Tranh chấp thương mại quốc tế.

Chủ đề   RSS   
  • #579487 19/01/2022

    Tranh chấp thương mại quốc tế.

     Nguyên đơn: NĐ_Công ty A; Có trụ sở tại số 99 Raffle, Singapore, Singapore; Do ông Y - Giám đốc Công ty làm đại diện.

    Bị đơn: BĐ_Công ty cổ phần Thép B; Có trụ sở tại KCN DN, phường HL, TP. DN, tỉnh BD; Do ông Trần Thanh Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị làm đại diện.

    Theo đơn khởi kiện, trình bày của nguyên đơn và các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, thì: Ngày 11/11/2019, NĐ_Công ty A (sau đây gọi tắt là NĐ_Công ty A - bên A) có ký Hợp đồng số 03-09/HT-PT với BĐ_Công ty cổ phần Thép B (sau đây gọi tắt là BĐ_Công ty B - bên B) với nội dung: NĐ_Công ty A bán cho Công ty B 816,97 tấn (+/- 10%) thép cán nóng, dạng cuộn, xuất xứ Nhật Bản (Nhà cung cấp là công ty G tại Nhât Bản); tổng trị giá là 7.422.000.000 đồng (+/-10%) (tỷ giá tạm tính 1USD = 23.500VND); giá trên là giá tạm tính đã bao gồm thuế VAT, trong trường hợp chính sách thuế thay đổi thì giá trị hợp đồng sẽ thay đổi phù hợp; thời hạn giao hàng trong tháng 11-12/2019; Bên B thanh toán cho bên A bằng tiền mặt, chuyển séc hoặc chuyển khoản theo trình tự sau: Ngay sau khi ký hợp đồng, bên B đặt cọc cho bên A số tiền 1.114.000.000VNĐ tương đương 15% tổng giá trị hợp đồng; số tiền này được quyết toán vào ngày thanh lý hợp đồng. Trong vòng 145 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, bên B phải thanh toán cho bên A số tiền hàng còn lại tương đương 85% trị giá hợp đồng. Quá thời hạn trên, bên B phải chịu phạt theo lãi suất phạt chậm của Ngân hàng. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận, không được đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng. Bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt 8% trị giá hợp đồng áp dụng theo mức phạt của Luật thương mại Việt Nam 2005. Mọi thay đổi, bổ sung các điều khoản của hợp đồng này phải được lập thành văn bản là phụ lục hợp đồng. Các bản phụ lục hợp đồng (nếu có) là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng này.

    Ngoài ra, hai bên còn ký Phụ lục số 1 (kèm theo Hợp đồng số 02-09/HT- TP) không đề ngày tháng năm 2019, trong đó, hai bên thoả thuận thay đổi nhà cung cấp nước ngoài (Nhà cung cấp là công ty M tại Hàn Quốc), tổng giá trị hợp đồng tạm tính vẫn là 7.422.000.000 đ; ngay khi có yêu cầu nộp thuế của cơ quan hải quan, bên B chuyển cho bên A toàn bộ số tiền thuế VAT và thuế nhập khẩu theo thông báo thuế của cơ quan hải quan nơi thông quan; giá trên là giá tạm tính đã bao gồm thuế VAT, bên B sẽ chịu thêm phần chênh lệch VAT (nếu có); Bên A phải trả các chi phí sau: Chi phí giao nhận tại cảng, bốc xếp tại cảng, chi phí giám định, chi phí lưu kho, lưu bãi...; bên A thanh toán cho bên B bằng VNĐ.

    Ngày 12/11/2019, BĐ_Công ty B đã đặt cọc cho NĐ_Công ty A 1.114.000.000 đồng. Ngày 14/11/2019, chuyển tiếp 53.000.000 đ, tổng cộng 1.167.000.000 đồng.

    Ngày 12/12/2019, NĐ_Công ty A đã giao số lượng 700,97 tấn thép, hai bên đã làm biên bản giao nhận hàng. BĐ_Công ty B nhận thấy số lượng hàng giao không đủ theo thoả thuận trong hợp đồng. BĐ_Công ty B yêu cầu NĐ_Công ty A phải giao hàng cho đủ số lượng là thép 816,97 tấn.

    Ngày 12/01/2020, NĐ_Công ty A thông báo Nhà cung cấp công ty M tại Hàn Quốc đã hết loại thép cán nóng, dạng cuộn như đơn đặt hàng của BĐ_Công ty B và đồng thời nhân viên của công ty M đang đình công nên không thể sản xuất mặt hàng này ngay được. Vì lý do bất khả kháng này, Bên A đề xuất lấy hàng của Nhà cung cấp là công ty G tại Nhât Bản (hàng có sẵn tại kho của Bên A) để giao cho Bên B nhưng Bên B không đồng ý và yêu cầu Bên A phải giao đúng hàng như Bên A yêu cầu chậm nhất ngày 12/02/2020. Sau đó, Bên A vẫn không có phản hồi và vào ngày 05/04/2021 thì Bên B gửi thông báo huỷ bỏ hợp đồng.

    Bên B có quyền hủy bỏ hợp đồng không ạ ?

     
    283 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận