Tố Tụng Hình Sự

Chủ đề   RSS   
  • #96038 18/04/2011

    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Tố Tụng Hình Sự

     Betoan89 có vài thắc mắc nho nhỏ thế này, mong các bạn góp ý kiến:

    BLTTHS quy định về truy nã bị can nhưng không có điều luật nào quy định việc truy nã bị cáo?

     Điều 161 BLTTHS quy định căn cứ truy nã bị can gồm 2 căn cứ là bị can trốn hoặc không biết bị can đang ở đâu, quy định những thủ tục cần phải có trong việc truy nã bị can và hình thức thông báo quyết định truy nã bị can. Như vậy, BLTTHS chỉ điều chỉnh đối tượng bị truy nã là bị can trong giai đoạn điều tra hoặc trong giai đoạn truy tố .

    Còn đối với bị cáo là người đã bị toà án quyết định đưa ra xét xử, Điều 187 BLTTHS quy định: “Nếu bị cáo trốn tránh thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị cáo”.Vậy việc cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị cáo phải được tiến hành như thế nào,VÀ được quy định ở đâu?

     Với quy định này thì khi toà án tạm đình chỉ vụ án do bị cáo trốn vẫn thuộc thẩm quyền trách nhiệm thụ lí giải quyết của toà án, toà án không trả hồ sơ cho viện kiểm sát. Hội đồng xét xử chỉ có văn bản yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị cáo. Điều đó có nghĩa là bị cáo vẫn là tư cách bị cáo mà không trở lại thành bị can để áp dụng theo Điều 161 BLTTHS để thực hiện việc truy nã bị can. Vậy truy nã bị cáo do điều luật nào điều chỉnh,quy định.

    Vậy khi Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã ghi là truy nã bị can chứ không ghi truy nã bị cáo trong trường hợp này.?

    Mong các bạn cho ý kiến.
    Cập nhật bởi BeToan89 ngày 18/04/2011 04:59:37 PM

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    10624 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #96062   18/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Theo mình tìm hiểu thì đây là một trọng những điểm thiếu sót của BLTTHS 2003.  BLTTHS 2003 chỉ quy định tại đoạn 3, khoản1,  ĐIều 187 như sau:

    "Điều 187. Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa
    1.............................................................................................
    Nếu bị cáo trốn tránh thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.
    "

    -Trong khi đó, như bạn nói, việc truy nã bị can được quy định rất rõ ràng tại điều 161 BLTTHS 2003.
    -Để giải quyết bất cập nêu trên (trước khi có BLTTHS 2003), VKSNDTC, Bộ nội vụ, TANDTC đã  ban hành thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 07/01/1995 hướng dẫn một số quy định về truy nã  bị can, bị cáo trong giai đoạn truy tố và xét xử theo đó việc truy nã bị cáo áp dụng theo quy định về truy nã bị can.
    "Trong trường hợp đã mở phiên toà mà bị cáo trốn tránh, thì Hội đòng xét xử áp dụng khoản 1 Điều 162 Bộ luật tố tụng hình sự ra quyết định tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị cáo.
    ..........................................................................................................................
    3.Khi nhân được công văn của Viện kiểm sát, của Toà án yêu cầu truy nã bị can, bị cáo, cơ quan điều tra ra ngay quyết định truy nã và thông báo quyết định truy nã theo đúng quy định tại Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự, niêm yết quyết định truy nã tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của bị can, bị cáo và sao gửi cho Viện kiểm sát hoặc Toà án đã yêu cầu truy nã.
    "

    Thông tư này dựa trên cơ sở của BLTTHS không số năm 1988 (đã hết hiệu lực),dưới đây là quy định tại ĐIều 136 và 162 của nó:

    "Điều 136. Truy nã bị can.
    Quyết định truy nã phải ghi rõ họ tên, tuổi, trú quán, đặc điểm để nhận dạng bị can, dánảnh kèm theo, nếu có và tội phạm mà bị can đã bị khởi tố.
    Quyết địnhtruy nã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi ngườiphát hiện, bắt, giữ người bị truy nã.

    ....................................................................................................................
    Điều 162. Sự có mặtcủa bị cáo tại phiên toà.

    1- Bị cáo phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu vắng mặt không cólý do chính đáng thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng thìphải hoãn phiên toà.
    Nếu bị cáobị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉvụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.
    Nếu bị cáo trốn tránh thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị cáo
    ."

    Tuy nhiên, việc bổ sung trong thông tư này không được thêm thẳng vào trong BLTTHS 2003 , nhưng theo mình tra cứu thì thông tư này vẫn còn hiêu lực thi hành (có thể lý do vì nội dung của nó chưa được pháp điển vào BLTTHS 2003). Chiếu quy định tại hai Điều 136 và 162 của BLTTHS 1988 chính là quy định tại hai điều 161 và 187 của BLTTHS 2003.
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 18/04/2011 07:03:32 PM

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    Candy91 (25/05/2011)
  • #96172   19/04/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào Im_lawyerx0
     #dbe5f1;">Để giải quyết bất cập nêu trên (trước khi có BLTTHS 2003), VKSNDTC, Bộ nội vụ, TANDTC đã  ban hành thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 07/01/1995 hướng dẫn một số quy định về truy nã  bị can, bị cáo trong giai đoạn truy tố và xét xử theo đó việc truy nã bị cáo áp dụng theo quy định về truy nã bị can.

     Hiện nay thông tư liên ngành #dbe5f1;">số 03/TTLN ngày 07/01/1995 đã không còn phù hợp.
     Nhưng cách chiếu của bạn rất hay để ta có thể hiểu thêm quy định này trong thời gian chưa có thông tư mới quy định vấn đề này.

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #96429   19/04/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Tuy nhiên, việc bổ sung trong thông tư này không được thêm thẳng vào trong BLTTHS 2003 , nhưng theo mình tra cứu thì thông tư này vẫn còn hiêu lực thi hành (có thể lý do vì nội dung của nó chưa được pháp điển vào BLTTHS 2003). Chiếu quy định tại hai Điều 136 và 162 của BLTTHS 1988 chính là quy định tại hai điều 161 và 187 của BLTTHS 2003.
    Cảm ơn sự góp ý của Im_lawyerx0 nhé.

    Đây đều là vấn đề mà mình cũng hơi thắc mắc.
    Theo mình nghĩ Có một văn bản để hướng dẫn vấn đề này thay cho cái thông tư 03 khi BLTT HS 2003 ra đời thì nó hay hơn và dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu hiệu lực của nó,NHiều người tìm thấy nhưng lại tưởng rằng nó không còn hiệu lực nên vấn để  mình nêu trên không biết phải tìm ở đầu nữa.Nhưng nếu không áp dụng nó thì cũng không được bởi vì trong luật không quy định về vấn đề truy nã bị cáo.

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #96437   19/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Theo mình, mấy ông VKSNDTC, Bộ nội vụ, TANDTC vốn tùy tiện. Hơn nữa, vấn đề này nếu không phải những người nghiên cứu chuyên sâu chắc cũng không ai để ý, do đó cũng không thèm ban hành một thông tư khác để thay thế thông tư này cho phù hợp !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #96472   19/04/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

     

    Chào các bạn!

    Hai hôm nay thấy các bạn trao đổi về chủ đề này, thấy chẳng có gì phải góp ý cả vì nó đúng quá rồi.

    Nhưng tôi bỏ công đi tìm thêm cho các bạn cái Thông tư số 03-TT/BNV (C11) ngày 11/4/1997 hướng dẫn "việc truy nã người bị phạt tù và bị cáo đang được tại ngoại bỏ trốn" khắp các diễn đàn chẳng thấy đâu.

    Các bạn quan tâm đến vấn đề này thì cố mà tìm nhé, nó vẫn còn nguyên hiệu lực đấy.Và lưu ý là nó hướng dẫn thêm thông tư 03 mà các bạn đang trao đổi, chứ không phải là thay thế đâu. Tôi potay rồi.

    Nếu các bạn tìm không được mà thấy cần thiết để phục vụ cho việc học tập, các bạn ới lại một tiếng, tôi sẽ đánh máy tạo file gửi các bạn nhé. Nó cũng ngắn thôi, khoảng hơn 1,5 trang giấy A4.

    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #96476   19/04/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Vậy cảm ơn Anh Thành nhiều nhé.

    Anh quá nhiệt tình rồi.

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #96487   19/04/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    BỘ NỘI VỤ-TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

    -VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

    ********

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ********

    Số: 03/TTLN

    Hà Nội , ngày 07 tháng 1 năm 1995

     

    THÔNG TƯ LIÊN NGÀNH

    SỐ 03/TTLN NGÀY 7-1-1995 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO, BỘ NỘI VỤ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ TRUY NÃ BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG GIAI ĐOẠN TRUY TỐ VÀ XÉT XỬ 

    Tại mục IV Thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 12-1-1989 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, đã hướng dẫn về truy nã bị can, bị cáo. Tuy nhiên, sự hướng dẫn đó còn chưa đầy đủ, do đó, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn thực hiện một số quy định về truy nã bị can, bị cáo như sau:

    1. Sau khi kết thúc điều tra, hồ sơ vụ án đã được chuyển sang Viện kiểm sát mà bị can bỏ trốn, thì Viện kiểm sát áp dụng điểm b khoản 2 Điều 143b Bộ luật tố tụng hình sự yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị can.

    Theo tinh thần quy định tại Điều 65 Bộ Luật tố tụng hình sự thì sau khi bắt được bị can hoặc nhận người bị bắt, cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và thông báo ngay cho cơ quan đã ra lệnh truy nã.

    Để đảm bảo việc giam, giữ người phải có lệnh, thì sau khi lấy lời khai cơ quan điều tra áp dụng Điều 68 Bộ luật tố tụng hình sự ra lệnh tạm giữ đối với bị can và giải ngay người đó đến trại giam gần nhất. Trại giam có trách nhiệm tiếp nhận và giam giữ bị can. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo của cơ quan điều tra về kết quả truy nã bắt được bị can, thì Viện kiểm sát đã yêu cầu truy nã phải ra ngay quyết định tạm giam đối với bị can và tiếp tục tiến hành các công việc theo thủ tục chung nhằm bảo đảm việc giam giữ người bị truy nã theo đúng pháp luật.

    Nếu hết thời hạn quy định tại Điều 142 Bộ luật tố tụng hình sự mà việc truy nã bị can vẫn chưa có kết quả thì Viện kiểm sát áp dụng điểm b khoản 2 Điều 143b Bộ luật tố tụng hình sự ra quyết định tạm đình chỉ vụ án.

    Trong trường hợp Viện kiểm sát đã ra quyết định truy tố bị can nhưng chưa giao bản cáo trạng cho bị can mà bị can bỏ trốn, thì Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị can. Nếu hết thời hạn quy định tại Điều 142 Bộ luât tố tụng hình sự mà việc truy nã bị can vẫn chưa có kết quả thì Viện kiểm sát ra quyết định tạm đình chỉ vụ án.

    Theo tinh thần quy định tại khoản 3 Điều 143b Bộ luật tố tụng hình sự, cần lưu ý rằng đối với các trường hợp trên đây mà trong vụ án có nhiều bị can, trong đó có bị can bỏ trốn, có bị can không bỏ trốn, thì Viện kiểm sát chỉ ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can đang bỏ trốn, còn đối với bị can không bỏ trốn, thì vẫn tiến hành các công việc theo thủ tục chung.

    Trong trường hợp Viện kiểm sát đã ra quyết định truy tố bị can và đã giao bản cáo trạng cho bị can nhưng chưa chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án mà nhận được thông tin về việc bị can bỏ trốn, thì Viện kiểm sát vẫn chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án để thụ lý, xét xử và thông báo cho Toà án biết việc bị can đã bỏ trốn để Toà án yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị can.

    2. Trong trường hợp nhận được thông báo của Viện kiểm sát về việc bị can bỏ trốn sau khi đã được giao bản cáo trạng không phân biệt hồ sơ vụ án đã được chuyển giao cho Toà án hay chưa cũng như trong giai đoạn chuẩn bị xét xử nếu bị can bỏ trốn thì Toà án yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị can và vẫn tiến hành các công việc theo thủ tục chung. Khi bắt được bị can, cơ quan điều tra và trại tạm giam cần thực hiện theo đúng thủ tục như đã hướng dẫn tại đoạn 2 điểm 1 Thông tư này. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo của cơ quan điều tra về kết quả truy nã là đã bắt được bị can, thì Toà án ra ngay quyết định tạm giam đối với bị can.

    Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 151 Bộ luật tố tụng hình sự mà việc truy nã bị can vẫn chưa có kết quả, thì Toà án áp dụng Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự ra quyết định tạm đình chỉ vụ án.

    Trong trường hợp đã mở phiên toà mà bị cáo trốn tránh, thì Hội đòng xét xử áp dụng khoản 1 Điều 162 Bộ luật tố tụng hình sự ra quyết định tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị cáo.

    Cần lưu ý rằng đối với các trường hợp trên đây mà trong vụ án có nhiều bị can, bị cáo, trong đó có bị can, bị cáo bỏ trốn, có bị can, bị cáo không bỏ trốn, thì Toà án vẫn ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với tất cả các bị can, bị cáo. Toà án áp dụng Điều 151 hoặc Điều 152 Bộ luật tố tụng hình sự ra lệnh tạm giam, đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giam không bỏ trốn, mà thời hạn tạm giam đã hết và nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử.

    Nếu hết thời hạn mà việc truy nã vẫn chưa có kết quả, thì Toà án phải ra ngay quyết định đưa vụ án ra xét xử và Toà án xét xử vắng mặt bị cáo bỏ trốn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 162 Bộ luật tố tụng hình sự.

    3. Khi nhân được công văn của Viện kiểm sát, của Toà án yêu cầu truy nã bị can, bị cáo, cơ quan điều tra ra ngay quyết định truy nã và thông báo quyết định truy nã theo đúng quy định tại Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự, niêm yết quyết định truy nã tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của bị can, bị cáo và sao gửi cho Viện kiểm sát hoặc Toà án đã yêu cầu truy nã.

    Theo quy định tại các điều 64, 65 Bộ luật tố tụng hình sự, khi cơ quan công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân bắt được hoặc nhận được người bị truy nã thì phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền ở địa bàn đó. Sau khi lấy lời khai, cơ quan điều tra phải thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết và giải ngay người đó đến trại giam nơi gần nhất.

    Ngay sau khi nhận được thông báo về việc đã bắt được người bị truy nã, cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát hoặc Toà án đã có yêu cầu truy nã biết. Viện kiểm sát hoặc Toà án có trách nhiệm thực hiện theo đúng các hướng dẫn tại điểm 1 hoặc điểm 2 Thông tư này.

    Trong trường hợp trước ngày hết thời hạn tạm giữ (tối đa là 9 ngày) mà Trại tạm giam vẫn không nhận được quyết định tạm giam của Viện kiểm sát hoặc Toà án đã có yêu cầu truy nã đối với người bị bắt, thì Trại tạm giam cần báo ngay cho cơ quan điều tra nơi đã bắt được người bị truy nã. Ngay sau khi nhận được thông báo của Trại tạm giam, cơ quan điều tra nơi đã bắt được người bị truy nã có trách nhiệm yêu cầu cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã đến nhận ngay người bị bắt hoặc tự mình áp giải người bị bắt đến cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã.

    Đối với trường hợp Toà án có công văn yêu cầu truy nã, nếu hết thời hạn một tháng, kể từ ngày có công văn yêu cầu mà việc truy nã vẫn chưa có kết quả thì cơ quan điều tra ra lệnh truy nã cũng phải thông báo cho Toà án biết để Toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử vắng mặt người bi truy nã theo điểm a khoản 2 Điều 162 Bộ luật tố tụng hình sự.

    4. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế các hướng dẫn trước đây của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ về truy nã bị can, bị cáo.

    Nguồn: http://www.thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Thong-tu-lien-nganh-03-TTLN-huong-dan-quy-dinh-truy-na-bi-can-bi-cao-giai-doan-truy-to-xet-xu/39290/noi-dung.aspx

    Theo cập nhật của thuvienphapluat thì văn bản này đã không còn phù hợp. Nhưng không hiểu là không còn phù hợp có phải là đã hết hiệu lực hay không !?

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #96492   19/04/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    boyluat viết:


    Theo cập nhật của thuvienphapluat thì văn bản này đã không còn phù hợp. Nhưng không hiểu là không còn phù hợp có phải là đã hết hiệu lực hay không !?



    Boy ah!

    Thông tư trên được ban hành để hướng dẫn các quy định trong BLTTHS 1988, và đến thời điểm bây giờ chưa có bất cứ văn bản nào thay thế hết vì thế nó chưa hết hiệu lực.

    Tuy nhiên BLTTHS 1988 đã được thay thế bằng BLTTHS 2003 nên văn bản trên được xem là không còn phù hợp nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #96491   19/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Cái mà anh BachThanhDC đang định bỏ công đánh để share với mọi người là Thông tư số 03-TT/BNV (C11) ngày 11/4/1997 hướng dẫn "việc truy nã người bị phạt tù và bị cáo đang được tại ngoại bỏ trốn"cơ mà bạn. Nếu bạn tìm được thì anh BachThanhDC đỡ phải mất công !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #96514   19/04/2011

    DongPhuongBatBai1984
    DongPhuongBatBai1984

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/12/2010
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


     

    Chào #0072bc;">Im_lawyerx0!
    Mình góp ý chút thế này. Bị cáo và bị can khác nhau, luật không nói đến truy nã bị cáo chỉ nói truy nã bị can. vậy mình suy luận như thế thì có bị lệch lạc không? Bạn cho xin ý kiến
     
    Báo quản trị |  
  • #96524   19/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Đó là thiếu sót đã không được pháp điển hóa lại trong BLTTHS 2003 mà mình đã phân tích. Bạn tham khảo thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 07/01/1995 hướng dẫn một số quy định về truy nã  bị can, bị cáo trong giai đoạn truy tố và xét xử theo đó việc truy nã bị cáo áp dụng theo quy định về truy nã bị can mà boyluat đã đưa lên.
    Thông tư này dựa trên cơ sở của BLTTHS 1988, tuy rằng BLTTHS 1988 đã hết hiệu lực từ lâu, nhưng nội dung của thông tư thì vẫn còn ý nghĩa áp dụng (thông tư chưa hết hiệu lực), chỉ có điều là thay đổi vị trí các điều khoản áp dụng mà thôi (từ Điều 136 và 162 của BLTTHS 1988 chính là quy định tại hai điều 161 và 187 của BLTTHS 2003). Thủ tục truy nã bị cáo cũng được áp dụng theo thủ tục truy nã bị can.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #96628   20/04/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Tặng các bạn cái file như đã hứa

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (20/04/2011)
  • #96657   20/04/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Xin cảm ơn anh BachThanhDC

     Anh xứng đáng được mọi người cảm ơn, vì anh không ngại bỏ thời gian trèo đèo, lội suối, băng rừng đến một nơi xa sôi hẻo lánh để tìm được cái thông tư cũ rích mà khó tìm này!
     Thật bái phục anh!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    BachThanhDC (20/04/2011)
  • #97321   21/04/2011

    songvu
    songvu
    Top 100
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2009
    Tổng số bài viết (780)
    Số điểm: 5036
    Cảm ơn: 393
    Được cảm ơn 234 lần


    Hihi, khacduy nói như thể cụ Chánh lụm được cái Thông tư này từ chuyến đi núi vừa rồi í. Ngẫm nghĩ cũng đúng á, tính thời gian thì vừa khớp nhẩy
     
    Báo quản trị |  
  • #103897   19/05/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    Giờ mới thấy cái topic này, đúng thời gian đang học luật TTHS. Hihi. May quá, Cảm ơn mọi người và đặc biệt là bác BT nhé. Nếu không có bác thì chắc em vẫn chưa biết tới cái thông tư 03/1997 mất. Hihi.
    Nếu phát hiện sớm cái này thì có phải là có cái tranh luận ở lớp rồi không nhỉ. hihi.
    Thông báo mọi người một tin mình nhận được là BLTTHS hình như đang trong quá trình sửa đổi thì phải. Tuy nhiên, bao giờ xong thì có lẽ mình cũng không rõ lắm. Nhưng theo mình phỏng đoán thì chắc là tới năm 2013 (theo quy luật mình nhận biết thì luật của ta cứ 10 năm thay đổi một lần thì phải). Công nhận là các bác nhà ta chăm làm luật thật đấy.emoticon

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    BachThanhDC (20/05/2011)