Từ lúc nào, Tết là nỗi ám ảnh của nhiều người?

Chủ đề   RSS   
  • #415248 03/02/2016

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Từ lúc nào, Tết là nỗi ám ảnh của nhiều người?

    Thấy bài viết này khá hay, cũng gần đúng với nhiều bạn trẻ hiện nay, nên mình post cho các bạn Dân Luật xem! Chúc các bạn sẽ không cô đơn đón Tết nhé!

    Cô đơn đón tết…

    Cô đơn đón Tết

    Có một góc nhìn khác về Tết. Một người trốn chạy những lễ nghĩa của Tết, một người có trạng thái tâm lý dường như mâu thuẫn, không ăn Tết với người thân, mà một mình, giữa những nơi xa lạ… Lớp người trẻ bây giờ cũng vậy đó, họ tranh thủ đi đâu đó vào dịp Tết, không nhất thiết phải quây quần với gia đình theo truyền thống.

    Có phải như ngày xưa đầu mà cả năm mới biên cho nhau được lá thư hỏi thăm sức khỏe. Có phải như ngày xưa đâu mà cả năm mới gặp được nhau ngày Tết? Bây giờ ở thành thị ai cũng có xe máy phóng vù vù. Thăm nhau chẳng phải lóc cóc đạp xe đến nhà bạn mà cứ phấp phỏng không biết có nhà hay không. “Rỗi không, ra cà phê nhé” – một câu qua điện thoại, một message hiện lên trên cửa sổ chat là tuần nào cũng có thể ngắm nghía bạn bè thân hữu chỉ sau 15 phút phát ra thông điệp. Chơi với nhau chẳng cần phải biết nhà nhau, cà phê là phòng khách chung của các gia đình.

    Vậy mà mấy ngày Tết phải ngồi nhà, nở nụ cười xã giao với những câu hỏi thăm và chúc tụng cũ kỹ khiến tôi cho rằng đó là một việc làm “ngớ ngẩn” nhất trần đời.

    “Năm nay nhà ta làm ăn khá chứ?” – vớ vẩn hết sức. Tháng nào cũng gặp nhau ít nhất bốn lần, chuyện chỉ xoay quanh công việc, biết rành rành bạn năm nay thắng thua thế nào, vậy mà chỉ vì Tết nên phải hỏi một câu cực “khú” cho phải lệ. “Cành đào này nhiều lộc lắm đây!” – chẳng có gì để buôn thêm, hăm tám vừa rủ nhau đi mua đào, giờ mới mùng hai nhìn thấy chính cành đào mình mua mà cứ như phát hiện ra châu Mỹ. “Năm tới bằng năm bằng mười nhé!” – thật thế có khi mất bạn mất bè như chơi.

    Tiếp khách kiểu này mặt tôi cứ cứng đừ, vặn vẹo trên ghế như bị kiến đốt vào mông. Các bạn tôi đôi khi hỏi một câu xong cũng tự thấy ngớ ngẩn đành phá lên cười chữa ngượng. Thấy tôi khổ sở quá, vợ bảo: “Thôi anh trốn vào buồng đi, có khách em bảo anh đi vắng”. Khách đến, trong buồng đèn đóm tắt hết, không dám thở to, dặn dò con cái không được gọi bố. Trốn một vài khách thì được, một cái Tết cũng cố được, nhưng nhiều lần, nhiều năm thì không được ở nhà mình mà cứ dấm dúi thầm thì như đi ăn trộm.

    Người ta đến nhà mình, mình lại phải qua nhà họ đáp lễ, sượng sùng lặp lại những câu hỏi, câu chúc. Cứ thử không đến xem, thể nào cũng mất lòng nhau. Vì vậy đến chúc Tết nhà ai mà khổ chủ không có nhà thì khổ khách mừng húm, viết vội từ giấy gài cửa: “Vợ chồng tôi qua chúc Tết anh chị, tiếc rằng anh chị không có nhà. Năm mới, chúc anh chị…” rồi lại te tái đi đến nhà khác với mong muốn người ta đi vắng. Nghe có vẻ thậm vô lý nhưng đó lại là sự thật. Cả năm hùng hục như trâu cầy ruộng, mấy ngày Tết lại phải lo khách khứa. Thật tình nhiều người chỉ muốn lăn ra ngủ thật đẫy, ăn gì thì ăn, làm gì thì làm, tự thưởng cho mình mấy ngày thư giãn sau cả một năm lo toan.

