VPF v.s VFF và AVG hay Bản quyền truyền hình giải bóng đá QG

Chủ đề   RSS   
  • #159186 05/01/2012

    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    VPF v.s VFF và AVG hay Bản quyền truyền hình giải bóng đá QG

     

    Chào mọi người,

    Một tranh chấp pháp lý vui như thế mà thấy chẳng thành viên nào đưa lên để bình luận nhỉ. Thôi thì mình mạn phép đưa một số ý kiến cá nhân mong mọi người cùng trao đổi cho vui.

    Theo mình thì để tấn công vào bản hợp đồng bản quyền truyền hình dài đằng đẳng 20 năm bất hợp lý như th��� (mục đích làm cho nó vô hiệu hoặc thay đổi một số điều khoản có lợi cho VPF) thì có thể theo các lý lẽ sau:

    - Dựa vào luật cạnh tranh để cho rằng bản hợp đồng này đã tạo ra sự độc quyền trong lĩnh vực truyền hình các giải bóng đá quốc gia vì vậy áp dụng điều 15 của Luật cạnh tranh để đề nghị nhà nước xác định lại giá mua cũng như giá bán dịch vụ này (dĩ nhiên phải theo hướng có lợi cho VPF).

     

    - Tìm cách chứng minh rằng bản quyền truyền hình tại thời điểm bán và hiện nay đã có sự thay đổi quan trọng về chất do chất lượng giải đấu đã được nâng lên và hấp dẫn hơn ?! dẫn đến hợp đồng đó không còn phản ảnh đúng thực tế, gây thiệt hại cho bên bán. Việc thay đổi này là có lợi cho xã hội, cụ thể là người tiêu dùng (khán giả xem các trận đấu) và nền bóng đá của VN nói chung, nên bắt buộc phải thực hiện. Từ đó, dựa trên nguyên tắc công bằng, đề nghị bên mua phải thanh toán thêm phần gia tăng do sự đổi mới đó (phần chưa được tính đến khi ký kết hợp đồng). Giá trị gia tăng này có thể được xác định bằng doanh thu quảng cáo gia tăng, tỷ lệ khán giả đến sân gia tăng …. Theo mình để giải quyết êm đẹp thì khả năng đi theo hướng này là cao nhất, bên cạnh việc rút thời hạn hợp đồng xuống.

     

    - Hợp đồng được ký kết khi AVG chưa có giấy phép kinh doanh truyền hình nên vi phạm về thẩm quyền của doanh nghiệp (ký kết hợp đồng ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh được pháp luật cho phép theo luật doanh nghiệp nên hợp đồng vô hiệu). Tuy nhiên theo mình nếu tòa xử vô hiệu theo lý lẽ này thì tòa hơi máy móc vì hợp đồng đã được thực hiện một thời gian và AVG đã có đầy đủ giấy phép sau đó.

     

    Bạn nào có lý lẽ hay lập luận nào thì bổ sung thêm nhé.

     

    Thân

    Cập nhật bởi chaulevan ngày 04/08/2012 04:12:14 CH

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    29378 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    Im_lawyerx0 (05/01/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

5 Trang 12345>
Thảo luận
  • #159236   05/01/2012

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Tôi cũng có đọc qua một vài bài báo nói về cuộc tranh luận nảy lửa giữa VFF với VPF về bản quyền truyền hình giải bóng đá ngoại hạng quốc gia. Vì nó liên quan tới một số khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ nên cũng có quan tâm chứ thực ra không phải là người thích xem bóng đá. Theo tôi, dù trường hợp nào thì VFF cũng nắm đằng chuôi trong cuộc đối đầu này bởi những ưu đãi dành cho họ theo quy định của pháp luật.

    -Trước tiên, vấn đề đầu tiên tôi muốn làm rõ, ai là chủ sở hữu các quyền liên quan đối với các giải bóng đá quốc gia? Chúng ta có thể dẫn chiếu tới một số quy định pháp luật có liên quan như sau:
    Luật thể dục, thể thao 2006 viết:
    Điều 53. Quyền sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp
    1. Việc bảo hộ quyền sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp được thực hiện theo pháp luật về dân sự và pháp luật về sở hữu trí tuệ.
    2. Liên đoàn thể thao quốc gia, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác tổ chức giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp là chủ sở hữu giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp do mình tổ chức.
    3. Chủ sở hữu giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp được chuyển nhượng quyền sở hữu đối với giải thể thao cho tổ chức, cá nhân theo hợp đồng do các bên thoả thuận.
    4. Chính phủ quy định chi tiết về quyền sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp.

    Nghị định số 112/2007/NĐ-CP viết:
    Điều 12. Quyền của chủ sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp
    1. Liên đoàn thể thao quốc gia, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp và các tổ chức, cá nhân tổ chức giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp có các quyền sau đây:
    a) Định hình giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp trên bản ghi âm, ghi hình;
    b) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình;
    c) Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp;
    d) Phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
    2. Chủ sở hữu giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp được chuyển nhượng quyền sở hữu theo hợp đồng do các bên thoả thuận. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng, hợp đồng chuyển nhượng thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự về sở hữu trí tuệ.

    Qua các quy định trên, có thể khẳng định được quyền của chủ sở hữu (cụ thể, các quyền liên quan theo luật sở hữu trí tuệ là sao chép, phát sóng tới công chúng...) là liên đoàn thể thao quốc gia, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp và các tổ chức, cá nhân tổ chức giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp. Như vậy, liên đoàn thể thao quốc gia không phải là người duy nhất có quyền cuả chủ sở hữu mà còn có các đồng chủ sở hữu khác.

    - Từ trên, nảy sinh vấn đề tiếp theo cần giải quyết, đó là, liệu VFF (Liên đoàn bóng đá Việt Nam) có quyền tự ký các hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan tới các giả thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp mà không cần thông qua sự cho phép của các đồng sở hữu khác (câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp,...)?

