Trách nhiệm hình sự, tội phạm và hình phạt

Chủ đề   RSS   
  • #15685 17/10/2008

    tranglaw

    Lớp 9

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/10/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 12125
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trách nhiệm hình sự, tội phạm và hình phạt

    Em muốn hỏi về thực trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác hiện nay ở nước ta như thế nào?

    Theo luật hình sự Việt Nam, người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Hãy bình luận về quy định trên và liên hệ với thực xã hội hiện nay.
    Cập nhật bởi BachHoLS ngày 09/11/2010 11:49:19 PM cách dòng
     
    316807 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

55 Trang «<19202122232425>»
Thảo luận
  • #28706   11/06/2009

    e32pel29
    e32pel29

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/12/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    phạm tội Giết người theo điều 93 hay tội Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người hay vô tội

    Thứ Hai, 21/07/2008, 16:16

    Chết vì mắc phải điện chống trộm

    TP - Nạn nhân là ông Bùi Văn Tốn (trên 70 tuổi, ở xóm Thượng, xã Ngọc Lũ, Bình Lục, Hà Nam). Chiều 18/7/2008, ông Tốn ra bờ ao nhà ông Trần Văn Tuất cùng xóm để lấy cây chuối về thái làm thức ăn cho lợn. Trong khi ông Tốn vác chuối đã vướng phải dây điện trần thắp sáng của gia đình ông Tuất nên đã bị ngã ngất xỉu. Mặc dù được đưa đi cấp cứu kịp thời nhưng đến khoảng 9 giờ sáng hôm sau (19/7/2008), ông đã tử vong. Theo một số người dân quanh khu vực nhà ông Tuất, ông Tuất đã giăng dây điện trần thắp sáng ra bờ ao để bảo vệ ao cá nhà mình với mục đích chống trộm nên đã xảy ra sự việc trên.
    Trà Giang
    trong trường hợp như bài báo Tiền phong đã đưa như trên,thì thời gian ông Tuất từ lúc bị điện giật đến khi bị chết la khoảng 17h,buổi sáng trước khi ông tuất chết,ông ấy vẫn thái chuối cho lợn ăn.Vậy xin hỏi các nhà luật,nếu kết luận giám định về nguyên nhân tử vong của ông Tốn là "suy tim, suy hô hấp cấp dẫn đến tử vong" không có khẳng định nào liên quan gì đến tác dụng của dòng điện.
    Vậy ông Tuất có phạm tội không,phạm tội gì?

     
    Báo quản trị |  
  • #28707   25/03/2009

    nghien_cuu_phap_luat
    nghien_cuu_phap_luat

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/03/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chào bạn

    Nếu kết quả giám định pháp y mà nguyên nhân chết do dòng điện của ông Tuất gây ra thì nhất định ông Tuất đã phạm vào tôi vô ý làm chết người theo điều 98, 99 bộ luật hình sự.

    Điều 98.  Tội vô ý làm chết người 

    1. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

    2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

    Điều 99. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

    1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.
    2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ năm  năm đến mười hai năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Nếu kết quả giám định pháp y mà nguyên nhân chết không do dòng điện của ông Tuất gây ra thì ông Tuất không bị truy cứu trách nhiêm hình sự.
     

     
    Báo quản trị |  
  • #28708   31/03/2009

    ngothanhhai13
    ngothanhhai13

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Về nguyên tắc nếu là lỗi cố ý gián tiêp thì hậu quả xảy ra đến đâu sẽ xử lý đến đó, trong vụ án này thì ông Tuấn sẽ bị xử theo Diều 104 Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết nguời
     
    Báo quản trị |  
  • #28710   11/06/2009

    zamaza
    zamaza

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2009
    Tổng số bài viết (75)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 21 lần


        - Trong vụ án này, ông Tuất phải bị xử lý về tội giết người, quy định tại điều 93 - BLHS, lỗi cố ý gián tiếp.
        - Nguyên nhân chết như kết luận giám định nêu là hoàn toàn chính xác => Bạn phải nhớ kỹ đây là nguyên nhân chết,  việc không ghi thêm lý do là bị điện giật hoàn toàn đúng vì điện giật không phải là nguyên nhân chết của nạn nhân mà là nguyên nhân trong mối quan hệ nhân - quả của vụ phạm tội: Ông Tuất mắc dây điện -> có dòng điện -> ông Tốn vướng phải -> bị điện giật -> chết ( Chết vì suy hô hấp...)
        - Theo tôi không thể xử ông Tuất về tội Cố ý gây thương tích được vì cấu thành của tội Cố ý gây thương tích ghi rất rõ: "Người nào cố ý gây thương tích..." trường hợp này ông Tuất không cố ý gây thương tích cho ông Tốn.

