Xử phạt những nhà thuốc "găm" hàng Khẩu trang y tế theo quy định nào?

Chủ đề   RSS   
  • #538334 04/02/2020

    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4693)
    Số điểm: 35030
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1182 lần


    Xử phạt những nhà thuốc "găm" hàng Khẩu trang y tế theo quy định nào?

    Ngày 3/2/2020, Lực lượng Quản lý Thị trường tỉnh Đăk Lak vừa có hoạt động kiểm tra phát hiện nhà thuốc Mạnh Đức (đường Lý Thái Tổ, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) không bay bán mặt hàng khẩu trang y tế. Tuy nhiên, kiểm tra trên gác lửng của nhà thuốc này, tổ công tác đã phát hiện 39 hộp được cất giấu trong thùng carton có 1.950 khẩu trang y tế.

    Thời điểm kiểm tra, nhân viên ở đây đã không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc số khẩu trang nói trên.
     
    Ngoài hành vi găm hàng, nhà thuốc này còn vi phạm khi không thực hiện việc mở sổ theo dõi hoạt động mua bán thuốc. Theo quy định, với cả 2 hành vi, nhà thuốc này sẽ bị xử phạt hành từ 28 - 30 triệu đồng và tước giấy phép từ 3 - 6 tháng. Hiện, Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk đang xem xét để ra quyết định xử lý đối với nhà thuốc này.
     
    Trong trường hợp này nhà thuốc này sẽ bị xử phạt theo Quy định nào?
     
    Trường hợp này có thể áp dụng quy định tại Điều 46. Hành vi đầu cơ hàng hóa tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP để xử phạt, cụ thể:
     
    1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhằm bán lại thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
     
    a) Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá;
     
    b) Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác.
     
    2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
     
    3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
     
    4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
     
    5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ 1.000.000.000 đồng trở lên.
     
    6. Hình thức xử phạt bổ sung:
     
    a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
     
    b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng hoặc đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
     
    c) Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

     

     
    3852 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TRUTH vì bài viết hữu ích
    enychi (04/02/2020) ThanhLongLS (04/02/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận