Vụ Vinashin

Chủ đề   RSS   
  • #66346 01/11/2010

    hovanhong129
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    Vụ Vinashin

    Theo dõi tin tức trên báo chí và mạng, mấy bữa nay Quốc hội nói nhiều về kiểm điểm trách nhiệm xung quanh vụ Vinashin. Để thất thoát 86.000 tỷ ( có thông tin con số thất thoát lên đến 120.000 tỷ). Có một số con số so sánh như sau: Nếu lấy tổng số nộp ngân sách của các doanh nghiệp lớn trong cả nước trong một năm, thì số 86.000 tỷ bằng gấp 3 lần; Số thiệt hại do bão lũ thiên tai vừa qua ở Miền trung cũng chỉ khoảng vài ngàn tỷ ( chưa bằng số lẻ của vụ Vinashin) Qua đó thì thấy thất thoát này thật là khủng khiếp.

    Vậy nhưng chưa một cơ quan quản lý nhà nư��c nào, chưa một cá nhân nào phải chịu trách nhiệm về việc này. Thủ tướng chính phủ chỉ nói nhận trách nhiệm chung chung trước Quốc Hội. Qua 11 cuộc thanh tra, kiểm toán mà không phát hiện ra sai phạm của vinashin, trong khi Thanh tra Chính phủ, kiểm toán nhà nước lại chưa hề tiến hành một cuộc thanh tra, kiểm toán nào tại đây. Không hiểu Nhà nước cứ kêu gọi chế độ trách nhiệm ở đâu đâu ấy chứ ở Vinashin thì chưa thấy vấn đề trách nhiệm của cá nhân, tổ chức nào. Tất cả đều đổ " tại cơ chế " ( phát biểu của Ông Trần Văn Truyền, tổng thanh tra chính phủ).

    Theo các bạn chúng ta cần phải xác định trách nhiệm của những ai? tổ chức nào? trong vụ này.'

    Để khỏi đụng chạm, chúng ta giả sử vụ này xảy ra tại 1 nước A nào đó, mà nước này cũng có các quy định pháp luật giống như VN.(Đây là giả sử mà thôi).

    Mời các bạn cùng tham gia. Bắt đầu từ cấp thấp nhất là Vinashin rồi đến các tổ chức, cá nhân khác ( Các bộ, cơ uqan thanh tra, kiểm toán, Quốc hội, chiónh phủ...)

    Kèm theo bài viết trên vietnamnet:
     http://vietnamnet.vn/chinhtri/201011/Vu-Vinashin-yeu-cau-bo-phieu-tin-nhiem-thanh-vien-Chinh-phu-945353/
     http://vietnamnet.vn/chinhtri/201010/uy-ban-Tu-phap-Co-dau-hieu-bao-che-cho-Vinashin-944324/
     http://vietnamnet.vn/chinhtri/201010/Vinashin-sai-pham-do-khong-co-dau-moi-trach-nhiem-943578/

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    30579 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #66394   01/11/2010

    vangdang88
    vangdang88

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2010
    Tổng số bài viết (41)
    Số điểm: 470
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Tốt nhất không nên bàn luận nếu bạn không muốn được đưa vào tầm ngắm.
     
    Báo quản trị |  
  • #66434   01/11/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Có gì mà không dám bàn luận chứ. Nó có cái gì thì ta được bàn cái đấy, ko nói oan là được.

    Vụ Lã Thị Kim Oanh, tổng sô tiền bị tham ô và thất thoát mới có hơn 100 tỷ, trong vụ này Lã Thị Kim Oanh bị tuyên tử hình nhưng về sau được miễn, ngoài một số người khác, còn có 2 nguyên vụ trưởng và hai thứ trưởng bị truy tố, Bộ trưởng Lê Huy Ngọ bị kỷ luật và đã từ chức. Thế mà vụ Vinashin thất thoát cũng tầm 100.000 tỷ tức gấp 1000 lần vụ Lã Thị Kim Oanh, thế mà chưa thấy trách nhiệm của ông nào. Nếu tính thất thoát 100 tỷ làm mốc để từ chức bộ trưởng, gấp 10 lần thì từ chức thủ tướng, 100 lần để từ tư cách đảng viên của mấy ông trong bộ chính trị, thì gấp 1000 lần thì mấy ông to đáng nhẽ phải từ chức hết cả.


    Mấy ông bộ trưởng, với thứ trưởng ông nào cũng xoen xoét là chúng tôi có trách nhiệm, chúng tôi đã kiểm điểm, chúng tôi có lỗi... thế mấy ông sao ko từ chức cả đi, hay là để đại hội 11 lại leo cao hơn !? Cả ông Dũng nữa, chưa thấy có câu nói trực tiếp nào nhận trách nhiệm về mình vụ này cả !?


    Hay là sợ từ chức hết cả, thì không có ai làm !? Nếu sợ như thế, thì thà để một xã hội không có ai quản lý, thì nó cũng chỉ mất trật tự trong một thời gian ngắn, rồi nó lại khác có cơ chế để tự quản lý mình.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #66457   02/11/2010

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    Tôi đã ví dụ là coi như vụ này xảy ra ở nước A nào đó rồi, nếu sợ đụng chạm cá nhân thì ta trao đổi về trách nhiệm tập thể. Hôm qua Quốc hội đã trao đổi khá thẳng thắn, Có ông đòi lập Uỷ ban lâm thời để điều tra nữa cơ đấy. Tại sao chúng ta không học tập ông Nghị đó.

    Trước khi quy trách nhiệm thì chúng ta đặt mình vào vai trò quản lý nó, đề ra các biện pháp ( dĩ nhiên là vụ việc đã xảy ra rồi, chúng ta chỉ thử nêu các biện pháp quản lý để rút kinh nghiệm cho lần sau thôi). Sau mỗi thất bại thì phải kiểm điểm, rú kinh nghiệm và có biện pháp điều chỉnh. Thất bại là mẹ thành công mà.

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #66467   02/11/2010

    anh_tuan351
    anh_tuan351
    Top 500
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2008
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1403
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Tốt nhất là về nhà đắp chăn nằm ngủ cho nó lành. Nếu chỉ vì bàn về cái vụ Vinashin này mà bị đưa vào tầm ngắm thì chắc là 85 triệu dân Việt Nam phải xác định tư tưởng đi là vừa.
     
    Báo quản trị |  
  • #66588   02/11/2010

    CHIEUMINH
    CHIEUMINH

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/12/2009
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Vui thật! đã là diễn đàn "dân luật" mà ai cũng "né" và sợ "quy chụp" như tác giả của blog "cô gái đồ long". Các cơ quan bảo vệ pháp luật đã đi trước 01 bước để chuẩn bị chặn những ý kiến bên lề của kỳ họp Quốc hội.

    Tôi đồng ý với các bạn, chờ "hồi sau" sẽ rõ.
     
    Báo quản trị |  
  • #66625   03/11/2010

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    potay.com

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #66640   03/11/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào các bạn,

    Chỉ đề cập đến vấn đề quản lý thôi nhé

    1 - Mô hình tập đoàn, đang trong quá trình thử nghiệm do đó cơ chế kiểm soát còn quá lỏng lẻo ở chỗ

        a - Bộ thì không quản lý được vì người ra quyết định thành lập tập đoàn là Thủ tướng, người bổ nhiệm các chức danh trong đó cũng là Thủ tướng nên Bộ có nói thì các vị lãnh đạo ở Tập đoàn cũng nào có chịu nghe lời.
     
        b - Thủ tướng người ra quyết định thành lập thì lại là người đứng đầu cơ quan hành pháp nên còn ối chuyện phải làm, chẳng nhẽ suốt ngày lại đi làm vú em, xem chuyện kinh doanh của nó như thế nào, phải nhờ vào bộ máy hỗ trợ chứ, đó là Hội đồng quản trị của tập đoàn.

        c- Hội đồng quản trị gì mà chủ tịch HĐQT lại kiêm Tổng giám đốc tập đoàn vậy thì cơ chế kiểm soát này còn có ý nghĩa gì nữa (mình đã từng làm việc với các doanh nghiệp nhà nước nên hiểu rõ mô hình HĐQT chỉ mang tính hình thức. Bạn nào học quản trị doanh nghiệp đều biết hai chức danh này thường phải tách biệt nhau để làm đối trọng kiểm soát, tránh việc lạm dụng quyền lực). Vậy rốt cuộc người thực hiện cũng lại là người giám sát chính mình.

    2 - QH chưa ban hành qui định để quản lý loại hình doanh nghiệp này mà chỉ đồng ý cho Chính phủ thử nghiệm vậy thì QH có phải chịu trách nhiệm không khi những nguyên tắc cơ bản về quản trị doanh nghiệp nêu trên đã bị vi phạm trong nhiều năm mà QH không có ý kiến gì. QH trao cho Chính phủ thực hiện việc thử nghiệm mà không có cơ chế giám sát việc thử nghiệm ấy (cơ quan độc lập trực thuộc QH), khoán trắng cho CP, để đến khi nó đổ vỡ mới la ầm lên.

    Vậy thì ai có lỗi ở đây?

    Tóm lại vấn đề gốc rễ vẫn là nhà nước có nên làm kinh tế hay không? Bởi vì chức năng của nhà nước vẫn là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Việc thực thi chức năng làm kinh tế mà không có cơ chế quản lý và kiểm soát phù hợp thì chẳng chóng thì chầy toàn bộ tài sản quốc gia sẽ đội nón ra đi thôi.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    nhubao1991 (26/03/2011)
  • #66660   03/11/2010

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    Tiếng là Tập đoàn do thủ tướng thành lập, nhưng có phải việc gì thủ tướng cũng giải quyết đâu. Giúp việc cho Thủ tướng còn có các Bộ nữa chứ.

    Giả sử tập đoàn có 1 vấn đề gì đó, báo cáo lên thủ tướng để xin ý kiến chỉ đạo. Trường hợp này nếu Bạn là Thủ tướng bạn sẽ hành xử như thế nào?

    Theo Tôi hiểu, thủ tướng sẽ giao Văn phòng Chính phủ đề nghị các Bộ, ngành có liên quan cho ý kiến về vấn đề mà tập đoàn nêu ra ( tất nhiên phải phân tích cả mặt được và chưa được, cả đúng và sai...), Văn phòng Chính phủ tập hợp ý kiến các Bộ, đối chiếu với các quy định pháp luật để tham mưu cho Thủ tướng ra quyết định.

    Những vấn đề nào Cơ chế chưa có hoặc vướng mắc cũng phải được Văn phòng chính phủ tập hợp và nêu ý kiến giải quyết. Thủ tướng căn cứ vào thẩm quyền của mình mà xem xét giải quyết, cái gì do cơ chế chưa có hoặc vượt thẩm quyền thì Thủ tướng phải báo cáo Quốc Hội để quốc Hội cho ý kiến. ( Ở đây Tôi không đè cập đến việc báo cáo Bộ Chính Trị và Ban Bí thư, vì đây là vấn đề điều hành SX kinh doanh và đầu tư của tập đoàn).

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #66670   03/11/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Trong QĐ số 103/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn VINASHIN có mấy quy định chính sau:

    Chính phủ thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn VINASHIN. TTg CP giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP và Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy VN thực hiện một số quyền của chủ sở hữu theo pháp luật hiện hành, quy định cụ thể trong QĐ thành lập Cty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp tầu thủy VN và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cty mẹ.

    Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực liên quan và thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu mà TTg CP giao đối với Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ VN

    Bộ trưởng các Bộ: GTVT, Tài chính, KH&ĐT, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm chỉ đạo và theo dõi việc thực hiện Quyết định này; kịp thời phát hiện, giải quyết những vướng mắc phát sinh, báo cáo TTg CP giải quyết những vấn đề vượt quá thẩm quyền; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất với TTg CP những vấn đề mới cần thí điểm trong quá trình thực hiện .

