VPF v.s VFF và AVG hay Bản quyền truyền hình giải bóng đá QG

Chủ đề   RSS   
  • #159186 05/01/2012

    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    VPF v.s VFF và AVG hay Bản quyền truyền hình giải bóng đá QG

     

    Chào mọi người,

    Một tranh chấp pháp lý vui như thế mà thấy chẳng thành viên nào đưa lên để bình luận nhỉ. Thôi thì mình mạn phép đưa một số ý kiến cá nhân mong mọi người cùng trao đổi cho vui.

    Theo mình thì để tấn công vào bản hợp đồng bản quyền truyền hình dài đằng đẳng 20 năm bất hợp lý như th��� (mục đích làm cho nó vô hiệu hoặc thay đổi một số điều khoản có lợi cho VPF) thì có thể theo các lý lẽ sau:

    - Dựa vào luật cạnh tranh để cho rằng bản hợp đồng này đã tạo ra sự độc quyền trong lĩnh vực truyền hình các giải bóng đá quốc gia vì vậy áp dụng điều 15 của Luật cạnh tranh để đề nghị nhà nước xác định lại giá mua cũng như giá bán dịch vụ này (dĩ nhiên phải theo hướng có lợi cho VPF).

     

    - Tìm cách chứng minh rằng bản quyền truyền hình tại thời điểm bán và hiện nay đã có sự thay đổi quan trọng về chất do chất lượng giải đấu đã được nâng lên và hấp dẫn hơn ?! dẫn đến hợp đồng đó không còn phản ảnh đúng thực tế, gây thiệt hại cho bên bán. Việc thay đổi này là có lợi cho xã hội, cụ thể là người tiêu dùng (khán giả xem các trận đấu) và nền bóng đá của VN nói chung, nên bắt buộc phải thực hiện. Từ đó, dựa trên nguyên tắc công bằng, đề nghị bên mua phải thanh toán thêm phần gia tăng do sự đổi mới đó (phần chưa được tính đến khi ký kết hợp đồng). Giá trị gia tăng này có thể được xác định bằng doanh thu quảng cáo gia tăng, tỷ lệ khán giả đến sân gia tăng …. Theo mình để giải quyết êm đẹp thì khả năng đi theo hướng này là cao nhất, bên cạnh việc rút thời hạn hợp đồng xuống.

     

    - Hợp đồng được ký kết khi AVG chưa có giấy phép kinh doanh truyền hình nên vi phạm về thẩm quyền của doanh nghiệp (ký kết hợp đồng ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh được pháp luật cho phép theo luật doanh nghiệp nên hợp đồng vô hiệu). Tuy nhiên theo mình nếu tòa xử vô hiệu theo lý lẽ này thì tòa hơi máy móc vì hợp đồng đã được thực hiện một thời gian và AVG đã có đầy đủ giấy phép sau đó.

     

    Bạn nào có lý lẽ hay lập luận nào thì bổ sung thêm nhé.

     

    Thân

    Cập nhật bởi chaulevan ngày 04/08/2012 04:12:14 CH

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    29383 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    Im_lawyerx0 (05/01/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

5 Trang <12345>
Thảo luận
  • #161626   18/01/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Im_lawyerx0 viết:
    Unjustice viết:
    1 - Quan điểm Hợp đồng vi phạm Luật đấu thầu 2005 nên vô hiệu. Luật đấu thầu chỉ áp dụng đối với các trường hợp lựa chọn nhà thầu để cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp đối với các gói thầu thuộc các dự án có sử dụng toàn bộ hoặc một phần nguồn vốn nhà nước. Đối với vụ việc này thì chẳng có sử dụng đồng nào từ ngân sách nhà nước (100% tiền chi trả là từ AVG) nên áp dụng luật này là không chính xác.


    Tôi đồng ý với nhận định này của anh Unjustice và ngày ở ĐIều 1, Luật đấu thầu 2005 cũng thể hiện rõ ràng điều này. Cần phải hiểu quy định này rằng, VFF dùng số tiền cỡ 14-15 tỷ/năm đó vào một trong 3 loại hợp đồng: Hợp đồng dịch vụ (VFF là bên sử dụng dịch vụ), Hợp đồng mua bán tài sản (VFF là bên mua tài sản) và Hợp đồng xây lắp (VFF là bên chủ đầu tư) thì mới phải tuân theo quy định của Luật đấu thầu 2005. Trong trường hợp này, VFF bán một loại quyền tài sản nên không thuộc các trường hợp nêu trên.

    nvdcyah viết:
    Không có cái gọi là người đại diện đồng ý như bác nói, bác nên nghiên cứu lại tình tiết vụ việc đi. Tôi đã từng phân tích việc này. Thực tế là chỉ có sự đồng ý của "đại diện" nháy nháy mà thôi. Là vì một số club chỉ cử trường đoàn, huấn luyện viên đi họp và những người này hiển nhiên không phải là các ông chủ, không có đủ thẩm quyền quyết định nếu không được ông chủ ủy quyền (gần như chắc chắn là đi họp mà không có ủy quyền rồi). Nghị quyết của cuộc họp này có được lập đúng thủ tục hay không thì tôi không có thông tin nhưng tôi e rằng cũng không hợp lệ (nếu ra nghị quyết và được bổ sung sau đó bằng các chữ ký thông qua hoặc văn bản đính kèm thể hiện sự đồng ý của đại diện chính thức của các club thì nghị quyết đó mới có giá trị).


    Nếu như trong Nghị quyết của cuộc họp mà bạn đề cập tới có sự tham gia của "các ông bầu" thì rõ ràng vấn đề đã không rắc rối đến vậy. Đồng ý rằng, họ cử đại diện thay mặt mình, vậy có thể chấp nhận được nếu họ nói rằng họ không biết về nội dung cuộc họp đó (trưởng đoàn, HLV "dám" không thuật lại nội dung cuộc họp) và câu hỏi được đặt ra là chẳng lẽ họ không nhận thức được rằng lợi ích của họ đang bị xâm phạm vào thời điểm đó, để rồi đến hơn 1 năm sau hợp đồng đã được thực hiện mới quay lại phản đổi. Tôi chẳng nghĩ "mấy ông bầu" đó đặt tương lai bóng đá Việt lên hàng đầu, coi lợi ích người hâm mộ là lợi ích số một mà đó chỉ là do họ quá hiếu thắng, muốn khẳng định uy quyền của mình.

    nvdcyah viết:
    Tôi không tán thành lập luận biết và không phản đối tức là đồng ý (suy đoán này chỉ có thể được áp dụng đối với một số loại giao dịch nhất định với những điều kiện cần và đủ xác định chứ không thể áp dụng tùy tiện cho mọi trường hợp. Ví dụ như chỉ áp dụng đối với loại giao dịch theo tập quán được chấp nhận rộng rãi).


    Đây không phải là tập quán như bạn nói mà là một quy định pháp luật chung có giá trị áp dụng cho toàn bộ các giao dịch dân sự trừ trường hợp pháp luật có quy định cụ thể khác. Như tôi đã nói, sau hơn 1 năm "các ông bầu" mới làm lùm xùm mọi chuyện khi mà nó ảnh hưởng đến lợi ích sát sườn của họ là một câu hỏi cần đặt ra, tại sao họ không làm việc này cách đây hơn 1 năm trước thì có phải rằng mọi chuyện đã khác?
      
    nvdcyah viết:
    Chưa kể là cũng đã có người phản đối rồi đó thôi (bằng chứng là bầu Kiên đã gọi điện can gián VFF mà không được). Bác đừng nói là ông Kiên can gián không được và sau đó cũng không khiếu nại hay khởi kiện tiếp cho ra ngô ra khoai thì cũng được coi là "không phản đối tức là đồng ý" đấy nhé!


    Bạn có thể đưa ra dẫn chứng rằng vào thời điểm cách đây hơn 1 năm trước, các ông bầu đã thể hiện quan điểm một cách quyết liệt để ngăn cản việc AVG và VFF giao kết hợp đồng bản quyền trong vòng 20 năm? (Một cú gọi điện can gián suông mà không làm gì thì có thể chấp nhận !)


    Tôi xin có một số ý kiến với bác để tiếp tục làm sáng tỏ vấn đề:

    1/ Luật đấu thầu: Tôi đồng ý với ý kiến của bác, tôi chỉ nói là cần xem lại để coi còn chỗ hở nào không mà thôi.  

    Nhưng ít nhất thì cũng còn tồn tại 1 vấn đề là VFF đã lạm quyền. Nếu có sự tham khảo ý kiến của các đồng chủ sở hữu thì phương án có khả năng được lựa chọn cao sẽ là đấu thầu theo thể thức chào hàng cạnh tranh, khi đó họ sẽ có được hợp đồng có lợi nhất.

    2/ "Biết tức là đồng ý":
    - Bác lưu ý tôi không nói rằng chỉ đối với tập quán được chấp nhận chung mới vận dụng được suy đoán biết là đồng ý. Tôi nói suy đoán thuộc loại này không được áp dụng tùy tiện mà cần phải có các điều kiện nhất định. Đề nghị bác trích dẫn điều khoản của BLDS chứng tỏ đây là "quy định pháp luật chung có giá trị áp dụng cho toàn bộ các giao dịch dân sự trừ trường hợp pháp luật có quy định cụ thể khác" để giúp tôi hiểu thêm về vấn đề này.
    - Việc các ông bầu, huấn luyện viên đi họp về có báo cáo cho ông chủ hay không thì gần như không thể chứng minh được. Thực tế có báo cáo mà họ chối là không nghe, không biết thì tòa cũng bó tay vì không có bằng chứng. Do vậy không thể dùng ý này để nói là các ông chủ đã "biết". Bác cũng lưu ý cho ngay cả "biết" thì cũng mới chỉ biết một phần vì VFF không thông báo cho họ đầy đủ các nội dung quan trọng của hợp đồng này ngoại trừ giá trị hợp đồng và thời hạn 20 năm (đến giờ hợp đồng vẫn chưa được công khai).
    - Tôi chắc là luật không quy định phải phản đối "quyết liệt" mới được coi là phản đối. Nếu điều kiện cần và đủ là có phản đối thì chỉ cần có phản đối là đủ, cho dù đó là phản đối yếu ớt.

    3/ "Tôi chẳng nghĩ mấy ông bầu đó đặt tương lai bóng đá Việt lên hàng đầu, coi lợi ích người hâm mộ là lợi ích số một mà đó chỉ là do họ quá hiếu thắng, muốn khẳng định uy quyền của mình." >>> Nhận định này của bác quá chủ quan, võ đoán. Không thể phủ nhận việc họ đang làm không vì lợi ích của VPF, của các club và cả của người hâm mộ. Những người này đều thuộc dạng người đã nói là làm và làm đến nơi đến chốn. Bác nên nhớ đây là các doanh nhân hàng đầu Việt nam. Nói mà không làm hay làm không ra gì có ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh và lợi ích của chính bản thân họ và của doanh nghiệp mà họ đại diện. Đây mới là động cơ giải thích cho hành động quyết liệt này của họ.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nvdcyah vì bài viết hữu ích
    Unjustice (19/01/2012)
  • #161726   19/01/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người,

    Nguyên tắc "biết mà không phản đối" trong vấn đề ủy quyền được chính thức đưa vào Bộ Luật dân sự 2003 ở điều 146.

    Đây là một nguyên tắc quan trọng để bảo vệ lợi ích của bên giao dịch với bên được ủy quyền. Nguyên tắc này nhằm ngăn ngừa tình trạng nếu giao dịch có lợi thì bên ủy quyền cứ để giao dịch tiếp tục được thực hiện còn sau đó nếu thấy bất lợi thì mới kêu lên là giao dịch thực hiện không có sự ủy quyền để chối bỏ trách nhiệm hoặc đòi tuyên giao dịch vô hiệu. Như vậy là không công bằng. Trên thực tế Vietnam Airline đã bị xử thua dựa trên nguyên tắc này (vụ kiện của một luật sư người Ý đòi phí tổn khi thực hiện một số công việc có lợi cho VN Airline mặc dù không có sự ủy quyền từ VN Airline về công việc này). Dĩ nhiên khi dựa trên nguyên tắc này thì các quan tòa phải xem xét "mức độ biết" của bên ủy quyền đến đâu và "phản ứng" của họ khi biết đến mức độ nào...

    Trở lại vụ việc của chúng ta, không thể nói là các ông bầu không biết và chắc chắn là họ biết rất rõ vì vụ việc này đã được đăng trên báo chí rộng rãi trong một thời gian. Còn phản ứng, thông thường, bên ủy quyền khi biết được người đại diện của mình đang thực hiện giao dịch vượt quá thẩm quyền phải nhanh chóng thông báo cho bên giao dịch với người đại diện của mình biết về việc vượt quá phạm vi đại diện và tuyên bố khước từ trách nhiệm, nghĩa vụ phát sinh từ  phần giao dịch vượt quá thẩm quyền đó hoặc mạnh hơn nữa là khởi kiện yêu cầu tòa tuyên bố phần giao dịch đó vô hiệu.

    Do hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình giữa VFF và AVG đã được thực hiện hơn một năm nên bây giờ mới yêu cầu tòa tuyên vô hiệu phải nói là "khá muộn". Cái này phải chờ xem thôi chứ không nói trước được.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    xinhtraihocgioi (17/02/2012)
  • #161829   21/01/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Tôi đã đọc chương VII Đại diện của BLDS 2005. Để tiện cho việc tranh luận, tôi tóm tắt và giải thích theo cách hiểu của mình về vấn đề đại diện như sau:

     

    • Đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Phạm vi đại diện theo uỷ quyền được xác lập theo sự uỷ quyền. Ủy quyền đến đâu thì chỉ được giao dịch đến đó. Vượt quá thì giao dịch đó không có giá trị   
    • Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện của mình. Thông báo là một nghĩa vụ của người đại diện. Yêu cầu thông báo cũng là nghĩa vụ của người giao dịch với người đại diện.
    • Hình thức uỷ quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản. Luật không nói rõ nếu các bên không có thỏa thuận với nhau thì hình thức nào (văn bản hay hình thức khác) sẽ được áp dụng. Trên thực tế, đối với các giao dịch quan trọng, việc ủy quyền thường được lập bằng văn bản. Nói cách khác, ủy quyền phải được lập bằng văn bản là một tập quán đối với các giao dịch quan trọng
    • Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện. Sau khi giao dịch, nếu phát hiện người đại diện không đủ tư cách thì người giao dịch phải thông báo cho người được đại diện và nếu được người được đại diện đồng ý thì giao dịch mới có giá trị. Nếu người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn cứ tiến hành giao dịch thì phải tự chịu trách nhiệm với hậu quả phát sinh.
    • Nguyên tắc áp dụng tương tự như trên, nếu giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện. Các bên giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

     

     

    Trong vụ VFF-AVG cần xem xét vấn đề đại diện trong một số vấn đề sau:

     

    1/ Trưởng đoàn, huấn luyện viên đi dự cuộc họp BCH mà VFF sau đó lấy nghị quyết này làm căn cứ để nói rằng các club đã đồng ý cho chuyển nhượng:

     

    Trưởng đoàn và HLV không phải là người đại diện theo pháp luật hay theo ủy quyền (ta có thể tin rằng gần như chắc chắn họ không có sự ủy quyền của club, và nếu có VFF đã trưng các bằng chứng này ra rồi). Do những người này không có tư cách đại diện nên ý kiến đồng ý của họ “không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện” (tức là các club).

     

    VFF có nghĩa vụ phải kiểm tra tư cách của những người dự họp để biết họ có thẩm quyền đại diện hay không và phạm vi đến đâu. Việc không kiểm tra làm cho nghị quyết BCH vô giá trị và dẫn đến hậu quả hợp đồng kí với AVG vô giá trị thì trách nhiệm thuộc về VFF và VFF phải chịu mọi hậu quả phát sinh do AVG kí hợp đồng với VFF là ngay tình..

     

    2/ VFF tự cho mình là chủ sở hữu duy nhất của thương quyền, tự tung tự tác trong việc ký hợp đồng với AVG:

     

    VFF và các club là đồng sở hữu chủ thương quyền bóng đá. Do vậy muốn chuyển nhượng, trước hết phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu. Không có bằng chứng có giá trị nào chứng tỏ đã có sự đồng ý này (nghị quyết BCH như đã phân tích ở trên là vô giá trị).

     

    Tiếp theo đó, khi đã có sự đồng ý của cả các đồng chủ sở hữu, VFF còn phải có được sự ủy quyền của họ và sự ủy quyền này, do tính chất quan trọng của nó, phải được lập thành văn bản. Khi đó VFF mới có tư cách đại diện và mới có thể đứng ra thương thảo và ký hợp đồng với AVG. VFF biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện

     

    Vì VFF không có tư cách đại diện, hợp đồng đã ký với AVG không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với các club. Tuy không ràng buộc các club, hợp đồng này vẫn ràng buộc VFF và VFF phải tự giải quyết hậu quả.

     

    Căn cứ các phân tích nêu trên về đại diện, hợp đồng VÔ HIỆU đối với các club nhưng vẫn có giá trị ràng buộc đối với VFF và AVG

     

     

    Bác unjustice cho rằng các ông chủ club đã BIẾT về việc kí hợp đồng chuyển nhượng căn cứ vào các suy đoán như:

    (i)    đã được trưởng đoàn/HLV đi họp BCH về thông báo về việc nhất trí chuyển nhượng thương quyền

    (ii)  báo chí đưa tin rộng rãi

    (iii) club không phản đối

    (iv) club đã nhận tiền chia từ hợp đồng VFF-AVG

     

    Xin có ý kiến với bác như sau:

    (i)    đã được trưởng đoàn/HLV đi họp BCH về thông báo là suy đoán không có căn cứ vững chắc, gần như không có bằng chứng chứng minh hoặc không thể chứng minh được toàn bộ các club đã được nghe báo cáo.

    (ii)  Luật không quy định phải đọc báo nghe đài, các club không có nghĩa vụ phải làm việc đó để biết về việc chuyển nhượng. Không có bằng chứng chứng minh club đã nghe đài đọc báo, chỉ là suy đoán mà thôi

    (iii)  Club đã có phản đối, cụ thể là trường hợp bầu Kiên

    (iv)             Việc club đã nhận tiền chia từ hợp đồng quả là khoai. Tôi cũng chưa sẽ biết phải phản bác điểm này thế nào cho ổn. Bà con cho ý kiến thảo luận về vấn đề này đi!

     
    Báo quản trị |  
  • #161920   23/01/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Unjustice viết:

    Nguyên tắc "biết mà không phản đối" trong vấn đề ủy quyền được chính thức đưa vào Bộ Luật dân sự 2003 ở điều 146.

    Đây là một nguyên tắc quan trọng để bảo vệ lợi ích của bên giao dịch với bên được ủy quyền. Nguyên tắc này nhằm ngăn ngừa tình trạng nếu giao dịch có lợi thì bên ủy quyền cứ để giao dịch tiếp tục được thực hiện còn sau đó nếu thấy bất lợi thì mới kêu lên là giao dịch thực hiện không có sự ủy quyền để chối bỏ trách nhiệm hoặc đòi tuyên giao dịch vô hiệu. Như vậy là không công bằng. Trên thực tế Vietnam Airline đã bị xử thua dựa trên nguyên tắc này (vụ kiện của một luật sư người Ý đòi phí tổn khi thực hiện một số công việc có lợi cho VN Airline mặc dù không có sự ủy quyền từ VN Airline về công việc này). Dĩ nhiên khi dựa trên nguyên tắc này thì các quan tòa phải xem xét "mức độ biết" của bên ủy quyền đến đâu và "phản ứng" của họ khi biết đến mức độ nào...

     

    Tôi không biết bác căn cứ vào nguồn nào để nói về vụ VNA bị xử thua như vậy? Suy luận?

     

    Với những thông tin đã đăng tải trên báo chí, VNA thua kiện vì những lý do sau (xem http://www.nguoiduatin.vn/bac-don-cua-luat-su-kien-vietnam-airlines-a2364.html)

    :

    1/ VNA không có mặt theo giấy triệu tập của tòa, không dự phiên tòa 30/11/1995, do đó không hề biết mình bị kiện vì lý do gì và không bảo vệ được quyền lợi của mình. Do vậy đương nhiên bị xử bất lợi

    2/ Bản án do Tòa sơ thẩm Roma ban hành ngày 7-3-2000 yêu cầu bồi thường trên 4,3 triệu EUR VNA không nhận được, do đó đến tháng 5/2002 khi luật sư Liberati gửi thư đòi tiền thì VNA mới biết nhưng khi đó đã hết thời hạn khiếu nại (quy định trong vòng 2 năm).

     

    Tóm lại chỉ có thể kết luận tạm thời VNA thua kiện vì THỦ TỤC, không có tài liệu nào cho thấy thua vì vi phạm hợp đồng như bác nói.

     

    Nhưng vụ này chưa chắc VNA đã thua vì lý do sau:

    1/ Năm 1992 VNA ký hợp đồng đại lý bán vé máy bay với Công ty Falcomar, trong đó có điều khoản quy định đại lý chỉ có quyền bán vé cho VNA và VNA không chịu trách nhiệm về bất kỳ trách nhiệm nào phát sinh từ bất kỳ hợp đồng hay thỏa thuận nào khác do Công ty Falcomar ký kết

    Do vậy, FALCOMAR không được ủy quyền, cũng không có tư cách đại diện cho VNA trong việc thuê luật sư cung cấp dịch vụ nên Falcomar phải tự chịu trách nhiệm với những vấn đề phát sinh do việc giao dịch gây ra.

     

    2/ Có dấu hiệu lừa đảo của Falcomar và Liberati. Hai trường hợp có thể xảy ra như sau:

    -       Ban đầu Liberati kiện Falcomar (đương nhiên rồi vì Falcomar thuê luật sư chứ đâu phải VNA), sau đó Falcomar tìm cách dàn xếp với Liberati để thoát khỏi vụ kiện bằng cách đổ trách nhiệm lên đầu VNA. Khả năng này cao nhất.

    -       Hai bên Liberati và Falcomar ngay từ đầu đã cấu kết với nhau ngụy tạo hồ sơ để làm tiền VNA. Khả năng này thấp hơn

    Tóm lại là đến giờ người ta đã tìm thấy bằng chứng về sự ngụy tạo/lừa đảo, nếu đúng là vậy, VNA sẽ thắng còn Liberati và Falcomar có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

     

    Vụ việc này chắc còn dài dài mới kết luận rõ ràng được.

     
    Báo quản trị |  
  • #162473   01/02/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chúc mừng năm mới (hà hà, ăn tết đến bây giờ mới vô lại diễn đàn được).

    Về cái vụ VN Airline tôi cũng chẳng muốn bới lại nỗi đau của các bác quản lý nhà mình, nhưng thấy nó là ví dụ cụ thể nhất để minh họa cho nguyên tắc "biết mà không phản đối" nên đưa ra. Còn câu hỏi của bác nvdcyah thì bác cũng đã có câu trả lời ngay trong trang web bác tìm được rồi còn gì nữa. VN Airline bị xử thua ở cả sơ thẩm và phúc thẩm. Việc tòa dân sự Paris bác đơn chẳng qua chỉ là tòa chưa cho thằng cha luật sư đểu đó lấy tiền thắng kiện (tài sản của VN Airline bị phong tỏa) thôi. Cũng có thể là do thủ tục cũng có thể là còn kiện cáo tiếp, cái này thì lâu quá tôi cũng không có theo dõi.

    Mấy nguyên nhân bác đưa ra lại giống mấy nguyên nhân của mấy ông quản lý nhà mình đưa ra để biện hộ cho năng lực quản lý, trình độ hiểu biết pháp luật quốc tế kém của mình.

    Tòa đã gửi trát mời nhưng mấy ông quản lý nhà mình cứ rung đùi nghĩ rằng mình chẳng có ký tá hợp đồng gì với nó đâu mà mình phải sợ ?! Chết là chỗ ấy! Chỉ đến khi tòa nó ra trát đòi bắt giữ tàu bay để thi hành án thì mới tá hỏa phải nộp tiền vào ký quỹ (cái khoản tiền mà thằng cha luật sư đòi chi ra cho nó nhưng tòa chưa chịu ấy).

    Còn nguyên tắc "biết nhưng không phản đối" thì chắc chắn 100% đã được sử dụng trong vụ án này vì nếu không dựa vào đó thì không thể đòi VN Airline bồi thường phí tổn. Nhưng việc áp dụng cụ thể của nguyên tắc lại thể hiện ở các bằng chứng mà các bên đưa ra tại tòa (cái này thì tôi chịu) để tòa đưa ra phán quyết. (ví dụ: VN Airline có được lợi gì không? có biết không? anh đã phản ứng thế nào?....).

    Thân.

    Cập nhật bởi Unjustice ngày 01/02/2012 10:52:00 SA

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #162478   01/02/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Chúc mừng năm mới Unjustice,

    Tôi không biết luật dân sự Italy như thế nào nhưng tôi đồ rằng những nguyên tắc cơ bản của luật dân sự VN không có khác biệt nhiều. Như tôi đã đọc và tóm tắt, vấn đề này luật VN quy định như sau:

    Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện. Sau khi giao dịch, nếu phát hiện người đại diện không đủ tư cách thì người giao dịch phải thông báo cho người được đại diện và nếu được người được đại diện đồng ý thì giao dịch mới có giá trị. Nếu người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn cứ tiến hành giao dịch thì phải tự chịu trách nhiệm với hậu quả phát sinh.

    Theo đó:
    - Falcomar không có quyền đại diện
    - Falcomar phải thông báo cho Liberti còn nếu không thì Liberti phải biết Falcomar không có quyền đó
    - Liberti nếu vẫn muốn cung cấp dịch vụ thì thì phải thông báo cho người được đại diện là VNA và nếu VNA đồng ý thì thỏa thuận của Liberti và Falcomar mới có giá trị
    - Không làm như trên thì Falcomar/Liberti phải tự chịu trách nhiệm với hậu quả phát sinh

    Bác có thể cho ví dụ án lệ nào ở Việt nam để làm rõ việc này không?

     
    Báo quản trị |  
  • #162676   02/02/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    nvdcyah viết:
    Chúc mừng năm mới Unjustice,

    Tôi không biết luật dân sự Italy như thế nào nhưng tôi đồ rằng những nguyên tắc cơ bản của luật dân sự VN không có khác biệt nhiều. Như tôi đã đọc và tóm tắt, vấn đề này luật VN quy định như sau:

    Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện. Sau khi giao dịch, nếu phát hiện người đại diện không đủ tư cách thì người giao dịch phải thông báo cho người được đại diện và nếu được người được đại diện đồng ý thì giao dịch mới có giá trị. Nếu người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn cứ tiến hành giao dịch thì phải tự chịu trách nhiệm với hậu quả phát sinh.

    Theo đó:
    - Falcomar không có quyền đại diện
    - Falcomar phải thông báo cho Liberti còn nếu không thì Liberti phải biết Falcomar không có quyền đó
    - Liberti nếu vẫn muốn cung cấp dịch vụ thì thì phải thông báo cho người được đại diện là VNA và nếu VNA đồng ý thì thỏa thuận của Liberti và Falcomar mới có giá trị
    - Không làm như trên thì Falcomar/Liberti phải tự chịu trách nhiệm với hậu quả phát sinh

    Bác có thể cho ví dụ án lệ nào ở Việt nam để làm rõ việc này không?



    Đồng ý với bác về nguyên tắc được in đậm là nguyên tắc chủ chốt trong quan hệ đại diện, bởi nếu không tôi giả đại diện bác đi tán em nào rồi bắt bác gánh chịu thì chết.

    Nhưng vấn đề ở chỗ là bên được đại diện có biết chuyện ấy không và khi biết có phản đối hay không, đây là nguyên tắc áp dụng cho trường hợp bên được đại diện biết nhưng cố tình lờ đi, không phản ứng.

    Còn ở khía cạnh, bên giao dịch với bên được ủy quyền (tạm gọi là vậy, thực chất bên này không có sự ủy quyền hợp pháp) biết hoặc phải biết việc không có ủy quyền hợp pháp mà vẫn tiến hành giao dịch thì phải tự chịu trách nhiệm với hậu quả phát sinh. Áp dụng vào xử lý tranh chấp, cụ thể là vụ kiện của VN Airline, thì khi đó VN Airline phải đưa ra bằng chứng chứng minh vấn đề này để lật ngược thế cờ, ví dụ như có sự thông đồng giữa hai bên như VN Airline tuyên bố vậy. 

    Còn án lệ tương tự ở VN cái này thì tôi chịu vì đọc báo chưa thấy vụ nào dựa trên nguyên tắc này để xét xử cả mà tôi cũng không làm trong ngành tư pháp. 

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #162749   02/02/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Bác có thể giả đại diện cho tôi cũng được nhưng việc bác làm là theo ý bác chứ không phải làm theo phạm vi được ủy quyền . Bác cần lưu ý đến vấn đề vị thành niên và luật hình sự vì bây giờ nhiều người hay khai gian tuổi  , nếu không tôi gánh cho bác không nổi đâu.

    1/ Đương nhiên VNA biết sự tham gia của Liberti nhưng chứng minh VNA biết và không phản đối không phải là chuyện dễ. Sở dĩ VNA thua theo tôi nghĩ chủ yếu là vì VNA chủ quan, không đến tòa mà cãi cho nên bị xử thua. Nay nếu có bằng chứng mới và kiện ngược lại thì vẫn có cơ sửa sai.

    2/ Chừng nào bác chưa đưa ra được 1 án lệ cụ thể nào ở Việt nam thì chừng đó lập luận của bác chưa được công nhận. Chắc chắn trong thực tế giao dịch dân sự biết mà không phản đối không phải là ít nhưng tại sao lại không có án lệ nào?

    Bác nào trong nghề vui lòng giải thích dùm.

     
    Báo quản trị |  
  • #162904   03/02/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Hà hà! Chào bác nvdcyah (cái nick này chắc phải chuyển sang mục dịch tên thành viên chứ khó nhớ quá )

    Tôi cũng hi vọng là vụ kiện này nếu ra tòa sẽ là án lệ được phổ biến rộng rãi đầu tiên cho nguyên tắc trên. Thế nhưng hỡi ôi, vụ này lại sử dụng cơ quan hành chính để giải quyết tranh chấp ?! (hành pháp làm chức năng của tư pháp ). Thế nên chắc phải chờ kiếm vụ khác vậy, hay biết đâu có bên nào không thỏa mãn quyết đem ra tòa xử nhỉ. Hãy chờ xem .

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #164344   10/02/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Bầu Kiên tiết lộ vũ khí trong cuộc đấu bản quyền truyền hình. Mời các bạn bình luận. Theo tính cách của ông này, tôi đóan đây chưa phải là tất cả.
    ----------------

    Bầu Kiên: Sẽ làm đến cùng vấn đề bản quyền truyền hình

    Thứ Năm, 9.2.2012 | 17:38 (GMT + 7)

    Đó là tuyên bố của ông Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ tịch VPF tại buổi cuộc gặp gỡ báo chí, trao đổi thông tin về hoạt động của VPF và các vấn đề liên quan đến công tác tổ chức các giải đấu của bóng đá VN là của Super League, Cup Quốc gia và giải hạng Nhất.

      VFF không đồng ý cho VPF đổi tên giải thành V-Super League
      Bộ VH&TT-DL đề nghị VTC tôn trọng HĐ giữa VFF và AVG

    Các thành viên chủ chốt của VPF tại buổi
    Các thành viên chủ chốt của VPF tại buổi trao đổi định kỳ với các cơ quan báo chí   Ảnh: Khánh Nam

    Tham dự cuộc họp này có Chủ tịch HĐQT VPF ông Võ Quốc Thắng, PCT ông Nguyễn Đức Kiên. Các ông Phạm Ngọc Viễn (Tổng giám đốc VPF), ông Phạm Phú Hòa (Phó TGĐ), Trần Duy Ly - Trưởng ban TC giải Super League, ông Nguyễn Hữu Bàng - Trưởng ban TC giải hạng Nhất QG và Dương Vũ Lâm Trưởng ban Trọng tài, cùng đại diện VFF là Phó Chủ tịch Nguyễn Lân Trung.

    Tại buổi gặp gỡ này, các thành viên chủ chốt của VPF đã trả lời những vấn đề đang được dư luận và giới truyền thông quan tâm nhiều nhất hiện nay là bản quyền truyền hình, quy chế và điều lệ giải 2012, vấn đề thay đổi tên gọi giải đấu, sử dụng tên gọi Super League, tên cũ V-League …

    Lý giải vì sao VPF lại lựa chọn vấn đề bản quyền truyền hình như việc làm quan trọng ngay sau khi công ty được thành lập?

    Bầu Kiên cho rằng: “Vấn đề bản quyền truyền hình đã có cơ quan quản lý Nhà Nước tham gia. Chúng ta chờ đợi các quyết định của cơ quan có thẩm quyền và tôi sẵn sàng thực hiện các quyết định đó”.

    “Vì sao VPF lại chọn vấn đề bản quyền truyền hình là vấn đề cần phải làm ngay khi ra đời? Bởi thường trực HĐQT VPF đã họp và xác định rõ bản quyền truyền hình là vấn đề lớn, không chỉ liên quan đến các giải bóng đá chuyên nghiệp mà còn liên quan trực tiếp đến tương lai lâu dài của bóng đá Việt Nam, các ĐTQG và mọi giải đấu tổ chức trên lãnh thổ Việt Nam”...

    Bầu Kiên nới rằng có thể
    Bầu Kiên nói rằng ông có thể từ bỏ cả công việc kinh doanh để đi đến cùng với bóng đá  Ảnh: Khánh Nam

    “Khi tôi giải quyết vấn đề BQTH, tôi không ngại va chạm, không sợ áp lực. Tôi sẵn sàng làm đến cùng, làm đến nơi đến chốn. Khi trao đổi với HĐQT VPF, tôi đã nói rằng: "Tôi có thể từ bỏ cả công việc kinh doanh để đi đến cùng với bóng đá” - ông Kiên nhấn mạnh.

    Trả lời câu hỏi “ Giả sử nếu Đoàn Thanh tra công bố bản hợp đồng giữa VFF và AVG là đúng thì VPF sẽ làm gì?”.

    Bầu Kiên cho biết: “Nếu kết luận thanh tra đưa ra VPF thấy chưa rõ, VPF sẽ làm đơn phúc tra đề nghị Bộ VH -TT -DL thành lập đoàn Phúc tra.  Nếu kết quả đoàn Phúc tra chưa thỏa mãn yêu cầu, thì VPF có thể kiến nghị lên Tổng thanh tra Chính phủ.

    Nếu kết quả vẫn chưa thỏa mãn, VPF sẽ cùng các CLB đưa vụ việc ra toà án, bởi hợp đồng nào cũng có điều khoản thanh lý hợp đồng.”

    “Nếu hợp đồng VFF ký với AVG đó vẫn được công nhận mà VPF thấy không thỏa đáng, thì VPF và các CLB sẽ sử dụng biện pháp cuối cùng là yêu cầu Liên đoàn BĐVN triệu tập Đại hội bất thường xem xét tổng thể các vấn đề của bóng đá Việt Nam…”

    Cũng trong buổi trao đổi này, bầu Kiên đã "tiết lộ" những điều mà ông đã trao đổi với đoàn Thanh tra của Bộ VH, TT&DL. Và Bầu Kiên khẳng định không có bất cứ thông tin nào gọi là "mật" cả.

    - Đề nghị đoàn thanh tra thanh tra xem công ty An Viên có đủ thẩm quyền để kí và mua Bản quyền truyền hình để bán cho các đài hay không. Bởi tôi nhận thấy có mâu thuẫn giữa mã số kinh doanh và giấy phép đăng kí kinh doanh của An Viên. Nếu căn cứ theo mã số kinh doanh, theo quyết định của Thủ tướng chính phủ và Bộ Kế hoạch Đầu tư về ngành nghề kinh doanh và danh mục kinh doanh thì An Viên không được quyền mua và bán Bản quyền truyền hình. Theo mã số này, An Viên chỉ được quyền môi giới mua bán BQTH mà thôi.

    - Với giấy phép đăng kí kinh doanh hiện có, căn cứ vào luật báo chí năm 1989, sửa đổi năm 1999, điều 1 và điều 17, An Viên có phải là cơ quan báo chí hay không ? Theo tìm hiểu của tôi thì công ty này không phải là một cơ quan báo chí.

    - VFF khi kí hợp đồng này có đủ thẩm quyền hay không vì chưa được sự chấp thuận bằng văn bản từ các CLB bóng đá chuyên nghiệp. Bản hợp đồng được thông qua ở Nha Trang giữa VFF, AVG và một số đại diện CLB nhưng theo cá nhân tôi, nó phải được sự thông qua của toàn bộ các cá nhân có thẩm quyền của các đội bóng. Theo luật thể thao thì điều này có đúng hay chưa?

    - VTV có được tham vấn trước khi VFF kí kết với AVG hay không? VFF không thông qua đấu thầu, không thông qua chào giá, không tạo điều kiện cho các đài truyền hình, như vậy là chưa thỏa đáng.

    - Theo thông tin tôi được biết hợp đồng VFF với AVG có 2 điều khoản. Thứ nhất, trách nhiệm của VFF là phải thông qua các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước được phê duyệt thì hợp đồng mới có hiệu lực. Liên quan đến trách nhiệm của AVG cũng có một điều khoản tương tự, phải thông qua các cơ quan quản ý có thẩm quyền để phê duyệt. Tới thời điểm hiện tại, tôi chưa nhìn thấy bất cứ văn bản nào của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt tính hợp pháp của bản hợp đồng này.

    Trả lời về vấn đề Tổng cục TDTT và VFF yêu cầu đổi tên gọi của giải đấu phải có chữ V đứng trước, ông Nguyễn Đức Kiên lý giải: “tên gọi Super League đã được VFF và các CLB thống nhất đặt từ trước nên việc thay đổi là rất khó hiểu. Các bên nên tôn trọng những gì mình đã cam kết trước đó.

    C
    Chủ tịch HĐQT VPF ông Võ Quốc Thắng cung cấp bản đề án mà đại diện các bên đã ký trước khi VPF ra đời  Ảnh: Khánh An

    Tên gọi giải Ngoại hạng Việt Nam và Super League đã được thông qua theo đúng điều lệ. Hơn nữa, việc thay đổi tên giải không làm giải đấu thay đổi về bản chất”… “Tuy nhiên, nếu TDTT và VFF buộc VPF phải đổi tên giải đấu, VPF khẳng định sẽ thay đổi và chịu mọi chi phí liên quan và các sẽ CLB không phải chịu”.

    Tham dự buổi họp báo, Phó chủ tịch Nguyễn Lân Trung đại điện cho VFF đã từ chối đưa ra bình luận xung quanh vấn đề bản quyền truyền hình các giải đấu chuyên nghiệp với lý do đợi kết luận thanh tra của Bộ VH, TT&DL.

    Liên quan đến ý kiến chỉ đạo đổi tên giải đấu Super League, ông Trung cho rằng trước mắt VPF cần thực hiện đổi tên thành V-League Eximbank 2012 vì Quy chế bóng đá 2012 chưa được phê duyệt và TC TDTT yêu cầu các bên vẫn thực hiện theo Quy chế bóng đá cũ năm 2011.

    Khánh Trình (ghi)

     
    Báo quản trị |  
  • #165343   15/02/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Hợp đồng giữa VFF - AVG đúng luật, VPF thất bại

     http://giaoduc.net.vn/The-thao/Hop-dong-giua-VFF-AVG-dung-luat-VPF-that-bai/110044.gd

    Tuy kết luận thanh tra Bộ VHTTDL chính thức chưa được công bố nhưng nội dung bài báo trên chắc hẳn đã lấy ra từ bản kết luận này. Đây là kết quả đã được dự đoán trước, không gây bất ngờ đối với các ông bầu. Thành ngữ có câu “đánh chó phải biết chủ”. Phát biểu với báo chí gần đây,  bầu Kiên đã tuyên bố nếu chưa thông sẽ đề nghị các bước tiếp theo là phúc tra, kiến nghị lên Tổng TTCP và nước chót là ra tòa.

     


    Theo TT,  VFF có quyền sở hữu thương quyền. Tạm thời có thể rút ra 3 nhận xét từ bản kết luận này:

    -       TTra đi đến kết luận này dựa vào Điều lệ VFF. Theo Luật  thể dục thể thao và nghị định hướng dẫn thi hành, quyền này của liên đoàn và câu lạc bộ. Điều lệ không được trái luật.

    -       Thanh tra không khẳng định rõ ràng VFF là chủ sở hữu duy nhất quyền này. Có quyền và quyền duy nhất khác nhau hoàn toàn.

     

    - TTra không đưa ra câu trả lời AVG có đủ tư cách kí hợp đồng hay không.

    Như vậy tạm thời tập 1 của bộ phim đã khép lại. Đón xem tập 2 vào hồi...

     
    Báo quản trị |  
  • #165433   15/02/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Ý kiến của Bộ Tư pháp cũng tương tự như ý kiến thanh tra bộ VHTTDL. Cũng giống như vậy là chưa đề cập đến vấn đề tư cách của AVG khi kí hợp đồng.

    Câu hỏi thảo luận: nếu Điều lệ trái luật thì xử lý như thế nào?


    Bộ Tư pháp: Hợp đồng giữa VFF-AVG “không trái luật”

    Thứ Tư, 15.2.2012 | 11:16 (GMT + 7)

    Sau khi nhận được công văn của Bộ VH-TT-DL về việc tham khảo ý kiến của Bộ Tư pháp về những vấn đề liên quan đến hợp đồng bản quyền VFF- AVG. Bộ Tư pháp đã có công văn xác nhận bản hợp đồng không trái luật, các thủ tục ký kết thực hiện đúng trình tự.


    http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Bo-Tu-phap-Hop-dong-giua-VFFAVG-khong-trai-luat/75751
     
    Báo quản trị |  
  • #165551   16/02/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Bình luận trong khi chờ trận Arsernal-AC Milan:

    Đến thời điểm này, mấu chốt của vụ việc nằm ở 2 điểm:

    1/ VFF có toàn quyền sở hữu và định đoạt thương quyền hay không? Quyền này của VFF được xác định căn cứ vào Điều lệ có hợp pháp không?

    2/ AVG có đủ tư cách để kí hợp đồng hay không?

     

    Tạm gác lại vấn đề 2 vì chưa có thông tin để bàn riêng vấn đề 1:

     

    1/ Theo Luật TDTT, quyền sở hữu thương quyền thuộc về VFF và các câu lạc bộ (đồng sở hữu), không phải là quyền độc quyền của VFF. Điều này đến giờ không còn gì phải bàn cãi nữa.

     

    2/ VFF, Bộ VHTTDL và Bộ Tư pháp đều viện vào Khoản 14, điều 4 Điều lệ VFF quy định VFF “sở hữu tất cả các quyền phát sinh từ các giải đấu và sự kiện thuộc quyền quản lý, tổ chức, điều hành của VFF” để cho rằng VFF có toàn quyền sở hữu và do đó việc ký hợp đồng bán cho AVG là hợp pháp.

     

    Đồng thời, Khoản 1 Điều 74 của Điều lệ lại quy định: “ LĐBĐVN và các thành viên là những chủ sở hữu đầu tiên của tất cả các quyền lợi xuất phát từ các giải đấu và các sự kiện khác diễn ra trong phạm vi quyền hạn của các tổ chức này…”.

     

    Trong khi điều 4.14 không chỉ rõ ra sở hữu này của VFF là độc quyền hay không độc quyền thì điều 74 khẳng định rõ đây là quyền đồng sở hữu của VFF và các thành viên.

     

    Như vậy là đã có xung đột về quy định trong Điều lệ. Không có điều khoản nào của Điều lệ cho phép giải thích điều 4.14 có giá trị cao hơn điều 74.1 và ngược lại. Nói cách khác là chưa có căn cứ nào trong Điều lệ xác định rõ ràng vấn đề sở hữu thương quyền và trong trường hợp này, Luật TDTT sẽ được áp dụng. Dĩ nhiên theo luật thì đây là quyền đồng sở hữu.

     
    Báo quản trị |  
  • #165834   16/02/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    7 NỘI DUNG KẾT LUẬN CỦA THANH TRA Bộ VHTTDL

    http://hn.24h.com.vn/bong-da/ket-luan-thanh-tra-ban-quyen-truyen-hinh-vff-avg-dung-luat-c48a435461.html

    Kết luận thanh tra bản quyền truyền hình: VFF - AVG đúng luật

    Thứ Năm, 16/02/2012, 03:58 PM (GMT+7)
    Kết luận của Thanh tra Bộ VH-TT&DL khẳng định việc ký kết hợp đồng giữa VFF và An Viên được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, được pháp luật thừa nhận.

    BÓNG ĐÁ 24H LUÔN CẬP NHẬT NHANH NHẤT, 15 PHÚT SAU KHI CÁC TRẬN ĐẤU KẾT THÚC ĐÃ CÓ VIDEO CLIP BÓNG ĐÁTHỂ THAO

    13h30 chiều nay, 16.2, tại trụ sở Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Thanh tra Bộ VH-TT&DL đã công bố kết luận thanh tra việc ký hợp đồng chuyển nhượng thương quyền đối với các giải bóng đá thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) năm 2011-2030.

    Theo thông tin chúng tôi, kết luận thanh tra do ông Vũ Xuân Thành - Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL ký ngày 15.2.2012, có 7 vấn đề được đặt ra.

    Thứ nhất, về quyền của VFF đối với thương quyền các giải bóng đá do VFF tổ chức. Căn cứ vào các quy định pháp luật bao gồm Khoản 2, Điều 53 Luật Thể dục, thể thao; Khoản 1, Điều 12 Nghị định 112/2007/NĐ-CP ngày 26.6.2007 của Chính phủ và Khoản 14, Điều 4 của Điều lệ VFF thì VFF có quyền sở hữu các giải bóng đá do VFF tổ chức.

    Kết luận thanh tra bản quyền truyền hình: VFF - AVG đúng luật, Bóng đá, ban quyen v-league, bong da viet nam, vpf, vff, avg

    VPF đuối lý trong cuộc chiến bản quyền

    Thứ hai, về thẩm quyền ký kết hợp đồng của VFF. Điều lệ của VFF đã được các thành viên, trong đó có các CLB thông qua, được xây dựng theo hướng dẫn của FIFA, được Bộ Nội vụ Việt Nam phê duyệt ngày 19.3.2010. Điều lệ này có giá trị như một thỏa thuận giữa VFF và các thành viên, được FIFA và pháp luật Việt Nam bảo hộ. Khi gia nhập VFF, các CLB đã hoàn toàn thừa nhận tôn chỉ mục đích, Điều lệ, tự nguyện chấp hành nghiêm chỉnh các Điều lệ, các Nghị quyết, chủ trương, quy định của Ban chấp hành.

    Khoản 2 điều 74 Điều lệ VFF quy định: “Ban chấp hành Liên đoàn quyết định phương thức và mức độ sử dụng những quyền được quyết định ở khoản 1 Điều 74, đồng thời đưa ra các quy định đặc biệt cho mục đích này. Ban chấp hành có quyền quyết định sử dụng độc quyền các quyền trên hoặc liên kết với một bên thứ ba hoặc hoàn toàn thông qua bên thứ ba”.

    Đồng thời, Điều 75 Điều lệ VFF quy định: “Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là cơ quan duy nhất được trao quyền cho các đối tác về phân phối hình ảnh, âm thanh và những dự liệu khác của các trận bóng cũng như các sự kiện hoạt động bóng đá do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam tổ chức và không có bất kỳ giới hạn nào về nội dung thời gian, địa điểm, các vấn đề kỹ thuật và pháp lý”.

    Theo những quy định trên thì VFF có đủ thẩm quyền trong việc chuyển nhượng quyền sở hữu đối với các giải bóng đá thuộc VFF cho An Viên.

    Kết luận thanh tra bản quyền truyền hình: VFF - AVG đúng luật, Bóng đá, ban quyen v-league, bong da viet nam, vpf, vff, avg

    Thứ ba, về việc VFF thực hiện các thủ tục ký kết hợp đồng.

    - Ngày 8.6.2010, VFF đã có Công văn 513/CV-LĐBĐVN-2010 gửi Bộ VH-TT&DL báo cáo về việc hợp tác khai thác bản quyền truyền hình, và đã được Bộ VH-TT&DL chấp nhận (Công văn số 2026/BVHTTDL-VP ngày 15.6.2010).

    - Ngày 5.7.2010, BCH VFF đã ra Nghị quyết số 280/NQ-LĐBĐVN ủy quyền cho Thường trực BCH VFF đàm phán hợp đồng với An Viên về việc khai thác bản quyền truyền hình trong 20 năm.

    - Ngày 30.11.2010, Thường trực BCH VFF đã ra Nghị quyết số 444/NQTT-LĐBĐVN, trong đó đã thống nhất chủ trương hợp tác với AVG trong thời hạn 20 năm (2011-2030) và ủy quyền cho Ban Tiếp thị vận động tài trợ tiếp tục đàm phán một số điểm còn vướng mắc liên quan đến quyền lợi của các CLB.

    - Ngày 7.12.2010, Đại hội thường niên VFF 2010 đã ra Nghị quyết số 446/NQ-ĐHTNLĐBĐVN 2010-VI, trong đó có nội dung biểu quyết thông qua việc cho phép VFF ký kết hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình cho An Viên trong giai đoạn 2011-2030.

    - Ngày 8.12.2010, VFF ký hợp đồng chuyển nhượng thương quyền các giải bóng đá do VFF tổ chức cho An Viên giai đoạn 2011 – 2030.

    Như vậy, VFF đã thực hiện đầy đủ các thủ tục theo đúng các quy định của pháp luật và các quy định của tổ chức này khi ký kết hợp đồng với An Viên.

    Thứ tư, về việc tuân thủ Luật Đấu thầu. Đối tượng chuyển nhượng của hợp đồng là thương quyền các giải bóng đá do VFF tổ chức, trong đó có thương quyền của các đội tuyển quốc gia, nhưng theo quy định của Điều 1, Luật Đấu thầu thì chỉ khi lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hòa, xây lắp đối với gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn của nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của VFF mới thuộc phạm vi điều chỉnh Luật Đấu thầu.

    Như vậy, việc ký kết hợp đồng giữa VFF và An Viên không trái Luật Đấu thầu.
    Thứ năm, về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của An Viên. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của An Viên được Sở KH&ĐT Khánh Hòa cấp ngày 7.12.2010 có nội dung thứ 03 (mã ngành 74909) là “Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác còn lại chưa được phân vào đâu (Chi tiết: Mua bán, nhận chuyển nhượng bản quyền các công trình khoa học – kỹ thuật, sự kiện trong các lĩnh vực giải trí, thể thao, văn hóa xã hội, ca nhạc)”.

    Theo các quy định của pháp luật, nội đung mã ngành 74909 trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của An Viên được Sở KH&ĐT Khánh Hòa cấp là không trái với các quy định về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Thứ sáu, về giấy phép hoạt động truyền hình của An Viên. Tại công văn số 90/PTTH&TTĐT ngày 3.2.2012 của Cục Quản lý Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định: “Quy định pháp luật về báo chí không giới hạn chỉ có các cơ quan có giấy phép hoạt động báo chí mới được phép mua, bán, chuyển nhượng bản quyền các chương trình truyền hình, bao gồm cả các chương trình thể thao”.

    Như vậy, việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng thương quyền các giải bóng đá thuộc VFF giai đoạn 2011-2030 với An Viên không phụ thuộc vào giấy phép hoạt động truyền hình.

    Thứ bảy, về nội dung của hợp đồng.

    - Về thời hạn hợp đồng: Từ khi hợp đồng được thực hiện, thời lượng phát són trực tiếp các trận bóng đá năm 2011 tăng hơn 200% so với năm 2010, từ 148 trận năm 2010 lên 345 trận năm 2011, trong đó có cả các kênh truyền hình quảng bá. Như vậy, người hâm mộ đang có lợi, vì có nhiều sự lựa chọn xem truyền hình trực tiếp các trận thi đấu bóng đá trong nước, trên kênh truyền hình quảng bá hoặc kênh truyền hình có thu tiền.

    Các quy định của pháp luật của Việt Nam về dân sự, thương mại, chưa thấy có quy định nào giới hạn về thời hạn của hợp đồng. Đó đó, căn cứ vào nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng được quy định tại Điều 4 và Điều 389 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì thỏa thuận thời hạn 20 năm về chuyển nhượng thương quyền bóng đá giữa VFF và An Viên là không trái pháp luật.

    - Về một số nội dung khác của hợp đồng. Kết luận thanh tra chỉ ra 4 điểm, trong đó đáng chú ý như hợp đồng quy định việc tính phí theo kết quả kinh doanh bằng một công thức phức tạp, gây khó khăn trong việc thực hiện;

    Trong hợp đồng có các thỏa thuận về quyền tương lai mà VFF có được một phần hoặc toàn bộ quyền sở hữu của các giải bóng đá khác, ngoài các giải được liệt kê tại Phụ lục 1 của hợp đồng. Đối với thỏa thuận này, các bên cần thỏa thuận bằng một văn bản khác, không được tự động cập nhật, bổ sung vào Phụ lục 1 của hợp đồng;

    Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng, VFF và An Viên thỏa thuận là sẽ được giải quyết tại Tòa án Nhân dân TP Hà Nội nhưng Điều 62, Điều lệ VFF quy định VFF không được đưa bất cứ tranh chấp nào liên quan đến bóng đá ra tòa án trong hệ thống Nhà nước. Như vậy, VFF và An Viên xem xét điều khoản này theo hướng giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, nếu thương lượng không thành thì được giải quyết tại Tòa Trọng tài Thể thao (CAS) đặt tại Thụy Sỹ.

    Hợp đồng đã thực hiện được một mùa giải 2011, An Viên đã thanh toán đủ số tiền 6 tỷ đồng cho VFF. Phí theo kết quả kinh doanh (20% lợi nhuận) An Viên chưa thanh toán cho VFF nhưng thời hạn thanh toán phí theo kết quả kinh doanh năm 2011 là ngày 31.3.2012.

    VFF đã chuyển tiền bản quyền truyền hình cho CLB Navibank Sài Gòn, còn lại các CLB khác, sau khi đối chiếu công nợ, VFF sẽ chuyển tiền tiếp.

    Theo nhận xét của thanh tra, năm 2011, các bên đã thực hiện tốt hợp đồng, góp phần phổ biến hình ảnh các giải bóng đá trong nước đến nhiều người hâm mộ hơn. Điều này cũng giúp VFF nâng cao giá trị của các giải bóng đá trong nước.

    Tại thời điểm thanh tra, VFF chưa ký Hợp đồng giao quyền khai thác thương quyền các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam cho Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF). Như vậy, về mặt pháp lý, VPF chưa được pháp luật công nhận là đơn vị khai thác thương quyền các giải bóng đá chuyên nghiệp năm 2012.

    Từ những căn cứ nêu trên, Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL kết luận: Việc ký kết hợp đồng giữa VFF và An Viên được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên có một số nội dung chưa phù hợp (phần nội dung khác của hợp đồng nêu trên) nhưng những nội dung này không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại của hợp đồng.

    Kết luận thanh tra kiến nghị VFF và An Viên thực hiện nghiêm túc các điều khoản của hợp đồng. Đối với các nội dung chưa phù hợp nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại của hợp đồng, hai bên cần trao đổi thống nhất cho phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định tại khoản 1, Điều 12 Nghị định 112/2007/NĐ-CP ngày 26.6.2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục thể thao.

    VFF yêu cầu VPF, các CLB, các ban tổ chức địa phương thực hiện nghiêm túc hợp đồng giữa VFF và An Viên. VFF có văn bản đề nghị các đài truyền hình tôn trọng hợp đồng mà VFF đã ký với An Viên.

    Kiến nghị Tổng cục Thể dục Thể thao tăng cường công tác quản lý Nhà nước, chỉ đạo Sở VH-TT&DL các địa phương có đội bóng tham gia và có văn bản đề nghị các đài truyền hình, đảm bảo hiệu lực của hợp đồng giữa VFF và An Viên.
    Được biết, 15h30 chiều nay tại Bộ VH-TT&DL sẽ có họp báo về vấn đề này. Vào 16h15 cùng chiều, Thường trực HĐQT VPF sẽ gặp gỡ với báo chí xung quanh kết luận thanh tra này tại khách sạn Hilton Opera Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #165845   16/02/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    #ffff00;">#ffff00;">“Chúng tôi không hài lòng với kết luận này và cho rằng Bộ VH-TT&DL cần xem xét lại. Thanh tra Bộ đã không xem xét đến điều 74.1 của Liên đoàn bóng đá VN trong đó thừa nhận các thành viên của các CLB đồng sở hữu bản quyền truyền hình.

    http://www.vntime.vn/BongDa-TheThao/VietNam/Vleague/2012/2/16/VPF-s%E1%BA%BD-khieu-nai-va-bao-cao-Thu-tuong-bdaedcc0.html

    Thứ Năm Ngày 16 Tháng 2 Năm 2012

    #fdcb02;">

    #fdcb02; font-size: 9pt; font-weight: bold; padding-top: 3px;">TRANG CHỦ

    #ff8040; font-size: 20px; font-weight: bold;">VPF sẽ khiếu nại và báo cáo Thủ tướng

    (16/02/2012 20:19:59) - Không hài lòng với kết luận thanh tra của Bộ VH- TT&DL, HĐQT VPF mà đứng đầu là Chủ tịch Võ Quốc Thắng cùng Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên cho biết sẽ sớm tiến hành khiếu nại lên Bộ VH-TT&DL, Thanh tra Chính phủ đồng thời báo cáo các kiến nghị lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

     

    >> Kết luận thanh tra bản quyền truyền hình: VFF - AVG đúng luật

    Ngay sau cuộc họp báo thường kỳ của Bộ VH-TT&DL, VPF đã có một cuộc gặp gỡ báo chí tại khách sạn Hilton nhưng theo khẳng định của Phó chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Kiên, đây không phải là một cuộc họp báo thông thường, đơn giản chỉ là gặp gỡ báo chí để nói lại cho rõ những thắc mắc.

    Ở cuộc gặp gỡ này, như thường lệ, Phó chủ tịch HĐQT VPF Nguyễn Đức Kiên vẫn là người trả lời chính các câu hỏi, thậm chí, ông bầu của CLB BĐHN còn sẵn sàng công khai cả kết luận Thanh tra, văn bản mà chính Chánh thanh tra Bộ VH-TT&DL Vũ Xuân Thành khẳng định sẽ chỉ được đăng toàn văn trên báo Văn hóa, cơ quan ngôn luận của Bộ VH-TT&DL vào sáng mai 17/2.

    Phó chủ tịch Hội đồng quản trị VPF Nguyễn Đức Kiên khẳng định:

    #ffff00;">“Chúng tôi không hài lòng với kết luận này và cho rằng Bộ VH-TT&DL cần xem xét lại. Thanh tra Bộ đã không xem xét đến điều 74.1 của Liên đoàn bóng đá VN trong đó thừa nhận các thành viên của các CLB đồng sở hữu bản quyền truyền hình.

    Ngoài ra về khoản 14 điều 4 mà thanh tra Bộ căn cứ vào để kết luận thì rõ ràng quyền lợi của các bên đã được quy định tại điều 74.1 ở trên.

     
    Các quan chức VPF tuyên bố sẽ khiếu nại và báo cáo Thủ tướng. Ảnh: TT&VH
     
     
     
    Căn cứ vào bộ luật dân sự tại điều 169 và điều 170, các CLB tham gia tạo ra sản phẩm nên có quyền đồng sở hữu BQTH. VFF khi kí hợp đồng căn cứ vào điều 75 mà không có ý kiến của các CLB là không đúng với quy chế bóng đá chuyên nghiệp. Ngoài ra, ở điều 69 quy chế bóng đá chuyên nghiệp, VFF khẳng định sẽ chia sẻ 50 phần trăm nguồn thu thực tế từ bản quyền truyền hình. Khoản 1 điều 64, VFF cũng khẳng định liên đoàn và các CLB sẽ cùng nhau chia sẻ khai thác các quyền thương mại.

    Vấn đề lớn nhất mà chúng tôi đặt ra là: VFF đã bán BQTH và thương quyền cho AVG trong đó có cả những lợi ích liên quan đến ĐTQG.

    Mà các loại ĐTQG được hình thành trên cơ sở luật thể thao. VFF chỉ có trách nhiệm quản lý các ĐTQG chứ không được quyền sở hữu các đội thể thao quốc gia.

    Trước năm 2011, VFF đều kêu gọi chào bán BQTH cho các đài truyền hình khác nhau như VTV và VTC. Khi VFF quyết định kí với AVG đã không công khai cho các đài truyền hình khác như vậy là thiếu công bằng.

    Chúng tôi sẽ soạn thảo kiến nghị để khiếu nại về kết quả thanh tra để bảo vệ quyền lợi của BĐVN.

    Sau khi anh Đức (Đoàn Nguyên Đức) đi công tác nước ngoài về, chúng tôi sẽ lấy ý kiến của Thường trực Hội đồng quản trị VPF trước khi thực hiện các bước tiếp theo.

    VPF không bao giờ chống đối, chúng tôi thực hiện mọi ý kiến chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước nhưng chúng tôi có quyền khiếu nại. Kết luận thanh tra chưa đảm bảo tính khách quan, chưa đáp ứng được mong muốn của chúng tôi trong suốt thời gian qua.

    Ngay trước khi VFF ký hợp đồng với AVG, tôi đã nói với anh Hỷ, anh Dũng và cả anh Vũ rồi là không nên ký hợp đồng này. Trong suốt cả năm qua, ở các Hội nghị của VFF, tôi cũng đã đề nghị xem xét lại hợp đồng chứ không phải sau khi VPF ra đời mới quan tâm đến vấn đề này. Hợp đồng này không tốt cho BĐVN.

    Theo số liệu của Thanh tra Bộ, VFF mới chỉ trả được tiền bản quyền truyền hình (50%) cho CLB NavibankSài Gòn còn 27 CLB còn lại đều chưa nhận được.

    Chúng tôi mong muốn vụ này không phải đưa ra CAS (tòa án thể thao quốc tế), nên song song với việc kiến nghị, chúng tôi sẽ đề nghị Bộ Tư pháp giúp đỡ để không phải đưa vụ việc đưa lên CAS.

    VPF tái khẳng định sẽ theo đuổi vụ việc này cho đến khi nào bóng đá VN hưởng lợi tốt nhất.

    Tôi muốn nhắc lại chúng tôi là những người tuân thủ pháp luật , kể cả khi kết luận cuối cùng không thay đổi thì tôi cũng như anh Thắng sẽ không từ bỏ bóng đá nhưng tôi tin các cơ quan cấp cao sẽ xem xét kiến nghị của chúng tôi.

    Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng tôi vẫn tiếp tục đầu tư cho BĐVN, lẽ phải thuộc về chúng tôi".
     

     

    Các bước tiếp theo mà VPF sẽ làm:

    - Khiếu nại Bộ VH-TT&DL, Tổng thanh tra Chính phủ
    - Báo cáo cơ quan quản lý cấp trên
    - Ngày 20/2 làm việc với AVG. Ngày 21/2, làm việc với VFF, Tổng cục TDTT, AVG.
     
    Báo quản trị |  
  • #165902   17/02/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Dưới đây là quyết định của Thanh tra Bộ VH-TT-DL

    #cc0000;">Kết luận Thanh tra việc ký Hợp đồng chuyển nhượng thương quyền đối với các giải bóng đá thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam năm 2011-2030 (16/02/2012)

    Toàn cảnh họp báo thông báo Kết luật của Thanh tra Bộ VHTTDL chiều 16.2.2012. Ảnh: Quang Thắng
    VHO-(19h30): Chiều nay 16.2, Thanh tra Bộ VHTTDL đã công bố chính thức Kết luận Thanh tra việc ký Hợp đồng chuyển nhượng thương quyền đối với các giải bóng đá thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam năm 2011-2030.

     

    Toàn văn Kết luận số 02/KL-TTr của Thanh tra Bộ VHTTDL ngày 15.2.2012 do Chánh Thanh tra Bộ VHTTDL Vũ Xuân Thành ký:

    Thực hiện Quyết định số 01/QĐ-TTr, ngày 6.1.2012 của Chánh thanh tra Bộ VHTTDL về thanh tra việc ký Hợp đồng chuyển nhượng thương quyền đối với các giải bóng đá thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam năm 2011-2030, của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam với Công ty cổ phần Viễn thông và Truyền thông An Viên (gọi tắt là Hợp đồng, LĐBĐVN và An Viên), từ ngày 9.1 đến ngày 3.2.2012, Đoàn thanh tra đã thanh tra tại LĐBĐVN và An Viên.

    Xét Báo cáo kết quả thanh tra ngày 10.2.2012 của Đoàn thanh tra và ý kiến của Bộ Tư pháp tại Công văn số 791/BTP-PLDSKT, ngày 10.2.2012; Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông tại Công văn số 90/PTTH&TTĐT, ngày 3.2.2012; Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa tại Công văn số 30/PĐKKD, ngày 6.2.2012 và ý kiến của Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, ngày 13.2.2012, Chánh thanh tra Bộ VHTTDL kết luận:

    I – Một số nét về chủ thể hợp đồng và các bên liên quan

    1 – Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (LĐBĐVN)

    LĐBĐVN là tổ chức xã hội nghề nghiệp, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam và các quy định của Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA). Tôn chỉ mục đích, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động được quy định tại Điều lệ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam được phê duyệt kèm theo Quyết định số 224/QĐ-BNV ngày 19.3.2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

    2– Công ty cổ phần Viễn thông và Truyền thông An Viên và Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu

    2.1 – Công ty cổ phần Viễn thông và Truyền thông An Viên (An Viên)

    An Viên được thành lập năm 2006, có ngành nghề kinh doanh là hoạt động sản xuất chương trình truyền hình; mua bán, nhận chuyển nhượng bản quyền các công trình khoa học-kỹ thuật, sự kiện trong các lĩnh vực giải trí, thể thao, văn hóa xã hội, ca nhạc… Trụ sở chính tại 78 đường Trần Phú, phường Lộc Thọ, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Văn phòng đại diện tại Hà Nội, địa chỉ 15 Hồ Xuân Hương, TP Hà Nội.

    Năm 2010, An Viên có vốn Điều lệ là 60 tỷ VND, với 3 cổ đông là Công ty cổ phần An Viên  (51% vốn Điều lệ); ông Phạm Nhật Vũ (44,27% vốn Điều lệ) và ông Quách Mạnh Lâm (4,73% vốn Điều lệ). Đại diện theo pháp luật là Chủ tịch Hội đồng quản trị, ông Phạm Nhật Vũ.

    2.2- Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG)

    Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu được thành lập năm 2008, có ngành nghề kinh doanh là xây dựng hạ tầng truyền hình kỹ thuật số, tổ chức sự kiện, dịch vụ quảng cáo… Trụ sở chính tại số 02-NP5 đường 30 tháng 4, phường Phú Hòa, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; Chi nhánh tại Hà Nội, địa chỉ 15 Hồ Xuân Hương, TP Hà Nội. Năm 2010, AVG có vốn Điều lệ là 1.800 tỷ VND, với 6 cổ đông là An Viên, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Công ty Dịch vụ Truyền thanh Truyền hình Hà Nội, Công ty TNHH Sản xuất Chương trình Nghe nhìn Nhân văn, Công ty cổ phần Tổ chức Biểu diễn Venus và ông Phạm Nhật Vũ. Đại diện theo pháp luật là Chủ tịch Hội đồng quản trị, ông Phạm Nhật Vũ.

    2.3- Mối quan hệ giữa An Viên và AVG

    An Viên và AVG là hai doanh nghiệp độc lập, có tư cách pháp nhân khác nhau, hoạt động trong một nhóm các doanh nghiệp liên kết với nhau (nhóm này không phải là một tập đoàn), Chủ tịch Hội đồng quản trị của 2 doanh nghiệp này tại thời điểm ký Hợp đồng đều là ông Phạm Nhật Vũ.

    AVG là đơn vị xin chủ trương, đề xuất kế hoạch với Bộ VHTTDL để trở thành doanh nghiệp truyền thông bảo trợ cho thể thao Việt Nam và đề nghị là bên được nhận chuyển nhượng thương quyền đối với các giải thể thao trong nước.

    Ngày 11.1.2010, hai doanh nghiệp này đã có văn bản thỏa thuận để An Viên là “đối tác đại diện và chịu trách nhiệm về các vấn đề bản quyền của AVG”. Thỏa thuận này đã được Hội đồng quản trị của AVG và Đại hội cổ đông của An Viên thông qua vào các ngày 6.1 và 8.1 năm 2010.

    3– Công ty cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (CTCPBĐCNVN)

    CTCPBĐCNVN có vốn điều lệ 30 tỷ VND, có các cổ đông là LĐBĐVN (chiếm 35,6% vốn Điều lệ), 28 câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp và hạng nhất (chiếm 64,4% vốn Điều lệ), có trụ sở tại Trung tâm Đào tạo Bóng đá trẻ, đường Lê Quang Đạo, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội, CTCPBĐCNVN được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 5.12.2011.

    Ngày 28.12.2011, LĐBĐVN có Nghị quyết số 426/QN-LĐBĐVN, trong đó có nội dung giao cho CTCPBĐCNVN khai thác thương quyền các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Đến thời điểm thanh tra (tháng 1.2012), LĐBĐVN chưa ký Hợp đồng giao quyền khai thác thương quyền các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam cho CTCPBĐCNVN.

    II- Kết quả thanh tra

    Giai đoạn trước năm 2010, vấn đề bản quyền truyền hình các sự kiện thể thao trong nước chưa được các đài truyền hình coi trọng, vì ngoài bóng đá là môn thể thao có nhiều người hâm mộ, các môn thể thao khác ít thu hút được sự chú ý của công chúng. Do vậy, các đài truyền hình không mấy quan tâm đối với việc phát sóng các sự kiện thể thao, thậm chí để được phát sóng chương trình các sự kiện này nhằm thu hút tài trợ, ban tổ chức các giải thể thao không những không thu được tiền bản quyền truyền hình mà còn phải trả tiền ngược lại cho các đài truyền hình. Chính vì vậy đầu năm 2010, khi AVG có các văn bản và kế hoạch gửi Bộ VHTTDL đề nghị được hợp tác lâu dài và trở thành công ty truyền thông bảo trợ cho thể thao Việt Nam, Bộ VHTTDL có thông báo số 1593/TB-BVHTTDL ngày 13.5.2010, ủng hộ đề xuất hợp tác lâu dài, toàn diện trong việc phát triển công tác truyền thông, truyền hình đối với các hoạt động thể thao tại Việt Nam của AVG và đề nghị AVG làm việc với các Liên đoàn, Hiệp hội các môn thể thao, thống nhất cơ chế hợp tác trên nguyên tắc bảo đảm tuyên truyền, quảng bá rộng rãi các sự kiện thể thao đến với nhân dân cả nước.

    Mặc dù bóng đá được mệnh danh là môn thể thao “vua”, có đông đảo người hâm mộ, nhưng LĐBĐVN vẫn không chủ động được việc truyền hình trực tiếp các giải bóng đá trong nước, kể cả những trận khai mạc hoặc những trận thi đấu gắn với lễ trao cúp, tiền thu được từ bản quyền truyền hình các giải bóng đá chỉ ở mức khiêm tốn.

    1 – Về quyền của LĐBĐVN đối với thương quyền các giải bóng đá do LĐBĐVN tổ chức

    Căn cứ vào các Điều 170, 230, 231 của Bộ luật Dân sự để xác định chủ sở hữu các giải bóng đá do LĐBĐVN tổ chức, được cụ thể tại luật chuyên ngành là khoản 2 Điều 53 Luật Thể dục, thể thao: “Liên đoàn thể thao quốc gia, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác tổ chức giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp là chủ sở hữu giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp do mình tổ chức”;

    Khoản 1, Điều 12 Nghị định 112/2007/NĐ-CP ngày 26.6.2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao, quy định quyền của chủ sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp:

    “ a) Định hình giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp trên bản ghi âm, ghi hình;

    b) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình;

    c) Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp;

    d) Phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được”;

    Khoản 14, Điều 4 của Điều lệ LĐBĐVN cũng quy định LĐBĐVN “Sở hữu tất cả các quyền phát sinh từ các giải đấu và các sự kiện thuộc quyền quản lý, tổ chức, điều hành của LĐBĐVN, trong đó bao gồm các quyền về tài chính; quyền thu thanh, ghi hình; sản xuất; phát thanh, truyền hình; truyền thông đa phương tiện; quảng cáo, tiếp thị; các quyền khác theo quy định của pháp luật Việt Nam”.

    Như vậy, theo các quy định pháp luật và Điều lệ LĐBĐVN nêu trên, thì LĐBĐVN có quyền sở hữu các giải bóng đá do LĐBĐVN tổ chức.

    2 – Về thẩm quyền ký kết Hợp đồng của LĐBĐVN.

    Điều lệ của LĐBĐVN đã được các thành viên, trong đó có các câu lạc bộ thông qua, được xây dựng theo hướng dẫn của FIFA, được Bộ Nội vụ Việt Nam phê duyệt ngày 19.3.2010. Điều lệ này có giá trị như một thỏa thuận giữa LĐBĐVN và các thành viên, được FIFA và Pháp luật Việt Nam bảo hộ. Khi gia nhập LĐBĐVN, các câu lạc bộ đã hoàn toàn thừa nhận tôn chỉ mục đích, Điều lệ; tự nguyện thực hiện nghiêm chỉnh Điều lệ, các Nghị quyết, chủ trương, quy định của Ban chấp hành.

    Theo quy định của khoản 2, Điều 91 Bộ luật Dân sự, “đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân”. Khoản 2 Điều 74 Điều lệ LĐBĐVN quy định “Ban chấp hành Liên đoàn quyết định phương thức và mức độ sử dụng những quyền được quy định ở khoản 1 Điều 74, đồng thời đưa ra các quy định đặc biệt cho mục đích này. Ban chấp hành có quyền quyết định sử dụng độc quyền các quyền trên hoặc liên kết với một bên thứ ba hoặc hoàn toàn thông qua bên thứ ba”. Đồng thời, Điều 75 Điều lệ LĐBĐVN quy định: “Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là cơ quan duy nhất được trao quyền cho các đối tác về phân phối hình ảnh, âm thanh và những dữ liệu  khác của các trận bóng cũng như các sự kiện hoạt động bóng đá do LĐBĐVN tổ chức và không có bất kỳ giới hạn nào về nội dung thời gian, địa điểm, các vấn đề kỹ thuật và pháp lý”.

    Theo những quy định trên thì LĐBĐVN có đủ thẩm quyền trong việc chuyển nhượng quyền sở hữu đối với các giải bóng đá thuộc LĐBĐVN cho An Viên.

    3 – Về việc LĐBĐVN thực hiện các thủ tục ký kết Hợp đồng

    Ngày 8.6.2010, LĐBĐVN có Công văn số 513/CV-LĐBĐVN gửi Bộ VHTTDL về việc chuyển nhượng thương quyền các giải bóng đá Việt Nam cho An Viên giai đoạn 2011-2030, ngày 16.5.2010 Bộ VHTTDL có Công văn số 2026/BVHTTDL-VP, đồng ý về chủ trương và yêu cầu LĐBĐVN chủ động làm việc, thống nhất  với An Viên để triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

    - Ngày 5.7.2010, Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành LĐBĐVN đã họp và ra Nghị quyết số 280/NQ-LĐBĐVN, đồng ý và uỷ quyền cho Thường trực Ban chấp hành đàm phán với An Viên về việc khai thác bản quyền truyền hình trong 20 năm.

    - Ngày 30.11.2010, Thường trực Ban chấp hành LĐBĐVN đã nghe Ban Tiếp thị Vận động tài trợ báo cáo kết quả đàm phán với An Viên và ra Nghị quyết số 444/NQTT-LĐBĐVN, thống nhất chủ trương hợp tác với An Viên trong thời hạn 20 năm (2011-2030) và ủy quyền cho Ban Tiếp thị vận động tài trợ tiếp tục đàm phán một số điểm còn vướng mắc liên quan đến quyền lợi của các câu lạc bộ.

    - Ngày 7.12.2010, Đại hội thường niên LĐBĐVN năm 2010, có 50/75 tổ chức thành viên (trong đó có 27/28 câu lạc bộ, vắng CLB hạng nhất TP.HCM) và 19/23 Uỷ viên Ban chấp hành tham dự, đã ra Nghị quyết số 446/NQĐHTNLĐBĐVN 2010-VI, trong đó có nội dung biểu quyết thông qua việc cho phép LĐBĐVN ký kết Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình cho An Viên trong giai đoạn 2011-2030.

    - Ngày 8.12.2010, LĐBĐVN ký hợp đồng chuyển nhượng thương quyền các giải bóng đá do LĐBĐVN tổ chức cho An Viên giai đoạn 2011-2030.

    Như vậy, LĐBĐVN đã thực hiện đầy đủ các thủ tục theo đúng các quy định của pháp luật và các quy định của tổ chức này khi ký kết Hợp đồng với An Viên.

    4 - Về việc tuân thủ Luật Đấu thầu

    Đối tượng chuyển nhượng của Hợp đồng là thương quyền các giải bóng đá do LĐBĐVN tổ chức, trong đó có thương quyền của các đội tuyển quốc gia, nhưng theo quy định của Điều 1, Luật Đấu thầu thì chỉ khi lựa chọn  nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp đối với gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của LĐBĐVN mới thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu.

    Như vậy, việc ký kết Hợp đồng giữa LĐBĐVN và An Viên không trái Luật Đấu thầu.

    5- Về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của An Viên

    Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của An Viên được Sở Kế hoạch và Đầu tư Khánh Hoà cấp ngày 7.12.2010, có nội dung thứ 03 (mã ngành 74909) là “Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác còn lại chưa được phân vào đâu

    (Chi tiết: Mua bán, nhận chuyển nhượng bản quyền các công trình khoa học-kỹ thuật, sự kiện trong các lĩnh vực giải trí, thể thao, văn hoá xã hội, ca nhạc)”;

    Căn cứ Điều 4, Điều 7 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15.4.2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp quy định: “Người thành lập doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp” và “Ngành nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi mã hóa theo ngành cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, trừ những ngành nghề cấm kinh doanh”.

    Căn cứ Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23.1.2007, của Thủ tướng Chính phủ, ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam; Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10.4.2007, của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và căn cứ Mục 3 (Việc mã hóa ngành, nghề kinh doanh) của Công văn số 8311/BKH-ĐKKD ngày 19.11.2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn ngành nghề kinh doanh trong đăng ký doanh nghiệp có nội dung: “Trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký kinh doanh ngành, nghề chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn nêu trên thì Phòng đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp lựa chọn một ngành nghề kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam sau đó ghi chi tiết ngành, nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo, ngành nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn”.

    Như vậy, theo các quy định trên thì nội dung mã ngành 74909 trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của An Viên được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khách Hòa cấp là không trái với các quy định về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    6- Về Giấy phép hoạt động truyền hình của An Viên

    Tại Công văn số 90/PTTH&TTĐT ngày 3.2.2012, của Cục Quản lý Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định: “Quy định pháp luật về báo chí không giới hạn chỉ có các cơ quan có giấy phép hoạt động báo chí mới được phép mua, bán, chuyển nhượng bản quyền các chương trình truyền hình, bao gồm cả các chương trình thể thao”.

    Như vậy, việc ký kết Hợp đồng chuyển nhượng thương quyền các giải bóng đá thuộc LĐBĐVN giai đoạn 2011-2030 với An Viên không phụ thuộc vào giấy phép hoạt động truyền hình.

    7 - Nội dung của Hợp đồng

    7.1- Về thời hạn Hợp đồng (Điều 3). 

    Từ khi Hợp đồng được thực hiện, thời lượng phát sóng trực tiếp các trận bóng đá năm 2011 tăng hơn 200% so với năm 2010, từ 148 trận năm 2010 lên 345 trận năm 2011, trong đó có cả các kênh truyền hình quảng bá. Như vậy người hâm mộ đang có lợi, vì có nhiều sự lựa chọn xem truyền hình trực tiếp các trận thi đấu bóng đá trong nước, trên kênh truyền hình quảng bá hoặc kênh truyền hình có thu tiền.

    Các quy định của pháp luật của Việt Nam về dân sự, thương mại chưa thấy quy định nào giới hạn về thời hạn hợp đồng. Do đó, căn cứ vào nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng được quy định tại Điều 4 và Điều 389 Bộ luật Dân sự năm 2005, thì thoả thuận thời hạn 20 năm về chuyển nhượng thương quyền bóng đá giữa LĐBĐVN và An Viên là không trái pháp luật.

    7.2- Một số nội dung khác của Hợp đồng.

    - Nội dung xin phê chuẩn, chấp thuận, cấp phép, đăng ký (Điều 6.17 và Điều 7.10 Hợp đồng), là thỏa thuận tùy nghi của các bên tham gia ký kết Hợp đồng, pháp luật không bắt buộc phải thực hiện, thoả thuận này không làm ảnh hưởng tới hiệu lực của Hợp đồng. Bộ luật Dân sự và Luật Thể dục, thể thao cũng không quy định Hợp đồng phải xin phê chuẩn, cấp phép, đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    - Về “Phí theo kết quả kinh doanh” (Điều 4.3)

    Ngoài mức phí cố định  bên B sẽ thanh toán cho bên A khoản phí theo kết quả khai thác thương quyền của bên B theo công thức:

    Phí theo kết quả kinh doanh = 20% x (doanh thu – chi phí bán hàng).

    Chi phí bán hàng được các bên thống nhất là bằng 20% doanh thu.

    Công thức này thực chất là tính theo phần trăm doanh thu (bằng 16% doanh thu), nhưng Hợp đồng lại quy định một công thức phức tạp, gây khó khăn trong việc thực hiện.

    - Trong Hợp đồng có các thỏa thuận về quyền tương lai mà LĐBĐVN có được một phần hoặc toàn bộ quyền sở hữu của các giải bóng đá khác, ngoài các giải bóng đá được liệt kê tại Phụ lục I của Hợp đồng. Đối với thỏa thuận này, các bên tham gia ký kết Hợp đồng không thể bao quát và dự kiến được hết các tình huống có thể xảy ra, vì vậy cần phải thỏa thuận bằng một văn bản khác, không được tự động cập nhật, bổ sung vào Phụ lục I của Hợp đồng.

    - Về việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng (Điều 16.4), LĐBĐVN và An Viên thỏa thuận là sẽ được giải quyết tại Tòa án Nhân dân TP Hà Nội, nhưng Điều 62, Điều lệ LĐBĐVN quy định, LĐBĐVN không được đưa bất cứ tranh chấp nào liên quan đến bóng đá ra tòa án trong hệ thống Nhà nước. Như vậy, LĐBĐVN và An Viên xem xét điều khoản này theo hướng giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, nếu thương lượng không thành thì được giải quyết tại Tòa Trọng tài Thể thao (CAS) đặt tại Thụy Sỹ.

    III- Việc thực hiện Hợp đồng

    Hợp đồng đã thực hiện được một mùa giải năm 2011, An Viên đã thanh toán đủ số tiền 06 tỷ VND cho LĐBĐVN theo các hoá đơn bán hàng số 0085204 ngày 2.1.2010 và số 0000049 ngày 30.12.2011.
    Phí theo kết quả kinh doanh (20% lợi nhuận), An Viên chưa thanh toán cho LĐBĐVN,  nhưng thời hạn thanh toán Phí theo kết quả kinh doanh năm 2011 là ngày 31.3.2012.

    LĐBĐVN đã chuyển tiền bản quyền truyền hình cho Câu lạc bộ Navibank Sài Gòn, còn lại các câu lạc bộ khác, sau khi đối chiếu công nợ LĐBĐVN sẽ chuyển tiền tiếp.

    IV- Nhận xét và kết luận

    1- Nhận xét

    - LĐBĐVN là chủ sở hữu đối với các giải bóng đá do LĐBĐVN tổ chức và có đủ thẩm quyền để ký kết Hợp đồng. LĐBĐVN đã tiến hành các thủ tục theo đúng quy định pháp luật và Điều lệ của LĐBĐVN khi ký kết Hợp đồng. Việc phân chia lợi ích có được từ quyền sở hữu các giải bóng đá sẽ do LĐBĐVN và các thành viên thoả thuận.

    - Việc chuyển nhượng thương quyền các giải bóng đá do LĐBĐVN tổ chức không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu.

    - AVG là đơn vị xin chủ trương của các cơ quan chức năng và đề xuất kế hoạch thực hiện, sau đó thỏa thuận để An Viên là đối tác đại diện có đủ các điều kiện pháp lý để tham gia ký kết Hợp đồng.

    - Về cơ bản, nội dung của hợp đồng là phù hợp với các quy định của pháp luật, nhưng còn một số điểm chưa phù hợp như đã phân tích ở Mục 7.2, phần II của Kết luận này.

    - Năm 2011, các bên đã thực hiện tốt Hợp đồng, góp phần phổ biến hình ảnh các giải bóng đá trong nước đến nhiều người hâm mộ hơn. Điều này cũng giúp LĐBĐVN nâng cao giá trị của các giải bóng đá trong nước.

    - Tại thời điểm thanh tra, LĐBĐVN chưa ký Hợp đồng giao quyền khai thác thương quyền các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam cho CTCPBĐCNVN. Như vậy, về mặt pháp lý, CTCPBĐCNVN chưa được pháp luật công nhận là đơn vị khai thác thương quyền các giải bóng đá chuyên nghiệp năm 2012.

    2- Kết luận

    Từ những căn cứ nêu trên, Chánh thanh tra Bộ VHTTDL kết luận:
    Việc ký kết Hợp đồng giữa LĐBĐVN và An Viên được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, có một số nội dung chưa phù hợp như đã đề cập tại Mục 7.2, phần II của Kết luận này, nhưng những nội dung này không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại của Hợp đồng.

    V- Kiến nghị

    1- Đối với LĐBĐVN và An Viên

    - Thực hiện nghiêm túc các điều khoản của Hợp đồng, đối với các nội dung chưa phù hợp nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại của Hợp đồng, hai bên cần trao đổi, thống nhất cho phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định tại khoản 1, Điều 12 Nghị định 112/2007/NĐ-CP ngày 26.6.2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục thể thao.

    - LĐBĐVN yêu cầu CTCPBĐCNVN, các câu lạc bộ và các ban tổ chức địa phương, thực hiện nghiêm túc Hợp đồng chuyển nhượng thương quyền các giải bóng đá giữa LĐBĐVN và An Viên.

    - LĐBĐVN có văn bản đề nghị các đài truyền hình tôn trọng Hợp đồng mà LĐBĐVN đã ký kết với An Viên.

    2- Đối với Tổng cục Thể dục thể thao

    Tăng cường công tác quản lý nhà nước, chỉ đạo Sở VHTTDL các địa phương có đội bóng tham gia và có văn bản đề nghị các đài truyền hình, đảm bảo hiệu lực của Hợp đồng giữa LĐBĐVN và An Viên./.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #165608   16/02/2012

    thanhlawyer
    thanhlawyer

    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2012
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 1865
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 28 lần


    BỘ TƯ PHÁP KẾT LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG GIỮA LĐBĐVN VÀ AVG: ĐÚNG LUẬT

    Hôm nay (16-2), Thanh tra Bộ VH-TT&DL sẽ công bố kết luận về hợp đồng mua bán thương quyền truyền hình sau khi tham khảo ý kiến của các cơ quan chức năng…

    Sau một thời gian dài ông Nguyễn Đức Kiên (Phó Chủ tịch HĐQT VPF) đề nghị phải thanh tra tính hợp pháp về việc LĐBĐ VN bán thương quyền truyền hình các giải chuyên nghiệp Việt Nam cho AVG, Bộ VH-TT&DL đã tiến hành tham khảo ý kiến của Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa.

    Ngày 10-2, Bộ Tư pháp có Công văn số203/BVHTTDL-TTr gửi Bộ VH-TT&DL về một số vấn đề liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng thương quyền các giải bóng đá giữa LĐBĐ VN và AVG. Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ việc, Bộ Tư pháp có ý kiến:

    Về quyền của LĐBĐ VN đối với thương quyền các giải bóng đá do LĐBĐ VN
    tổ chức

    Theo khoản 2 Điều 53 Luật Thể dục, Thể thao năm 2006; Điều 12 Nghị định số112/2007/NĐ-CP ngày 26-6-2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thể dục, Thể thao; khoản 14 Điều 4 Điều lệ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (được phê duyệt kèm theo Quyết định số224/QĐ-BNV ngày 19-3-2010 của bộ trưởng Bộ Nội vụ) quy định LĐBĐ VN “sở hữu tất cả các quyền phát sinh từ các giải đấu và các sự kiện thuộc quyền quản lý, tổ chức, điều hành của LĐBĐ VN, trong đó bao gồm các quyền về tài chính; quyền thu thanh, ghi hình; sản xuất; phát thanh, truyền hình, truyền thông đa phương tiện; quảng cáo, tiếp thị; các quyền khác theo quy định của pháp luật Việt Nam”.

    Như vậy, theo các quy định pháp luật và điều lệ nêu trên thì LĐBĐ VN có quyền sở hữu đối với thương quyền các giải bóng đá chuyên nghiệp do mình tổ chức.

    Về thẩm quyền và quy trình, thủ tục mà LĐBĐ VN đã thực hiện khi ký kết hợp đồng với AVG

    + Về thẩm quyền ký kết hợp đồng của LĐBĐ VN

    Điều 75 Điều lệ LĐBĐ VN (sửa đổi, bổ sung) năm 2010 có quy định LĐBĐ VN là cơ quan duy nhất được trao quyền cho các đối tác về phân phối hình ảnh, âm thanh và những dữ liệu khác của các trận bóng cũng như các sự kiện hoạt động bóng đá do LĐBĐ VN tổ chức và không có bất kỳ giới hạn nào về nội dung, thời gian, địa điểm, các vấn đề kỹ thuật và pháp lý. Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 74 của điều lệ này cũng đã quy định Ban Chấp hành LĐBĐ VN quyết định phương thức và mức độ sử dụng những quyền được quy định ở khoản 1 Ðiều 74, đồng thời đưa ra các quy định đặc biệt cho mục đích này. Ban Chấp hành có quyền quyết định sử dụng độc quyền các quyền trên hoặc liên kết với một bên thứ ba hoặc hoàn toàn thông qua bên thứ ba.

    Các quy định của điều lệ nêu trên cho thấy LĐBĐ VN hoàn toàn có thẩm quyền trong việc chuyển nhượng quyền sở hữu đối với các giải bóng đá chuyên nghiệp thuộc LĐBĐ VN cho các đối tác.

    + Về quá trình thủ tục ký kết hợp đồng

    Hồ sơ cho thấy hợp đồng được ký kết là kết quả của một loạt hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền của LĐBĐ VN. Vấn đề bầu Kiên quan tâm là liệu các đại diện có thẩm quyền của CLB có được thông qua việc ký hợp đồng này, Bộ Tư pháp nhấn mạnh: “Ngày 7-12-2010, Đại hội thường niên LĐBĐ VN khóa VI với sự tham gia của 50/75 tổ chức thành viên và 19/23 ủy viên Ban Chấp hành đã ra Nghị quyết số 446/NQ ĐHTNLĐBĐVN 2010-VI, trong đó có nội dung biểu quyết thông qua việc cho phép LĐBĐ VN ký kết hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình cho AVG trong giai đoạn 2011-2030”.

    Bộ Tư pháp kết luận: Có thể thấy LĐBĐ VN đã tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và điều lệ liên quan đến quy trình, thủ tục ký kết hợp đồng chuyển nhượng thương quyền bóng đá với AVG.

    Về thời hạn của hợp đồng chuyển nhượng thương quyền bóng đá
    với AVG

    Qua nghiên cứu pháp luật hiện hành của Việt Nam về dân sự, thương mại, Bộ Tư pháp chưa thấy có quy định nào giới hạn về thời hạn của hợp đồng. Do đó, căn cứ vào nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng được quy định tại Điều 4 và Điều 389 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì có thể nhận định rằng thỏa thuận thời hạn 20 năm về chuyển nhượng thương quyền bóng đá giữa LĐBĐ VN và AVG không trái pháp luật.

    Trong khi đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp phép hoạt động cho AVG giải tỏa thắc mắc của bầu Kiên về việc AVG có chức năng mua bán thương quyền các giải đấu chứ không phải chỉ có quyền môi giới. Về khả năng AVG vi phạm Luật Báo chí như diễn giải của bầu Kiên là trong thời điểm ký hợp đồng (tháng 12-2010), AVG chưa có chức năng truyền hình thì Bộ Thông tin và Truyền thông có ý kiến trái ngược khi khẳng định AVG không phạm luật.

    Bầu Kiên đồng ý với kết luận thanh tra

    Chiều qua (15-2), Thanh tra Bộ VH-TT&DL giải đáp tất cả yêu cầu của bầu Kiên, dựa trên các kết luận của cơ quan chức năng và ông phó chủ tịch HĐQT VPF cơ bản đã đồng ý. Như thông tin bầu Kiên đưa ra tại cuộc gặp gỡ với báo giới ngày 9-2, nếu VPF chưa cảm thấy thỏa đáng với kết luận của Thanh tra Bộ VH-TT&DL sẽ yêu cầu phúc tra ở cấp cao hơn. Hai phương án tiếp theo của bầu Kiên là đưa vụ việc ra tòa án hoặc đề nghị Đại hội bất thường LĐBĐ VN xem xét, thỏa thuận lại hợp đồng chuyển nhượng thương quyền truyền hình giữa LĐBĐ VN và AVG.

    ------------------------------------------------------------
    CÔNG TY LUẬT TNHH MTV LUẬT SƯ RIÊNG
    61 Nguyễn Thị Định, An Phú, Quận 2, TP.HCM
    Mobile: 0985307683
    Website: www.luatsurieng.net. .Email: info@luatsurieng.net. .Diễn đàn: www.tranhluanphapluat.com

    Mr Thành

    Mobile: 0985.307.683

    Email:thanh.chu@luatsurieng.net ; chuthanhlps@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #167286   22/02/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người, hổm rày bận quá nên không có thời gian bình luận tiếp vụ này.

    Thế là hiệp một đã kết thúc với phần thắng nghiêng về AVG với kết luận của các cơ quan quản lý cấp bộ là Hợp đồng chuyển nhượng thương quyền là có hiệu lực. Mặc dù việc chứng minh tư cách pháp lý của AVG khi tham gia hợp đồng này chưa rõ ràng lắm chỉ với vài dòng như thế này (trích từ quyết định thanh tra của BVHTTDL)

    “Quy định pháp luật về báo chí không giới hạn chỉ có các cơ quan có giấy phép hoạt động báo chí mới được phép mua, bán, chuyển nhượng bản quyền các chương trình truyền hình, bao gồm cả các chương trình thể thao”.

    Dạ thưa các bác, cái này là thuộc phạm vi điều chỉnh của luật thương mại và/hoặc luật doanh nghiệp chứ ai lại đưa luật báo chí vào đây. Lập luận như các bác thì nếu em có tiền ngày mai em cũng đi mua bán, chuyển nhượng các chương trình truyền hình và thể thao được sao.

    Vì thế ở chỗ này, lập luận như thế là để lập lờ che dấu việc AVG không có đầy đủ chức năng kinh doanh bản quyền chương trình truyền hình khi ký kết hợp đồng.
     
    Ngoại trừ điểm này thì em đồng ý hoàn toàn với bản kết luận của thanh tra, kể cả điểm VPF chưa chính thức là người có đủ tư cách để tham gia đòi lại thương quyền (vì chưa được VFF chuyển giao các quyền này nên VPF chưa chính danh).

    Hiệp 2 đã bắt đầu với AVG tung thông tin là toàn bộ lợi nhuận sẽ được sử dụng để tài trợ lại cho nền thể thao VN: 30% cho VFF, 30% cho quỹ hỗ trợ vận động viên, 20% thể thao thành tích cao, 20% thể thao quần chúng (Nhưng phóng viên hỏi lợi nhuận được xác định thế nào thì AVG im tịt). Thế nhưng VPF cũng không vừa, với thông tin đã ký bản ghi nhớ với VTV  bán bản quyền 76 tỷ cho ba năm chỉ áp dụng cho giải vô địch, cúp và hạng nhất. VPF đã cho dư luận thấy VFF đã hớ và VPF đã đem lại lợi ích (bằng số tiền cụ thể hẳn hoi) cho bóng đá VN như thế nào. Trước diễn biến mới này có lẽ AVG thấy rằng bán quách lại thương quyền đã mua để kiếm một mớ rồi chuồn tốt hơn là tiếp tục dây dưa vào vụ này (mang tiếng là đè nén bóng đá VN không cho nó phát triển trong 20 năm).

    Vì thế hiệp hai hãy còn nhiều gây cấn mọi người tiếp tục chờ xem.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #167310   22/02/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    @unjustice

    1/ VFF không phải chủ sở hữu duy nhất, bác xem lại bài viết của tôi ngày 16/2 và cho ý kiến nhé. VPF cũng còn khiếu nại chính chỗ này.

    2/ Hiệp 2 này ngoài việc AVG có thể bán kiếm 1 mớ rồi chạy còn có khả năng VPF triệu tập đại hội bất thường rồi lấy ý kiến hủy hợp đồng (nghe đâu khỏan phạt khoảng 24 tỉ, muỗi quá vì chỉ cần bán cho VTV 3 năm đã thu 76 tỉ thì vẫn còn rất hời mà lại xóa được ách gông cùm 20 năm)

    3/ Nhắn tin: đã xuất hiện tin đồn ông Hỷ sẽ sớm nghỉ và các sự kiện gần đây ông này đều tránh mặt, kể cả sự kiện rất quan trọng là bàn về chiến lược bóng đá đến năm 2030 gì đó. Hy vọng được uống trà đá!
    Cập nhật bởi nvdcyah ngày 22/02/2012 02:52:25 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #167356   22/02/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    @ nvdcyah.

    1/ Tôi cũng đồng ý VFF không phải là chủ sở hữu duy nhất, nhưng việc VFF ký kết hợp đồng như thế là chấp nhận được vì các câu lạc bộ thay đổi liên tục (do lên xuống hạng). Thực tế ở châu Âu cũng thế, UEFA chỉ phải chia tiền bản quyền cho các câu lạc bộ khi tổ chức giải vô địch CLB châu âu chứ không đòi hỏi phải có sự chấp thuận của câu lạc bộ khi ký hợp đồng bán bản quyền truyền hình. Các hợp đồng này cũng thường kéo dài 3-5 năm. Năm sau câu lạc bộ nào không còn đủ tư cách tham gia thì sẽ không được chia bánh này nữa, đơn giản thế thôi. Dĩ nhiên UEFA phải có trách nhiệm làm cho giải này ngày càng phát triển để bán được giá cao hơn. Các quan chức VFF của VN thì còn phải học hỏi nhiều ở mặt này, chứ không phải có chỗ rồi chỉ lo "gặm cỏ".

    2/ Nếu quả thật như bác nói thì việc chấp nhận bồi thường để đường ai nấy đi là chuyện quá đơn giản với tiềm lực kinh tế của các ông bầu. Nhưng tôi e rằng không có điều khoản ấy.

    3/ Cũng mong như bác đoán chứ ông Hỉ làm mất mặt VFF quá, chỉ núp lùm sau cánh gà, dựa hơi cấp trên chứ không dám công khai phát biểu tranh luận quan điểm với các ông bầu (thật ra cãi nhau với bầu Kiên không phải là chuyện dễ  vì ông bầu này vừa có tiền vừa có tiếng, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng).

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |