Tranh chấp về lối đi chung

Chủ đề   RSS   
  • #493221 31/05/2018

    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Tranh chấp về lối đi chung

    Hỏi: Có 5 hộ dân sống trong 1 khu vực là A, B, C, D, E
    Vị trí tranh chấp là lối đi chung do gia đình ông A để lại và có từ lâu đời đến nay. Ông A chưa xác lập quyền sử dụng đất đối với đường đi chung. Tuy nhiên hiện nay ông A đã thực hiện xây dựng hàng rào kết cấu là cột bê tông lưới B40 bao quanh lối đi chung và có cổng rào không cho hộ ông B và bà C đi đối với lối đi này.
    Bà C và ông B đã có lối đi khác. Tuy nhiên bà C khiếu nại việc ông A bao chiếm lối đi vì cho rằng việc xây dựng của ông A là không đúng. Phía bên trong có hộ ông E chỉ sử dụng lối đi này để đi nhưng không khiếu nại. Vậy nên giải quyết khiếu nại này như thế nào? 

    Đáp: Theo quy định tại Điều 254 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
    “Điều 254. Quyền về lối đi qua
    1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
    Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
    Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

    3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

    Như vậy, nếu gia đình ông B và bà C không có hoặc không đủ lối đi chung thì sẽ có quyền yêu cầu nhà ông A mở một lối đi hợp lý và các gia đình khác tiến hành đền bù một khoản tương ứng (trong trường hợp đây là diện tích đất thuộc sở hữu của gia đình ông A) đúng theo quy định trên. Ngoài ra, theo như thông tin cung cấp thì ông A chưa có quyền sở hữu đối với diện tích đất là lối đi chung này nên việc ông A "thực hiện xây dựng hàng rào kết cấu là cột bê tông lưới B40 bao quanh lối đi chung và có cổng rào" là chưa phù hợp theo quy định trên.
    UBND cấp xã sẽ có trách nhiệm tổ chức hòa giải giữa các bên trong trường hợp này.

     
    1530 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuychichu vì bài viết hữu ích
    vohienduc (02/06/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận