Thế chấp phương tiện vận tải

Chủ đề   RSS   
  • #65473 26/10/2010

    nguyencongvan

    Mầm

    Hoà Bình, Việt Nam
    Tham gia:30/07/2010
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 510
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 7 lần


    Thế chấp phương tiện vận tải

    Trước đây theo quy định tại #0070c0;">điểm a khoản 1 điều 2 NĐ 08/2000/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2000 của CP thì việc thế chấp bằng phương tiện vận tải phải đăng ký giao dịch bảo đảm tại trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm. 

    Hiện nay NĐ 08/2000/NĐ-CP đã hết hiệu lực và được thay thế bởi #0070c0;">83/2010/NĐ-CP, NĐ này không quy định bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các tài sản thế chấp phải đăng ký quyền sở hữu. 

    Tuy nhiên các Ngân hàng vẫn yêu cầu khách hàng phải đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các tài sản thế chấp là ô tô. 

    Vậy xin hỏi Luật Sư yêu cầu đó của Ngân hàng có đúng không, và nếu đúng thì được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật nào ?
     
    8542 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #65562   26/10/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Điều 3 Nghị định 83/2010/NĐ-CP quy định:

    Điều 3. Đối tượng đăng ký

    1. Các giao dịch bảo đảm sau đây phải đăng ký:

    a) Thế chấp quyền sử dụng đất;

    b) Thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng;

    c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;

    d) Thế chấp tàu biển;

    đ) Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.

     

    2. "Các giao dịch bảo đảm bằng tài sản không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu".

    Ngân hàng có quyền căn cứ vào quy định tại khoản 2 trên để yêu cầu bạn phải đăng ký giao dịch bảo đảm.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #587060   30/06/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1144)
    Số điểm: 8330
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 93 lần


    Thế chấp phương tiện vận tải

    Trước hết, bản chất đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm, khi bạn thực hiện gửi tài sản bên ngân hàng và quyền của bạn là có yêu cầu đăng ký hay không chứ không phải từ phía ngân hàng, bởi lẽ:

    Tại Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về các trường hợp đăng ký

    1. Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:

    a) Thế chấp quyền sử dụng đất;

    b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

    c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;

    d) Thế chấp tàu biển.

    2. Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:

    a) Thế chấp tài sản là động sản khác;

    b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;

    c) Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.

    Do đó, đối với quy định trên thì về nguyên tắc sẽ có 2 trường hợp về đăng bảo đảm, bảo đảm mang tính chất bắt buộc và đảm bảo khi có yêu cầu. Quay lại với trường hợp của bạn Ngân hàng vẫn yêu cầu khách hàng phải đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các tài sản thế chấp là ô tô là không phù hợp với quy định trên, bạn có thể làm đơn yêu cầu giải đáp về vấn đề này.

     
    Báo quản trị |