    + Chúng ta đều biết rằng, các câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp là thành viên của VFF,
    Luật thể dục, thể thao 2006 viết:
    Điều 49. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp
    .................................................
    Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp là thành viên của liên đoàn thể thao quốc gia.

    do đó, các câu lạc bộ này cũng chịu sự điều chỉnh của Điều lệ Liên đoàn bóng đá Việt Nam (bản mới nhất là bản sửa đổi, bổ sung phê duyệt kèm theo Quyết định số 224/QĐ-BNV ngày 19/03/2010), khi trở thành thành viên thì mặc định đã chấp nhận các quy định trong bản điều lệ. Cụ thể:
    Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn bóng đá Việt Nam viết:
    Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn
    14. Sở hữu tất cả các quyền phát sinh từ các giải đấu và các sự kiện thuộc quyền quản lý, tổ chức, điều hành của LĐBĐVN, trong đó bao gồm các quyền về tài chính; quyền thu thanh, ghi hình; sản xuất; phát thanh, truyền hình; truyền thông đa phương tiện; quảng cáo, tiếp thị; các quyền khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    Có thể thấy rõ ràng rằng, các câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp khi trở thành thành viên đã mặc nhiên chuyển nhượng toàn bộ quyền tài sản của mình đối với những trận bóng đá có sự tham gia của câu lạc bộ đó cho VFF, và lúc này, VFF là chủ sở hữu duy nhất đối với các giải bóng đá ngoại hạng quốc gia. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng được ngầm hiểu này vẫn chưa có hiệu lực nếu căn cứ vào các quy định của Luật SHTT 2005,
    Luật thể dục, thể thao 2006 viết:
    Điều 53. Quyền sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp
    1. Việc bảo hộ quyền sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp được thực hiện theo pháp luật về dân sự và pháp luật về sở hữu trí tuệ.

     cụ thể, theo quy định, việc chuyển nhượng quyền liên quan phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản:
    Luật sở hữu trí tuệ 2005 viết:
    Điều 46. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
    1. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
    a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
    b) Căn cứ chuyển nhượng;
    c) Giá, phương thức thanh toán;
    d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
    đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

    Qua các bài báo thể hiện những chứng cứ tự bảo vệ của các bên, không hề thấy đề cập tới hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan giữa các câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp với VFF. Nếu không có hợp đồng này, về mặt pháp lý, các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp vẫn là đồng sở hữu với các trận đấu có sự tham gia của mình, nên VFF khi chuyển nhượng bản quyền truyền giải bóng đá quốc gia vẫn cần có sự chấp thuận của đại diện các câu lạc bộ bóng đá, nếu không hợp đồng sẽ vô hiệu.

    -Hợp đồng độc quyền bản quyền truyền hình giải bóng đá quốc gia giữa VFF và AVG có hiệu lực ? Như đã phân tích ở trên, nếu giữa các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp chưa xác lập với VFF một hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối với các trân đấu mà họ tham gia thì về mặt pháp lý, VFF không phải là chủ sở hữu duy nhất, do đó, việc chuyên nhượng cho bên thứ 3 cần có sự đồng ý của tất cả các đồng sở hữu (VFF và các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp). Do đó, Hợp đồng VFF và AVG có khả năng vô hiệu nếu chưa thỏa mãn điều kiện trên.

    - Việc AVG ký hợp đồng độc quyền với VFF khi chưa có Giấy phép truyền hình có dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng? Theo tôi, việc có hay không Giấy phép truyền hình không làm ảnh hưởng đến hiệu lực hợp đồng giữa AVG và VFF, bởi cần phân biệt giữa việc có quyền và việc có thể thực hiện quyền đó hay không. Cho dù AVG không đuợc phép thưc hiện quyền phát sóng (chưa có Giấy phép truyền hình) nhưng pháp luật không cấm AVG sở hữu "quyền đó". Nếu AVG thực hiện quyền khi mà chưa đuợc phép thì sẽ chịu chế tài xử lý khác nhưng không thể bác bỏ được "quyền" mà AVG đã mua.

    -VPF có thẩm quyền cho phép các tổ chức phát sóng thực hiện việc phát sóng đối với giải bóng đá quốc gia hay không? Theo tôi, VPF không có đủ thẩm quyền làm điều này. Dựa vào chứng cứ mà VFF đã đưa ra trên các bài bào, có thể thấy, VPF chỉ được trao quyền quản lý, tổ chức và điều hành các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam nhưng không đồng nghĩa là trao các quyền sở hữu bản quyền truyền hình bóng đá quốc gia. (Tham khảo thêm tại: http://danviet.vn/72294p1c27/vff-khang-dinh-la-chu-so-huu-duy-nhat-giai-vo-dich-quoc-gia.htm)

    - VTC có phải bồi thường thiệt hại trực tiếp và gián tiếp cho việc VTC tổ chức sản xuất trận bóng đá giữa V.Ninh Bình và CS.Đồng Tháp không? Điều này còn tùy thuộc vào hợp đồng độc quyền giữa AVG và VFF có hiệu lực hay chưa. Nếu hợp đồng giữa AVG và VFF chưa có hiệu lực, thì AVG không có quyền yêu cầu VTC phải bồi thường và xin lỗi công khai, mà chỉ có chủ sở hữu ban đầu (VFF và câu lạc bộ bóng đá liên quan) mới có quyền này.



    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #159292   05/01/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Cảm ơn Im_Lawyer về bài viết, tuy nhiên theo mình nếu đi theo hướng hợp đồng vô hiệu do VFF chưa ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan giữa các câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp với VFF là không ổn bởi vì:

     

    1 - Do là đồng chủ sở hữu các giải đấu theo quy định tại Luật thể dục thể thao 2006. Nên VFF chỉ cần có sự đồng ý từ các CLB thành viên trong việc VFF được đại diện toàn bộ các chủ sở hữu ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan với AVG chứ không cần phải có hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan giữa các CLB về cho VFF.

     

    2 - Luật sở hữu trí tuệ 2005 chỉ yêu cầu hợp đồng chuyển nhượng các quyền sở hữu trí tuệ có liên quan cần được thực hiện bằng văn bản (VFF và AVG đã đáp ứng yêu cầu này) chứ đâu có yêu cầu là các đồng chủ sở hữu phải ký hợp đồng chuyển nhượng các quyền sở hữu trí tuệ về một mối trước khi ký hợp đồng chuyển giao cho bên thứ ba.

     

    3 - Về sự chấp thuận của các CLB như đã nói ở trên, VFF hoàn toàn có thể viện dẫn theo khoản 14 Điều 4 Điều lệ LĐBĐVN về nhiệm vụ và quyền hạn của VFF để chứng minh rằng VFF đã có sự đồng ý đó (do các CLB thành viên phải tuân thủ điều lệ này khi là thành viên của VFF).

    Sở hữu tất cả các quyền phát sinh từ các giải đấu và các sự kiện thuộc quyền quản lý, tổ chức, điều hành của LĐBĐVN, trong đó bao gồm các quyền về tài chính; quyền thu thanh, ghi hình; sản xuất; phát thanh, truyền hình, truyền thông đa phương tiện; quảng cáo, tiếp thị; các quyền khác theo quy định của pháp luật VN.”

    Về vấn đề AVG không có giấy phép truyền hình nhưng trong nội dung hợp đồng ký kết lại có đề cập đến việc phát sóng, theo quan điểm của mình vẫn là vô hiệu (phần liên quan đến nội dung phát sóng, nếu bắt chặt chẽ theo từng câu chữ theo quy định của pháp luật). Bởi vì không thể lý luận theo hướng doanh nghiệp có tiền thì muốn mua gì thì mua, còn có sử dụng cái đã mua hay không là quyền của doanh nghiệp. Khác với cá nhân giao dịch dựa trên luật dân sự, tất cả các hoạt động của doanh nghiệp phải phù hợp với nội dung đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép do cơ quan nhà nước cấp. Tuy nhiên việc tòa tuyên vô hiệu một phần hay toàn phần, có cần thiết tuyên vô hiệu hay không vẫn còn là một dấu hỏi.

     

    Các vấn đề còn lại mình hoàn toàn đồng ý với bạn.

     

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    Im_lawyerx0 (05/01/2012) ntdieu (10/01/2012) ThichTuyenAn (08/01/2012)
  • #159310   05/01/2012

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Cám ơn anh Unjustice đã góp ý !

    Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, quy định trọng Điều lệ chỉ trói buộc đối với các thành viên của VFF, trên Điều lệ vẫn còn có quy định của pháp luật, cụ thể là Luật sở hữu trí tuệ 2005. Nếu như phía các câu lạc bộ bóng đá là thành viên không thực hiện việc lập hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu có được theo quy định tại khoản 2, ĐIều 53, Luật thể dục, thể thao 2006 thì mỗi khi VFF muốn chuyển nhượng một trong các quyền sở hữu của mình đối với các giải bóng đá chuyên nghiệp thì vẫn cần có ý kiến của các đồng sở hữu khác trong hợp đồng chuyển nhượng hoặc một văn bản riêng thể hiên việc đồng ý cho VFF thực hiện việc chuyển nhượng.

    Cũng theo quy định Điều lệ,

    Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn bóng đá Việt Nam viết:
    Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn
    14. Sở hữu tất cả các quyền phát sinh từ các giải đấu và các sự kiện thuộc quyền quản lý, tổ chức, điều hành của LĐBĐVN, trong đó bao gồm các quyền về tài chính; quyền thu thanh, ghi hình; sản xuất; phát thanh, truyền hình; truyền thông đa phương tiện; quảng cáo, tiếp thị; các quyền khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.


    như vậy, quy định này khẳng định rằng các câu lạc bộ bóng đá đã chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu liên quan của mình cho VFF (VFF tự khẳng định là chủ sở hữu duy nhất), tức là chấm dứt tư cách chủ sở hữu đối với các quyền đó. Vì vậy, bản chất của việc "chuyển giao" này không phải là "ủy quyền" (giữa các đồng sở hữu) mà đã trở thành"chuyển nhượng" (chấm dứt tư cách sở hữu của một số đồng chủ sở hữu), mà theo quy định thì "chuyển nhượng" phải được lập thành hợp đồng với nội dung mà Luật SHTT 2005 đã quy định.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (10/01/2012) ThichTuyenAn (08/01/2012)
  • #159327   05/01/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào Im_lawyer,

    Hiểu như thế vẫn không ổn ở chỗ các CLB hoàn toàn không từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với các quyền liên quan đến giải đấu, điều này thể hiện rõ ở chỗ các CLB vẫn được chia, hưởng lợi từ việc chuyển nhượng quyền liên quan hàng năm. Nếu không còn quyền sở hữu thì VFF đâu có phải chia miếng bánh tiền bán bản quyền truyền hình cho các CLB.

    Hơn nữa, các CLB thành viên thay đổi thường xuyên ở các giải đấu do lên xuống hạng, do tăng hoặc giảm đội tham dự các giải nên việc phải ký hợp đồng chuyển nhượng như thế có phù hợp với thực tiễn hoạt động của giải không. Ví dụ nếu ký hợp đồng 3 năm thôi với bên mua (sau khi VFF đã ký hợp đồng với các đội đang tham dự) chẳng lẽ năm sau các đội mới thăng hạng bảo là tôi chưa ký hợp đồng chuyển nhượng quyền cho VFF nên hợp đồng VFF đã ký là vô hiệu ??? rồi đòi phần bánh chia nhiều hơn.
     
    Vì thế việc các CLB mặc định đồng ý cho VFF ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền theo như điều lệ VFF hiện tại là phù hợp. Tuy nhiên ở mô hình mới nếu thấy quyền lợi bị thiệt hại thì các CLB có thể phủ quyết hợp đồng đó thông qua đại diện tại HĐQT hoặc ĐHĐCĐ của VPF do VFF bắt buộc phải chuyển giao quyền ký kết hợp đồng bán bản quyền truyền hình cho VPF (do đây là lợi ích vật chất lớn nhất mà VPF nhắm tới, nếu không có thì xem như mô hình VPF thất bại do không tự chủ được tài chính. Đây chính là lý do tại sao bầu Kiên nhanh chóng đưa vấn đề này ra nhanh đến thế và sẵn sàng chiến tới cùng ).

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    ntdieu (10/01/2012) linconlawyer (06/07/2012) ThichTuyenAn (08/01/2012)
  • #159339   05/01/2012

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Chào anh Unjustice !

    Tôi chỉ xin phép tranh luận để nhấn mạnh thêm một ý cốt lõi trong quan điểm của mình. Có thể nhận định sơ bộ, dù quan điểm của chúng ta có một số bất đồng nhưng một điểm đều có thể thống nhất đó là "Về mặt pháp lý, các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp vẫn đuợc hưởng quyền sở hữu theo quy định tại khoản 2, ĐIều 53, Luật thể dục, thể thao 2006".

    Tuy nhiên, tôi muốn làm nổi bật một ý rằng, chưa bao giờ VFF thừa nhận quyền sở hữu của các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp, vì thế, không có chuyện hợp đồng ký giữa VFF và AVG mặc nhiên thể hiện ý chí của các đồng sở hữu là các câu lạc bộ (VFF không xem các câu lạc bộ là đồng sở hữu thì có lý do gì cho rằng VFF sẽ xin ý kiến của các câu lạc bộ về bản hợp đồng đó). VFF luôn hành xử như là chủ sở hữu duy nhất:

    + Tuyên bố về quyền sở hữu duy nhất tại khoản 14, Điều 4, Điều lệ Liên đoàn bóng đá Việt Nam đối với các quyền liên quan đến các giải bóng đá chuyên nghiệp.