    Một lần tôi quyết tâm thay đổi. Đúng chiều 30, sau khi đã hoàn tất các thủ tục tất niên, tôi bảo vợ: “Anh đi chơi xa đây.” Vợ tôi ngậm ngùi sụt sịt, hỏi: “Đi đâu?”. Tôi trả lời: “Đi đâu cũng được, miễn không phải ở nhà đóng kịch!”.

    Nhét chai rượu vào túi, đôi bánh chưng phòng xa, thêm vài bộ quần áo, lấy cái chăn nữa cho chắc ăn rồi quẳng lên xe và khởi hành trong cái khí lạnh se sắt của gió mùa. Tâm trạng lúc đó phấn chấn một cách khó tả.

    Ngày xưa tầm này tôi đang hồi hộp bóc chiếc bánh chưng tự gói, nho nhỏ nhưng có miếng thịt to, xem có xanh, có dền không. Bây giờ con tôi không được gói bánh, không được gà gật bên bếp lửa ngóng bánh chưng. Bánh được bán đầy đường, đầy phố trong cả những ngày không phải là Tết. Các bà nội trợ chỉ việc chi tiền ra là xách về, gói ghém làm gì cho mất công. Tiện cho người lớn nhưng lại thiệt thòi cho lũ trẻ. Tết nó là thế, xưa đói kém thì người lớn bạc mặt lo gạo thịt, trẻ em háo hức đợi manh áo mới. Giờ người lớn không phải lo ăn, lo mặc nữa nhưng lại phải lo khách khứa, trẻ em chỉ còn niềm vui vì được nghỉ học vài hôm.

    Đã thấy núi rừng chập chùng mây phủ trước mặt, phố xá ngột ngạt khuất sau lưng. Một mình trên đường vắng mà thấy mình vui như Tết ngày xưa, như lúc hồi hộp bóc cái bánh chưng tự gói, cắn một miếng thấy ngon nhất trần đời. Định cứ lái một mạch như thế, đến đâu thì đến, giao thừa thì dừng xe bên đường mở rượu uống với sông suối rồi lăn ra ngủ. Nghĩ thế nào lại tạt vào một bản Thái ven đường, chọn một nhà quen vẫn hay ngủ nhờ trong những chuyến “phượt”. Ở đây, người ta ăn Tết ba ngày, từ hăm chín đến mùng một.

    Người Thái ở đây cũng làm lúa nước như dưới xuôi. Mấy năm trở lại đây, người nước ngoài đi du lịch đến vùng này nhiều, lại muốn “nhiều cùng” với dân địa phương. Vậy là họ kiêm thêm cả nghề cho thuê nhà trọ. Nghề phụ thành thu nhập chính, nông nghiệp chỉ để giữ ruộng. Anh chủ nhà say rượu đã ngủ từ lúc nào, chị chủ lúc cúc chạy ra mở cửa, xuýt xoa vì gió lạnh, hỏi tôi: “Chú đi đâu mà khổ sở thế này. Tết nhất thế này!” Tôi bảo: “Đi thế nó mới sướng chứ?”. Chị chủ nhanh tay xách hộ cái túi vào nhà, lúc tôi còn đang cởi giầy quay lại hỏi: “Vợ đuổi à?”. Tôi đùa: “Đời đuổi”.

    Hình như là giao thừa. Những nếp nhà sàn say rượu từ hăm chín im lìm trong bóng đêm chứ không ầm ĩ bởi tiếng xe máy gầm rú của đám thanh niên đi hái lộc. Lộc ở đây đầy vườn, đầy đường, ngồi từ chỗ tôi, thò tay qua cửu sổ là hái được một cành nhãn lòa xòa búp xanh. Mọi khi ở nhà vợ giao nhiệm vụ xuống đường bẻ trộm một cành cây gọi là hái lộc. Năm nay tôi đi vắng, chẳng biết có đợi được đến khi tôi mang cành lộc từ núi rừng về không, hay là đã mua cây mía dựng góc nhà rồi không biết.

    Tôi nhấp một ngụm rượu để cảm nhận năm cũ đã qua, năm mới đang đến. Một năm trôi đi, tôi lớn thêm một tuổi hay già đi một tuổi. Bản chất thì như nhau nhưng dùng trong nhưng trường hợp khác nhau dẫn đến cách hiểu khác nhau. Một đằng thêm một năm trưởng thành, đằng kia bớt đi một năm trong quỹ thời gian còn lại trên cõi đời. Đến cái ngưỡng thất thập giời định ra cho con người lại tính là thọ thêm một tuổi. Một kiểu dùng cho người trẻ, kiểu kia dùng cho người chưa già, kiểu nữa dùng cho người già hẳn. Cũng giống như Tết, trẻ con thì vui mà người lớn thì buồn.

    Tôi lại nhấp một ngụm rượu nữa để cảm nhận mình đang buồn hay vui. Buồn quá đi chứ nhỉ, Tết nhất bỏ vợ bỏ con lang thang như kẻ không nhà, người ngoài nhìn vào ai dám bảo là vui. Chẳng biết giờ này vợ hay con giai đang thay mình thắp hương khấn ông bà ông vải? Thương cho vợ tần tảo sớm hôm nín nhịn một kiếp chồng nửa âm nửa dương như mình. Ấy vậy mà lại vui đấy, vui trong lòng, vui vì thấy mình thoát được cái khuôn sáo của lễ nghi, thấy mình đúng là ta, được làm cái mình muốn như kiểu giang hồ vặt.

    Sáng hôm sau tôi dậy muộn. Sương đã tan trên đỉnh núi, đàn gà dáo dác gọi nhau đi bới mồi, người đàn ông chủ nhà đã lại say tiếp, ngồi dưới sàn nhà, tựa đầu vào cột, cất giọng nhựa nhựa: “Đêm qua chú lên muộn thế. Xuống đây uống với tao mừng năm mới”. Tôi vừa thu dọn đồ, vừa trả lời: “Sáng nay tôi đi, nên không uống rượu”. Người đàn ông bảo: “Đi làm gì, ở đây chơi”. Đáng nhẽ trước đây tôi sẽ từ chối theo kiểu: “Tôi có việc phải đi, không ở lại được, hẹn dịp khác vậy”. Thì nay trả lời thẳng: “Đi chơi vui hơn, ở đây thế là đủ rồi”.

    Ngoài đường bà con dân tộc đi chơi Tết, áo sống sặc sỡ nổi bật trên các triền núi màu xanh xám, thỉnh thoảng lại điểm những khoảng trắng xóa bởi hoa mận hoa mơ. Ở đâu cũng thấy mở hội, chỉ là những trò chơi như ném còn, đu quay, bắn nỏ, cưỡi ngựa, đơn giản nhưng rất vui. Hóa ra tôi cứ lo xa, hàng quán ngoài đường vẫn mở cửa đón khách, chưa kể các quán ăn di động trong các lễ hội. Hai cái bánh chưng vẫn nằm trong cốp xe mà không phải sử dụng.

    Năm kia gần Tết cha mẹ tôi cãi nhau, cha tôi đùng đùng khăn gói bỏ đi, chả ai cản được. Tôi thầm khen: “Có khí phách”. Cứ ngỡ cha sẽ có một cuộc rong ruổi đón Tết trên những nẻo đường, để cảm nhận thêm một cách sống, một cách nghĩ khác với những gì vốn quen thuộc đến nhàm chán. Nào ngờ hăm chín Tết cha bơ phờ quay về, ngồi ủ rũ ở phòng khách thanh minh: “Tết nhất chả nhà nghỉ nào chứa mình, họ đuổi khách sạch”. Múa rìu không qua được mắt thợ, tôi cười: “Ông nhớ bà thì có”. Cũng phải thôi, cha đã quá tuổi để thay đổi một thói quen. Mà nếu còn tuổi, chắc gì đã đủ bản lĩnh!?

    Cái cô đơn nhất của con người chính ra không phải là một mình một cõi, mà là cô độc giữa những thứ không phải của mình, giữa những ngươi không cùng cách nghĩ với mình, giữa những điều biết là vô duyên nhưng vẫn cứ phải làm để dối nhau. Tôi đón Tết một mình, với những người xa lạ mà không thấy cô đơn. Nhưng ngồi giữa nhà, nở nhưng nụ cười xã giao với khách khứa bạn bè, mà thấy cười như khóc, cô đơn vạn bội.

    Sau Tết năm ấy, tôi bảo vợ: “Năm sau cả nhà mình đi chơi, không tiếp khách”. Vợ bảo: “Thế có sợ mọi người giận không?”. Tôi thủng thẳng: “Giận cái gì? Dán cái biển ở cửa “Nhà đi chơi Tết. Cần thiết thì gọi điện thông báo trước.” Người ta lại chẳng sướng rơn ấy chứ”.

    Bây giờ ở Hà Nội rất nhiều gia đình đến Tết là đi chơi. Các tour du lịch Tết bao giờ cũng chật cứng. Nhiều nhà khởi hành từ hăm tám đến tận mùng bảy mới về. Tôi lại thấy vui vẻ những điều như thế, chẳng liên quan gì đến mình.

    Cô đơn hay không cô đơn là cách cảm nhận riêng của mỗi người, nhất là những ngày Tết, người ta thường hay nghĩ vẩn vơ.

    Nguồn: sưu tầm

    Cập nhật bởi trang_u ngày 03/02/2016 05:30:14 CH
     
    16641 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    hongphuong1993 (31/08/2017) ntdieu (04/02/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #415255   03/02/2016

    itbravolaw6
    itbravolaw6

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/01/2016
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Chuẩn tết ngày nay, 

     

    chuyên tư vấn Thành lập công ty cổ phần, xin giấy phép, Dịch vụ ký quỹ ngân hàng thành lập công ty. Liên hệ ngay 1900 6296

     
    Báo quản trị |  
  • #415330   04/02/2016

    Dù sao thì quây quần bên nhau vẫn ấm áp và gặp gỡ mọi người vẫn vui hơn. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trangdominh vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (18/02/2016)
  • #415401   08/02/2016

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Chắc tại bạn ở Sài Gòn nên thấy vậy, chứ năm nào đến Tết Shin cũng nôn về quê lắm, mà năm nay hông về được :(

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    trangdominh (18/02/2016)
  • #458605   24/06/2017

    lamthanhtruc
    lamthanhtruc
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (278)
    Số điểm: 2015
    Cảm ơn: 42
    Được cảm ơn 64 lần


    Mình ở Sài Gòn nên việc đón tết ở Sài Gòn cũng rất đơn giản chủ yếu tết là thời gian để ở bên gia đình, là thời gian nghỉ ngơi vì trong suốt một năm đã làm việc vất vả, chạy ngược chạy xuôi. Cái Tết ở Sài Gòn tuy không nhộn nhịp như ở dưới quê, Tết Sài Gòn rất bình yên và mình thích cái Tết của Sài Gòn.

     
    Báo quản trị |  
  • #463047   30/07/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Với mọi người không biết thế nào? Chứ như mình là một người con đi làm xa quê, thưởng cả năm mới về quê một lần vào dịp tết, nên rất háo hức, cho dù việc đi lại, xe cộ vất vả nhưng đổi lại mình được đoàn tụ  vưới gia đình, được quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên là không có hạnh phúc nào tả nổi.

     
    Báo quản trị |  
  • #464566   15/08/2017

    nguyenduy303
    nguyenduy303
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2016
    Tổng số bài viết (348)
    Số điểm: 2977
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 61 lần


    Hồi nhỏ chỉ ước sao đến tết, ngồi đếm ngược từng ngày để coi tới ngày nào là được theo mẹ đi chợ sắm đồ tết. Lớn thêm chút nữa thấy mỗi lần sắp tới tết là ba mẹ phải lo đủ thứ chuyện, tính toán đủ đường cơ mà chưa đến lượt mình lo nên cũng còn hồn nhiên. Tới lúc ra đi học xa nhà, tết chỉ còn lại cảm giác muốn về nhà quây quần bên người thân, gia đình, chẳng cần mâm cao cỗ đầy gì mà vẫn hạnh phúc vô ngần. Thế là lớn rồi đấy.

     
    Báo quản trị |  
  • #466212   30/08/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Càng lớn thì càng mất đi sự hào hứng mỗi lần tết đến. Không biết là do tết thật sự càng ngày càng chán hay bản thân mình càng lớn càng hỡ hững nữa. Nhưng mà nói gì thì nói, tết vẫn là dịp để sum vầy bên người thân, và chỉ cần chuyện đó thôi tết cũng vẫn là một điều gì đó rất tuyệt

     
    Báo quản trị |  
  • #466217   31/08/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Đúng là càng lớn thì càng không mong gì Tết lắm, cũng không còn cảm giác nô nức, hồi hợp như lúc còn nhỏ. Vì qua 1 cái Tết thì lại thấy già thêm 1 tuổi, càng thêm nỗi lo, thêm trách nhiệm. Cái chủ yếu là được quây quần bên gia đình và thấy được đầy đủ mặt thành viên sau 1 năm bôn ba tứ xứ

     
    Báo quản trị |  
  • #466241   31/08/2017

    ntqn1993
    ntqn1993
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2015
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 3915
    Cảm ơn: 282
    Được cảm ơn 128 lần


    Hồi bé thì còn hào hứng đến Tết được sắm quần áo mới, được ngủ nướng, được nghỉ học ... muôn kiểu hưởng thụ của trẻ con, càng lớn thấy càng sợ Tết, đủ thứ lễ nghi, đủ thứ khoản phải chi, lễ lạt biếu xén , lì xì, quan trọng hơn là bà con cô bác hay hỏi khi nào lấy chồng:|

    Lavie est belle

     
    Báo quản trị |  
  • #466280   31/08/2017

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Mình thấy quan trọng là tâm thế và cái nhìn của mỗi người khi đón Tết.
    Riêng mình thì vẫn háo hức đến Tết, được quây quần với gia đình, tụ tập bạn bè, du lịch đó đây.

    Nếu không thích những hoạt động trên thì có thể nghĩ đơn giản: Tết là thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, để làm mới lại bản thân, chuẩn bị cho 01 năm mới. 

    Chắc cũng có lẽ là do ở nơi mình sống mọi người không quá đặt nặng những lễ nghi thăm hỏi ngày tết, nên mình có thể tự do lựa chọn cách đón Tết của riêng mình :D

     
    Báo quản trị |  
  • #466312   31/08/2017

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Càng lớn, trách nhiệm càng nhiều thì ai cũng thấy ám ảnh, không hào hứng. Tết nào phải lo tưom tất mọi thứ trong nhà; rồi còn phải lo quà cáp lễ nghĩa cho người lớn, cho sếp.... Nhưng Tết cũng là khoảng thời gian mọi người quây quần lại bên nhau.

     
    Báo quản trị |  
  • #466319   31/08/2017

    hongphuong1993
    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


    Đọc bài này xong ngẫm ngẫm thấy tết cũng gần cận kề nữa rồi. Cũng như các bạn trình bày, hồi nhỏ thì ao ước, mong tết đến càng nhanh, càng tốt; lớn rồi thì nghe đến tết thì cứ thấp thỏm, nôn nao. Ừa, một phần thì ngày tết là ngày nghỉ ngơi, sum họp gia đình trong năm, đồng thời cũng suy nghĩ đến biết bao nhiêu vấn đề: tiền bạc, lễ nghi... Mà nói túm lại thì còn 05 tháng nữa là tết đến rồi, bắt đầu chuẩn bị tinh thần từ đây là tốt nhất.

     
    Báo quản trị |  
  • #466374   31/08/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Đừng gán ghép cho mình hay người thân có trách nhiệm gì trong dịp tết đến xuân về hết. Cứ nghĩ tết là dịp để mọi người trong gia đình sum vầy, dành sự quan tâm của mình cho những người thân.

     
    Báo quản trị |  
  • #470465   11/10/2017

    haianh1648
    haianh1648
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2017
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1821
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    Mỗi lần Tết đến Xuân về, vấn đề ám ảnh của mình đó là dọn nhà, rửa bát, vui thì chẳng được mấy mà dọn thì mệt. Nói vậy thôi chứ mình cũng đang đợi từng ngày đây. Tết được về đoàn tụ với gia đình, với người yêu. hi hi

     
    Báo quản trị |  
  • #473812   06/11/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Đi học, đi làm xa quê, cứ tầm còn 4, 5 tháng là tết là đã nôn nào, đếm từng ngày, mua vé để về quê. Tết nay khoogn còn vui, ý nghĩa nhưa ngày xưa nhưng cứ về quây quần bên gia đình, bạn bè là đã vui rồi. Việc quà cáp lễ nghi là truyền thống xưa giờ rồi, nếu không tránh được thì chấp nhận thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #475282   19/11/2017

    thungan991995
    thungan991995
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (133)
    Số điểm: 1130
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 9 lần


    Nhiều người lớn có quan điểm đôi khi lại sợ tết đến vì quà cáp lễ nghi. Thật ra vấn đề này là phong tục tập quán từ bao đời nay. Chúng ta trao cho nhau những điều tốt đẹp để bắt đầu một năm mới an lành thịnh vượn thì không có gì phải lo ngại. Điều quan trọng nhất là được đoàn tựu với gia đình và người thân sau một năm làm việc vất vả.

     
    Báo quản trị |  
  • #480476   29/12/2017

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Đúng là tết nay không còn giữ được nguyên vẹn cảm xúc như tết xưa nữa. Nhưng ba ngày Tết vẫn luôn là thời gian được mọi người mong chờ. Trong những ngày tết, chúng ta mới thực sự hưởng thụ cuộc sống. Tránh xa những phiền lo, bực dọc từ công việc, từ phố xá đông đúc; thay vào đó là vô tư vô lo ngồi xem ti vi, đi chơi cùng bạn bè, tận hưởng những phút giây thoải mái, bình yên và vui vẻ nhất.

     
    Báo quản trị |  
  • #501358   02/09/2018

    Tôi thấy ám ảnh lớn nhất vẫn là nỗi lo cơm áo gạo tiền mỗi khi tết về. Càng lớn thì tết lại càng không vui mà nó lại trở thành một nỗi lo. Lo đủ mọi chuyện: sắm sửa, dọn dẹp rồi tiền mừng các kiểu. Đủ thứ để lo nhưng tiền lương và thưởng lại không bao nhiêu. 

     
    Báo quản trị |  
  • #501975   12/09/2018

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 180 lần


    Nói đến tết lại sắp tới tết nữa rồi, lại phải chuẩn bị dành tiền mua vé máy bay, vé tàu. Rồi lo lắng không biết công ty có thông báo lịch nghỉ tết sớm không để mà kịp mua vé không lại hết vé mất thì dở. Rồi lo lắng không biết năm nay lại không có người yêu mang về thì anh em bà con đến nhà nói gì đây nữa...

     
    Báo quản trị |  
  • #580592   23/02/2022

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Từ lúc nào, Tết là nỗi ám ảnh của nhiều người?

    Tết năm nào cũng giống nhau và trong mắt nhiều bạn trẻ, dù nghỉ Tết thì vui thật đấy, dù được ăn nhiều món ngon và được nhận tiền lì xì thích đến mấy, khi càng lớn rồi Tết càng trở thành một nỗi ám ảnh như: cứ đến Tết là mọi thứ tăng giá,  tranh nhau tấm vé tàu xe về quê ăn Tết, đường xá tắc,...

     
     
    Báo quản trị |