     
    Báo quản trị |  
  • #28677   01/01/2009

    tuannt12xxxxx
    tuannt12xxxxx

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/12/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi có phạm tội không?

    Kính gửi ban tư vấn pháp luật xin tư vấn giúp tôi.Trong trường hợp của tôi có phạm tội gì không?
    Tôi có sửa lại bậc thềm nhà trong lúc đang làm tôi bị người hàng xóm đối diện đẩy xe máy xuống va vào tôi và làm hỏng bậc chỗ thềm nhà tôi vừa sửa.Tôi rất cau và có đứng dậy dùng 2 tay đẩy anh ta .Và chúng tôi co vật nhau danh lộn bằng tay chân.Trong lúc vật lộn anh ta có bị chảy máu thấy vậy lên tôi dừng lại,thì anh ta gọi người nhà và có lấy 1 thanh sắt lao vào đánh tôi .Tôi vội nhặt 1 viên gạch lên đỡ được ,sau đó tôi lao vào giằng co thanh sắt với anh ta lúc đó tôi bi ngã nằm ngửa.Trong lúc nay vợ anh ta co nhặt gạch lém vào đầu tôi .Tôi cố gẵng vùng dậy thì liên bi con anh ta dùng dao chém liên tiếp 2 lần vào tay.Tôi có gằng bỏ chạy lùi lại vào trong ngõ lúc này con anh ta vẫn cầm dao đuổi theo tôi
    tôi ko có đường thoát đành đứng lại và giật được con dao và vứt đi .Nhưng ngay sau đó con anh ta lai chạy về nhà và trở lại với 1 con dao khác chém tôi tôi tránh dc và tóm được con dao nhưng lúc đó vợ anh ta đa lao vào và 3người giằng co con dao đó vợ anh ta đã lấy được.Đến đây tôi đã kiệt sực và công an đa đến .

    Trong trường hợp này tôi co phạm tội gì ko?Và ở mức an nào
    Sau khi ra viện 3ngón tay tôi vẫn ko co lại đựơc tôi muốn tiếp tục đc diều trị .Khi đi điều trị tôi có cần phải xin giấy phép của công an ko.?
    Và hiện tại tôi có thê khiếu kiện lên cấp quận ko? Vì hiện tại vợ anh ta va con anh ta (người trực tiếp gây thương tích cho tôi) vẫn chưa hề bị bắt giam với li do vợ anh ta mới sinh con nhỏ,con anh ta chưa đủ tuổi thành niên.

     
    Báo quản trị |  
  • #28678   21/12/2008

    daogamcun
    daogamcun

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/12/2008
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Không vấn đề gì đâu bạn. Bạn chẳng phạm tội gì chỉ là đánh nhau đùa cho vui thôi. Còn về phần của gia đình bên kia còn tùy vào thương tích của bạn là bao nhiêu. nếu trên 11% thì bạn có thể kiện ra tòa. Việc vợ anh ta có con nhỏ cũng không ảnh hưởng gì đến việc bạn kiện ra tòa.( Còn anh ta hình như cũng thế;;;; chỗ này mình không rõ)))). Bạn có thể tham khảo điều 104 BLHS 99.

    Bạn điều trị là việc của bạn liên quan gì đến công an đâu. Chi phí điều trị của bạn có thể bắt gia đình bên kia chi trả cho bạn

     
    Báo quản trị |  
  • #28679   01/01/2009

    mizuno
    mizuno
    Top 500
    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (135)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    anh không phạm tội, anh là người bị hại đấy

    - Với các tình tiết nêu trên thi theo quan điểm cá nhân tôi, anh không những không phạm tội mà còn là người bị hại do hành vi trái pháp luật của thành viên gia đình người hàng xóm đối diện.
    - Hành vi của anh chỉ là gây thương tích nhẹ cho người hàng xóm, và anh đã dừng lại. Nếu có xét tình tiêt này, cùng lắm, anh chỉ phải bồi thường thiệt hại.
    - Trái lại, hành vi của người nhà hàng xóm anh: là hành vi cố ý gây thương tích cho người khác với công cụ phạm tội nguy hiểm là thanh sắt, Dao và gạch. (gạch đá theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được coi là công cụ phạm tội nguy hiểm). Hành vi này xảy ra liên tục, liên tiếp nhau và nếu như không có sự xuất hiện của công an thì có lẽ anh không chỉ bị thương tích như vậy, đây là hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác, cần xác định thương tích cụ thê của anh để xác định xem hàng xóm của anh có phạm tội không.
    - phụ nữ có con nhỏ, và người chưa thành niên thì khi phạm tội, nhà nước và pháp luật có chính sách xét xử riêng, tùy theo trường hợp cụ thể.
    - Anh là người bị hại, nếu thương tích của anh được chứng nhận là 11% thì anh có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Vì hành vi phạm tội của hàng xóm anh là hành vi cố ý gây thương tích (khoản 1), nên theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Vụ án chỉ có thể được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, đây là điều kiện bắt buộc. Do anh chưa có đơn yêu cầu khởi tố vụ án hoặc đơn tố giác tội phạm) nên Cơ quan điều tra hay Viện kiểm sát không thể tự mình khởi tố vụ án hình sự được, do vậy, việc vợ, con người hàng xóm của anh không thể bị bắt giam, bắt giam chỉ áp dụng với bị can ( người bị khởi tố bị can), chưa khởi tố vụ án thì chưa thể có điều tra, bắt giam được.
    Việc anh điều trị thương tích không phụ thuộc vào bất kì cơ quan nào, do vậy, anh không phải xin phép bất kỳ ai, điều trị thương tích là điều trị cho bản thân mình mà. Còn bệnh viện sẽ có hồ sơ bệnh án, dựa vào bệnh án này thì Cơ quan giám định sẽ có kết luận thương tích của anh là bao nhiêu %.
     
    Báo quản trị |  
  • #28839   03/03/2009

    fan0_0ryu
    fan0_0ryu

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thắc mắc về Luật Hình Sự.

    #ccc" align="left">+) A sinh ngày 15.09.1970, nhận thức bình thường. Do mâu thuẫn cá nhân, vào lúc 22H00 ngày 15.09.2007 trên đường đi làm về, anh B đã bị anh A dùng gậy đánh thương tích với tỉ lệ thương tích sức khỏe là 15%. Hành vi của anh A đã bị bắt giữ và xử lý trước pháp luật.
    - Xác định vi phạm pháp luật của anh A ?
    - Trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với anh A ?
    - Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật trên ?
     
    Báo quản trị |  
  • #28840   04/02/2009

    trathainguyen
    trathainguyen
    Top 500
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2008
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 989
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 10 lần


    A có nhận thức bình thường, đã 39 tuổi, như vậy A đã đủ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự. Hành vi A dùng gậy đánh B với tỉ lệ thương tích là 15%. A đã phạm tội cố ý gây thương tích quy định tại điều 104 BLHS.
    -Tỉ lệ thương tật A gây ra cho B là 15 % do đó A sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý theo khoản 1 điều 104 "Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến 3 năm"
    + Cấu thành của tội phạm :
    - chủ thể : A đã 39 tuổi, có năng lực hành vi đầy đủ, A đã thực hiện hành vi phạm tội do đó A là chủ thể của tội phạm
    - Mặt khách quan: A đã có hành vi cố ý gây thương tích đối với anh B (dùng gậy đánh B)
    hậu quả khiến anh B bị thương tích với tỉ lệ thương tật là 15%. Hành vi của A chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả làm B bị thương 15%. Như vậy, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của hành vi.
    - Mặt chủ quan: A dùng gậy đánh B, biết hành vi đó có thể gây ra hậu quả nhưg A vẫn hành động. Do đó, lỗi của A là lỗi cố ý.
    -  khách thể của tội phạm là sức khỏe của con người.

    http://www.sungroup.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #28841   05/02/2009

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Hay, khen Trathainguyen


    Trathainguyen giỏi quá
     
    Báo quản trị |  
  • #28842   06/02/2009

    trathainguyen
    trathainguyen
    Top 500
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2008
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 989
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 10 lần


    Ui, ngại quá, em không dám nhận đâu ạ.Bác khen quá lời rùi.

    http://www.sungroup.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #28843   04/03/2009

    lehuynghia
    lehuynghia

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:01/03/2009
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chưa chắc là khoản 1 Điều 104

    A dùng gậy để đánh B gây thương tích 15%: hung khí mà A dùng để đánh B là chiếc gậy nhưng bạn ko nói rõ kích thước, chất liệu, ...Nếu là nó là vật cứng thì xác định nó là "hung khí nguy hiểm" nên A sẽ phạm tội "Cố ý gây thương tích" theo Khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự.
     