    + Đưa ra các bằng chứng chứng minh về quyền sở hữu duy nhất của mình trong Công văn số 06/CV-LĐBĐVN gửi Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) (http://danviet.vn/72294p1c27/vff-khang-dinh-la-chu-so-huu-duy-nhat-giai-vo-dich-quoc-gia.htm)

    Việc chia tiền bản quyền cho các câu lạc bộ bóng đá thực ra chỉ là một cách xoa dịu chính các câu lạc bộ đó chứ không thể hiện việc VFF chấp nhận tư cách đồng sở hữu của câu lạc bộ như ông Lê Hùng Dũng, phó chủ tịch VFF phát biểu:
    lời phát biểu của ông Lê Hùng Dũng, Phó Chủ tịch VFF viết:
    Tôi khẳng định bản quyền truyền hình của V-League thuộc về VFF, giống như bản quyền World Cup thuộc về FIFA, bản quyền EURO thuộc về UEFA. Các CLB được chia 50% giá trị bản quyền là VFF quan tâm đến CLB. Trước đây, các CLB khó tìm tài trợ, người ta luôn hỏi có truyền hình trực tiếp không? Nếu không thì giá trị hợp đồng tài trợ rất thấp. Trước đây, số trận được truyền hình trực tiếp rất nhỏ nên rất khó có hợp đồng tài trợ lớn…”. (http://dantri.com.vn/c673/s673-553327/giai-ph225p-cho-van-de-ban-quyen-truyen-h236nh-b243ng-d225-o-viet-nam.htm)

    Chính VFF đã không công nhận việc đó thì việc gì chúng ta phải đi bảo vệ một vấn đề mà chính người trong cuộc chẳng muốn bảo vệ ! Chúng ta có thể lợi dụng hành xử này của VFF (bác bỏ tư cách đồng sở hữu của các câu lạc bộ) để xem xét về hiệu lực của hợp đồng bản quyền truyền hình giữa AVG và VFF.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    ThichTuyenAn (08/01/2012) ntdieu (10/01/2012)
  • #159372   05/01/2012

    luatQuynhnhu
    luatQuynhnhu
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:15/09/2011
    Tổng số bài viết (759)
    Số điểm: 8837
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 585 lần


    Hai chiến hữu  Dân Luật" đá bóng " hay thế mà không có trọng tài nhỉ!
     Tôi cũng góp vui chút- một chút thôi kẻo làm hỏng cuộc vui của hai chiến hữu nhé!
    - Liệu VFF có phải là gà không khi ký với  AVG hợp đồng 20 năm trong khi nhiệm kỳ VFF chỉ có 5 năm ??
    -VPF có phải là pháp nhân kế thừa các quyền và nghĩa vụ của VFF hay không ?
    - có  sản xuất được chương trình không nếu các đội không đá? và các đội này đang thuộc về VPF hay VFF ?
     các chiến hữu cho biết ý kiến nhé
    Cập nhật bởi luatQuynhnhu ngày 05/01/2012 09:05:57 CH

    CÔNG TY LUẬT QUỲNH NHƯ : SỐ 62 NGUYỄN GIA THIỀU- TP BẮC NINH- TỈNH BẮC NINH : 0199 826 1982 ; 099.689.5678 Cung cấp dịch vụ

    -Tư vấn thường xuyên cho Doanh Nghiệp -Tư vấn tất cả các lĩnh vực pháp luật-

    -Tranh tụng tòa án: Vụ án Hình sự;Vụ án dân sự;vụ án hành chính;Tranh chấp Lao động;Tranh chấp hôn nhân gia đình;Tranh chấp đất đai;Tranh chấp kinh doanh thương mại;Thu hồi nợ

    - Trợ giúp pháp lý- Đại diện Ngoài tố tụng; soạn thảo đơn từ, di chúc,....

    -Tư vấn pháp luật miễn phí

    +qua mạng Danluat.vn :http://danluat.thuvienphapluat.vn/luat-su/luatquynhnhu

    +Qua điện thoại số : 093 617 3333

    +Qua email : quynhnhulawer@yahoo.com.vn

    -Địa chỉ : 62 Phố Nguyễn Gia Thiều - TP Bắc Ninh-Tỉnh Bắc Ninh

    tel: 02223- 857 093 Hotline: 099 689-5678

    Mobile: 093 617 3333

    hoặc : 099 -689.5678

    Giám đốc: Luật sư Phạm Tiến Quyển

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn luatQuynhnhu vì bài viết hữu ích
    DealingHonestly (08/01/2012) ntdieu (10/01/2012) Unjustice (06/01/2012)
  • #159477   06/01/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    luatQuynhnhu viết:
    Hai chiến hữu  Dân Luật" đá bóng " hay thế mà không có trọng tài nhỉ!
     Tôi cũng góp vui chút- một chút thôi kẻo làm hỏng cuộc vui của hai chiến hữu nhé!
    - Liệu VFF có phải là gà không khi ký với  AVG hợp đồng 20 năm trong khi nhiệm kỳ VFF chỉ có 5 năm ??
    -VPF có phải là pháp nhân kế thừa các quyền và nghĩa vụ của VFF hay không ?
    - có  sản xuất được chương trình không nếu các đội không đá? và các đội này đang thuộc về VPF hay VFF ?
     các chiến hữu cho biết ý kiến nhé


    Cảm ơn bạn đã có ý kiến đóng góp.

    Từ câu hỏi thứ nhất của bạn làm nảy sinh một câu hỏi? nếu không phải là 20 năm mà là một thời hạn dài hơn thì sao ví dụ 50 năm hay thậm chí 100 năm. Tòa có thể dựa trên thời hạn bất hợp lý này để tuyên hợp đồng vô hiệu (từng phần) đối với phần thời gian vượt trội hơn thời gian mà tòa cho là hợp lý không? Theo mình là có thể, dựa trên nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích của bên thứ ba có liên quan, cụ thể đó là người hâm mộ bóng đá.

    Mình không nghiêng lắm về vấn đề nhiệm kỳ không phù hợp với thời hạn hợp đồng vì trên thực tiễn có rất nhiều trường hợp như thế. Cụ thể nhất là các hợp đồng cho thuê đất dài hạn đến 50 năm, hợp đồng khai thác khoáng sản ...

    Đối với câu hỏi thứ 2, hiện tại chắc chắn VPF không phải là pháp nhân kế thừa các quyền và nghĩa vụ của VFF vì chưa có bất kỳ một văn bản pháp lý nào cho thấy điều đó và sau này nếu có thì VPF chỉ kế thừa một số quyền và nghĩa vụ của VFF thôi chứ không phải là tất cả. Hiển nhiên là như vậy vì VPF chắc chắn không thể trở thành VFF.

    Còn câu hỏi thứ 3 thì rõ ràng nếu các đội không đá thì chẳng thể truyền hình được vì không có nội dung. Nhưng nếu các đội đứng ra tổ chức giải riêng thì chắc chắn đó chỉ có thể là giải mang tính phong trào không thể nằm trong hệ thống giải chính thức của quốc gia. Xa hơn nữa nếu các đội tự lập liên đoàn bóng đá riêng thì vấn đề quản lý của nhà nước như thế nào, sự trừng phạt của FIFA do rối loạn nội bộ sẽ ra sao chắc mọi người cũng có thể đoán được nên phương án này theo mình là khó xảy ra.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    DealingHonestly (08/01/2012) ntdieu (10/01/2012) ThichTuyenAn (08/01/2012)
  • #159470   06/01/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào Im_lawyer,

    Khẳng định mình là chủ sở hữu duy nhất của bản quyền truyền hình. Chính là điểm không đúng của VFF. Họ đang nhầm lẫn giữa chủ sở hữu với người có quyền đại diện trong việc ký kết hợp đồng. Họ có quyền đại diện các đồng chủ sở hữu để quyết định các nội dung liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình và thực hiện ký kết nó (theo mô hình cũ) nhưng không phải là chủ sở hữu duy nhất. (và theo nội dung của khoản 14 điều 4 Điều lệ VFF ta thấy rằng họ không dám khẳng định mình là chủ sở hữu duy nhất vì nó trái luật). Từ lý luận nêu trên theo mình, họ nên sửa nội dung này thành "là đại diện hợp pháp và duy nhất trong việc quản lý các quyền ....." thì chuẩn hơn, nó vừa không trái luật vừa bảo đảm tính hợp pháp các hợp đồng có liên quan mà họ đứng ra ký.

    Còn vấn đề ăn chia tiền bán bản quyền truyền hình theo quan điểm của mình thì không phải nhằm mục đích xoa dịu mà bắt buộc phải chia vì đó là quyền lợi của các đồng chủ sở hữu.

    Thân.
    Cập nhật bởi Unjustice ngày 06/01/2012 09:30:17 SA

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    ntdieu (10/01/2012) ThichTuyenAn (08/01/2012)
  • #159854   08/01/2012

    ThichTuyenAn
    ThichTuyenAn

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 2 lần


    Cám ơn bác Yơ và bác Tice, hai bác đã cất công trích dẫn, phân tích làm em đây sáng ra thật là nhiều. Những đề tài như thế này thật có lợi, thế mà ít có bác nào nhảy vào tranh luận quá nhỉ? Hay là bữa qua off say quá nên các bác chưa hoàn hồn :-)))

    Cám ơn bác Yơ và bác Tice lần nữa nha.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ThichTuyenAn vì bài viết hữu ích
    Unjustice (09/01/2012)
  • #160112   09/01/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Xin góp vui một số ý kiến như sau:

    1/ Các câu lạc bộ là đồng sở hữu rõ ràng bản quyền truyền hình của giải. Muốn bán phải có sự đồng ý và sự đồng ý thuộc loại này phải bằng văn bản mới hợp lệ. VFF không phải là chủ sở hữu duy nhất mà chỉ là 1 trong các chủ sở hữu và là người đại diện (khi được ủy quyền) đứng ra thương thảo và ký kết hợp đồng.
     
    Dựa vào điều lệ giải để cho rằng mặc nhiên các câu lạc bộ đã trao quyền sở hữu cho VFF e rằng là cái lý không thực sự vững chắc. Bản thân điều lệ, nếu sai cũng có thể bị tuyên là vô hiệu. Chẳng qua chưa ai xét đến nó thôi.

    2/ AVG phải có đủ tư cách để mua lại quyền này và một khi đã mua, bắt buộc phải đưa ra sử dụng vì lợi ích của đại chúng, không được phép viện bất kì lý do nào để không dùng. Hình dung xem, nếu AVG bỏ tiền ra mua bản quyền và không bán hoặc không bán được cho ai mà cũng không được phép sản xuất, vậy chúng ta có bóng đá  trực tiếp mà xem không? Khi kí hợp đồng, AVG chưa có quyền sản xuất, do đó có thể tuyên vô hiệu (không thể biện lý là sau đó tôi đã xin đủ giấy phép để có đủ quyền). Khi kí kết hợp đồng, bên mua không thông báo và bên bán có thể không biết điều này, như vậy có thể coi là bên mua lừa dối hoặc bên bán kí trong tình trạng bị nhầm lẫn rõ ràng.

    Nếu mua mà không dùng và cũng không cho ai dùng là cạnh tranh không lành mạnh. Ép bên bán điều kiện 20 năm cũng là cạnh tranh không lành mạnh (việc VFF nhiệm kỳ 5 năm kí hợp đồng 20 năm không phải là lý do. Giám đốc doanh nghiệp làm thuê 2 năm kí hợp đồng 20 năm cũng có giá trị miễn là đựợc trao quyền). 

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nvdcyah vì bài viết hữu ích
    ntdieu (10/01/2012) Unjustice (11/01/2012)
  • #160162   09/01/2012

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    @nvdcyah
    - Thứ nhất, các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp là đồng chủ sở hữu với VFF với các quyền liên quan (sở hữu trí tuệ) đối với các giải đấu chuyên nghiệp. Do đó, hợp đồng giao kết giữa VFF và AVG về bản quyền truyền hình các giải đấu phải thể hiện ý chí của các câu lạc bộ mới có thể có hiệu lực, trong thực tế,hợp đồng này chỉ thể hiện ý chí của VFF. Nếu các câu lạc bộ lên tiếng, với tư cách là đồng sở hữu của các quyền liên quan đến các giải đấu chuyên nghiệp, hợp đồng này chắc chắn sẽ vô hiệu. Tuy nhiên, ngay sau khi ký hợp đồng, VFF đã thông báo đến các câu lạc bộ bóng đá, họ không hề tỏ thái độ phản đối, thậm chí còn nhận tiền bản quyền do VFF chia. Như vậy, các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp đã biết VFF đã đại diện họ bán bản quyền truyền hình các giải đấu chuyên nghiệp cho AVG với thời hạn 20 năm, nhưng không phản đối đồng nghĩa với việc họ đồng ý việc đại diện đó:
    Bộ luật dân sự 2005 viết:
    Điều 145. Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện
    1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý

    Việc các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp biết hợp đồng giữa AVG và VFF nhưng không phản đối có giá trị tương đương với việc họ ủy quyền bằng văn bản cho VFF được đại diện.

    - Thứ hai, nhận định này của bạn chỉ mang tính chủ quan đứng về phía lợi ích người hâm mộ bóng đá chứ không hề có cơ sở pháp lý. Theo quy định Luật SHTT, quyền tác giả và quyền liên quan của chủ sở hữu các quyền đó có tính chất độc quyền, họ có quyền định đoạt chúng, chuyển nhượng cho bất cứ ai mà họ muốn, chỉ trừ trường hợp, vì lợi ích quốc gia, Nhà nước sẽ buộc chủ sở hữu phải chuyển giao một hoặc một số quyền sử dụng cho cá nhân, tổ chức khác:
    Luật sở hữu trí tuệ 2005 viết:
    Điều 7. Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ
    3. Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp.


    - Thứ ba, bạn có thể chỉ ra AVG đã cạnh tranh không lành mạnh ở điểm nào:
    Luật cạnh tranh 2004 viết:
    Điều 39. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
    Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật này bao gồm:
    1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
    2. Xâm phạm bí mật kinh doanh;
    3. ép buộc trong kinh doanh;
    4. Gièm pha doanh nghiệp khác;
    5. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
    6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
    7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
    8. Phân biệt đối xử của hiệp hội;
    9. Bán hàng đa cấp bất chính;
    10. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều 3 của Luật này do Chính phủ quy định.


    Việc giao kết hợp đồng giữa AVG và chủ sở hữu bản quyền các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp là hoàn toàn tự nguyện không ép buộc với bên nào. Thời điểm AVG đề nghị giao kết hợp đồng, không hề có bất cứ tổ chức phát sóng truyền hình nào đứng ra cạnh tranh giành quyền giao kết hợp đồng của AVG, vậy thì đâu có gì là "không lành mạnh".

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (10/01/2012)
  • #160171   09/01/2012

    ThichTuyenAn
    ThichTuyenAn

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 2 lần


    Bác Yơ ơi

    Nghe bác phân tích sâu càng thấy vụ này hấp dẫn. Tôi túm lại là mấy điểm chính:
    -VFF và các CLB là các đồng sở hữu của các bản quyền liên quan đến các giải đấu chuyên nghiệp.
    -VFF ký hợp đồng bán bản quyền truyền hình các giải đấu cho AVG. Các CLB sung sướng xòe tay nhận tiền VFF đưa, tức nghiễm nhiên thừa nhận hợp đồng trên. Vậy các CLB không có ý kiến ý cò gì về chuyện thằng nào được nhảy vô truyền hình trực tiếp nữa.

    Thành thử, VTC, E, D, F... xông vào đòi truyền hình mấy trận này là không được, đúng không bác ?

    Tôi vẫn chưa rõ vụ 20 năm. Hợp lệ hay không hợp lệ? Xung đột giữa VFF với VPF? Tôi tìm hiểu về thằng VPF nhưng chưa rõ lắm cách thức hoạt động của nó.
    Bác Yơ bác Tice giải thích rõ thêm giùm. Then kiu hai bác, chúc hai bác cả tuần xiền vô rầm rập.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ThichTuyenAn vì bài viết hữu ích
    ntdieu (10/01/2012)
  • #160314   10/01/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


     

    @#0072bc; text-decoration: none; text-underline: none;">Im_lawyerx0,

    Xin tranh luận với bác về 3 điểm bác phản biện như sau:


    1/ "Việc các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp biết hợp đồng giữa AVG và VFF nhưng không phản đối có giá trị tương đương với việc họ ủy quyền bằng văn bản cho VFF được đại diện"

    Xin anh giải thích rõ ý kiến trên căn cứ vào luật hay án lệ nào?

    Cho là bác đúng, nếu giờ đây có câu lạc bộ trả lại tiền đã nhận, khởi kiện với lý do họ nhận tiền mà không hiểu rõ các điều kiện của hợp đồng là rất bất lợi (bản hợp đồng này không công khai, chỉ có VFF và AVG biết với nhau thôi), họ không biết là VFF lạm quyền thì sao?

    2/ "Thứ hai, nhận định này của bạn chỉ mang tính chủ quan đứng về phía lợi ích người hâm mộ bóng đá chứ không hề có cơ sở pháp lý."

    Điều 7. Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ
    3. Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội

    Tôi cho rằng tòa có thể giải thích trường hợp này là lợi ích dân sinh hay lợi ích khác của xã hội. Nếu AVG mua mà không dùng, cũng không cho người khác dùng sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích của xã hội và người dân (ở đây là quyền của người dân trong việc hưởng thụ giải trí về thể thao). Việc không có khán giả truyền hình ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển nền bóng đá của quốc gia (lợi ích của Nhà nước) ; đến hoạt động của các đơn vị truyền hình, đến doanh nghiệp quảng cáo...(lợi ích của các doanh nghiệp)

    Giả dụ bản Quốc ca hiện là bản quyền sở hữu của con cháu Văn Cao. Và giả dụ rằng họ không cho ai sử dụng nó nữa liệu có được không? Chắc chắn là không được rồi phải không ạ vì nó sẽ rơi vào trường hợp lợi ích khác của nhà nước và xã hội

    3/ Cạnh tranh không lành mạnh ở chỗ nào?

    - Tổ chức việc bán bán quyền có thể đã không đúng quy định. Cụ thể thay vì phải tổ chức đấu thầu dưới hình thức mời thầu rộng rãi hay hạn chế (tôi cho là phải áp dụng 1 trong 2 trường hợp này, không thể là tự chọn hay chỉ định thầu), VFF không thông báo cho các đối tác nào khác ngoài AVG. Nếu giả định của tôi là đúng, hợp đồng này chắc chắn vô hiệu. Ở khía cạnh cạnh tranh, đây là sự mất bình đẳng rõ ràng và nghiêm trọng vì các doanh nghiệp khác không hề biết và không được tham gia (thậm chí VTV sau khi biết có gửi văn bản xin tham gia mà VFF không buồn trả lời)
    - Trong qúa trình đàm phán, AVG ép VFF điều kiện thời hạn phải là 20 năm mới kí, không thì thôi. Nếu chứng minh được rằng sự ép buộc này là quá đáng, bất hợp lý, thời hạn này có thể phải được xem xét lại.

    - Tại thời điểm kí hợp đồng, AVG không có quyền sản xuất chương trình. Do đó hành vi này có thể giải thích là mua quyền trong khi mình rõ ràng không có khả năng dùng là hành vi hạn chế cạnh tranh, gây bất lợi cho các doanh nghiệp sản xuất chương trình. Chưa kể là, nếu AVG mua quyền mà không dùng hoặc ép các nhà đài phải theo các điều kiện bất lợi đến mức họ không chấp nhận mua thì sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước và xã hội.

    (đọc thêm để tham khảo:AVG ép VTV và VTC http://vnexpress.net/gl/the-thao/bong-da/2011/12/cac-nha-dai-keu-bi-avg-ep)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nvdcyah vì bài viết hữu ích
    ntdieu (10/01/2012)
  • #160321   10/01/2012

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    nvdcyah viết:
    1/ "Việc các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp biết hợp đồng giữa AVG và VFF nhưng không phản đối có giá trị tương đương với việc họ ủy quyền bằng văn bản cho VFF được đại diện"

    Xin anh giải thích rõ ý kiến trên căn cứ vào luật hay án lệ nào?


    Tôi đã dẫn quy định pháp luật dân sự, nên không cần giải thích thêm. Nếu bạn không thỏa mãn, tôi không có gì để nói.

    nvdcyah viết:
    2/ "Thứ hai, nhận định này của bạn chỉ mang tính chủ quan đứng về phía lợi ích người hâm mộ bóng đá chứ không hề có cơ sở pháp lý."

    Điều 7. Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ
    3. Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội


    Bạn nên hiểu bản chất, đây là việc Nhà nước sử dụng quyền lực của mình "bắt" chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ phải chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cho cá nhân tổ chức khác để đảm bảo lợi ích quốc phòng, an ninh, dân sinh,... Bạn có thể trích dẫn văn bản nào mà Nhà nước đã ban hành buộc VFF phải bán bản quyền truyền hình các giải bóng đá chuyên nghiệp cho các tổ chức phát sóng khác như VTV, VTC,... ?

    nvdcyah viết:
    - Tổ chức việc bán bán quyền có thể đã không đúng quy định. Cụ thể thay vì phải tổ chức đấu thầu dưới hình thức mời thầu rộng rãi hay hạn chế (tôi cho là phải áp dụng 1 trong 2 trường hợp này, không thể là tự chọn hay chỉ định thầu), VFF không thông báo cho các đối tác nào khác ngoài AVG. Nếu giả định của tôi là đúng, hợp đồng này chắc chắn vô hiệu. Ở khía cạnh cạnh tranh, đây là sự mất bình đẳng rõ ràng và nghiêm trọng vì các doanh nghiệp khác không hề biết và không được tham gia (thậm chí VTV sau khi biết có gửi văn bản xin tham gia mà VFF không buồn trả lờl)


    Như tôi đã nói, chủ sở hữu các quyền liên quan (sở hữu trí tuệ) các giải bóng đá chuyên nghiệp có quyền bán bản quyền truyền hình cho bất cứ ai mà họ muốn. "Cạnh tranh" chỉ áp dụng cho các tổ chức kinh doanh cùng hoạt động trong một lĩnh vực kinh doanh, cụ thể, như AVG với VTC, VTV,...

    Nếu giả sử, AVG dùng bất cứ thủ đoạn nào đó ngăn cản việc VFF không ký hợp đồng bán bản quyền truyền hình với các tổ chức phát sóng khác, lúc này mới là AVG đã thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Nhưng thực tế, VFF hoàn toàn tự nguyện chứ không hề bị sức ép nào kể trên từ phía AVG. Chẳng lẽ bạn nói, VFF cạnh tranh không lành mạnh với VTC,VTV,...

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (10/01/2012) xinhtraihocgioi (17/02/2012)
  • #160323   10/01/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    @Im_lawyerx0

    Bác xem lại bài viết của tôi để có ý kiến đúng nội dung:

    1/ Bác chưa giải đáp cho ý kiến nếu có câu lạc bộ nào đó trả lại tiền và khởi kiện thì sao?

    2/ Tôi đang nói đến việc bắt AVG không phải bắt VFF như bác nói.

    Bác cũng chưa cho biết ý kiến về ví dụ bản Quốc ca?

    3/ Tôi đang nói đến việc AVG cạnh tranh không lành mạnh với VTV, VTC chứ không phải VFF cạnh tranh với 2 đài kia như bác nói

     
    Báo quản trị |  
  • #160332   10/01/2012

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Đúng là tôi có thiếu sót khi chỉ xem qua một số nội dung bài thảo luận của bạn:
    nvdcyah viết:
    Cho là bác đúng, nếu giờ đây có câu lạc bộ trả lại tiền đã nhận, khởi kiện với lý do họ nhận tiền mà không hiểu rõ các điều kiện của hợp đồng là rất bất lợi (bản hợp đồng này không công khai, chỉ có VFF và AVG biết với nhau thôi), họ không biết là VFF lạm quyền thì sao?


    Bạn xem lại quy trình mà hợp đồng giữa AVG và VFF được hình thành tại link: http://danviet.vn/71859p1c27/vff-da-ky-hop-dong-voi-avg-nhu-the-nao.htm, tất nhiên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu xảy ra trường hợp như bạn nói, các câu lạc bộ phải chứng minh lý do mà họ đưa ra, nếu không hợp lý đương nhiên sẽ bị bác bỏ.

    nvdcyah viết:
    2/ Tôi đang nói đến việc bắt AVG không phải bắt VFF như bác nói.

    Câu này thực ra cần phải quay trở lại bản chất của vấn đề cần tranh luận, hợp đồng AVG ký với VFF có hiệu lực hay không?

    Nếu hợp đồng không có hiệu lực như quan điểm của bạn, việc bắt AVG phải chuyển giao một số quyền liên quan đến bản quyền truyền hình các giải bóng đá chuyên nghiệp là không cần phải đặt ra, bởi AVG đâu phải là chủ sở hữu.

    Nếu theo thắc mắc của bạn, Nhà nước bắt AVG (chứ không phải bắt VFF) phải chuyển giao một số quyền liên quan đến bản quyền truyền hình các giải bóng đá chuyên nghiệp, coi như bạn đã gián tiếp khẳng định hợp đồng VFF ký với AVG là có hiệu lực, AVG là chủ sở hữu bản quyền truyền hình trong 20 năm. Dù như vậy, cũng phải có một văn bản thể hiện ý chí của Nhà nước về việc đó, lúc này, đương nhiên , AVG phải tuân theo.

    nvdcyah viết:
    Bác cũng chưa cho biết ý kiến về ví dụ bản Quốc ca?


    Câu hỏi này nằm ngoài vấn đề đang tranh luận, tôi mạn phép không đưa ra ý kiến. Nếu bạn muốn tranh luận, có thể lập một chủ đề khác, tôi sẵn sàng "tiếp" bạn.

    nvdcyah viết:
    3/ Tôi đang nói đến việc AVG cạnh tranh không lành mạnh với VTV, VTC chứ không phải VFF cạnh tranh với 2 đài kia như bác nói

    Theo quan điểm của tôi, quá trình ký hợp đồng giữa AVG và VFF, AVG hoàn toàn không có hành vi cạnh tranh không lành lạnh, tôi không nói lại một lần nữa.

    Nhiều câu hỏi của bạn, tôi cảm thấy lúc nghiêng về quan điểm hợp đồng VFF và AVG vô hiệu, lúc nghiêng về quan điểm hợp đồng VFF và AVG có hiệu lực, nên mỗi khi trả lời tôi lại phải chia trường hợp để lý giải. Do đó, tôi chỉ tập trung vào phân tích hiệu lực của hợp đồng VFF và AVG, còn những hệ quả đằng sau bản hợp đồng đó, tôi xin phép không bàn luận !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #160346   10/01/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Đầu tiên cần khẳng định rõ quan điểm của tôi giống bác, tức là cho rằng hợp đồng VFF và AVG vô hiệu.

    Tôi lật đi lật lại vấn đề với mục đích để bà con cùng trao đổi, thảo luận, làm sáng tỏ quan điểm của các bên ủng hộ và phản đối mà thôi.

    1/ Quy trình kí hợp đồng: tôi đã xem rồi và tôi chỉ phân tích 2 điểm không được trong quy trình này:

    -        Ngày 15.6.2010, Bộ có văn bản số 2026/BVHTTDL-VP gửi VFF đồng ý chủ trương hợp tác giữa VFF và AVG. Bộ cũng đồng thời khẳng định việc hợp tác bản quyền truyền hình bóng đá giữa VFF và AVG là quyền của VFF và VFF cần chủ động làm việc với AVG.>>> Bộ nói rõ bộ chẳng liên quan. Ý kiến của Bộ cũng không có giá trị ràng buộc. VFF không thể mang Bộ ra dọa ai được.

    -        Ngày 7.12.2010, Đại hội thường niên VFF năm 2010 khóa VI Nhiệm kỳ 2009-2013 đã ra Nghị quyết số 446/NQ-ĐHTNLĐBĐVN 2010-VI nhất trí biểu quyết thông qua và quyết nghị hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình cho AVG trong giai đoạn 2011-2030. >>> Tuy nhiên nghị quyết này không có giá trị pháp lý bởi vì nhiều club chỉ cử huấn luyện viên, trưởng đòan đi dự mà không phải là ông chủ club. Chắc chắn những người này không có thẩm quyền quyết định. Do đó VFF không thể nại vào đây mà nói rằng đã có ủy quyền.

    #f4f9fd; vertical-align: top;">

    #f4f9fd; vertical-align: top;">Với những gì nêu trên, chủ sở hữu các club có lý do để nói rằng họ nhận tiền mà không hiểu rõ các điều kiện của hợp đồng, hợp đồng là rất bất lợi, họ không biết là VFF lạm quyền…

    2/ Giả dụ hợp đồng có hiệu lực, nếu AVG không dùng hoặc không cho ai dùng hoặc không thể cho ai dùng, theo tôi Nhà nước có thể và sẽ bắt AVG phải chuyển giao một số quyền liên quan đến bản quyền truyền hình các giải bóng đá chuyên nghiệp. Chắc chắn không thể có chuyện người dân không được xem truyền hình bóng đá vì AVG độc quyền.

    Bản Quốc ca liên quan ở chỗ tôi muốn lấy ví dụ về trường hợp lợi ích của Nhà nước và xã hội bị ảnh hưởng để làm sáng tỏ ý kiến nêu trên thôi, tôi không có ý định “tiếp” nhau với dân luật chuyên nghiệp như bác vì tôi là dân ngoại đạo, phần thua gần như cầm chắc.

    3/ Cái lý để bác bỏ hợp đồng này là vì nó vô hiệu. Nhưng tôi vẫn cho rằng có yếu tố cạnh tranh không lành mạnh. Nhất là khi có bằng chứng ví dụ như AVG/VFF đã dùng thủ đoạn để chỉ có AVG được thương thảo hợp đồng, AVG cản trở VFF thông báo và mời thầu rộng rãi các nhà đài vào việc thầu hợp đồng này….

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nvdcyah vì bài viết hữu ích
    ntdieu (10/01/2012)
  • #160355   10/01/2012

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    @nvdcyah
    - Thứ nhất, tôi không hề khẳng định rằng nếu các câu lạc bộ đứng ra phản đối hiệu lực của hợp đồng giữa AVG và VFF thì có được hay không? Tôi chỉ nói là có khả năng nếu như các câu lạc bộ đưa ra được lý do chính đáng, bởi tôi không nắm rõ được nội dung trong các văn bản của VFF về việc ký hợp đồng với AVG. Tuy nhiên, thực tế, chúng ta đều thấy, suốt những ngày qua, hợp đồng giữa AVG và VFF đã trở thành tiêu điểm trên các trang báo viết và báo mạng, nhưng các câu lạc bộ không hề đưa ra ý kiến phản đối này nên tôi tạm loại việc này ra khỏi những phân tích của mình.

    - Thứ hai, về việc Nhà nước bắt chủ sở hữu bản quyền truyền hình các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp , tôi cũng không hề phủ định điều này, nhưng việc này chỉ xảy ra nếu như có một văn bản từ phía cơ quan có thẩm quyền đại diện cho Nhà nước bắt chủ sở hữu phải chuyển giao quyền sử dụng cho cá nhân, tổ chức khác. Trong thực tế, Nhà nước chưa hề có động thái tham gia vào hợp đồng giữa AVG và VFF, do đó, đương nhiên, không ai có quyền bắt chủ sở hữu bản quyền truyền hình các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp phải chuyển giao quyền sử dụng nó cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu.

    Hai điểm trên tôi đã đề cập trong các bài thảo luận trên, nhưng bạn hoàn toàn không chú ý.

    - Thứ ba, về hành vi cạnh tranh lành mạnh, tôi vẫn giữ nguyên quan điểm của mình.

    - Thứ tư, tôi phân tích hợp đồng VFF với AVG về mặt pháp lý, chứ không nghiêng về bảo vệ bên nào. Tuy nhiên, càng về sau, quan điểm của toi nghiêng về phía hợp đồng này có hiệu lực (ít nhất trong thời điểm đang tranh chấp hiện nay).

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #160368   10/01/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Tôi nghĩ bác chưa chú ý đầy đủ những gì tôi nói thì đúng hơn.

    Ví dụ điểm thứ 2. Tôi không đến việc Nhà nước đã tham gia hay chưa mà chỉ nói đến khả năng Nhà nước có thể tham gia và có căn cứ để Nhà nước tham gia là vì vụ việc này có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của xã hội, lợi ích của nhà nứớc.

    Vấn đề tôi muốn nói là khi kí hợp đồng AVG không có đủ năng lực như là 1 căn cứ để xác định hợp đồng vô hiệu. Hậu quả của việc không có đủ năng lực (không được phép sản xuất, và có thể cũng không bán cho ai được hay không muốn chuyển nhượng lại cho ai...) rõ ràng là sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của xã hội, lợi ích của nhà nứớc.

    Một khi điều này xảy ra (bản quyền không được sử dụng vì bất kì lý do gì dẫn tới việc dân không được xem truỳền hình bóng đá), chắc chắn Nhà nước sẽ phải can thiệp.
     
    Báo quản trị |  
  • #160393   10/01/2012

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Như vậy, sau tất cả những lí lẽ bạn đưa ra chỉ để bảo vệ cho quan điểm, AVG không đủ năng lực giao kết hợp đồng mua bản quyền truyền hình với VFF do không có Giấy phép truyền hình vào thời điểm đó. Đây thực ra là quan điểm mà VPF đưa ra để đấu tranh với VFF, cũng như quan điểm mà anh Unjustice cũng nghiêng về. Năng lực giao kết hợp đồng của các bên không phải là nguyên nhân dẫn đến việc xâm phạm lợi ích Nhà nước, xã hội; mà những yếu tố này được đánh giá ở nội dung hợp đồng, việc thực hiện hợp đồng.

    Có lẽ, bạn vẫn chưa hiểu hết phạm vi can thiệp của Nhà nước theo quy định của pháp luật SHTT, trong trường hợp có thể ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, dân sinh,... thì Nhà nước có can thiệp vào cả hợp đồng có hiệu lực (các bên đủ năng lực giao kết hợp đồng, trình tự giao kết theo đúng quy định của pháp luật) hoặc buộc chủ sở hữu hợp pháp phải xác lập một giao dịch chuyển nhượng,... !

    Tôi chưa khẳng định quan điểm hợp đồng giữa VFF với AVG có hiệu lực hay vô hiệu là đúng ? Nhưng nếu như quan điểm của bạn cũng như VPF rằng hợp đồng đó là vô hiệu được chấp nhận, một trong các bên liên quan có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu chứ không cần đến Nhà nước phải ra mặt !
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 10/01/2012 09:03:01 CH

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |