê Bá Dương. Ngày 23-1-2008, Lê Bá Dương đã trao bản sao “bức huyết thư” cho Nhà truyền thống Trung đoàn Triệu Hải và Sư đoàn 390 Quân đoàn 1.

    Người thả hoa trên dòng Thạch Hãn

    Năm 1976, trở lại thăm chiến trường Quảng Trị, Lê Bá Dương đã lặng lẽ hái hoa dại, mua hoa ở chợ thả vào sông Thạch Hãn để tưởng nhớ đồng đội. Sau vài lần, nhiều người nhận ra nghĩa cử của anh và làm theo, nhất là người dân ở huyện Triệu Phong và thị xã Quảng Trị. Sau đó, những người làm văn hóa Quảng Trị đã nghĩ đến việc đưa nghĩa cử này thành một lễ hội. Và Lê Bá Dương được xem là người khởi xướng cho lễ hội thả hoa trên dòng sông Thạch Hãn trong Ngày Thương binh liệt sĩ 27-7 hàng năm.

    Chiều 27-7-1987, sau khi thả hoa cho đồng đội, anh ngồi lặng bên bờ sông Thạch Hãn. Nhìn mái chèo hối hả khuấy tung bọt nước đưa thuyền ngược dòng lên chợ Quảng Trị, anh chạnh lòng nghĩ đến thân xác bạn bè, đồng đội đang nằm lặng lẽ ở đâu đó dưới đáy sông. Tự nhiên trong lòng anh bật lên những câu thơ khắc khoải: Đò lên Thạch Hãn ơi… chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.

    Những câu thơ thấm đẫm nghĩa tình đồng đội đã chạm đến nỗi đau tận cùng của sự hy sinh, mất mát, làm rung động lòng người. Đó chính là bài thơ Lời người bên sông mà nhiều người nhớ mãi...


     

     
    Báo quản trị |  
  • #11157   04/01/2009

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Trong đoạn kết bài báo trên, tác giả nhắc đến bài thơ Lời người bên sông. Bài thơ chỉ có 4 câu mà tôi đã dẫn về tại trang 1 topic này. Xung quanh bài thơ đó cũng có nhiều giai thoại, báo chí cũng đã viết nhiều; trên nhiều diễn đàn cũng đã nói. Tôi xin dẫn bài viết trên diễn đàn của các bạn sinh viên Đà Nẵng:

    #f9f9f9">KHOA XD CẦU ĐƯỜNG -|- TRƯỜNG ĐHBK -|- ĐHĐN > THƯ GIÃN - GIẢI TRÍ > Club Thơ Văn > Tản mạn văn chương > Quảng Trị - mùa hè đỏ lửa


    #f9f9f9">PDA

    View Full Version : Quảng Trị - mùa hè đỏ lửa


    #eeeeee">Ruyubang_do

    #eeeeee; TEXT-ALIGN: right" align="right">03-25-2008, 11:25 AM

    #f9f9f9">ĐÒ XUÔI THẠCH HÃN XIN CHÈO NHẸ ...

    Tối qua xem TV thấy nói về Quảng Trị 1972, xúc động nên hôm nay xin đưa lên vài vần thơ kèm theo 1 vài lời bình,bài thơ có lẽ sẽ không ít người không thể nào quên được những cảm xúc xúc động về tuổi trẻ anh hùng của cha ông ta

    Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
    Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
    Có tuổi hai mươi thành sóng nước
    Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm

    (Trích Có tuổi hai mươi thành sóng nước )


    1. Gốc tích bài thơ :

    Hiện nay có khá nhiều dị bản, kể cả khi nó được khắc rất trang trọng trong nhà lưu niệm nghĩa trang liệt sĩ Quảng Trị lẫn khi được trích dẫn rất nhiều trên báo chí trong dịp 27/7 vừa qua.
    Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
    Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
    Có tuổi hai mươi thành sóng nước
    Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm


    Đấy là bài thơ bốn câu của Nghệ sĩ Nhiếp ảnh, nhà báo Lê Bá Dương:

    Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
    Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
    Có tuổi hai mươi thành sóng nước
    Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.
     
    Trước hết nói một chút về tác giả.


    Anh Lê Bá Dương hiện nay là Nghệ sĩ Nhiếp ảnh, Hội viên hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, là nhà báo, phóng viên thường trú của báo Văn Hoá tại Nha Trang. Quê chính của anh ở Nghệ An, nhập ngũ năm 15 tuổi, và ngay trong trận đánh vào thôn Tây Trì (Đông Hà) khi 15 tuổi “cộng” 49 ngày, anh đã trở thành dũng sỹ diệt Mỹ. Những năm tiếp theo từ 1968 đến 1973, qua nhiều trận đánh nổi tiếng trên chiến trường Quảng Trị, anh đã được tặng nhiều danh hiệu dũng sỹ diệt Mỹ, dũng sỹ diệt cơ giới, dũng sỹ diệt máy bay… và người chiến sỹ với hơn chục vết thương trên người ấy cũng đã hai lần được đề nghị tuyên dương anh hùng nhưng rồi vết thương chồng vết thương, việc hoàn tất hồ sơ mấy lần dở dang không thành. Hồi ấy, trên mặt trận B5 (đường 9, Quảng Trị) từng đã dấy lên phong trào “Xung kích như Lê Bá Dươngg, chốt chặt như Lê Bá Dương”. Báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Tiền Phong đã có nhiều bài viết và in ảnh Lê Bá Dương mặt trẻ măng, kẹp AK giữa chiến trường khói lửa mà mắt cứ trong văn vắt, môi mím chặt mà cứ thấy phảng phất một nụ cười. Hồi ấy, chiến trường Quảng Trị, mỗi ngày hao hụt quân số hàng trăm, hồi ấy, máu và lửa, xác ta và xác địch lộn tùng phèo, đất đá không đủ để che quân...

    Bây giờ ở Quảng Trị, vào tháng 7, có một phong trào rất đẹp là toàn dân kết bè hoa thả xuống dòng Thạch Hãn, con sông đang chứa trong lòng nó hàng trăm linh hồn liệt sĩ đã lặng lẽ chìm trong những ngày đỏ lửa hào hùng ấy. Nhưng trước khi nó thành phong trào như bây giờ, vào hồi đang còn khó khăn nhất của thời bao cấp, người cựu chiến binh Lê Bá Dương ấy đã dồn lương và nhuận bút mỗi năm làm một chuyến tàu chợ vào tháng 7, từ Nha Trang ra Quảng Trị, anh mua hết hoa ở chợ Quảng Trị rồi mang ra sông thả. Ban đầu nhiều người ngạc nhiên, có người còn bảo: ông khùng. Hàng chục năm như thế, đến thời ông Vũ Trọng Kim làm bí thư thì ông mới phát động nó thành phong trào rầm rộ như ngày nay...

    2. Trở lại bài thơ

    Chiều ngày 27 tháng 7 năm 1987, sau khi thả hoa cho đồng đội, anh ngồi lặng trên bờ sông ngắm những chiếc thuyền nặng nề ngược dòng Thạch Hãn. Thanh bình quá thể, vô tư quá thể, nhưng ai biết, ai nhớ, dưới đáy sông kia còn bao nhiêu đồng đội của anh đang nằm lặng lẽ. Bất chợt những câu thơ vụt ra:

    Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ
    Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
    Tan chợ chiều xuôi đò có vội
    Xin, xin đừng khuấy đục dòng trong.


    Sau này khi công bố trên Tạp chí Khoa học Công Nghệ Khánh Hòa năm 1990, nhà văn Đỗ Kim Cuông (giờ là vụ trưởng vụ văn nghệ Ban Tuyên Giáo Trung ương) khuyên anh sửa lại. Và bài thơ được hoàn chỉnh là:

    Đò lên Thach Hãn ơi chèo nhẹ
    Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
    Có tuổi hai mươi thành sóng nước
    Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.
     