    Báo quản trị |  
  • #28809   30/01/2009

    tramanh388
    tramanh388

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/01/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ghi đề bị xử phạt như thế nào?

    9:29:44 AMNgười quen của tôi bị bắt quả tang hai lần trong 1 năm khi đang ghi đề, lần thứ nhất là 580.000 đồng, lần thứ2 là 670.000 đồng, vậy người quen của tôi có bị truy tố ra tòa hay không và mức độ xử phạt như thế nào? Xin  vui lòng giải đáp cho, chân thành cảm ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #28810   30/01/2009

    lawyerhien
    lawyerhien
    Top 150
    Lớp 6

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (517)
    Số điểm: 7457
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 38 lần


    #ccc" align="center">

    Mục 9.2 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006 qui định:
     Khi truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa… cần phân biệt:

    a. Một lần chơi số đề, một lần cá độ bóng đá, một lần cá độ ngựa… (để tính là một lần đánh bạc) được hiểu là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trong một trận bóng đá, tham gia cá độ trong một kỳ đua ngựa… trong đó người chơi có thể chơi làm nhiều đợt. Trách nhiệm hình sự được xác định đối với người chơi một lần đánh bạc trong các trường hợp này là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi trong các đợt đó.

    Ví dụ: Tại kỳ đua ngựa thứ 46, tổ chức vào ngày 06-4-2006, trong khoảng thời gian từ 9 giờ đến 11 giờ A đã cá độ ba đợt thì chỉ coi A đã đánh bạc một lần trong kỳ đua ngựa này với tổng số tiền cá độ của cả ba đợt đó; nếu tổng số tiền cá độ của cả ba đợt từ một triệu đồng đến dưới mười triệu đòng thì A phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 248 của BLHS. Cần chú ý là nếu số tiền cá độ mỗi đợt từ một triệu đồng trở lên thì đối với trường hợp này cũng không được áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội nhiều lần quy định tại điểm g khoản 1 Điều 248 của BLHS.

    b. Số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa… với nhiều người là tổng số tiền, giá trị hiện vật mà họ và những người chơi khác nhau dùng để đánh bạc.

    Ví dụ: B là chủ đề của năm người chơi đề khác nhau, mỗi người chơi đề với số tiền là hai mươi ngàn đồng; nếu với tỷ lệ chơi 1/70 (1 ăn 70) thì số tiền dùng để đánh bạc được xác định như sau:

    - Tiền dùng để đánh bạc của một người chơi đề với B sẽ được xác định là một triệu bốn trăm hai mươi ngàn đồng [20.000 đồng tiền của một người chơi dùng để đánh bạc + (20.000 đồng x 70 lần) tiền của B dùng đánh bạc với người chơi đó = 1.420.000 đồng)].

    - Tiền dùng để đánh bạc của B với năm người chơi đề là bảy triệu một trăm ngàn đồng (1.420.000 đồng tiền của B dùng đánh bạc với một người chơi x 5 người chơi = 7.100.000 đồng).

    Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu!

    Các bài viết không dấu sẽ bị xem là bài viết vi phạm!
    Bài viết vi phạm sẽ bị xóa!

    Luật s­ư L­ưu Thị Thu Hiền

    Tr­ưởng VP Luật s­ư Hiền và Liên danh

    374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.

     
    Báo quản trị |  
  • #28798   08/08/2009

    nhavan
    nhavan

    Mầm

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2008
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 530
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 0 lần


    áp dụng điều nào trong bộ luật hình sự để khởi tố bị can.

    Các anh cho tôi hỏi : Trường hợp một người có hành vi vận chuyển hàng nhập lậu số lượng lớn, giá trị hàng hoá chừng 7 trăm triệu đồng. (không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp và hàng hoá ở đây đang được vận chuyển trong nội địa,không phải đang vận chuyển qua biên giới). Theo lời khai của người đó thì số hàng này là do ngưòi khác thuê vận chuyển đến một địa đỉêm nhất định và tới đó sẽ có người đến nhận, anh ta chỉ nhận vận chuyển thuê thôi, ngoài ra không biết gì cả. Hành vi này có thể xử phạt vi phạm hành chính ở mức cao nhất là  10 triệu đồng đối với người vận chuyển nếu hàng hoá có giá trị dưới 100 triệu đồng.( theo khoản 9 điều 22 nghị định 06/2008/NĐ-CP xử phạt VPHC trong lãnh vực thương mại).Các anh cho tôi hỏi nếu vẩn chuyển hàng nhập lậu giá trị lớn đến 700 triệu đồng thì có bị khởi tố không và khởi tố với tội danh gì trong bộ luật hình sự ? cảm ơn các anh!
     
    Báo quản trị |  
  • #28799   02/08/2009

    khovilon
    khovilon

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/06/2009
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    Vậy phải hỏi xem anh ta vận chuyển hàng gì thì mới biết tội danh chứ bạn???? Mỗi một loại "hàng' như bạn hỏi có thể lại là 1 tội danh khác như Pháo, thuốc nổ, gỗ ...
     
    Báo quản trị |  
  • #28800   03/08/2009

    tienstplc
    tienstplc

    Male
    Sơ sinh

    Lai Châu, Việt Nam
    Tham gia:20/07/2009
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Trả lời

    Có thể bị sử lý HS về hành vi buôn lậu nếu người vận chuyển không chứng minh được là mình vận chuyển thuê...vv, còn nếu bị sử lý hình sự có thể bị truy ttố tội Buôn lậu Đ153 và trường hợp này sẽ truy tố theo Điểm a K3 điều 153 Blhs mức án cao nhất là 15 năm tù.
     
    Báo quản trị |  
  • #28801   08/08/2009

    nhavan
    nhavan

    Mầm

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2008
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 530
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 0 lần


    BUÔN LẬU


    Không thể xử lý hành vi buôn lậu theo điều 153 blhs được bạn ạ, dấu hiệu pháp lý của tội này là phải vận chuyển hoặc buôn bán hàng hoá trái phép qua biên giới mới cấu thành tội buôn lậu. Ở đây là hàng nước ngoài sản xuất đang lưu thông trong thị trường nội địa không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp theo quy định.
     
    Báo quản trị |  
  • #28793   08/01/2009

    kimduc88
    kimduc88

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tội danh buôn lậu

    Cháu chào luật sư ! Luật sư có thể trả lời 2 câu hởi của cháu được không ạ ?
    câu 1 :
    Với tội danh buôn lậu sẽ bị sử phạt như thế nào ạ ?
    câu 2 :
    Với trường hợp là : cháu đi xe được vận chuyển lậu qua biên giới ( do người khác nhập lậu về, cháu chỉ là người điều khiển trên đường), khi bị công an bắt giữ trên đường vì tội danh đi xe không có giấy tờ. Khi côn an điều tra ra được đấy là xe nhập lậu thì cháu có bị sử phạt không ạ ? và mức sử phạt sẽ là như thế nào ? Bị phạt hành chính hay là bị truy tố trước pháp luật ạ ?
    Cháu mong sớm nhận được câu trả lời của luật sư ! cháu cám ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #28794   08/01/2009

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2723)
    Số điểm: 19292
    Cảm ơn: 925
    Được cảm ơn 1055 lần
    SMod

    kimduc88 viết:

    Cháu chào luật sư ! Luật sư có thể trả lời 2 câu hởi của cháu được không ạ ?
    câu 1 :
    Với tội danh buôn lậu sẽ bị sử phạt như thế nào ạ ?
    Cháu mong sớm nhận được câu trả lời của luật sư ! cháu cám ơn


    Bạn tham khảo tại điều 153 Bộ luật Hình sự nha

    Điều 153. Tội buôn lậu

    1. Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này;

    b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá;

    c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    đ) Hàng cấm có số lượng rất lớn;

    e) Thu lợi bất chính lớn;

    g) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác;

    h) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    i) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    k) Phạm tội nhiều lần;

    l) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;

    b) Hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn;

    c) Thu lợi bất chính rất lớn;

    d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Vật phạm pháp có giá trị từ một tỷ đồng trở lên;

    b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn;

    c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

     
    Báo quản trị |  

Chủ đề đã khép lại!