Xin cho hỏi về việc ủy quyền tranh chấp!

Chủ đề   RSS   
  • #92913 05/04/2011

    Thai_PL

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/04/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin cho hỏi về việc ủy quyền tranh chấp!

    Hiện gia đình tôi đang tranh chấp về phần tài sản bất động sản là căn nhà do ông bà nội tôi để lại. Căn nhà do ông bà nội để lại cho tất cả 8 người con,trong đó có 1 phần là của cha tôi. Căn nhà trên trong quá trình sử dụng đã mục nát nên ba mẹ tôi đã xây mới lại hoàn toàn vào năm 2005(số tiền trên do ba mẹ tôi bỏ tiền ra xây).Nay 7 người còn lại đang tạo áp lực buộc ba tôi phải ký tên bán nhà,nhưng hiện tại vẫn chưa thương thuyết được phần tiền xây nhà năm 2005.

    Nay xin hỏi các anh chị giúp đỡ 2 vấn đề sau:
    1.Ba tôi nay muốn ủy quyền cho tôi phát đơn tranh chấp và giải quyết phần tranh chấp trên nếu đưa ra giải quyết tại tòa án dân sự.Vây phần ủy quyền này tôi lập tại văn phòng công chừng hay xác nhận chữ ký tại phường đang cư ngụ?
    2.Các bước để mở thừa kế về phần bất động sản thừa kế trên.Vì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên là do ông bà tôi đừng tên và do người cô tôi đại diện đứng ra kê khai.

    Xin cảm ơn các anh chị giúp đỡ!
     
    4840 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #92922   05/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Xin tư vấn cho bạn như sau:

    1) Theo BLDS 2005, nếu như bạn từ đủ 18 tuổi trở lên thì có thể trở thành người đại diện theo ủy quyền của bố mẹ bạn trong việc giải quyết tranh chấp này. Luật không yêu cầu bạn phải công chứng hay chứng thực mà chỉ yêu cầu về hình thức của việc ủy quyền (do các bên thỏa thuận) thông thường là văn bản.

    2) Do ông bà nội bạn qua đời mà không để lại di chúc, việc phân chia di sản sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.

    -Nếu như cha mẹ bạn chứng minh được phần xây dựng thêm là tiền riêng bỏ ra, giá trị phần tài sản sản đó sẽ được trừ đi (trả lại cho cha mẹ bạn) trước khi phân chia cho các đồng thừa kế.

    -Trong trường hợp này, dù ông nội (bà nội) qua đời trước thì toàn bộ di sản sẽ được chia đều cho 8 người con. Cha mẹ bạn cần họp các anh chi em lại để thỏa thuận việc phân chia di sản. Nếu không thỏa thuận phân chia được bằng hiện vật thì sẽ quy ra giá trị bằng tiền. Cha mẹ bạn nếu muốn tiếp tục sống trong căn nhà đó thì phải trả cho 7 người anh chị em số tiền tương ứng với phần di sản họ được hưởng. Sau khi đã thanh toán cho 7 anh chị em kia giá trị tài sản tương ứng bằng tiền, cha mẹ bạn nên tiến hành ngay việc thay đổi chủ sở hữu trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất + nhà, yêu cầu 7 anh chị em còn lại ký vào cam kết đã nhận tiền và không có bất cứ khiếu nại hay tố cáo gì sau đó.

    - Trong vụ này, có thể thấy mục đích của 7 anh chị em còn lại muốn nhận phần thừa kế mà mình đáng đuợc nhận mà cụ thể ở đây bằng tiền. Nếu cha mẹ của bạn có đủ khả năng chi trả bằng tiền thì mọi chuyến sẽ ổn thỏa thôi. Nếu không, cách duy nhát còn lại là phải bán BĐS đi để chia đều ra cho 8 người.

    -Trước khi đinh đưa ra Tòa yêu cầu giải quyết tranh chấp phần cha mẹ bạn xây dựng, cha mẹ bạn nên phân tích rõ cho 7 người còn lại, nói rõ quan điểm trong việc phân chia di sản để tránh những chi phí không cần thiết, mà có khi lại gây rạn nứt tình cảm anh chị. em.
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 05/04/2011 09:47:32 AM

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    Thai_PL (05/04/2011)
  • #92974   05/04/2011

    Thai_PL
    Thai_PL

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/04/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin cám ơn phần tư vấn trên!
    Về phần bất động sản trên thi ba mẹ tôi đã đồng ý chi trả tiền cho căn nhà trên nhung do gia thành bên 7 người kia đưa ra là 3 tỷ nhưng định giá cùa cơ quan chức năng là 2,6 tỷ nên gia đình tôi không chấp nhận giá đó nên bên đó họ đòi thưa kiện.Vì bên đó họ đơn phương thưa trước nên gia đỉnh tôi cần ủy quyền cho tôi ra tòa để đại diện.
     
    Báo quản trị |  
  • #92988   05/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Theo tôi, 7 người anh chị em kia quá tham. Có thể họ dựa vào thực tế giá BĐS đang sốt do đó đã đưa ra mức giá đó. Thực tế, hầu hết các vụ tranh chấp thừa kế chỉ đưa kiện ra tòa khi họ không được chia chứ chẳng ai lại thưa kiện giá trị di sản khi mà cơ quan chức năng đã định giá. Tòa án sẽ dựa vào kết luận của cơ quan chức năng về giá trị di sản tranh chấp từ đó quyết định mức án phí sơ thẩm mà nguyên đơn phải nộp tạm ứng. Như vậy, cái mà họ kiện lại được chính Tòa án công nhận là chính xác !!

    -Tốt nhất, cha mẹ bạn nên cố hết sức dùng tình và lý khuyên can họ, bởi khả năng thắng kiện của họ là rất thấp. Nếu đưa ra Tòa, mức án phí mà họ phải nộp cũng không hề nhỏ, đối với những tài sản có giá trị tranh chấp từ trên 2 tỷ đến 4 tỷ, mức án phí phải nộp là 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng (mỗi nguyên đơn sẽ chịu tương ứng với giá trị di sản họ đòi). Trong vụ này, 7 người kia ở một phía, vụ kiện này nếu xảy ra sẽ là một dấu chấm hết cho tình cảm anh chị em giữa ba bạn và 7 người kia. Anh em sống với nhau đâu chỉ gặp mặt nhau một sớm một chiều. 

    -Nếu cảm thấy nhượng bộ được một chút thì có lẽ nên xem xét, cha mẹ bạn tuy chịu thiệt thòi một chút nhưng giữ được tình cảm anh em, ông bà nội bạn dưới suối vàng chắc cũng không muốn các con vì tranh nhau gia tài mà tranh chấp với nhau. Nếu đã thỏa thuận được việc phân chia, cha bạn cần tiến hành công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

    -Còn nếu cảm thấy không thể khác được thì cứ theo luật mà làm thôi.

    Chúc gia đình bạn tìm được một giải pháp tốt thuận cả đôi đường !!

    *Note: Về việc có cần công chứng hay chứng thực:

    - Trước tiên, tôi thành thật xin lỗi bạn vì đã tư vấn rằng bạn không cần thiết phải thực hiện việc công chứng hay chứng thực việc ủy quyền. Tuy rằng theo BLDS 2005 không quy định, nhưng qua tìm hiểu các tài liệu, tôi được biết Tòa án có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực nếu nghi ngờ về việc ủy quyền. Vì vậy, bạn nên chứng thực giấy ủy quyền tại UBND cấp xã (chứng thực về chữ ký trong giấy ủy quyền) hoặc công chứng tại phòng công chứng. Thân !!!
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 05/04/2011 10:36:49 PM Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 05/04/2011 10:33:24 PM

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    Thai_PL (06/04/2011)