- Tội trộm
cắp tài sản và tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản có sự khác nhau cơ bản (nôm na
là thế này) :
+ Trộm cắp
tài sản là hành vi lén lút…hành vi này là “lén lút” với chính người có tài sản
(người quản lý tài sản) mà không nhất thiết phải lén lút với tất cả mọi người
khác mà quan trọng chính là lén lút với chủ tài sản (ví dụ: hành vi giả vé xe qua
mắt người bảo vệ để chiễm đoạt chiếc xe ).
+ Tội công
nhiên chiếm đoạt tài sản: là hành vi công khai, trắng trợn chiếm lấy tài sản của
người có tài sản (người quản lý tài sản) vì lý do khách quan mà họ không thể bảo
vệ được tài sản của mình.
- Theo tình
tiết bạn nêu ra : “thấy có đám đánh nhau mọi người kéo đến xem đông ,
gây lộn xộn làm ách tắc giao thông công cộng hơn 2 h. Trong khi đang đánh lộn,
D không có khả năng trông giữ được chiếc xe của mình, C đã nhanh chân chạy đến lấy luôn chiếc xe của D mang về nhà cất
giấu không cho A biết ”.
Có thể thấy rằng:
+ khi đánh
nhau, hiển nhiên D không thể còn khả năng trông giữ chiếc xe của mình.
+ đám đông
vây quanh, gây lộn xộn là điều kiện lý tưởng để cho kẻ gian thực hiện hành vi
phạm tội.
- Như vậy:
để xác định chính xác tội danh của C, cần xác định rõ yếu tố: Hành vi của C “nhanh
chân chạy đến lấy luôn chiếc xe của D” là hành vi lén lút hay công khai.
- Quan điểm cá nhân tôi, cần phải làm rõ: khi C
thực hiện hành vi của mình
+ Nếu D
không nhận thấy, C phạm tội trộm cắp tài sản.
+ Nếu D nhận
ra C lấy chiếc xe, nhưng đang đánh nhau với A, D không thể bảo vệ được xe máy,
thì C phạm tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản.
- Về thực
tiễn:
+ D và A đánh nhau, nguyên nhân của vụ việc
đánh nhau là do va chạm giao thông, xe D
đâm vào xe A, thường thì, nơi A và D đánh nhau không thể quá xa chiếc xe của
mình. Việc D có thể nhận ra người khác lấy chiếc xe mình là có thể, mặc dù đang
đánh nhau với A.
+Việc C chiếm đoạt chiếc xe mà A không biết có nghĩa là A không chứng kiến hành vi phạm tội của C, điều này không đồng nghĩa với việc D không thể nhận ra hành vi của C: D có thể thấy hoặc không.
+ Tuy
nhiên, cũng không loại trừ được D và A
đánh nhau, C nhanh chân lấy ngay chiếc xe của D trước khi D kịp nhận ra điều
này.
+ Thông thường,
trong những vụ va chạm kiểu như vậy, kẻ
gian thường lợi dụng nó lẻn vào đám đông vây quanh xem đánh nhau để trộm cắp những
vật, đồ, tài sản có tính chất nhỏ, dễ cất giấu như điện thoại, đồng hồ, đồ
trang sức, túi, ví…..rơi ra đường. Tuy nhiên cũng không loại trừ kẻ gian lợi dụng
nó,”công nhiên chiếm đoạt” tài sản có giá trị lớn như xe máy (thủ đoạn: giả là
người tốt chẳng hạn).
+ Quan điểm
cá nhân tôi với tình tiết nêu trên thì D có khả năng nhận thấy xe mình bị chiếm đoạt, tức là C phạm tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản.
- Rất mong
các thành viên tham gia thảo luận với quan điểm riêng của mình.