Xếp lại lương cho viên chức từ cao đẳng lên đại học

Chủ đề   RSS   
  • #506494 01/11/2018

    Xếp lại lương cho viên chức từ cao đẳng lên đại học

    Cơ quan mình là đơn vị sự nghiệp công lập, có một số trường hợp lao động mới tuyển dụng dù có bằng Kỹ sư nhưng do nhu cầu vị trí tuyển dụng không cần trình độ Đại học nên xếp lương viên chức loại A0 (trình độ cao đẳng, bậc 1/10, hệ số 2,1). Sau quá trình làm việc được 2 năm và sắp xếp vị trí việc làm của một kỹ sư, lao động đó làm việc rất tốt và cơ quan muốn xếp cho hưởng lương ngạch kỹ sư. Vậy quy trình để xếp lại lương cho lao động đó như thế nào?

    Mong các bạn, các anh, các chị cho tư vấn giải đáp.

    Trân trọng cảm ơn!

     
    1738 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #506538   02/11/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

    Tại Điểm c, Khoản 1, Điều 1 Thông tư số 08/2013/TT-BNV quy định “Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định hiện hành của pháp luật” thì thuộc đối tượng áp dụng chế độ nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn nêu tại Thông tư số 08/2013/TT-BNV.

    Hiện nay, những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được xếp lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ, bao gồm:

    - Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp;

    - Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao của đơn vị sự nghiệp công lập;

    - Giáo viên mầm non làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định tại Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011- 2015.

    Theo đó, người lao động hợp đồng trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (gồm các đối tượng nêu trên) được trả lương theo thang, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ (Bảng 3) hoặc bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ (Bảng 4) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ; được tham gia, đóng, hưởng BHXH, BHTN, BHYT và các chế độ chính sách khác như công chức, viên chức có cùng trình độ đào tạo hoặc, có cùng ngạch hoặc, chức danh nghề nghiệp đang cùng làm việc tại cơ quan, đơn vị; là đối tượng nêu tại Điểm c, Khoản 1, Điều 1 Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, được nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn theo quy định Điều 2 và Điều 3 Thông tư số 08/2013/TT-BNV.

    Căn cứ quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì kỹ sư là viên chức loại A1 thuộc đối tượng xếp lương theo Bảng 3 (bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước). Như vậy, theo quy định của pháp luật, cơ quan bạn phải xếp lương cho lao động có bằng kỹ sư theo loại A1 chứ không phải loại A0.

    Như vậy, nếu người đó làm việc theo hợp đồng lao động thì bạn thực hiện theo chế độ tiền lương quy định tại Luật lao động 2012 (theo thỏa thuận của các bên). Cụ thể, Điều 90 LLĐ 2012 quy định như sau:

    “1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

    Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

    Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

    2. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.

    3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau”.

    Trong trường hợp, người lao động không làm việc theo hợp đồng lao động thì cơ quan bạn phải trả lương theo bảng lương được đã được quy định. Theo đó, mức lương của người đó hưởng phải được xếp theo loại A1 (trình độ đại học) Bảng 3. Nếu còn vướng mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    hungvina (02/11/2018)
  • #506547   02/11/2018

    Rất cám ơn luật sư!

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;