    Nhưng vấn đề là, với bài thơ 4 câu, bài thơ duy nhất của Lê Bá Dương, hiện nay có khá nhiều dị bản, kể cả khi nó được khắc rất trang trọng trong nhà lưu niệm nghĩa trang liệt sĩ Quảng Trị lẫn khi được trích dẫn rất nhiều trên báo chí trong dịp 27/7 vừa qua.

    Trước hết là chữ “lên”, phần lớn đều ghi là “Xuôi”. Xin thưa, nếu “xuôi” thì không phải chèo, mà chỉ “lái” thôi. Chèo đò và lái đò là hai động tác khác nhau. Tiếp đến là chữ “ơi”, nhiều người dùng là “xin”. Bản thân Lê Bá Dương khi sửa từ "xin" thành “Ơi” là thán từ gọi đò – ơi đò… bớ đò…đò ơi theo đúng phương ngữ Quảng Trị, nghe thắt thẻo và có tiếng đồng vọng lênh lan trên sóng nước. Thêm nữa, ở bản gốc thì câu thứ 4 đã có từ "xin" rồi. Nhưng theo chúng tôi, trong trường hợp này dùng “Xin” hay “ơi” cũng đều khả dĩ. Câu dưới dị bản mới nặng, ấy là “còn đó” thành “còn có”. Chữ “còn đó” hay hơn, mênh mang hơn, phổ quát hơn, mở hơn. Lê Bá Dương không phải nhà thơ chuyên nghiệp nhưng anh đã sử dụng chữ rất hợp lý và chính xác. Hai câu dưới thì có một dị bản là “bờ bãi” và “bờ mãi”, thì theo chúng tôi, dùng từ nào cũng được, dẫu “mãi mãi” hay hơn, vĩnh cửu hơn. “Bờ bãi” vừa cụ thể, vừa hẹp, chữ “bãi” như một từ láy phái sinh…

    Có lẽ do bài thơ là tiếng lòng chung cho mọi người, đặc biệt là bài thơ còn được gắn với việc một người lính hàng năm một đôi lần về thắp hương thả hoa cho đồng bào, đồng đội, vì vậy, từ khi xuất hiện trên báo bài thơ đã được mọi người chú ý. Người này nhớ một vài câu, người khác nhớ cả bài 4 câu, nhưng thường thì mọi người nhớ và thuộc hai câu đầu trong cả bài thơ 4 câu… Và ngay cả 2 câu đầu đó cũng vẫn có vài từ khác nhau như đã dẫn. Chúng tôi thống kê có các dị bản như sau:

    Dị bản 1:

    Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
    Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
    Có tuổi hai mươi thành sóng nước
    Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm.


    Dị bản 2 khác với DB1 ở từ ơi thay cho từ xin trong câu đầu

    Đò xuôi Thach Hãn ơi chèo nhẹ
    Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
    Có tuổi hai mươi thành sóng nước
    Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm

    Dị bản 3 khác với dị bản 2 ở từ "Có" thay cho từ "Đó":

    Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
    Đáy sông còn có bạn tôi nằm
    Có tuổi hai mươi thành sóng nước
    Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm...

    Cũng có bản từ hai mươi trong câu thứ 3 được đổi thành từ đôi mươi…

    Tuy nhiên không chỉ có dị bản. Xung quanh bài thơ cũng xuất hiện nhiều giai thoại.

    Do bài thơ là tiếng lòng lại được viết và xuất hiện từ mảnh đất thiêng, nhạy cảm là Quảng Trị nên được rất nhiều người trên cả nước biết đến. Hiện tại bình quân mỗi ngày tác giả cũng có một cuộc điện thoại từ đâu đó trên cả nước gọi hỏi về bài thơ. Thậm chí khách hàng tại Phú Yên còn gọi lên tổng đài 108 đề nghị cung cấp thông tin bài thơ, tên, số điện thoại tác giả…Ngay cả tựa bài thơ “Lời người bên sông” cũng là một trong những giai thoại đó. Do là một cảm xúc được biểu đạt như một lời thỉnh cầu, bởi vậy lúc đầu bài thơ không có tựa đề, cho dù chỉ là cái tựa “vô đề “ như những bài thơ khác. Sau này khi người biên tập tạp chí đưa bài thơ đi nhà in, thấy thiếu cái tựa bài liền gọi điện hỏi xem tựa bài thơ thế nào? Nghe hỏi vậy, tác giả giải thích: Đó chỉ là lời người bên sông… Không ngờ người biên tập cứ nghĩ đó là câu trả lời của tác giả và thế là “lời người bên sông” bỗng thành tên bài thơ…

    Ngoài ra, Lê Bá Dương còn một bài thơ 2 câu được viết trong một tình huống khác. Hôm chuẩn bị vào sâu về phía nam mặt trận, cô bé trong nhà dân chợt hỏi: Chú ơi, tại sao lại gọi là quân giải phóng Bắc Quảng Trị. Vội quá, anh lấy bút viết vội vào trang sách học trò của cô bé hai câu thơ và cũng là hai vế đối:

    Một khẩu súng giữ hai trời Nam Bắc
    Một dấu chân in màu đất hai miền.

    Mãi mới đây, nhân dịp kỷ niệm 35 năm giải phóng Quảng Trị, "cô bé" bây giờ đã là cựu du kích trao lại cho Lê Bá Dương tờ giấy kẻ ngang đã úa vàng nhưng vẫn nguyên nét chữ viết 2 câu thơ. Hôm đi cùng đồng đội lên cao điểm 544, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Công Tính đã đề nghị một nhà thư pháp viết hai câu thơ mà anh nói là tuyên ngôn hay nhất bằng thơ về quân giải phóng Bắc Quảng Trị của Lê Bá Dương.



     
     
    Báo quản trị |  
  • #11158   21/12/2008

    HAPPYMAN
    HAPPYMAN

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/12/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    nguyenquan78 viết:
       Tôi cũng từng nghe có một cái đĩa VCD về khả năng của một nhà Ngoại cảm nữ, tôi nhớ không không nhầm tên là  H...ở tỉnh Ninh Bình thì phải, cái VCD này chỉ quay có mình bà trước MIC nói thao thao về khả năng mà không thấy quay người xem.
       Tiểu sử của bà này cũng khá đặc biệt là bị chó dại cắn, không hiểu sao khi nhập quan rồi bà sống lại và có khả năng ngoại cảm. Thật khó lý giải khi một người bị súc vật cắn không chết mà lại sinh ra khả năng dị biệt vậy? không thể tin được!
        Trong tương lai liệu các nhà khoa học sẽ chứng minh hiện tượng này là thật hay giả? chứ hiện tại thì không thiếu Bác ngoại cảm lợi dụng lòng tin của các gia đình có thân nhân hi sinh trong chiến tranh để trục lợi.


    Mình có cái đĩa VCD này, nó được quay ở chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn, TPHCM. Trước khi xem qua đĩa này thì mình đã đọc một loạt các bài viết về khả năng "kỳ diệu" của nhà ngoại cảm này trên báo ANTG. Quan điểm của mình là khả năng của nhà ngoại cảm này cũng đáng...tin. Thực ra thì VCD này có rất nhiều người xem và đưa ra ý kiến chứ không phải bà ta độc diễn đâu bạn. Nếu bạn cần xem để tham khảo thì ghi địa chỉ mình sẽ gửi cho.
     
    Báo quản trị |  
  • #11159   21/12/2008

    nguyenquan78
    nguyenquan78
    Top 500
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (142)
    Số điểm: 2879
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 13 lần


    Chào HAPPYMAN nếu bạn tin vào nhà ngoại cảm là quyền của bạn!
    những "khả năng dị biệt" của những người này hiện nay chưa được
    nhà nướccác nhà khoa học có tên tuổi đưa ra kết luận có chính xác có hay không.(như một bài báo mà tôi đã viện dẫn ở trên)
    Đứng trước hiện tượng "nóng" nguyenquan78 và HAPPYMAN có quan điểm khác nhau đó là điều rất bình thường.
    Cảm ơn bạn đã có nhã ý gửi cho nguyenquan78 đĩa VCD đó vì nguyenquan78 đã xem nó rồi! sau khi xem xong VCD mà bạn cho là "khả năng kỳ diệu" này tôi có vài nhận xét như sau:
    - VCD được quay bởi người quay phim nghiệp dư hình ảnh mờ, không được rõ nét toàn quay chân người xem nhưng diễn viên chính thì rất chuyên nghiệp hầu hết thời gian chủ thể tự biên, tự diễn nói về quá khứ bị chó dại cắn... về khả năng thấu thị
    cõi ÂM nói chuyện được với người chết...vv.) những người đưa ra ý kiến thì một chiều hướng đến mê tín dị đoan, duy tâm, thần thánh hoá khả năng dị biệt mà khoa học nước nhà chưa chứng minh được là đúng hay sai.
    -tôi không tin vào khả năng dị biệt khi chưa được khoa học kiểm chứng cũng như không tin có
    "nước thánh" từ cây sung cảnh bị cưa thân rồi chảy nước mà rất nhiều người đổ sô đi uống để chưa bách bệnh vậy!

     
    Báo quản trị |  
  • #11160   23/12/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Bạn nguyenquan78 nhắc thì tôi mới nhớ ra những vụ "nước thánh" hay những vụ "thầy lang kiêm thầy bói miệt vườn"... Tôi thật không hiểu vì đâu mà ngày nay người ta vẫn mê muội như vậy nhỉ???? 

     
    Báo quản trị |  
  • #11161   04/01/2009

    ququica
    ququica

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2008
    Tổng số bài viết (84)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tình cờ vào càfê lawsoft

             Tôi xin kể câu chuyện đi tìm mộ cùng nhà ngoại cảm (NGC), đã xảy ra trong gia đình của tôi.

    Tóm tắt một số chi tiết về gia đình tôi:

              Từ thời Pháp thuộc, ông Nội của tôi quê gốc ở Hải Xuân, Hải Lăng, Quảng Trị. Bà nội là người Huế. Theo dòng người đi làm phu cho đồn điền cao su tại Bình Ba, Bà Rịa. Ông và bà đã lập gia đình và sinh được 5 người con.

              Bà nội tôi mất tích trong một trận càn của giặc Pháp, khi chúng quay lại miền Nam Việt Nam sau ngày Tổng khởi nghĩa. Bà ra đi vào ngày 30 tháng giêng, nên gia đình tôi lấy ngày này làm ngày giỗ bà.

    Người con lớn (cha của tôi) đi tham gia cánh mạng, làm giao liên du kích, tập kết ra miền Bắc, học bổ túc công nông, học đại học GTVT, đi thực tập sinh tại Cộng Hòa Dân Chủ Đức. Sau khi đất nước thống nhất ông được điều động tăng cường phía Nam. Ông mất năm 2005 vì tuổi già.

    Cô Ba của tôi đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, được công nhận Liệt sỹ. 13/12 là ngày giỗ của cô.

    Chú Tư của tôi đã mất  trong hoàn cảnh khi đi chăn bò cho địa chủ thì gặp trận càn, đàn bò hoảng sợ lồng lên bỏ chạy và chú tôi bị đàn bò dẫm chết. Khi ấy chú mới tròn 12 tuổi. 28/8 là ngày giỗ của chú.

    Cô Năm tham gia giao liên và cũng hy sinh trong một chuyến công tác. 12/04 là ngày giỗ của cô.

    Cô Sáu gia nhập bộ đội địa phương (tình độ Bà Rịa), hiện nay đã nghỉ hưu. Hiện cô đang tham gia cộng tác với NGC Năm Nghĩa để tìm mộ liệt sỹ.

    Câu chuyện NGC đi tìm mộ bà nội tôi:

    Từ khi còn sống cho đến lúc qua đời, cha tôi luôn trăn trở việc tìm kiếm mộ bà nội tôi nhưng đều không có kết quả. Cho đến khi phong trào các NGC phát triển, vào khoảng cuối năm 2006 cô Sáu khoe với Mẹ của tôi rằng cô đang là thư ký cho một nhà ngoại cảm tên tuổi đó là “cô Năm Nghĩa”, và cô sẽ nhờ cô Năm giúp gia đình đi tìm mộ của bà. Gia đình chúng tôi đã rất mừng khi nhận được thông tin trên.

    Vào một ngày cuối năm 2007, theo sự phân công của mẹ tôi mượn một chiếc xe tải 1,25T để đi tìm và bốc mộ cho bà nội. Tôi lái xe chở mẹ và anh cả cùng lên đường từ Vũng Tàu sang nhà cô Năm Nghĩa. Nhà cô Năm nằm ở gần cổng chào nơi giáp ranh của thị xã Bà Rịa và xã Hòa Long. Nằm trong một khuôn viên khá rộng rãi và thoáng mát (theo lời cô Sáu: cô Năm rất giỏi và đã tìm được nhiều một liệt sỹ, được một quan chức trong tỉnh cam thiệp cấp cho mảnh đất này), trong nhà cô Năm treo rất nhiều các thư cảm ơn, và kỷ niệm các lần tìm mộ liệt sỹ. Tôi và anh cả đã hẹn sẵn một số anh em trong họ cùng tập trung tại đây để đi bốc mộ cho bà. Các anh em chúng tôi ngồi đợi bên ngoài, chỉ mẹ tôi và cô Sáu vào trong nhà làm lễ cúng và nghe cô Năm phán. Khi ra ngoài mẹ tôi có đôi chút hoài nghi và nói rằng: “lần trước bà nhập xác cô Năm nói rằng xương thị bà đã tan chỉ còn 5 chiếc cúc áo mà thôi, lần này thì lại nói chỉ còn ba chiếc cúc áo ?”. Trước khi xuất phát cô Năm nói hiện bà đang ở lô cao su số 13 sở cao su Bình Ba. Theo sau cô Năm gia đình chúng tôi lên đường tìm đến khu rừng cao su thuộc sở cao su Bình Ba. Cô Năm chỉ chúng tôi vào một lô cao su và dùng điện thoại di động liên hệ với một người giúp việc cho cô (cháu của cô), hướng dẫn quay lại nơi chúng tôi đang dừng chân. Tôi đi quanh trong khu vực và hỏi thăm những người công nhân cạo mủ cao su thì được biết lô cao su số 13 còn ở cách nơi đây hai lô nữa. Song cô Năm khẳng định bà tôi nằm tại nơi này. Sau một hồi đi lanh quanh dùng cành cây khô chọc hết chỗ này đến chỗ khác, cô Năm bảo chúng tôi đào thử ở một vị trí đất hơi gồ lên như một tổ mối. Đào được vài nhát cuốc cô bảo ngưng lại vì chưa đúng. Chuyển sang một vị trí khác cách điểm cũ khoảng 40 đến 50 mét, cũng một vị trí tương tự, giữa hai hàng cây cao su, nơi có mô đất hơi gồ lên. Sau một vài nhát cuốc dọn dẹp cô Năm bốc một nắm đất lên và ngửi, cô bảo bày đồ cúng ra. Mọi người chuẩn bị nhang đèn và các đồ đạc để cúng. Cô Năm sau khi khấn vái cầm một quả trứng và một chiếc đũa, cô cắm chiếc đũa xuống đất và đặt quả trứng lên, lần một ... chưa được rồi lần hai cô nói chị Sáu (cô Sáu của tôi) làm khó tôi quá chiếc đũa này đuôi nhỏ quá, bỗng quả trứng nằm im trên đuôi chiếc đũa không rơi xuống. Cô kêu lên đúng nơi này rồi. Các anh em chúng tôi dùng cuốc, xẻng đào bới nơi cô chỉ. Do bán tính bán nghi nên tôi và anh cả chưa trực tiếp đào mà để các anh em trong họ đào. Anh cả tôi đã chuẩn bị máy ghi âm, còn tôi cầm máy ảnh kỹ thuật số để ghi lại những khoảng khắc đáng chú ý. Sau khi đào được khoảng 20 đến 25 cm, chỉ những vệt đất màu xám đem xen lẫn trong lớp đất đỏ nguyên thổ cô nói đấy là xương thịt đã phân hủy. Cô còn luôn miệng lẩm bẩm: “má nói bọn chúng bắn má rồi còn cho xe kéo lê má đi người má trầy tróc hết đau lắm các con ơi”. Tiếp theo cô ra lệnh không xúc đất đào được lên khỏi hố đào nữa mà để qua một bên để tìm di vật của bà, vừa đào và vừa bới tìm trong một phạm vi rộng gần 1m; dài khoảng 1,5m; lúc này đã đào sâu được khoảng 60cm. Vật cần tìm ở đây là 3 chiếc cúc áo như lời cô mới nói. Mọi người tìm mãi vẫn chưa thấy, cô Năm cũng bước xuống hố tìm. Nhìn lên thấy tôi đang đeo kính đen cầm máy ảnh cô hỏi tôi là gì của bà, tôi trả lời là cháu nội, cô bảo làm gì mà đeo kính đen như vậy? như thế là thiếu tôn trọng, sao không xuống đào bới và tìm kiếm với mọi người?. Thêm nửa tiếng trôi qua sự tìm kiếm vẫn chưa có kết quả, mọi người đã bắt đầu thấm mệt. Cô Năm cầm một cục đất trong hố và gọi cô Sáu tôi đi ra nơi khác để làm phép hay gọi là gọi hồn ... để gặp bà xin bà chỉ cho di vật (đại khái là như vậy), anh cả tôi cầm máy ghi âm đi theo nhưng cô không cho. Sau khoảng 10 phút cô Năm quay lại và nói: “bà bảo đã đào tới rồi cứ tìm kỹ lại đi”. Mọi người lại tiếp tục bóp nghiền từng viên đất đã đào để tìm kiếm. Cô Năm lại bước xuống cùng tìm. Bỗng cô kêu lên “đây rồi”, một chiếc cúc áo dính đất được cô đưa ra, một lúc rồi một lúc sau, lần lượt chiếc cúc áo thứ hai và thứ ba đều được cô Năm tìm thấy, cô bảo chắc cô có duyên với bà nên chỉ cô tìm thấy thôi. Sau khi cũng bái, lễ tạ ... chúng tôi lấp lại hố đào và lên đường trở về nhà cô Năm cùng với ba chiếc cúc áo và vài nắm đất trong hố. Về đến nhà cô Năm sau một số nghi thức cúng vái, ba chiếc cúc áo và vài nắm đất được bỏ vào trong một cái tiểu bằng sành và do gia đình chúng tôi đưa đi mai táng tại nghĩa trang xã Hòa Long (cô Sáu tôi đã xin được xuất đất tại đây). Còn một chi tiết khá thú vị nữa, trong khi đào tìm cô Năm chợt hỏi người anh họ của tôi “anh có con chết non phải không?” anh trả lời “không” cô bảo “tôi thấy có một đứa trẻ khoảng 6 đến 7 tuổi trần truồng cứ đi cạnh anh, vậy nó là gì của anh?” anh tôi (cũng ở xã Hòa Long) lạnh cả người sau một lúc trả lời “chắc đứa bé hàng xóm bị chết trong bụi tre gần nhà mà anh đã nhìn thấy” cô nói “đúng rồi vậy là nó theo độ anh đó” (ghê chưa cô nhìn thấy người cõi âm).

    Các bạn có ý kiến gì về câu chuyện trên? Tin hay không?

    Còn ý kiến của tôi thế này:

              Tôi mừng vì nơi cô Năm chỉ đào là một ụ đất cũ. May mắn không trúng mộ phần của ai đó, nếu trúng “phải tội” lắm. Toàn bộ công việc làm ở trên chỉ để yên lòng những người có lòng tin vào khả năng “ngoại cảm” của cô Năm, và có thể là niềm an ủi vì cho là ta đã hoàn thành nghĩa vụ với người đã khuất.

    Tôi không tin vì những lý do sau đây:

    1. Lời phán tiền hậu bất nhất; vị trí không sát với thực tế.
    Trước đây (lần nhập xác đầu tiên cách thời điểm đi tìm khoảng 4 đến 5 tháng) cô Năm bảo còn 5 chiếc cúc áo. Đến lần nhập vào thời điểm đi tìm cô phán có 3 chiếc. (không hiểu do cô Năm quên hay do bà nội tôi quên? hoặc cô chỉ kiếm được 3 chiếc cúc áo cũ cùng loại?)

    Lô cao su theo lời cô phán ở nhà và thực tế nơi đào khác xa nhau.

    2. Anh cả tôi đã thử đặt quả trứng lên trên chiếc đũa như cô Năm đã làm.
    Tôi đảm bảo các bạn cũng có thể làm được với một chiếc đũa có đuôi bằng phẳng (càng to càng dễ làm) và một quả trứng sống, cắm chặt cây đũa xuống đất sao cho đuôi cây đũa tao thành một mặt phẳng song song với mặt đất, đặt quả trứng lên một cách nhẹ nhàng và thật chậm giữ nhẹ đến khi nó cân bằng thì buông tay, khi đã cân bằng trứng sống có độ ổn định cao hơn trứng đã luộc chín (chắc các bạn còn nhớ cách thử trứng sống và trứng chín), thí nghiệm này dựa trên nguyên tắc đó dẫn đến khi bạn đụng nhẹ vào quả trứng bạn sẽ có cảm giác quả trứng hít vào đuôi cây đũa. Đây là cách thử mà hầu hết các NGC thường làm, nếu đúng như vậy thì khi làm lại thí nghiệm này, trên đống cát xây dựng mới mua về để sửa nhà ở nhà mẹ tôi cũng có mộ phần người mất tích hay liệt sỹ nào đó chăng?

    3. Là một kỹ sư công trình tôi có thể hiểu được
    Những vệt đất màu xám mà cô Năm chỉ, chỉ là tạp chất hữu cơ do lá cây cao su rụng xuống tạo thành qua quá trình cày xới lẫn vào với lớp đất đỏ. Đã bao lần khu đất đó phải cày xới, đào bỏ gốc cây cũ để trồng cây mới, khi lứa cây cao su cũ già cỗi, không còn đảm bảo năng xuất (bà tôi mất từ năm 1946 tính cho đến thời điểm đó đã 61 năm). Bạn có đào bất cứ chỗ nào trong rừng cao su cũng thấy như vậy thôi.

    4. Ba chiếc cúc áo đó chỉ có cô Năm tìm thấy.
    Cô chỉ đưa ra được những chiếc cúc áo dính đất sau khi cầm một cục đất trong hố đào và dẫn cô Sáu tôi đi để cầu khẩn bà tôi cho lấy di vật ...v.v..

    Còn chi tiết hỏi người anh họ tôi về một bóng trẻ con đi theo, chẳng qua đó là đòn tâm lý để người khác phân tâm và liên tưởng đến những gì đại loại gần như điều cô đưa ra, sau đó tùy câu trả lời của họ mà lái câu chuyện đi cho có vẻ huyền hoặc.

              Một điều xin lưu ý là khi bạn nhờ những NGC giúp việc đi tìm mộ, yêu cầu đầu tiên họ đưa ra với bạn là “phải thành tâm”. Có nghĩa là bạn phải tuyệt đối tin tưởng và đừng nghi ngờ (nên mù quáng tuân theo). Nếu nghi ngờ thì còn gì là thành tâm nữa?. Tôi nghĩ chính vì lý do này mà khá nhiều người vì tình cảm, vì mong muốn tìm được người thân đã tin vào các NGC tuyệt đối như vậy. Tôi đã tự an ủi bản thân cùng mẹ và anh cả tôi. Tuy có tốn chút ít thời gian, tiền bạc và công sức nhưng là một việc làm để cho cô Sáu tôi an lòng, và may mắn nhất là không phạm vào mồ mả của người khác.

              Tôi chưa biết gửi ảnh lên bài viết, bạn nào biết xin vui lòng chỉ giúp, khi nào lục lại ảnh tư liệu của công việc trên tôi sẽ gửi lên cho các bạn tham khảo.

             

     
    Báo quản trị |