    Như vậy là không có chuyện chỉ có TTg Cp chịu trách nhiệm quản lý tập đoàn này, mà còn nhiều bộ và các cơ quan khác cùng có trách nhiệm quản lý.

    Từ năm 2005 đến nay, đã có 13 – 14 cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát ở Vinashin, phát hiện ra nhiều sai phạm, nhưng lãnh đạo tập đoàn này không những không nghiêm túc chấn chỉnh mà còn tìm cách báo cáo không đúng để lấp liếm. Theo ông Trần Văn Truyền: “Thanh tra của bộ Kế hoạch và đầu tư đã phát hiện Vinashin đầu tư ngoài ngành, tràn lan; thanh tra bộ Tài chính phát hiện việc sử dụng vốn không đúng mục đích, không hiệu quả; một số hoạt động thanh tra của Thanh tra Chính phủ cũng thấy nhiều việc không đúng quy định pháp luật và có những thất thoát; giám sát của Quốc hội, kiểm tra của Trung ương về việc đổi mới doanh nghiệp cũng đã chỉ ra rất nhiều sai phạm…”

    Nhưng theo luật thanh tra 2004, một trong số những nhiệm vụ quyền hạn của thanh tra bộ có "Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ". Vậy những thanh tra này có báo cáo hay không ? Nếu có báo cáo thì tại sao lại còn có chuyện "lãnh đạo tập đoàn này không những không nghiêm túc chấn chỉnh mà còn tìm cách báo cáo không đúng để lấp liếm" lừa dối CP 5 năm trời !?

    Cho em hỏi là ngày 5/11/2009 Cp mới ban hành Nghị định 101/2009/NĐ-CP về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước. Tại sao ngày 15 tháng 5 năm 2006, TTG CP đã ký Quyết định số 103/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn kinh tế, đa sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước chi phối, trên cơ sở sắp xếp tổ chức lại Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) rồi nhỉ ?

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #66685   03/11/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Cảm ơn boyluat đã kiếm được quyết định liên quan đến Vinashin, theo đó

    "Chính phủ thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn VINASHIN. TTg CP giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP và Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy VN thực hiện một số quyền của chủ sở hữu theo pháp luật hiện hành, quy định cụ thể trong QĐ thành lập Cty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp tầu thủy VN và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cty mẹ"


    Các Bộ, cơ quan ngang Bộ thì chỉ có chức năng quản lý nhà nước thôi vậy thì làm sao can thiệp vào các quyết định kinh doanh của Vinashin. Lấy ví dụ như việc mua tàu thủy vận chuyển hành khách Bắc Nam, các cơ quan ở Bộ chỉ có thể tham gia ở chỗ giúp nó nhanh có giấy phép vận chuyển, nhập khẩu ... chứ làm sao biết là việc đầu tư này có đem lại hiệu quả hay không. Các Bộ cũng còn phải lo công việc quản lý nhà nước ở Bộ mình nữa chứ. Muốn có ý kiến về hiệu quả thì phải có chuyên gia đánh giá nhưng nếu quản lý như thế thì quá rườm rà và thật sự là doanh nghiệp chẳng chủ động được trong bất cứ chuyện gì. Hơn nữa chức năng của Bộ là quản lý nhà nước hay đánh giá thẩm định hiệu quả các dự án của doanh nghiệp nhà nước? Ta thấy rõ qui định nhiệm vụ không rõ ràng.

    Hội đồng quản trị thì chỉ là hình thức nhìn như đã phân tích ở trên, vậy cơ chế kiểm soát này cũng không có hiệu quả thực sự.


    Còn các cơ quan thanh tra, kiểm tra đã có ý kiến với chính phủ về việc đầu tư dàn trải và đầu tư không hiệu quả vậy sao chính phủ không đình chỉ hoạt động của những người đứng đầu. Theo thiển ý của mình vì lúc đó sự việc chưa vỡ lỡ, những con số nợ khổng lồ chưa xuất hiện chính thức trên báo cáo tài chính nên những người đứng đầu đã cố biện bạch với chính phủ về hiệu quả của các dự án này (với lý lẽ là đó chỉ là những khó khăn, thua lỗ ban đầu mà bất kỳ dự án nào cũng gặp phải) nên chính phủ đã không dám mạnh tay xử lý ngay thời điểm đó và hậu quả là bây giờ mỗi người dân đều phải gánh chịu khoản thua lỗ của Vinashin.


    Tóm lại tất cả những vấn đề Vinashin gặp phải đều là những vấn đề mà mọi doanh nghiệp trên thương trường đều gặp phải, nhưng cơ chế doanh nghiệp gọn nhẹ và linh động hơn nên họ giải quyết vấn đề nhanh chóng và tốt hơn (ở đây không đề cập đến vấn đề tham nhũng, nếu có). Vậy nhà nước có nên làm kinh tế hay không khi cơ chế quản lý của nhà nước không bao giờ có thể linh hoạt và hiệu quả như doanh nghiệp thuộc khối tư nhân?



    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #66977   04/11/2010

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (478)
    Số điểm: 6894
    Cảm ơn: 157
    Được cảm ơn 136 lần


    Tôi có chút ý kiến:

    - Tôi chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ vụ vinashin nhưng qua các phương tiện thông tin đại chúng tôi được biết là trước khi vỡ nợ đã có rất nhiều cuộc TT, KT và cũng đã phát hiện ra 1 số sai sót (chủ yếu là TT). Qua thông tin này tôi cho rằng TT đã phát hiện ra những sai phạm của vinashin nhưng có 2 khả năng:

    1. TT đã tự bỏ qua cho vinashin nhiều lỗi (vì TT không ý thức được rằng vinashin đang sắp bị vỡ nợ, vì cơ chế ...)

    2. TT phát hiện ra nhiều lỗi và đề xuất với cấp trên xử lý nhưng gặp phải 1 thế lực mạnh nào đó nên không thể xử lý hết. (ở khả năng này TT cũng không ý thức được vinashin đang sắp vỡ nợ nên không làm căng hết trách nhiệm của mình).

    Nói tóm lại TT là 1 công cụ của nhà nước nhưng đã không làm tròn trách nhiệm của mình, không nhẽ lại do năng lực kém?


    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
  • #67004   05/11/2010

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    Hoan hô bạn hahosa, bạn đã nêu ra 1 nguyên nhân và trách nhiệm của cơ quan thanh tra.

    Tuy nhiên, nếu thanh tra không lường trước vụ việc của vinashin thì không biết có nên nhận trách nhiệm về mình hay không? Ông Vinashin cũng nói là không lường hết được những khó khăn do khủng hoảng kinh tế đó thôi.

    Lạ một điều là theo báo cáo đã có 11 cuộc thanh tra kiểm toán ở Vinashin ,mà bây giừo ông Kiểm toán, ông TTCP đều nói là chưa tiến hành thanh tra kiểm toán tại Vinashin. thế 11 cuộc thanh tra kiểm toán trước không có ý nghĩa gì à? họ không có báo cáo lên Bộ và TTCP à?. Nếu không báo cáo thì đúng là trách nhiệm của các Bộ trưởng ( tuy nhiên TTCP cũng phải chịu trách nhiệm vì không đôn đốc việc báo cáo, TTCP không thể nói là không biết vì kế haọch thanh tra của các bộ đều phải gửi cho TTCP). Nếu Các bộ đã báo cáo thì TTCP phải tổng hợp nó để vẽ nên bức tranh toàn cảnh về Vinashin chứ. Chính phủ họp thườn ký hàng năm mà không có bộ nào đưa vấn đề Vinashin ra báo cáo Thủ tướng hay sao? Thủ tướng trong bấy nhiêu năm mà không nắm đwocj tình hình Vinashin hay sao mà không đưa ra bàn ở các phiên họp Chính phủ?

    Nếu làm đến nơi đến chốn chắc còn nhiều vấn đề. Nhưng chắc là chúng ta cũng chưa nắm được hết các vụ việc về Vinashin.

    Để dễ thảo luận, Tôi xin đề nghị chúng ta chỉ bàn về cái cụ thể : Vụ Vinashin mua tàu Hoa Sen

    Số tiền mua tàu Hoa sen chắc phải rất lớn ( Tôi chưa kiểm tra xem nó là bao nhiêu, bạn nào nắm được thì đưa lên cho mọi người biết), nhưng việc lập dự án mua tàu như thế nào? Theo báo cáo trước Quốc Hội thi Thủ tướng không cho mua mà yêu cầu phải đóng. Vậy nhưng Vinashin vẫn cứ mua. Vậy thủ tục duyệt dự án, cấp tiền, giải ngân, duyệt quyết toán, hồ sơ đăng ký, đăng kiểm thế nào? ( Báo chí đưa tin là tàu này bị nứt đáy)

    Việc Vinashin tự ý mua tàu, không theo chỉ đạo của chính phủ đã mấy năm nay, mà không cơ quan nào lên tiếng, kể cả Quốc hội. Đến nay khi Vinashin " phá sản theo kiểu Việt nam" thì mới nói là Lãnh đạo Vinashin tự ý mua. Thế trách nhiệm của các Bộ, các ngành, kể cả Chính phủ ở đâu? Nếu cứ điều hành như vậy, nếu không có sự điều chỉnh về chính sách pháp luật thì chắc là sẽ còn nhiệu Vụ Vinashin khác nữa.Chẳng qua là "Chưa bị lộ" mà thôi.

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #67049   05/11/2010

    nguyenphong83
    nguyenphong83
    Top 500
    Chồi

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2009
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 1310
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Tại phiên họp của Quốc Hội, các đại biểu Quốc Hội truy rất nhiều về trách nhiệm của Chính phủ trong vụ Vinashin, nhưng rồi chúng ta đã và sẽ thấy trách nhiệm chỉ là chung chung.

    Nhà nước đã bỏ ra hàng trăm nghìn tỷ đồng để cho Vinashin hoạt động, và đến nay khi Vinashin trên bờ vực phá sản thì Nhà nước lại rót tiền để cứu Vinashin. trong khi hàng trăm nghìn người dân Miền Trung đang gồng mình để có bữa ăn đạm bạc thì một doanh nghiệp lớn lại để thất thoát, lãng phí hàng nghìn tỷ đồng.

     Bài học từ vụ Vinashin cho thấy cách quản lý kinh tế, Quản lý doanh nghiệp nhà nước ở nước ta còn nhiều điều phải xem xét lại.
     
    Báo quản trị |  
  • #67058   05/11/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Tàu Hoa Sen trước đây là một chiếc tàu chở khách và ôtô giữa các đảo của Ý. Tàu đóng tại Nhà máy đóng tàu Francesco Visentini & C. Cantieri Navale (ở Donada, Ý) năm 2000. Nó được hạ thủy ngày 8.4.2001 và tới ngày 28.9.2001 bàn giao cho chủ tàu Lavantina Transporti Bari.

    Tới tháng 10 năm 2001, chủ tàu ký hợp đồng cho Công ty du Lịch Lữ hành Caronte & Tourist thuê dài hạn để vận chuyển khách du lịch đi bằng ô-tô từ Messina đến Salerno miền Trung nước Ý.

    Chiếc tàu này hoạt động đến khoảng năm 2007 thì bán cho Công ty Vận tải viễn dương Vinashin (thuộc Tập đoàn Vinashin) giao nhận tàu vào ngày 15.10.2007, tạm đặt tên là Vinashin Prince rồi nhổ neo về Việt Nam.

    Chiếc tàu này mua về phục vụ cho Dự án tổ chức vận tải hành khách, hàng hóa trên biển tuyến Bắc - Nam bằng tàu biển “cao tốc” của VNS được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt ngày 12.4.2007 với nội dung cho VNS mua và đóng mới một số tàu, có tổng mức đầu tư từ 1.5 đến 2 tỷ USD.


    Tháng 1-2009 tàu Hoa Sen bị nứt vỏ tàu phải ngưng phục vụ để vá tại Nhà máy đóng tàu Hyundai Vinashin. Tháng 3-2009, tàu ra khỏi ụ thì lại phát hiện lỗi phần mềm của tàu nên đã ngưng hoạt động đến nay. Ước tính từ lúc hoạt động đến tháng 1-2009, tàu chạy được khoảng 40 chuyến nhưng lượng khách và lượng xe chở được không nhớ chính xác.


    Còn chuyện TTg ko cho VNS mua tàu, mà VNS vẫn cứ mua thì em nghĩ đó là chuyện của DN. Theo luật doanh nghiệp, TGĐ/GĐ có quyền quyết định những hợp đồng có giá trị nhỏ hơn 50% giá trị tài sản của doanh nghiệp mà ko phải báo cáo lên HĐQT doanh nghiệp, nên TTg không bảo được VNS cũng là phải.

    Cập nhật bởi BachHoLS ngày 06/11/2010 08:13:56 AM

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #67067   05/11/2010

    vinhnguyen_law_504
    vinhnguyen_law_504

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2010
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Phải nhìn nhận một thực tế rằng cơ chế quản lý các doanh nghiệp nhà nước của nước ta còn yếu, thiếu và kém đồng bộ.

    Qua lần này, chắc chắn chính phủ ta sẻ có cách giải quyết, hướng khắc phục để không còn trường hợp tương tự như vậy xảy ra nữa.

    Đây là một bài học kinh nghiệm của Chính phủ trong quản lý các doanh nghiệp quốc doanh

    Về làm dâu quê anh, em ơi có về làm dâu sông Mã. Nơi biển đợi nắng lên, nơi rừng chờ gió về...

     
    Báo quản trị |  
  • #67175   06/11/2010

    nguyenphong83
    nguyenphong83
    Top 500
    Chồi

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2009
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 1310
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Quốc hội đang xem xét đề xuất của ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết về việc thành lập uỷ ban kiểm tra trách nhiệm của Chính phủ trong vụ Vinashin. Cử tri rất hy vọng sẽ làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong vụ Vinashin.

     
    Báo quản trị |  
  • #67910   11/11/2010

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    @Boyluat viết:

    Theo luật doanh nghiệp, TGĐ/GĐ có quyền quyết định những hợp đồng có giá trị nhỏ hơn 50% giá trị tài sản của doanh nghiệp mà ko phải báo cáo lên HĐQT doanh nghiệp, nên TTg không bảo được VNS cũng là phải.

    Về vấn đề này, Tôi có nghe Bộ trưqởng võ Hồng Phúc phát biểu trên Quốc hội, đại ý nói rằng VNS có tài sản khoảng 103.000 tỷ, theo luật, VNS được quyền quyết định các dự án trị giá khoảng 55-57 ngàn tỷ.

    Tuy nhiên Tôi thực sự băn khoăn là Bộ trưởng nói vậy có đúng không?

    Tôi không rõ thực chất số tiền 103.000 tỷ này là vốn tự có của VNS hay kể cả vốn vay của nhà nước. Theo tôi được biết thì vốn thực chất của VNS chỉ có khoảng 9000tỷ mà thôi. Như vậy nói tỷ lệ 50% thì VNS chỉ được quyết các dự án trong khoảng 4500tỷ thôi chứ làm gì được 55-57ngàn tỷ ( không biết có sự nhầm lẫn nào không?)

    Mặt khác Luật DN có quy định tỷ lệ 50% này phải hiểu là theo giá trị tài sản thực có của doanh nghiệp (bằng vốn tự có) chứ đâu phải bằng vốn vay ( nếu là vốn vay thì anh cũng phải có tài sản bảo đảm). Cái nữa là Các cơ quan không can thiệp vào việc điều hành SXKD bình thường ( mua bán vật tư, Hợp đồng SXKD...) chứ còn việc đầu tư mua tàu Hoa sen, dự án xây dựng nhà máy điện, thép... thì đều phải chịu sự quản lý của các bộ chuyên ngành chứ.

    Nếu các dự án không được thủ tướng và các bộ xem xét, chấp thuận thì làm sao VNS có thể đầu tư được, làm sao có tiền để đầu tư được ( vốn được quản lý bởi Bộ tài chính và ngân hàng, mà muốn vay tiền ngân hàng để đầu tư thì ngân hàng cũng đòi hỏi Luận chứng được duyệt chứ đâu phải xin vay là ngân hàng cho vay).

    Không biết suy nghĩ của Tôi có điều gì sai sót không?

    Mong các bạn chỉ giáo thêm cho với. Cám ơn các bạn trước.

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #68688   16/11/2010

    ngay-moi
    ngay-moi

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Quả thật cách thức quản lý doanh nghiệp nhà nước ở nước A quá kém.Với số tiền thất thoát như vậy người dân lại phải gánh chịu tất cả.Đáng lẽ ra một số người phải thấy xấu hổ mà từ chức mới phải.
     
    Báo quản trị |  
  • #68935   17/11/2010

    hungthamnhung
    hungthamnhung
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2010
    Tổng số bài viết (226)
    Số điểm: 4529
    Cảm ơn: 46
    Được cảm ơn 75 lần


    Tui không đồng ý với ngay-mơi.
    Từ chức thì đơn giản quá.
    Nếu người mới lên lại để xảy ra vụ tương tự thì lại từ chức tiếp à.
    Mà chức vụ trong bộ máy NN của mình có ý nghĩa gì ghê gớm đâu mà không dám từ.
    Tôi lấy VD nhé:
    Một Công chức loại A, không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì 3 năm lên lương một lần (tạm không xét đến việc nâng lương sớm);
    Một lãnh đạo ở cấp Thứ trưởng (VD như vậy cho khiêm tốn) thì cũng 3 năm lên lương một lần.
    Thứ trưởng chỉ hơn công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở một số tiêu chuẩn như:
    Phụ cấp chức vụ hàng tháng (1,3x730.000đ/tháng = 949.000đ/tháng)
    Ô tô đưa đón tại nhà đến CQ hàng ngày
    Điện thoại cố định nhà riêng, di động, phòng làm việc riêng
    Tất cả các khoản quyền lợi của Thứ trưởng cao hơn công chức bình thường cũng chỉ vài triệu đ/tháng thôi. Nếu có chế độ nhà cửa thì đã nhận rồi, nếu từ chức cũng không phải trả lại đâu.
    Vì vậy sợ gì mà không dám từ chức. Cho từ chức thì nhiều người sướng quá - hạ cánh an toàn.
    Theo tôi, không nên cho từ chức, phải bắt những người có trách nhiệm đó
     tiếp tục làm việc ở vị trí cũ, thậm chí là ở những vị trí quan trọng hơn, đảm bảo là nhà nước và nhân dân có điều kiện vắt kiệt sức lao động, trí tuệ của họ để phần nào khắc phục hậu quả mà họ đã góp phần tạo ra hoặc do họ không có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu theo đúng trách nhiệm của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #70967   30/11/2010

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    việc từ chức với việc xử lý trách nhiệm là 2 việc khác nhau, không phải từ chức là xong. Tiếc rằng hiện nay nhiều nơi vẫn cứ cho rằng cho từ chức là xong. Thực ra đây cũng là 1 cáh cho chìm xuồng.
    Chúng ta nói nhiều, nhưng xử lý không được bao nhiêu. Dic nhiên bao giờ họ cũng tìm ra 1 lý do nào đó để cho chìm xuồng

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |